« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và giải pháp sử dụng giáo trình điện tử để phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Bài viết đã kết hợp phương pháp nghiên cứu lí thuyết và khảo sát thực tế để phân tích thực trạng sử dụng giáo trình điện tử trong dạy học ở Trường Đại học Cần Thơ nói chung, ở Khoa Sư phạm nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo trình điện tử với sự tăng cường phim, ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bài tập tự học,… là công cụ rất phù hợp để phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm.
- chỉ có 21,4% giảng viên sử dụng các giáo trình điện tử này như tài liệu chính thức để tổ chức dạy học.
- Từ thực trạng đó, tác giả đề xuất một quy trình xây dựng và các giải pháp sử dụng giáo trình điện tử phù hợp hơn trong việc nâng cao năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm của Trường Đại học Cần Thơ..
- Trong xu thế dạy học hiện tại ở nước ta, tự học được xem là.
- Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều GV đã lựa chọn giáo trình điện tử (GTĐT) như một công cụ tổ chức dạy học giúp sinh viên Sư phạm (SVSP) tự học rất hiệu quả..
- Dù hiểu ở góc độ nào, mục tiêu quan trọng nhất của các GTĐT vẫn là phát huy tối đa năng lực tự học của người học, cung cấp đầy đủ thông tin giúp người học tự khám phá và lựa chọn con đường chiếm lĩnh tri thức phù hợp nhất với khả năng của mình.
- Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng GTĐT tại Trung tâm Học liệu và hệ thống DOKEOS của Trường Đại học Cần Thơ cho thấy vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về GTĐT, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong định dạng và cách sử dụng, đặc biệt là sử dụng theo hướng phát triển năng lực tự học cho SVSP.
- Thực trạng này đòi hỏi phải có những nghiên cứu quy củ về việc xây dựng và sử dụng GTĐT trong dạy học, giúp phát huy tối đa hiệu quả của GTĐT trong việc phát triển năng lực tự học cho SVSP..
- 1.2 Lược khảo tài liệu về vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học Nhiều tác giả đã nêu quan điểm của mình về tự học như: Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Thái Duy Tuyên (1998), Nguyễn Kỳ (1998), Trần Phương (2005.
- Tuy nhiên, các quan điểm này chủ yếu tập trung vào những kĩ năng tự học để chiếm lĩnh tri thức mà không đề cập đến khía cạnh động cơ và thái độ học tập.
- Tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả, có thể khẳng định năng lực tự học của từng chủ thể (người học) luôn có sự khác biệt nhất định.
- Theo tác giả Trịnh Quốc Lập thì phát triển năng lực tự học là dựa trên những điểm giống và khác biệt của các chủ thể để giúp người học có được (Trịnh Quốc Lập, 2008): Động cơ học tập đúng đắn.
- 1.2.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm.
- Trong 4 nhóm công việc cần làm để phát triển năng lực tự học thì giúp SV có được động cơ học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực là những công việc chung, được thực hiện giống nhau đối với tất cả SVSP.
- Tính đặc thù này được thể hiện qua 4 nhóm năng lực tự học cần được phát triển cho từng chuyên ngành gồm: năng lực lập kế hoạch, năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ sư phạm, năng lực kiểm tra đánh giá.
- Các nghiên cứu GTĐT chỉ dừng lại ở việc xây dựng và sử dụng theo ý đồ riêng của từng tác giả, chưa có những nghiên cứu cụ thể nào trong.
- việc sử dụng GTĐT để phát triển năng lực tự học cho SV..
- Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả sử dụng một số các phương tiện sau:.
- Phiếu khảo sát sinh viên (SV) năm hai, ha và tư về năng lực tự học và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tự học;.
- Các nghiên cứu lí thuyết về tự học, phát triển năng lực tự học và giáo trình điện tử được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu có độ tin cậy cao về mặt khoa học như: Sách, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành giáo dục,… Đây chính là cơ sở lí luận để tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng sử dụng GTĐT trong dạy học nói chung và dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho SVSP nói riêng..
- Tổng hợp thông tin về thực trạng xây dựng, sử dụng GTĐT tại Trung tâm Học liệu và Hệ thống quản lí dạy học trực tuyến DOKEOS của Trường Đại học Cần Thơ để làm cơ sở thực tiễn cho bài viết..
- Khảo sát bằng phiếu về thực trạng tự học (trong đó tập trung chủ yếu vào việc sử dụng GTĐT để tự học) và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của SV tại Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.
- Tác giả không chọn SV năm thứ nhất tham gia khảo sát vì những SV này chỉ mới làm quen với môi trường đại học, việc tự học chưa có định hướng rõ ràng..
- Từ thực tế sử dụng GTĐT tổ chức dạy học các học phần trên DOKEOS, đồng thời dựa trên năng lực hiện tại của SVSP (từ kết quả khảo sát bằng phiếu), chúng tôi đề xuất những yêu cầu cần thiết trong việc xây dựng và sử dụng GTĐT nhằm phát huy tốt nhất năng lực tự học của SV..
- 3.1 Giáo trình điện tử và vai trò của nó đối với việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm.
- Qua quá trình xây dựng, sử dụng GTĐT trong dạy học cho sinh viên Sư phạm và tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau, tác giả đưa ra khái niệm sau:.
- Tài liệu này tồn tại ở nhiều định dạng và có thể sử dụng dưới hình thức ofline hoặc online.
- câu hỏi, bài tập tự học.
- các công cụ hỗ trợ tương tác giữa người học với tài liệu, với người học khác và với tác giả giúp phát huy tối đa năng lực tự học của người học..
- Nó được sử dụng giống như một giáo trình in và chỉ có khả năng tương tác 1 chiều từ giáo trình đến người đọc..
- Cấp độ 3: GTĐT được trình bày dưới dạng các trang web siêu liên kết, có sự hỗ trợ của ảnh, phim, bản đồ, biểu đồ,… và được sử dụng để tổ chức dạy học thông qua hệ thống hỗ trợ dạy học.
- Tùy theo năng lực người học mà sử dụng giáo trình ở cấp độ phù hợp để tổ chức dạy học thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn..
- 3.1.3 Vai trò của giáo trình điện tử trong việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm.
- 3.2 Thực trạng sử dụng giáo trình điện tử trong dạy học tại Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ.
- 3.2.1 Thực trạng sử dụng GTĐT của giảng viên Thông tin từ cơ sở dữ liệu của Trung tâm Học liệu – Trường Đại học Cần Thơ đến tháng 02 năm 2015 cho thấy Trung tâm đang lưu trữ 706 GTĐT của các khoa/viện/bộ môn/trung tâm (gọi chung là khoa).
- Tuy nhiên, các giáo trình này chủ yếu được sử dụng với vai trò là tài liệu tham khảo mà không phục vụ trực tiếp để tổ chức dạy học..
- Hình thức xây dựng và cấu trúc của các GTĐT cũng thiếu sự đồng nhất, chưa đảm bảo được yêu cầu giúp SV tự học hiệu quả dẫn đến chất lượng dạy học với GTĐT chưa cao.
- Qua đó có thể khẳng định, mặc dù nhiều GV của khoa Sư phạm đã xây dựng và sử dụng GTĐT trong dạy học nhưng số lượng và tỉ lệ vẫn chưa cao so với mặt bằng chung của Trường, đó là chưa xét về khía cạnh chất lượng và mức độ sử dụng..
- Kết quả khảo sát từ 210 SVSP cho thấy, GV ít sử dụng GTĐT trong hoạt động kiểm tra đánh giá, điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến mức độ sử dụng GTĐT để tự học của SVSP.
- GV sử dụng GTĐT cho các hoạt động đánh giá quá trình và 20,6% GV sử dụng để đánh giá tổng kết (Giữa kì là 23,5% và cuối kì là 17,6.
- 3.2.2 Thực trạng sử dụng GTĐT để tự học của sinh viên Sư phạm.
- Khảo sát 210 SVSP năm thứ hai, ba và tư về kênh tự học mang lại hiệu quả trong học tập, kết quả thu được như sau:.
- Bảng 1: Mức độ tự học với các kênh hỗ trợ của sinh viên Sư phạm.
- Kênh tự học Mức độ tự học.
- Giáo trình điện tử .
- Kết quả khảo sát tại Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, tháng 4/2014, n=210 Như vậy, có đến 58,8% SVSP tự học thường.
- xuyên với GTĐT, con số này chỉ đứng sau kênh tự học với bài giảng trên giấy của GV (67,6%) và cao hơn nhiều so các tài liệu in khác như: sách từ Trung tâm Học liệu Trường (30,9%) và báo, tạp chí chuyên ngành (13,2.
- Như vậy, tài liệu in (trừ giáo trình của GV) không còn được nhiều SV lựa chọn để tự học như tài liệu số.
- Điều đó được chứng minh qua tỉ lệ SV lựa chọn mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng làm kênh tự học thường xuyên cho mình với tỉ lệ khá cao, lần lượt là 41,1% và 55,9%..
- Cũng từ cuộc khảo sát trên, đa số sinh viên chọn địa điểm tự học là ở nhà hoặc phòng trọ (89%) và chỉ tự học khi được GV giao nhiệm vụ (92.
- Kết quả này cùng với điều kiện hầu hết sinh viên đã được trang bị máy tính cá nhân có nối mạng Internet thì công cụ thích hợp cho SV tự học chính là GTĐT.
- Tuy nhiên, để việc tự học của SV đạt hiệu quả cao, GTĐT phải được xây dựng sao cho thời gian và cường độ hoạt động tự học của SV phải nhiều hơn thời gian lên lớp..
- Bên cạnh việc khảo sát về kênh tự học và địa điểm tự học, chúng tôi còn khảo sát về mục đích sử dụng GTĐT vào các hoạt động tự học của SVSP..
- Bảng 2: Mục đích sử dụng GTĐT vào các hoạt động tự học của sinh viên Sư phạm.
- Mục đích sử dụng Mức độ sử dụng.
- Từ Bảng 2 có thể thấy, SVSP sử dụng GTĐT thường xuyên nhất để làm các bài tập hoặc báo cáo (54,4%) và hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao cho (48,5.
- SVSP rất ít sử dụng GTĐT để mở rộng kiến thức và tự kiểm tra, đánh giá kiến thức mình đã học được, tỉ lệ thường xuyên sử dụng lần lượt là 32,4% (mở rộng kiến thức), 19,1% (tự kiểm tra kiến thức), 20,6% (tự đánh giá kiến thức đã thu nhận).
- Chỉ có 13,2% SVSP sử dụng GTĐT cho mục đích học nhóm, điều đó cho thấy SVSP vẫn chưa khai thác hiệu quả kênh hỗ trợ này vào hoạt động tự học (theo nhóm) của mình..
- 3.3 Xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử phục vụ dạy học theo hướng phát triển năng lực Tự học cho sinh viên Sư phạm.
- Từ thực trạng xây dựng và sử dụng GTĐT của GV, SV Trường Đại học Cần Thơ nói chung và Khoa Sư phạm nói riêng, tác giả đề xuất một số yêu cầu về nội dung, hình thức cũng như phương pháp sử dụng GTĐT theo hướng phát triển năng lực tự học cho SVSP như sau:.
- 3.3.1 Yêu cầu về nội dung và hình thức của giáo trình điện tử được xây dựng theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm.
- Để đảm bảo hiệu quả trong việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực Tự học cho SVSP, một GTĐT được xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức lẫn nội dung như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009):.
- Trong các bài học, cũng cần có các câu hỏi hoặc hướng dẫn tự học để SV nắm được nội dung trọng tâm của bài..
- Kết thúc GTĐT có phần tóm tắt nội dung kiến thức và có thể nêu những lời khuyên của GV để giúp SV tự học hiệu quả hơn..
- 3.3.2 Sử dụng giáo trình điện tử trong dạy học theo hướng phát triển năng lực Tự học cho sinh viên Sư phạm.
- Giáo trình điện tử có thể được sử dụng dưới 2 hình thức: sử dụng trên lớp giống như giáo trình in nhưng ở dạng tập tin điện tử (offline) hoặc sử dụng để tổ chức dạy học trực tuyến qua LMS (online)..
- Sự khác biệt khi sử dụng GTĐT dưới 2 hình thức này được thể hiện qua Bảng 3..
- Tuy nhiên, dù sử dụng dưới hình thức nào thì mục tiêu quan trọng nhất của GTĐT vẫn là phát triển năng lực Tự học cho SV.
- GTĐT được sử dụng để tổ chức dạy học cho một học phần nào đó thì nó phải được xem như tài liệu chính thức của học phần đó..
- Các bài học phải tập trung chủ yếu vào hoạt động tự học của SV: Đọc tài liệu, thảo luận, báo cáo các vấn đề đã chuẩn bị, giải quyết các tình huống nhận thức và thực tiễn, thực hiện dự án,....
- Chuẩn bị một hệ thống bài tập và nhiệm vụ học tập nhằm tổ chức hoạt động tự học hiệu quả, trong đó phải chú trọng đến nhiệm vụ hoạt động nhóm..
- Dựa vào trình độ nhận thức của SV và điều kiện làm việc thực tế của nhà trường, GV có thể chọn cho mình phương pháp dạy học phù hợp nhất nhằm phát huy tối đa năng lực tự học của SVSP..
- Bảng 3: Sự khác biệt giữa sử dụng GTĐT offline và online.
- Sự khác biệt Giáo trình sử dụng offline Giáo trình sử dụng online Hình thức sử.
- Sử dụng trực tiếp trên các thiết bị lưu trữ như: ổ cứng máy tính, USB, đĩa CD, DVD,….
- Sử dụng trên mọi máy tính có kết nối mạng Internet..
- học GV sử dụng để tổ chức dạy học trực tiếp trên lớp nhưng bị hạn chế trong việc sử dụng một số phương pháp dạy học như: Webquest, khám phá..
- GV có thể sử dụng tổ chức dạy học trực tiếp trên lớp hoặc qua LMS.
- Sử dụng chủ yếu để SV tự ôn tập, kiểm tra kiến thức đã học..
- Ngoài việc giúp SV tự ôn tập, GV có thể sử dụng LMS để tổ chức hầu hết các hoạt động đánh giá từ thường xuyên cho đến tổng kết..
- 3.4 Một số đề nghị khi xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử theo hướng phát triển năng lực Tự học cho sinh viên Sư phạm.
- Giảng viên Khoa Sư phạm cần tăng cường nhiều hơn các hoạt động giúp SV tự học với GTĐT vì đây là kênh được SV lựa chọn để tự học chỉ sau giáo trình in..
- GV nên sử dụng GTĐT làm tài liệu chính thức của học phần mà mình đảm trách..
- Xây dựng nội dung GTĐT sao cho thời gian và cường độ hoạt động tự học của SV phải nhiều hơn thời gian lên lớp.
- Nâng cao dần chất lượng, hiệu quả dạy học của các GTĐT trên cơ sở xây dựng và sử dụng GTĐT ở cấp độ 1 trong giai đoạn bước đầu và dần về sau là ở cấp độ 2, 3..
- Sử dụng GTĐT dưới cả 2 hình thức online và offline giúp SV tự học mọi lúc, mọi nơi..
- Tăng cường thêm thời gian tự học ở nhà với GTĐT và các tài liệu học tập có liên quan..
- Thường xuyên hoạt động nhóm trên cơ sở sử dụng nội dung của GTĐT và các đường kiên kết (link) mở rộng để hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao..
- Giáo trình điện tử với sự tăng cường phim/ ảnh, bản đồ, biểu đồ,… sẽ là nguồn tài liệu học tập rất hiệu quả để phát triển năng lực tự học cho SVSP..
- Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng GTĐT của GV Khoa Sư phạm so với mặt bằng chung của Trường Đại học Cần Thơ còn thấp,.
- hình thức các GTĐT cũng như cấu trúc còn thiếu sự nhất quán, GV vẫn chưa mạnh dạn sử dụng GTĐT làm tài liệu giảng dạy chính thức và kiểm tra đánh giá dẫn đến GTĐT không phát huy hết hiệu quả dạy học của nó.
- Sinh viên Sư phạm còn khá thụ động trong các hoạt động tự học, vì vậy khi xây dựng GTĐT giáo viên cần chú ý tăng cường thêm bài tập, yêu cầu, báo cáo,… để SV quen dần với phương pháp tự học.
- Bên cạnh đó, GV nên sử dụng GTĐT bằng cả 2 hình thức online và offline, kết hợp GTĐT với LMS và các phương pháp dạy học theo hướng tích cực giúp SVSP có thể tự học mọi lúc, mọi nơi..
- Trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, khối lượng kiến thức tăng theo cấp số nhân và dễ bị lạc hậu, GTĐT kết hợp với hệ thống quản lí dạy học trực tuyến đã đáp ứng được những yêu cầu mới của giáo dục ở bậc Đại học – Yêu cầu dạy học phát triển năng lực, nhất là năng lực tự học.
- Do đó, việc xây dựng và sử dụng GTĐT trong dạy học, nhất là dạy học ở bậc Đại học sẽ là một trong những lựa chọn phù hợp cho tương lai..
- Phát triển năng lực Tự học trong hoàn cảnh Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Quá trình dạy - tự học