« Home « Kết quả tìm kiếm

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ LAO ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN, CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC


Tóm tắt Xem thử

- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ LAO ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ LAO ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN, CHUYÊN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PGS.TS Nguyễn Văn Khôi Phòng Tổ chức cán bộ, trường ĐHSP Hà Nội.
- TÓM TẮT: Đã có nhiều văn bản quy định về đánh giá lao động của giảng viên, chuyên viên trường đại học nhưng trong thực tế việc đánh giá này còn mang tính hình thức và các chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa tạo nhiều động lực cho người lao động.
- Bài viết này thảo luận tập trung vào tiêu chuẩn đánh giá lao động của giảng viên, chuyên viên trường đại học.
- Từ việc xác định mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn đánh giá, bài viết đã cụ thể hóa tiêu chuẩn đánh giá thành hai bộ tiêu chuẩn/tiêu chí như sau: Bộ tiêu chuẩn đánh giá lao động của giảng viên bao gồm 5 tiêu chuẩn với 13 tiêu chí.
- và bộ tiêu chuẩn đánh giá lao động của chuyên viên và các ngạch tương đương bao gồm 4 tiêu chuẩn với 12 tiêu chí.
- Bài viết cũng đề xuất việc sử dụng các tiêu chuẩn này trong thực tiễn.
- Cuối cùng, bài viết nêu lên một số vấn đề mong được thảo luận tiếp nhằm dần hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá lao động của giảng viên, chuyên viên trường đại học..
- NỘI DUNG “Chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục” bao gồm nhiều vấn đề: từ nội hàm khái niệm nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và cũng đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật (luật Lao động, luật Cán bộ, công chức, luật Giáo dục, luật Dạy nghề.
- và các văn bản liên quan khác của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo)..
- Trong các năm đã có nhiều hội thảo, hội nghị về “Chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục”, nhất là việc chuẩn bị cho dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì..
- Bài viết này chỉ bàn đến một khía cạnh nhỏ của chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: đánh giá lao động của giảng viên và chuyên viên trường đại học theo chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dựa trên “chuẩn vị trí, công việc” của ngạch tương ứng.
- Giáo dục đại học trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm về đánh giá lao động của giảng viên .
- Về quản lý Nhà nước, việc đánh giá lao động của giảng viên được quy định trong các văn bản về “Chế độ làm việc đối với giảng viên .
- việc đánh giá lao động của chuyên viên được quy định trong “Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính” [7].
- Tuy nhiên, việc đánh giá cụ thể ở các cơ sở giáo dục đại học thường chưa thống nhất về quy trình và kỹ thuật tiến hành.
- Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là chưa thống nhất được tiêu chuẩn đánh giá lao động của họ.
- Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn đánh giá lao động của giảng viên và chuyên viên vẫn là cần thiết..
- Làm căn cứ để đánh giá kết quả lao động của công chức, viên chức trong từng năm học.
- Làm căn cứ để chuẩn hóa các tiêu chuẩn đánh giá thi đua của cá nhân và các đơn vị thuộc Trường Đại học.
- Làm căn cứ để điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quản lý điều hành hiệu quả các hoạt động của Trường đại học..
- NGUYÊN TẮC (1) Đánh giá theo mục tiêu: Tiêu chuẩn đánh giá phải không trái với các quy định do các cấp quản lý ban hành.
- đánh giá theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao dựa trên chức danh và vị trí công tác.
- đánh giá hướng vào tạo động lực, thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và của đơn vị..
- (2) Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn: Mỗi tiêu chuẩn sẽ gồm một số tiêu chí.
- mỗi tiêu chí gồm một số chỉ báo.
- các tiêu chí trong một tiêu chuẩn có tính độc lập tương đối, không trùng lặp, bao quát toàn bộ phạm vi quan trọng cần đánh giá của tiêu chuẩn.
- Bộ tiêu chuẩn có thể gồm nhiều tiêu chuẩn cụ thể (ứng với các chức danh, ngạch của công chức, viên chức).
- Trước mắt, bộ tiêu chuẩn này được xây dựng thành hai tiêu chuẩn cụ thể.
- Tiêu chuẩn đánh giá giảng viên bao gồm 5 tiêu chuẩn (dựa theo các nhiệm vụ của ngạch giảng viên) với 13 tiêu chí.
- Tiêu chuẩn đánh giá chuyên viên và các ngạch tương đương bao gồm 4 tiêu chuẩn (dựa theo các nhiệm vụ của ngạch chuyên viên) với 12 tiêu chí.
- (3) Sử dụng bộ tiêu chuẩn.
- Hai tiêu chuẩn này được sử dụng trong đánh giá công chức, viên chức của Trường ĐHSP Hà Nội thuộc ngạch giảng viên (dùng cho các đơn vị đào tạo) và ngạch chuyên viên và tương đương (dùng cho các đơn vị chức năng, nghiên cứu, phục vụ đào tạo.
- Đánh giá đa chiều: tự đánh giá và xếp loại của cá nhân phối hợp với các nguồn đánh giá khác (đồng nghiệp, người quản lý, đối tượng phục vụ.
- cần có sự đăng ký của cá nhân và xác nhận của đơn vị (Bộ môn, Khoa, Phòng…) từ đầu năm chứ không chỉ đến cuối năm, khi đánh giá mới được đưa ra..
- Bộ tiêu chuẩn này có thể được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với thực tế và các mục tiêu ưu tiên của Trường đại học trong từng giai đoạn.
- NỘI DUNG BỘ TIÊU CHUẨN A.
- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN Tiêu chuẩn 1: Hoạt động chuyên môn, giảng dạy.
- Tiêu chí 1.1 Số tiết giảng dạy trong năm học - Tổng số tiết dạy trong năm học đạt trên 50% so với quy định.
- Tiêu chí 1.2 Biên soạn chương trình, đề cương bài giảng, giáo trình, tài liệu - Biên soạn chương trình khung, chương trình chi tiết, đề cương môn học, đề cương bài giảng môn học.
- Tiêu chí 1.3 Hướng dẫn khóa luận, luận văn, luận án, đề tài NCKH của người học.
- Tiêu chuẩn 2: Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Tiêu chí 2.1.
- Tiêu chí 2.2.
- Tiêu chí 2.3.
- Tham gia các dự án về triển khai, chuyển giao công nghệ Tiêu chuẩn 3: Tham gia công tác quản lý và kiêm nhiệm.
- Tiêu chí 3.1.
- Tham gia công tác quản lý đào tạo - Tham gia công tác quản lý đào tạo cấp bộ môn (trưởng, phó trưởng bộ môn, trưởng phòng thí nghiệm/thực hành);.
- Tham gia công tác quản lý đào tạo cấp khoa (trưởng, phó trưởng khoa, trợ lý giảng dạy, trợ lý sau đại học.
- Tham gia công tác quản lý đào tạo cấp trường (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, trưởng/phó trưởng phòng đào tạo.
- Tiêu chí 3.2.
- Tham gia công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ - Tham gia công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cấp bộ môn (chủ trì việc biên soạn chương trình, giáo trình của bộ môn.
- Tham gia công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cấp khoa (chủ trì việc biên soạn chương trình, giáo trình của ngành đào tạo.
- Tham gia công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ khác: trợ lý khoa học của khoa, Hội đồng KH và ĐT của khoa;.
- Tiêu chí 3.3.
- Tiêu chuẩn 4: Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ Tiêu chí 4.1.
- Tiêu chí 4.2.
- Tiêu chuẩn 5.
- Thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo và nghĩa vụ công dân.
- Tiêu chí 5.1 Thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo - Không vi phạm các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định của ngành;.
- Tiêu chí 5.2 Thực hiện nghĩa vụ công dân - Chấp hành các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHUYÊN VIÊN VÀ CÁC NGẠCH TƯƠNG ĐƯƠNG Tiêu chuẩn 1: Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ Tiêu chí 1.1 Công tác kế hoạch - Đề xuất và xây dựng kế hoạch quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ được phân công trên cơ sở những kế hoạch đã có của cấp trên theo đúng thời hạn;.
- Xây dựng các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý theo vị trí công tác được phân công theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế..
- Tiêu chí 1.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch theo vị trí công tác được phân công - Tổ chức và hướng dẫn các đối tượng liên quan thực hiện kế hoạch.
- Tiêu chí 1.3 Tổ chức xây dựng nề nếp làm việc theo vị trí công tác được phân công - Thực hiện các phương pháp thu thập thông tin, thống kê về hồ sơ công việc được giao;.
- Thực hiện lưu trữ tư liệu, số liệu theo quy định về quản lý công việc được giao;.
- Xây dựng các biểu mẫu, công cụ quản lý theo vị trí công tác được phân công;.
- Tiêu chí 1.4 Phối hợp công tác - Chủ động tổ chức, phối hợp với các cá nhân, đơn vị liên quan trong việc triển khai công việc.
- Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của các cấp quản lý trong hệ thống quản lý..
- Tiêu chí 1.5 Thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết và cải tiến công việc - Tập hợp tình hình thực hiện, phân tích, đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.
- Xây dựng báo cáo nghiệp vụ với các cấp quản lý về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao đúng thời hạn;.
- Tiêu chí 1.6 Bảo đảm ngày công, giờ công theo chế độ làm việc - Có kế hoạch về thời gian làm việc trên cơ sở thỏa thuận với cá nhân và đơn vị, bộ phận liên quan.
- Tiêu chuẩn 2: Tham gia công tác quản lý và công tác kiêm nhiệm Tiêu chí 2.1.
- Tham gia công tác quản lý - Tham gia công tác quản lý cấp đơn vị (trưởng, phó trưởng đơn vị);.
- Tham gia công tác quản lý cấp trường (Thanh tra.
- Tham gia công tác quản lý các cấp khác (Bộ/ngành, thành phố, Trung ương).
- Tiêu chuẩn 3: Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ Tiêu chí 3.1.
- Tiêu chuẩn 4: Thực hiện quy định về đạo đức của cán bộ, công chức và nghĩa vụ công dân.
- Tiêu chí 4.1.
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và thực hành tiết kiệm.
- Thực hiện các quy chế, quy định của nhà trường và của ngành.
- SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ 5.1 Xác định trọng số cho các tiêu chuẩn, tiêu chí Tùy theo đặc điểm của Trường đại học và tình hình thực tế hàng năm, Trường đại học quy định trọng số cụ thể cho các tiêu chuẩn, tiêu chí.
- 5.2 Đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức a) Đánh giá Việc đánh giá, xếp loại cán bộ, viên chức phải dựa trên kết quả đạt được thông qua các minh chứng thực hiện phù hợp với từng tiêu chí, tiêu chuẩn.
- Kết quả đánh giá, xếp loại có thể được thể hiện bằng điểm theo 4 mức khác nhau đối với từng tiêu chí: mức 1: 1 điểm, mức 2: 2 điểm, mức 3: 3 điểm, mức 4: 4 điểm.
- Nếu có tiêu chí chưa đạt mức 1 thì không cho điểm.
- b) Xếp loại Căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
- Loại xuất sắc: tất cả các tiêu chí đạt mức 3 trở lên, trong đó phải có ít nhất 8 tiêu chí đạt mức 4 và đạt tổng số điểm từ 90% tổng số điểm trở lên.
- Loại khá: tất cả các tiêu chí đạt mức 2 trở lên, trong đó phải có ít nhất 8 tiêu chí đạt mức 3, mức 4 và đạt tổng số điểm từ 70% tổng số điểm trở lên.
- Loại trung bình: tất cả các tiêu chí đạt mức 1 trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.
- 5.3 Quy trình thực hiện Sau khi thống nhất nội dung các bộ tiêu chuẩn, xác định trọng số điểm cho các tiêu chuẩn, tiêu chí.
- quy định nguồn minh chứng thực hiện cho từng tiêu chí, chỉ báo và lập Phiếu đánh giá.
- a) Cá nhân tự đánh giá, xếp loại dựa trên các minh chứng thực hiện của từng tiêu chí.
- Kết quả đánh giá lao động này là một cơ sở cho đánh giá thi đua hàng năm của cá nhân và đơn vị.
- 5.4 Một số vấn đề cần thảo luận (1) Bộ tiêu chuẩn này đã phản ánh đúng, đủ kết quả lao động của giảng viên, chuyên viên của Trường hay chưa? Có nên điều chỉnh (bổ sung thêm, bỏ bớt, điều chỉnh) nội dung của các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ báo trong bộ tiêu chuẩn này.
- (2) Ngoài điểm tối thiểu, bắt buộc như đã nêu, có nên bổ sung điểm thưởng đối với các trường hợp thực tế đạt vượt mức so với mỗi tiêu chí? (3) Có nên/cần xác định hệ/trọng số cho các tiêu chí/tiêu chuẩn? Nếu có thì gán trọng số bao nhiêu, cho những tiêu chí nào? Có cần mở rộng thang điểm đánh giá các tiêu chí theo các mức? (4) Quy định các minh chứng thực hiện phù hợp cho từng tiêu chí như thế nào? (5) Kết hợp với các nguồn thông tin đánh giá khác như thế nào (ví dụ người học đánh giá giảng dạy của giảng viên.
- khách hàng đánh giá về phong cách chuyên nghiệp của chuyên viên.
- (6) Dùng bộ tiêu chuẩn này đánh giá thử tại một số đơn vị (có thể so sánh với bộ tiêu chí hiện nay của Trường đại học trong các Phiếu đánh giá tự cho điểm) để đánh giá tính khả thi và hiệu quả trong việc phân loại kết quả lao động của giảng viên, chuyên viên.
- Sanyal, Quản lý trường đại học trong giáo dục đại học, Hà Nội 2003 (tài liệu tham khảo nội bộ).
- Nguyễn Đức Chính, Đánh giá giảng viên đại học, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội, 2005.
- Bộ Giáo dục và đào tạo, quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính (ban hành kèm theo QĐ số 414/TCCP-VC ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ)