« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiểu thuyết lịch sử và quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về tiểu thuyết lịch sử


Tóm tắt Xem thử

- TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ VĂN NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ.
- Liên văn bản, quan niệm về thể loại, tiểu thuyết lịch sử, văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX Keywords:.
- Từ việc trình bày một số diễn giải về tiểu thuyết lịch sử, bài viết đi vào phân tích quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ..
- Những luận điểm then chốt trong quan niệm của các nhà văn Nam Bộ về tiểu thuyết lịch sử sẽ được phân tích là: tiểu thuyết lịch sử cần đảm bảo độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử, đóng vai trò nhân vật trung tâm và có mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan điểm chính thống.
- Việc chú ý đến khía cạnh đời sống thường ngày của nhân vật lịch sử cũng được xem là một quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của các nhà văn Nam Bộ..
- Tiểu thuyết lịch sử và quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về tiểu thuyết lịch sử.
- Tiểu thuyết lịch sử là một thể tài đặc biệt của văn học.
- Trong lịch sử văn học quốc ngữ Việt Nam, ở cả hai miền Nam Bắc, trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học, góp phần làm nên những tên tuổi lớn trong làng văn chương như: Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, Phạm Minh Kiên, Hồ Biểu Chánh… ở miền Nam.
- Đặc biệt, ở miền Nam, tiểu thuyết lịch sử được xem là một nét đặc trưng thú vị trong bức tranh toàn cảnh về văn học quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ.
- sáng tác, các nhà văn Nam Bộ đã bộc lộ những quan niệm về tiểu thuyết lịch sử, qua đó cho thấy, việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử là một quá trình tổng hợp của nhiều yếu tố văn chương khác nhau..
- 2.1 Một số quan niệm về “tiểu thuyết lịch sử”.
- Trước khi đi đến khái niệm “tiểu thuyết lịch sử”, chúng ta không thể không xem xét khái niệm.
- “tiểu thuyết”.
- Lại Nguyên Ân (1999) đưa ra định nghĩa về tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào một số phận, một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ.
- Belinski gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư", do chỗ nó miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người”..
- “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại.
- Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.
- Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm địa vị trung tâm trong hệ thống thể loại văn học cận đại, hiện đại”..
- Hai định nghĩa trên khá tương đồng với nhau, khái quát được hết những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết.
- Tuy nhiên, một trong những yếu tố được nhấn mạnh của tiểu thuyết là yếu tố hư cấu.
- Đối với tiểu thuyết lịch sử, yếu tố này sẽ mang những nét đặc trưng riêng..
- Trong lời nói đầu cuốn tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Thị Lộ của tác giả Hà Văn Thùy (2005), Đỗ Ngọc Thạch cho rằng: “Có một đại văn hào nói ở đâu đó rằng: Chính nhà văn chứ không phải ai khác, mới là người viết sử thật của cuộc đời.
- Câu nói này không hề hạ thấp nhà sử học mà nó nhằm lưu ý chúng ta rằng, với trí tưởng tượng mạnh mẽ (đặc trưng cơ bản của năng lực sáng tạo nghệ thuật của nhà văn), phải là nhà văn chứ không phải là nhà sử học, mới có thể tái hiện một cách chân thực và sống động những tiến trình lịch sử vốn luôn luôn bị che đậy, dấu kín (bí sử) dù ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào của bất kỳ quốc gia nào”.
- Theo Đỗ Ngọc Thạch, tiểu thuyết lịch sử là cái “lò bát quái” thử sức, thử tài nhà văn cả về tri thức và khả năng sáng tạo nghệ thuật.
- Bởi ở đây nhà văn phải đồng thời là nhà sử học.
- “phân tích” và “giải mã” lịch sử”.
- Nói cách khác, đó là hai mạch cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết lịch sử hiện đại.
- Hoặc có thể nói, “lịch sử hóa” tiểu thuyết và “tiểu thuyết hóa” lịch sử là hai khuynh hướng sáng tạo nghệ thuật chủ yếu của tiểu thuyết lịch sử hiện đại.
- Ở khuynh hướng thứ nhất, tiểu thuyết lịch sử thường tôn trọng sự chính xác của tư liệu lịch sử, bao quát hiện thực đời sống ở diện rộng với chiều kích vĩ mô của tư duy “sử thi - anh hùng ca”.
- Thực chất, tiểu thuyết lịch sử trong mô hình này là sự cụ thể hóa, sinh động hóa những chân lí lịch sử.
- Công việc của nhà văn trong trường.
- Lúc này, tiểu thuyết lịch sử “thiên về chất truyện kể” mà “ít chất tiểu thuyết hư cấu”.
- Ở khuynh hướng thứ hai, những tư liệu chính xác của lịch sử được chuyển hóa thành tiểu thuyết, thành sản phẩm hư cấu của nhà văn.
- Nhà văn vừa làm sống lại lịch sử, vừa tạo cho nó một sức sống mới để lịch sử có thể song hành cùng hiện tại..
- Gần đây, trong bài viết Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử, Trần Đình Sử nhận định giữa văn học và lịch sử có nhiều điểm chung.
- Trần Đình Sử cho rằng: “Đối tượng chung của cả hai đều là cuộc sống con người đã lùi về quá khứ, trong đó có sự thật lịch sử.
- Người ta thường nói đến tiểu thuyết phải trung thành với sự thật lịch sử.
- Lukacs trong công trình Tiểu thuyết lịch sử (1937) từng nói: tiểu thuyết lịch sử không chỉ phải bảo đảm được “không khí lịch sử trong việc miêu tả hoàn cảnh”, mà quan trọng hơn là.
- “miêu tả trung thực bằng nghệ thuật một thời kì lịch sử cụ thể”.
- Điều quan trọng ở đây là không khí lịch sử của hoàn cảnh và trung thực với một thời kì lịch sử cụ thể.
- Không thể làm thay đổi không khí lịch sử cũng như thời kì lịch sử cụ thể.
- Cái chính của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo nhân vật và đời sống của một thời kì lịch sử cụ thể không lặp lại đó.
- Sự kiện lịch sử là dấu ấn của một thời, không thể thiếu đối với tiểu thuyết lịch sử”.
- Nhận định của Trần Đình Sử là một ý kiến xác đáng và tường minh, phù hợp với quan niệm hiện đại về tiểu thuyết lịch sử.
- Cũng cần phải nói thêm rằng, khi bàn về tiểu thuyết lịch sử, phạm trù “sự thật lịch sử” không được xem như là một cái gì khách quan duy nhất, bất biến.
- Thực tế thì sự thật lịch sử trước hết là một sự thật.
- Nhưng vấn đề là, nhà sử học cũng như nhà tiểu thuyết đều biểu hiện vấn đề bằng những ghi chép mang tính chủ quan..
- Khi bàn về tiểu thuyết lịch sử cần xem nó chính là mô thức biểu hiện của khía cạnh liên văn bản (intertextuality) về văn học và lịch sử.
- Chúng ta thường phân biệt văn học thuộc phạm trù chủ quan, còn lịch sử thuộc phạm trù khách quan.
- Thực chất, lịch sử cũng như văn học, đều là sự tái hiện bằng văn bản.
- Trần thuật về lịch sử khó tránh khỏi chủ.
- “Sự viết” trong văn học và lịch sử đều là quá trình miêu tả và tái hiện về một đối tượng.
- Luận điểm này không nhằm mục đích xóa nhòa ranh giới hay đánh đồng hai lĩnh vực văn học và lịch sử mà cho phép khẳng định điểm chung sự tồn tại về mặt hình thức diễn ngôn (discours) của chúng.
- Trên tinh thần này, các miêu tả lịch sử có thể được xem là các “tác phẩm lịch sử” (historical work) và những nhận định về cách miêu tả, tái hiện về một sự kiện, hiện tượng lịch sử là bình luận lịch sử - thuật ngữ tạm dịch từ historiography 1 .
- Có thể nói, sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử (historical novel) như là một sự “dung hòa” về ranh giới của hai lĩnh vực văn học và lịch sử.
- Quá trình hình thành văn bản của tiểu thuyết lịch sử có thể được hình dung như thao tác của một diễn viên xiếc đang đi trên một sợi dây mà hai cánh tay là phương cách giữ sự thăng bằng của hai không gian:.
- lịch sử và văn học, hay nói cách khác là giá trị của sự thật và tính thẩm mĩ của hư cấu..
- Tiểu thuyết lịch sử là nơi hội tụ của các giá trị liên văn bản giữa văn học và lịch sử.
- Tức là, có một sự nảy sinh của văn bản văn học hoặc thi ca trong trường lịch sử và xã hội.
- 1 Trong khoa học lịch sử, historiography được xem là phân môn nghiên cứu về phương pháp và sự phát triển của lịch sử thông qua các tác phẩm lịch sử..
- văn bản nào tồn tại độc lập, văn bản nào cũng chịu sự tác động của văn bản văn hóa (cultural text) nơi chứa đựng cấu trúc ý thức hệ và tính lịch sử.
- “không gian đối thoại của văn bản” chính là sự tương tác giữa các mã (code), trong đó có mã nghệ thuật (artistique code) và mã lịch sử (historical code) được biểu hiện rõ trong tiểu thuyết lịch sử..
- Thực chất, tiểu thuyết lịch sử là hình thức giao tiếp đặc biệt giữa văn học và lịch sử thông qua các mã nghệ thuật và các mã lịch sử này.
- Văn bản nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử luôn nằm trong sự qui chiếu tự thân với văn bản lịch sử.
- Ở một mức độ cụ thể hơn, tiểu thuyết lịch sử luôn dựa trên những cứ liệu sử học để tái tạo nên một không gian mới với những kiến giải riêng về một nhân vật, một sự kiện, một bối cảnh và giai đoạn lịch sử.
- Sự hòa quyện này chính là khởi điểm của mọi phân tích về tính liên văn bản của văn học và lịch sử..
- Các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX vốn không phải là những nhà lý luận.
- Từ thực tiễn sáng tác, họ nêu ra quan điểm cá nhân về tiểu thuyết lịch sử..
- Buổi ban đầu sơ khai ấy, tất nhiên chúng ta không thể đòi hỏi ở họ một hệ thống kiến thức lý luận hiện đại như hiện nay, cũng như không thể đòi hỏi một công trình nghiêm cẩn nào nghiên cứu chuyên về tiểu thuyết lịch sử.
- Chúng ta chỉ có thể thu thập và phân tích những ý kiến rải rác của các nhà văn Nam Bộ về tiểu thuyết lịch sử trong chính tác phẩm của họ, qua đó thấy rõ được tư duy sáng tạo và tài năng của các tác giả..
- 2.2 Quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về tiểu thuyết lịch sử.
- Khi nói về các yếu tố thúc đẩy tiểu thuyết lịch sử ở Nam Bộ phát triển vào đầu thế kỷ XX, theo chúng tôi, có ba vấn đề cơ bản: Thứ nhất, đó là yếu tố văn học truyền thống với ảnh hưởng của những bộ tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như Hoàng Lê nhất thống chí, Nam triều công nghiệp diễn chí….
- Thứ ba, đó là ảnh hưởng của văn chương phương Tây với một truyền thống viết tiểu thuyết lịch sử..
- Ba yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến quan niệm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX..
- Đối với nhà văn Nam Bộ, khi viết tiểu thuyết lịch sử họ thấy cần phải đảm bảo độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử, đóng vai trò nhân vật trung tâm và có mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan điểm chính thống.
- Trước hết, các nhà văn Nam Bộ loại bỏ những yếu tố mang nặng tính.
- Các nhà văn thấy rằng người đọc ai cũng thông làu tên tuổi những nhân vật lịch sử Trung Quốc, trong lúc lịch sử Việt Nam đâu có kém gì?.
- Tại sao không viết lịch sử Việt Nam cho đồng bào xem.
- Tân Dân Tử, người viết nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng đã đúc rút quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử qua lời Tựa của chính tác giả ở.
- Quan niệm của Tân Dân Tử về tiểu thuyết lịch sử đã bao hàm được yếu tố sự thật và hư cấu.
- Điều đó được thể hiện ở việc nhà văn so sánh giữa tiểu thuyết lịch sử và lịch sử.
- Các tác phẩm tiêu biểu như: Nam cực tinh huy - 1924, Nặng gánh cang thường, Chưởng hậu quân Võ Tánh - 1926 của Hồ Biểu Chánh, Tiểu anh hùng Võ Kiết - 1926 của Phú Đức, Giọt máu chung tình - 1925, Gia Long tẩu quốc - 1930, Hoàng tử Cảnh như Tây - 1931, Gia Long phục quốc - 1932 của Tân Dân Tử, Vì nước hoa rơi - 1926, Việt Nam anh kiệt - 1927, Việt Nam Lý trung hưng - 1929, Việt Nam Lê Thái Tổ - 1929, Lê triều Lý thị - 1931, Tiền Lê vận mạt - 1932, Trần Hưng Đạo - 1933 của Phạm Minh Kiên… ra đời, chứng tỏ được sự thành công trong việc sáng tác những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử lấy đề tài từ lịch sử dân tộc, thể hiện một tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, góp tiếng nói vào phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Bằng tài năng của mình, họ đã làm sống lại một số giai đoạn lịch sử, khắc họa được chân dung của nhiều nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử.
- Với tư cách là một thể loại, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đã đem lại cho văn học dân tộc một nội dung tích cực.
- Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố giải trí trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX.
- Một ý kiến khác của Tân Dân Tử có thể coi là lời tổng kết cho lý do vì sao nhà văn Nam Bộ viết tiểu thuyết lịch sử và viết nhằm mục đích gì.
- Ý kiến của Tân Dân Tử cũng nhấn mạnh những yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử: “May thay cho chu ́ ng ta gặp nhằm thê ́ ky ̉ hai mươi nầ y/này la ̀ một thế ky ̉ văn minh, la ̀ một th ờ i đợi/đại quố c văn ta đương lu ́ c na ̉ y tược đâm chồi, đơm hoa kê ́t tra ́ i va ̀ cu ̃ ng một th ờ i đợi/đại cu ̉ a tiểu thuyê ́t trong x ứ ta đương lu ́ c sanh/sinh thai xuất thế pha ́ t kh ở i thạnh/thịnh ha ̀ nh, vı ̀ vậy nên đa ̃ co ́ nhiê ̀ u quyển tiểu thuyê ́t xuất ba ̉ n ra đờ i, song nh ữ ng tiểu thuyê ́ t â ́y phần nhiều no ́ i vê ̀ hoa nguyê t phong tı.
- Nhân vật lịch sử bước vào trang viết của các nhà văn với đầy đủ đặc tính của một con người bình thường.
- Điều này khiến cho tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ ít nhiều đổi khác so với lịch sử truyền thống.
- Việc chú ý đến tính chất đời thường của nhân vật lịch sử đã trở thành một quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của các nhà văn Nam Bộ..
- Đó cũng là điểm mạnh của tiểu thuyết lịch sử so với khoa học lịch sử.
- Bên cạnh đó, trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ mức độ hư cấu nghệ thuật tương đối cao.
- Với những quan niệm về tiểu thuyết lịch sử rõ ràng, rành mạch, các nhà văn Nam Bộ đã đặt những nền móng đầu tiên cho lý luận sáng tác.
- Cho dù có thể còn khá sơ khai và chưa thật đầy đủ như lý luận hiện đại, song việc viết tiểu thuyết lịch sử thành công cùng với sự ra đời của những quan điểm lý luận thật sự là một mốc son trên tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc..
- Như vậy, điểm then chốt của tiểu thuyết lịch sử chính là mô thức biểu hiện của khía cạnh liên văn bản (intertextuality) về văn học và lịch sử.
- Quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về tiểu thuyết lịch sử đều nhấn mạnh đến yếu tố sự thật và hư cấu của thể loại này.
- Lời nói đầu tiểu thuyết Nguyễn Thị Lộ.
- Nhà văn và lịch sử.
- Tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.
- Tiểu thuyết lịch sử ở Nam Bộ thời kỳ.
- Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử