« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiếp cận với Đông Nam Á học và Việt Nam học


Tóm tắt Xem thử

- Sự thay đổi đó diễn ra dưới sự tác động sâu sắc, toàn diện và quan hệ mật thiết của ba cặp các sự kiện quan trọng đồng thời: 1) Hai sự chuyển hướng chiến lược trên toàn thế giới từ đối đầu chạy đua vũ trang sang đối thoại cùng tồn tại hoà bình.
- 2) Hai cuộc cách mạng đồng thời: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học hoá (hay hậu công nghiệp).
- quá trình khu vực hoá và quá trình toàn cầu hoá..
- Do đó, không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay đang phát triển lại có thể sống tách biệt với thế giới và ngược lại, mỗi quốc gia đều là một thành viên không thể tách rời cùng sống trong một ngôi nhà chung (trái đất) với những mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau.
- Đó là: Kiến thức đồng bộ, tư duy phức hợp và phương pháp liên ngành..
- Đồng thời, về phương diện cuộc sống của con người, chúng ta phải hết sức coi trọng những cảnh báo của các nhà khoa học, các nhà văn hoá.
- Nhận thức về Đông Nam Á và cách tiếp cận.
- Chúng ta hiện nay đang sống trong một nghịch lý: Việt Nam sinh ra, lớn lên có nhiều quan hệ cội nguồn và tiếp xúc lâu đời, có chung một thân phận lịch sử và một cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập và tự do cho dân tộc, đang cùng nhau xây dựng một tổ chức khu vực ASEAN hợp tác và phát triển.
- Trong vốn tri thức của người Đông Nam Á, từ phổ thông đến đại học đều thiếu một mảng kiến thức về Đông Nam Á.
- Điều đó dẫn đến hai hệ quả tiêu cực: một là, vì không hiểu sâu về Đông Nam Á nên chúng ta cũng không hiểu sâu về mình.
- hai là, vì không hiểu về các nước trong khu vực nên khó xây dựng lòng tin để cùng nhau hợp tác lâu dài..
- Ngày xưa, cụ Nguyễn Du đã có một câu thơ về tình yêu, nhưng nó mang ý nghĩa phổ quát trong các mối quan hệ xã hội:.
- Nghịch lý chính là ở chỗ đó! Hơn thế nữa, chúng ta lại còn mang một di chứng của sự nghi kỵ lẫn nhau trong nhiều thập kỷ đối đầu xung đột vừa qua! Vì vậy, cần xây dựng một ngành Đông Nam Á học của Việt Nam với hai nhiệm vụ sau đây: 1) Cung cấp những kiến thức cơ bản về khu vực và các nước Đông Nam Á nhằm xây dựng lòng tin, tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.
- 2) Nghiên cứu những vấn đề khoa học Đông Nam Á để so sánh, đối chiếu nhằm phát hiện những vấn đề của Việt Nam dựa trên cứ liệu.
- khu vực và những vấn đề của khu vực dựa trên cứ liệu Việt Nam trong một chỉnh thể “thống nhất trong sự đa dạng”..
- Tuy nhiên, để nhận diện được khu vực Đông Nam Á, chúng ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề về nhận thức cũng như phương pháp tiếp cận..
- Một là, việc nghiên cứu Đông Nam Á trước đây chủ yếu thuộc các học giả Pháp và phương Tây nằm trong khuôn khổ Đông phương học của phương Tây với những thành tựu và những hạn chế cần được phân tích kỹ lưỡng..
- Quả thật, các học giả phương Tây được trang bị những kiến thức cơ bản và phương pháp hiện đại, với nhiều động cơ đan xen, phức tạp (phụng sự Chúa, phụng sự cho sự truyền bá tư tưởng cách mạng Pháp, phụng sự cho sự nghiệp khoa học, và cho sự thống trị của chủ nghĩa thực dân), đã chịu đựng gian khổ, tận tuỵ với công việc nên đã làm “sống lại” nhiều nền văn hoá “bị lãng quên”.
- Các nhà khoa học phương Tây đã viết nên những công trình có giá trị mà không một nhà khoa học nào trên thế giới lại có thể bỏ qua khi nghiên cứu về Đông Nam Á..
- Nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới gắn liền với những thành tựu nghiên cứu Đông Nam Á.
- Phần lớn các học giả nghiên cứu về Đông Nam Á vốn là những nhà Ấn Độ học hay Hán học, họ dễ dàng nhận ra sự vay mượn của người Đông Nam Á, nên họ coi Đông Nam Á chỉ là lề tiếp giáp của Ấn Độ - Trung Hoa (và đặt cho ta cái tên Indochina - Ấn Hoa, hoặc Indonesia - đảo Ấn).
- Họ không phát hiện được độ khúc xạ và sự sáng tạo của người Đông Nam Á..
- Vì vậy, muốn tiếp cận với nền văn hoá Đông Nam Á, chúng ta phải bóc tách ảnh hưởng của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ, do đó cần phải có một sự hiểu biết về đại thể của hai nền văn hoá trên..
- Cả hai nền văn hoá đã tích hợp trong nó ba thành tố: nông nghiệp khô, nông nghiệp nước và du mục..
- Nền văn minh Trung Hoa với một chỉnh thể của văn hoá nông nghiệp khô vùng Hoàng Hà, tích hợp với văn hoá du mục vùng Bắc và Tây Bắc và văn hoá lúa nước phương Nam - văn hoá Đông Nam Á.
- Trong đó, văn hoá nông nghiệp khô của người Hán đóng vai trò chủ thể.
- Do đó, nền văn minh Trung Hoa đậm chất nông nghiệp khô với các đặc trưng sau đây: 1) Người Trung Hoa quan tâm đến chính trị - xã hội hơn là đời sống tâm linh.
- Trong khi đó, nền văn minh Ấn Độ cũng tích hợp bởi ba yếu tố: nông nghiệp khô vùng Ấn - Hằng.
- cư dân du mục người Arian từ phương Tây tràn sang và văn hoá lúa nước Đông Nam Á vùng Atxam.
- Do đó, nền văn hoá Ấn Độ đậm chất du mục với các đặc trưng: 1) Người Ấn Độ giỏi chiêm tinh và bận tâm đến đời sống tâm linh, quan tâm đến cuộc sống sau cái chết và xây dựng một xã hội đẳng cấp mang tính tôn giáo.
- Hai nền văn hoá khác nhau đó đã lan toả sang các nước Đông Nam Á cũng theo hai con đường khác nhau.
- Nền văn hoá Trung Hoa bành trướng bằng vũ lực, con đường “mưu bá đồ vương”, nên các nước Đông Nam Á đều e ngại và không sẵn sàng chấp nhận.
- Còn nền văn hoá Ấn Độ lan toả sang Đông Nam Á bằng con đường buôn bán và truyền giáo hoà bình, nên được các nước Đông Nam Á tiếp nhận một cách tự nhiên.
- Dù theo con đường nào thì hai nền văn hoá Ấn - Hoa đã ảnh hưởng rất sâu sắc, thấm đẫm vào nền văn hoá các dân tộc ở Đông Nam Á, đặc biệt giai đoạn xây dựng các quốc gia cổ đại kéo dài hơn 2.000 năm.
- Khi chúng ta đã nhận biết những nét cơ bản về hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ thì chúng ta có thể tiếp cận, ít khó khăn hơn đối với Đông Nam Á.
- Bằng mọi thủ pháp chúng ta sẽ bóc tách những ảnh hưởng ngoại lai để nhận diện được bản chất của nền văn hoá Đông Nam Á..
- Khu vực học – cơ sở để tiếp cận với Đông Nam Á học.
- Khái niệm khu vực học cũng được bắt nguồn từ châu Âu, từ truyền thống đến hiện đại.
- Những thế kỷ trước, người ta đã nghiên cứu khu vực phân bố của các nền văn minh, các nền văn hoá các dân tộc châu Âu và ngoài châu Âu dựa trên bộ môn địa lý nhân văn.
- Sau này, khi nghiên cứu liên ngành được mở rộng, nhiều bình diện của khu vực được phân tích theo địa - văn hoá, địa - lịch sử, địa - chính trị, địa - kinh tế, gắn con người sống trong khuôn viên nhất định.
- Condominas tổng hợp trong tác phẩm Không gian xã hội vùng Đông Nam Á với định nghĩa “là cái không gian được xác định bởi tập hợp các hệ thống quan hệ đặc trưng cho một nhóm người nào đó”.
- Hiện nay, trên bình diện đồng đại, người ta quan tâm đến những mối liên kết các quốc gia (dựa trên lợi ích và tâm thức cộng đồng) trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá..
- Như vậy, nói về khu vực học là phải đề cập tới khái niệm cơ bản là không gian - một quan niệm tổng thể giải thích đồng thời các thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá trên khuôn viên địa lý môi trường với những mối tương liên giữa con người với tự nhiên và xã hội (không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian tâm linh)..
- Chúng tôi tạm quy định với nhau như là một giả thiết công tác: Không gian trong khu vực học là không gian được phân bố trên bản đồ và được xác định bởi những tích hợp các hệ thống quan hệ đặc trưng - nổi trội (khu biệt với các khu vực khác) cho một cộng đồng văn hoá các quốc gia vốn có chung một cội nguồn, có chung một thân phận lịch sử, có chung những thách đố phải trả lời và có chung một nhu cầu và nguyện vọng liên kết để phát triển trong bối cảnh quốc tế hiện đại.
- Vì thế, khu vực học phân biệt với đất nước học chính là ở chỗ: Khu vực - như một chỉnh thể, là đối tượng của khu vực học và các quốc gia là những thành viên được tích hợp trong mối ràng buộc không thể tách rời trong một khu vực.
- còn đất nước học nghiên cứu một quốc gia cụ thể (như là một chỉnh thể) trong sự so sánh với các nước khác để nhận diện quốc gia đang nghiên cứu.
- Vì vậy, giữa khu vực học và đất nước học có quan hệ gắn bó mật thiết và có cùng phương pháp tiếp cận như nhau..
- Nếu như trước đây người ta nhìn Đông Nam Á với quan điểm tách biệt (tách từng nước ra khỏi bối cảnh chung, tách từng mặt ra khỏi tổng thể văn hoá, tách đồng đại ra khỏi lịch đại.
- thì ngày nay, người ta dùng quan điểm tổng thể (totalité), toàn cục (global) với phương pháp tiếp cận liên ngành trong khuynh hướng tư duy phức hợp và kiến thức đồng bộ.
- Điều đó cho phép nhận thức ngày càng sâu đối tượng Đông Nam Á như một chỉnh thể để phát hiện những quy luật vận động, phát triển từ truyền thống đến hiện đại của cả khu vực cũng như từng nước thành viên theo quan điểm “thống nhất trong đa dạng”.
- Đồng thời, từ góc độ Việt Nam nhìn vào cục diện Đông Nam Á, châu Á và thế giới như một bình tuyến, mà phát hiện các mối quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia, các khu vực.
- theo quan điểm của người Việt Nam, và, qua cứ liệu khu vực mà phát hiện những vấn đề của Việt Nam và qua cứ liệu Việt Nam phát hiện những vấn đề trong khu vực.
- Chức năng chính của nó là công cụ để chỉ ra giới hạn của các lý thuyết đã có, định hướng cho sự khảo sát đối tượng và xác lập luận chứng của người nghiên cứu.
- Khung phân tích được xây dựng trên mối quan hệ của không gian và thời gian.
- Sự vật tồn tại, vận động trong không gian và thời gian, đắp đổi trong mối quan hệ giữa tính liên tục và đứt đoạn, giữa truyền thống và đổi mới.
- Chúng tôi đã quán triệt quan điểm này khi nghiên cứu Đông Nam Á và từng nước như Việt Nam, Lào, v.v… Hy vọng rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ của sự kết hợp khoa học và tâm linh, tức là kết hợp Đông - Tây để cho ta những nhận thức mới về mối quan hệ không gian - thời gian.
- Hiện nay người ta tiếp cận với không gian - thời gian bằng phương pháp đồng đại và lịch đại..
- Phương pháp đồng đại được xem là một nhát cắt thời gian trên mặt bằng không gian xác định, nhằm nghiên cứu cấu trúc của sự vật.
- Người ta áp dụng triệt để phương pháp cấu trúc luận.
- Còn phương pháp lịch đại quan tâm đến thời gian nhằm phát hiện quy luật vận động của sự vật.
- Khu vực học sử dụng phương pháp kết hợp biện chứng giữa đồng đại và lịch đại nhằm phát hiện quy luật biến đổi mô hình văn hoá - xã hội.
- Từ đó cho phép nhận thức sâu hơn đối tượng Đông Nam Á như một chỉnh thể, trong đó sử học (thời gian) được dùng làm khung phân tích, địa lý môi trường nhân văn được xem là khuôn viên (không gian), kinh tế chính trị được xem là những thiết chế, văn hoá là cơ tầng tạo thành một hệ quy chiếu phức hợp để tiếp cận thực tại..
- Ví như dùng phóng xạ C 14 của địa chất học vào việc định niên đại tuyệt đối cho các tầng văn hoá khảo cổ học.
- Thí dụ lý thuyết tâm - biên trong sinh vật học, trong ngôn ngữ và văn hoá học vốn bắt nguồn từ quy luật tôpô đồng mức trong vật lý học, biểu diễn đường vòng của các làn sóng dưới tác động của một lực: càng gần trung tâm vòng càng hẹp và cường độ càng mạnh, vòng càng rộng ra trung tâm cường độ càng yếu.
- vực học.
- Thí dụ điểm giao thoa là nơi hội tụ các quy luật vận động của văn hoá khu vực thông qua sự tiếp xúc văn hoá.
- Phương pháp này đã giúp chúng tôi phát hiện ra quy luật biến đổi văn hoá của Việt Nam khi chúng tôi nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước “Quan hệ văn hoá Việt Nam với văn hoá thế giới”..
- Nghiên cứu mối quan hệ văn hoá Việt Nam (đất nước học) với văn hoá Đông Nam Á (khu vực học).
- Liên ngành ngôn ngữ và văn hoá được nghiên cứu trong khu vực học và đất nước học dưới ảnh hưởng của lý thuyết tín hiệu học.
- Chúng tôi đi từ tiếp xúc ngôn ngữ sang tiếp xúc văn hoá.
- Trong ngôn ngữ, mối quan hệ giữa âm và nghĩa buổi đầu mang tính võ đoán.
- Còn trong văn hoá, mối quan hệ giữa hình và ý mang tính có lý do.
- Theo đó, chúng tôi coi cấu trúc văn hoá là cấu trúc tầng bậc: Biểu tầng (superstrat) là cái biểu hiện trên bề mặt như là phương thức sống của con người trong một xã hội nhất định, bao gồm các tín hiệu biểu thị (ngôn ngữ, khoa học, thiết chế xã hội.
- Biểu tầng thường xuyên biến đổi, ta gọi là biến số hay yếu tố động của văn hoá.
- Cơ tầng (substrat) là cái chìm sâu ẩn dấu bên trong, bao gồm các hệ giá trị và bản sắc văn hoá.
- Ta gọi là hằng số hay yếu tố tĩnh của văn hoá.
- Quan hệ giữa biểu tầng và cơ tầng là quan hệ tương tác 1 .
- Do đó, văn hoá không phải là cái gì nhất thành bất biến và cũng như mọi sự vật, đều biến đổi nhưng theo nguyên tắc tiệm tiến (évolution).
- Đó là mối quan hệ giữa tính liên tục và tính đứt đoạn, giữa truyền thống và cách tân.
- Văn hoá trong nền sản xuất tổng hợp như là chất keo kết dính các mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội,….
- Từ lý thuyết tầng bậc ấy vận dụng vào nghiên cứu mối quan hệ văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á, chúng tôi đề xuất khái niệm cơ tầng văn hoá lúa nước Đông Nam Á trong văn hoá Việt Nam, cũng như các nước Đông Nam Á và biểu tầng văn hoá khác nhau của các quốc gia trong mối quan hệ tiếp xúc với các nền văn hoá lớn như Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Cận Đông, phương Tây.
- những đợt tiếp xúc ấy đều mang đến sự thay đổi của nền văn hoá các quốc gia, dân tộc và tạo nên một nền văn hoá gồm hai dòng: Văn hoá bác học và văn hoá bình dân (thời cổ đại) và văn hoá hiện đại và văn hoá dân tộc (thời hiện đại)..
- Cả hai dòng đều có sự tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể văn hoá quốc gia, dân tộc..
- Chúng tôi đã phát hiện ra thao tác tiếp cận của người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung trong quá trình tiếp xúc văn hoá.
- Vì vậy, một đặc trưng nổi bật của văn hoá các nước Đông Nam Á như một hằng số là tính dân tộc và tính hiện đại xâm nhập vào nhau, gắn quyện với nhau, tương tác với nhau tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc.
- C ấu trúc văn hoá hiện đại.
- Tại đây, lý thuyết về tiếp xúc văn hoá với những khái niệm như sự lựa chọn, độ khúc xạ, giao thoa văn hoá,… được khai thác trong các mối quan hệ đa dạng, phức tạp.
- Chúng tôi đã chứng minh Đông Nam Á là nơi hội tụ văn hoá và quá trình hội tụ bắt nguồn từ nhiều trung tâm khác nhau, cho nên văn hoá Đông Nam Á không mang tính đơn tuyến trong sự biệt lập, mà mang tính đa tuyến trong sự tiếp xúc đan xen nhiều chiều, tạo nên những đường đồng quy, những cấu trúc văn hoá - tộc người đa thành phần được vận hành theo những cơ chế linh hoạt mà đồng nhất.
- Kết quả là tính đa dạng ngày càng mở rộng trong không gian, tính đồng nhất được tiềm ẩn sâu trong thời gian và sự tác động qua lại giữa chúng trở thành một cơ chế phức hợp quy định sự phát triển của mỗi nước và của cả khu vực..
- Nghiên cứu biến đổi của văn hoá Việt Nam dưới ảnh hưởng của sự tiếp xúc, chúng tôi chia thành bốn lần tiếp xúc..
- Lần thứ nhất: Tiếp xúc văn hoá giữa các dân tộc ở Đông Nam Á tại châu thổ sông Hồng, chủ yếu là giữa hai nhóm cư dân Môn - Khmer làm rẫy trên núi và cư dân Tày - Thái cổ quanh vịnh Hà Nội.
- Kết quả đã hình thành cộng đồng người Việt cổ với nền văn hoá lúa nước vùng châu thổ sông Hồng được huyền thoại ghi bằng mô thức lưỡng hợp: bố Rồng - mẹ Tiên..
- Lần thứ hai: Tiếp xúc giữa người Việt với các dân tộc với văn hoá Hán (người Việt), văn hoá Ấn Độ (người Chăm và người Phù Nam), hình thành nền văn hoá quốc gia dân tộc với một phức thể gồm ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển.
- Lần thứ ba: Tiếp xúc với văn hoá Pháp và phương Tây đã hiện đại hoá nền văn hoá Việt Nam - một nền văn hoá hiện đại với tất cả các thành tố hiện đại và tổng hợp..
- Lần thứ tư: Tiếp xúc với văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa.
- Khác với trước đây, sự tiếp xúc mang tính tự giác và có cơ sở khoa học của chủ nghĩa Marx nhằm định hướng cho văn hoá Việt Nam - một nền văn hoá gắn bó máu thịt với cuộc cách mạng dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với ba phương châm: dân tộc - khoa học - đại chúng..
- Việc nghiên cứu Đông Nam Á học và Việt Nam học trên quan điểm tổng thể toàn cục với phương pháp liên ngành trong khuynh hướng tư duy phức hợp và kiến thức đồng bộ đối với chúng ta còn quá mới mẻ (so với nghiên cứu chuyên ngành).
- Rất nhiều nhà khoa học lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm về Đông Nam Á học và Việt Nam học vẫn theo phương pháp mà mình đã quen thuộc để khai thác thế mạnh của mình, còn lớp trẻ thì cần phải được đào tạo và đào tạo lại mới hy vọng có một đội ngũ nghiên cứu khu vực học và đất nước học theo quan điểm và phương pháp hiện đại..
- Trong suốt hơn 35 năm kể từ ngày thành lập Ban Đông Nam Á (tiền thân của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - 1973), với tư cách là người quản lý chủ chốt, tôi đã được rất nhiều thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè trong nước và quốc tế đã rất nhiệt tình giúp đỡ xây dựng ngành Đông Nam Á học Việt Nam từ việc thành lập một Viện nghiên cứu, xây dựng mã ngành Đông Nam Á đào tạo ở đại học, tổ chức Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á Việt Nam và đến nay đang xây dựng Trường Đại học Đông Nam Á,… Tôi vô cùng xúc động và tận đáy lòng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cố Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Khánh Toàn - người sáng lập ngành Đông Nam Á học ở Việt Nam và tất cả các thầy giáo đã mất hay đang còn, cảm ơn tất cả bạn bè và các thế hệ học trò ngành Đông Nam Á đã cùng với chúng tôi xây dựng ngành học mới - ngành Đông Nam Á học..
- Tương tác là tập hợp tất cả các mối liên hệ của sự vật ảnh hưởng qua lại với nhau dưới dạng lực, năng lượng, thông tin… Có những tương tác qua trao đổi vật chất và năng lượng như trong hệ vật lý, còn trong văn hoá những tương tác chủ yếu qua trao đổi thông tin (tr