« Home « Kết quả tìm kiếm

TìM HIểU ĐặC ĐIểM DÂN CƯ Và TÂM Lý NGƯờI DÂN ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG NHằM THựC HIệN Có HIệU QUả CHIếN LƯợC ĐạI ĐOàN KếT DÂN TộC


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ TÂM LÝ NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4 cộng đồng dân tộc sinh sống là Việt, Chăm, Khơmer và Hoa.
- Trong đó, người Việt chiếm đa số.
- Mặc dù lịch sử hình thành, ngôn ngữ và có nét văn hóa khác nhau nhưng trong quá trình cộng cư và khẩn hoang các dân tộc đã đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
- Kế thừa bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch họa, người dân đồng bằng sông Cửu Long đúc kết được nhiều đức tính quý báu như: chịu thương, chịu khó, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, kiên cường, bất khuất,… Hiểu được đặc điểm ấy đã giúp Đảng ta thực hiện thành công chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong quá trình cách mạng..
- Từ khóa: Đại đoàn kết dân tộc, dân tộc, đồng bằng sông Cửu Long.
- Việc thực hiện chiến lược đoàn kết dân tộc của Đảng có liên quan mật thiết đến đặc điểm dân cư, dân tộc, tôn giáo, vùng miền, khu vực,… Chủ trương đường lối của Đảng có đi vào đời sống của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long và được nhân dân phấn khởi đón nhận hay không là phụ thuộc vào chỗ nó có phù hợp với thực tiễn và lợi ích của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long hay không.
- Vì thế, nắm chắc đặc điểm tâm lý, dân cư đồng bằng sông Cửu Long để từ đó họach định những chính sách phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân là yêu cầu cần thiết..
- Trải qua quá trình hình thành và phát triển đến nay, đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định vị thế của mình đối với sự phát triển của đất nước.
- đồng bằng sông Cửu Long vẫn là con người, là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau đồng bằng sông Hồng.
- dân số toàn vùng, điều này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc còn cao so với mức bình quân chung.
- Lực lượng lao động ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,44% so với lực lượng lao động cả nước.
- Với tỷ lệ này đồng bằng sông Cửu Long xếp thứ 7/8 vùng cả nước.
- Là vùng đất giàu tiềm năng nhưng cũng rất nhạy cảm chính trị, với 79, 11% dân số sống ở nông thôn, hầu hết là nông dân, khoảng 1,1 triệu đồng bào dân tộc Khmer và có nhiều tôn giáo..
- Dù đặc điểm cư trú trước đây có khác nhau nhưng nhìn chung người dân đồng bằng sông Cửu Long đều có tính chịu khó, vượt qua những cảnh ngộ bất trắc của cuộc sống.
- 2.1 Đặc điểm dân cư đồng bằng sông Cửu Long.
- Trước hết, về người Việt.
- Theo tài liệu “Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long” của các tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường thì những lớp di dân người Việt đầu tiên vào vùng đất Đồng Nai - Gia Định đã ngợp lên trước khung cảnh một thiên nhiên mênh mông, hoang dại, chứa đựng đầy bí ẩn và những nguy hiểm.
- Lớp cư dân Việt đầu tiên đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ gồm những người nông dân xiêu tán, những người trốn tránh binh dịch, những tù nhân bị lưu đày, những binh lính đào ngũ hoặc giải ngũ, những thầy lang, thầy đồ nghèo, là lớp người tận cùng của xã hội từ vùng Ngũ Quảng vào.
- vùng đất mới Đồng Nai - Gia Định chủ yếu bằng đường biển với phương tiện thuyền buồm.
- Thông thường những di dân người Việt đi vào vùng đất mới bằng hai cách: Một là, tự động đi.
- Qúa trình nhập cư của lưu dân người Việt diễn ra liên tục, có lúc lẻ tẻ, có lúc ào ạt, đợt di dân khẩn hoang lớn đầu tiên diễn ra vào thế kỷ XVII.
- Trong hoàn cảnh như vậy, những người Việt di cư ưu tiên chọn những vùng đất tốt, thuận lợi cho việc mưu sinh và khẩn hoang như: họ chọn các giồng đất cao ven sông nơi có nước ngọt cho sinh họat và đất đay phì nhiêu, màu mở để trồng trọt.
- Cùng với việc khai phá vùng đất Sài Gòn, Gia Định, cũng trong thời gian này, lưu dân người Việt cũng tìm đến định cư và khai phá ở hai bờ Vàm Cỏ Tây, bờ Bắc và các cửa sông Tiền, gồm: Tân An (Long An) chạy thẳng tới Cai Lậy, Gò Công, Chợ Gạo,… (Tiền Giang).
- Ven Tháp Mười, ven khu tứ giác người Việt cũng bắt đầu khai phá.
- vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp), một vùng đất khá tốt, nơi thu thóc của các chúa Nguyễn.
- Phía bên kia Nam sông Tiền, từ đầu thế kỷ XVIII đã có một bộ phận cư dân người Việt đến sinh sống như khu vực Cái Mơn, Cái Nhum, Sóc Sãi, Mỏ Cày, Trà Vinh , Sóc Trăng,… Sang đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn cho đẩy mạnh việc khẩn hoang Nam Bộ.
- Như vậy, qua nhiều đợt di dân, người Việt từ Trung Bộ và Bắc Bộ đã trèo non, vượt biển tới lập cư ở vùng đất Nam Bộ nói chung, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, lúc nơi đây còn là vùng hoang dã, rừng rú rậm rạp, đầy muỗi mòng, rắn rết, thú dữ.
- Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, những nhóm cư dân người Việt đã sớm thích nghi với môi trường mới, số dân tăng lên ngày càng cao và đã trở thành tộc người chủ thể của vùng.
- Người Việt đã cùng với người Khmer, Hoa Chăm khai.
- phá, chinh phục vùng đất châu thổ sông Cửu Long hoang vu thành vùng kinh tế nông, thương trù phú.
- Mặc dù phong tục, tập quán, tôn giáo khác nhau nhưng cùng sinh sống trên vùng đất miền Tây, tất cả các tộc người ở đây đã nương tựa vào nhau, đoàn kết chặt chẽ để chống thiên tai, địch họa.
- Đặc điểm cư trú của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có những nét riêng.
- Người Việt đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng nên những vùng quần cư phù hợp với điều kiện đa dạng của tự nhiên ở đây.
- Người Việt đã tự lập, tự quản thôn xã, lập miếu Hội đồng (đình làng) làm nơi hội họp công cộng và thờ Thành Hoàng làng, vui chơi trong những ngày lễ hội sau vụ mùa..
- Là vùng sông nước, nên họat động sản xuất, sinh họat hàng ngày của người dân đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là bằng ghe, thuyền với hàng chục loại khác nhau được chế tạo dùng để đánh bắt thủy hải sản, đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Văn hóa ẩm thực của cư dân đồng bằng sông Cửu Long rất phong phú.
- Hình thức tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long rất phong phú.
- Tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tâm linh của người Việt ở đây cũng rất phong phú, đa dạng.
- Các tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt Nam đều tồn tại trong đời sống người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Đặc biệt, nhiều tôn giáo mới, nội sinh đã ra đời ở đồng bằng sông Cửu Long như: Đạo Cao Đài với rất nhiều hệ phái, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ ân Hiếu Nghĩa.
- Tất cả các tôn giáo này đều hướng người Việt ở đây đến cái thiện, yêu nước và sống “tốt đời, đẹp đạo”..
- Thứ hai, là người Khmer.
- Đây là tộc người có mặt rất sớm ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Ở vùng nội địa (vùng phù sa màu mỡ dọc theo sông Tiền và sông Hậu), người Khmer đã xuất hiện trước thế kỷ XVII.
- Tổ chức làng xã của người Khmer gọi là Phum, Sóc.
- Ở vùng ven biển có người Khmer sinh sống là ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Ở vùng này là những nhóm nông dân có đời sống thấp, vùng đất bị nhiễm mặn, cây cối cằn cổi vì thiếu nước ngọt, gia súc kém phát triển.
- Người Khmer cư trú ở vùng đồi núi Tây Nam gồm:.
- Ở đây, họ làm nghề đục đá, làm cối đá, nghề gốm,… Tuy nhiên, nghề nông là họat động chủ yếu, có vai trò quan trọng chi phối toàn bộ đời sống văn hóa, xã hội của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long.
- Sản xuất nông nghiệp của người Khmer mang tính độc canh, trồng lúa là chủ yếu, còn cây ăn quả và hoa màu chưa được chú ý thỏa đáng.
- Tuy nhiên, người Khmer đồng bằng sông Cửu Long có nền văn hóa phát triển toàn diện, phong phú và đa dạng.
- Họat động văn hóa chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người Khmer Nam Bộ.
- Tín ngưỡng tôn giáo chính của người Khmer là Phật giáo tiểu thừa, một bộ phận theo Công giáo và rất nhiều lễ hội khác như: Cholchnamthmay (Lễ vào năm mới), lễ hội Dônta (cúng ông bà), lễ Okombok (lễ cúng trăng),….
- Thứ ba, là người Hoa, có mặt ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long vào nửa sau thế kỷ XVII.
- Họ được triều đình Nhà Nguyễn cho vào vùng đất Gia Định để khai khẩn vùng đất thuộc Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
- Đến năm 1715, một cuộc di dân lớn từ vùng đất Triều Châu đổ bộ lên vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang).
- Đến đầu thế kỷ XIX, lớp di dân người Hoa có xu hướng Việt hóa rõ nét.
- Người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long phần đông là người gốc Triều Châu..
- Hầu hết người Hoa đều biết tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày..
- Người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long cư trú thành từng cụm sống xen kẽ với người Việt, người Khmer.
- Số người lai chủng giữa người Hoa với người Việt và người Khmer chiếm tỷ lệ khá đông.
- Đời sống văn hóa của người Hoa vẫn còn lưu giữ lại những nét văn hóa của tộc người Hán ở Trung Quốc, được mang theo, làm nền tảng tinh thần cho sinh họat văn hóa của người Hoa ở Việt Nam, nó tồn tại với tư cách là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Cụ thể là kiểu phân bố nhà, cách ăn mặt, các loại hình nghệ thuật dân gian, múa cung, múa lân, múa rồng,… đến các cơ sở vật chất như: chùa chiền, miếu mạo, lễ nghi sinh họat cộng đồng, tang ma, nghĩa địa,… vẫn còn hiện diện, lưu giữ và không ngừng được phát triển trong cuộc sống của người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Người Hoa ở Việt Nam gần 01 triệu người, đứng thứ năm trong 54 dân tộc anh em, chiếm 1,1%.
- Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long là gần 300 ngàn người, tập trung nhiều nhất là các tỉnh: Sóc Trăng, tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, còn lại là rãi rác các tỉnh khác.
- Người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long sống tập trung ở các khu vực thành thị (chiếm đến 75.
- Người Hoa có đức tính cần cù, nhẫn nại, chịu cực, chịu khó trong lao động.
- Vì thế, người Hoa thường có câu:.
- Số người Hoa còn lại sống ở các khu vực ruộng rẫy, chủ yếu là trồng các loại hoa màu nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long như: Hỏa Lựu (Vị Thanh - Hậu Giang) vùng đất trồng khóm (thơm).
- Vĩnh Châu (Sóc Trăng) người Triều Châu trồng hành tỏi,… Bạc Liêu, Sóc Trăng là nơi hội tụ người Hoa - Triều Châu, nên có câu:.
- Bốn là, Người Chăm, có mặt ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ nửa đầu thế kỷ XIX, là một bộ phận của người Chăm từ miền Nam Trung Bộ vào sinh sống..
- Kinh tế của người Chăm đồng bằng sông Cửu Long rất phong phú và năng động, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với đánh bắt cá, dệt thủ công và buôn bán.
- Nét riêng họat động buôn bán của người Chăm là họ không mở cửa hiệu ở nơi cư trú mà mua bán và trao đổi hàng hóa các nơi với nhau.
- Nghề khá phát triển của người Chăm ở An Giang là nghề dệt thủ công truyền thống.
- Khung cửi ở đây được cải thiện một bước so với khung cửi của người Chăm ở các tỉnh Nam Trung Bộ.
- Tín ngưỡng tôn giáo chi phối sâu sắc đến đời sống tinh thần, văn hóa và cả kinh tế, xã hội của người Chăm đồng bằng sông Cửu Long là Hồi giáo.
- Như vậy, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đa văn hóa, nơi hội tụ nhiều cộng đồng dân cư với nhiều tôn giáo du nhập từ bên ngoài, đặt biệt là sự ra đời của các tôn giáo nội sinh.
- Các dân tộc đã gắn bó với nhau trong quá trình khai phá đất đai, xây dựng làng xã và cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống thiên nhiên và địch họa..
- Tuy mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng và những nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy nhưng trong quá trình chung sống, lao động, nhất là qua việc cưới vợ, gả chồng giữa các dân tộc, Việt, Khmer, Hoa và Chăm đã.
- diễn ra sự giao lưu văn hóa tích cực đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân ở đây..
- Nhìn chung, dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa dần ở các vùng sâu xa trong nội đồng như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười.
- Dù lịch sử hình thành, ngôn ngữ và có nét văn hóa khác nhau nhưng trong quá trình cộng cư và khẩn hoang các dân tộc đã đoàn kết, tương trợ lẫn nhau..
- 2.2 Đặc điểm tâm lý con người ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Kế thừa bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch họa, người dân đồng bằng sông Cửu Long đúc kết được nhiều đức tính quý báu..
- Đa số người Việt xưa đều tin rằng, con người sống đều có số mệnh nên người Việt nói chung và người dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có sức chịu đựng phi thường.
- Đây cũng là đức tính, mà việc mở mang những vùng đất mới đầy dẫy những khó khăn, nguy hiểm nơi đây đào luyện nên, họ không bao giờ chịu lùi bước trước những trở ngại của thiên nhiên, cũng như không bao giờ chịu luồn cúi trước sức mạnh phi nghĩa.
- Ba là, đức tính bình dị, chất phác trong sinh họat và tình yêu cảnh vật, cỏ cây, sông nước thật sâu đậm của người dân đồng bằng sông Cửu Long..
- Trong nếp sống, cách suy nghĩ và nói năng của người nông dân nơi đây luôn thể hiện sự bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón.
- Tính bình dị, chất phác, yêu cỏ cây, yêu cảnh vật, nếp sống của người dân nơi đây còn được biểu hiện rõ trong ăn uống, trang phục, trò giải trí “cây cảnh”, thú vui trồng hoa, chơi cảnh.
- Mỗi dân tộc có những đức tính tốt đẹp : Người Kinh nghĩa khí, đoàn kết.
- người Hoa cần cù, nhẫn nại, chịu cực, chịu khó trong lao động.
- Tất cả hòa quyện thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong quá trình cộng cư và được phát huy cao độ trong quá trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng..
- Tất cả những đức tính tốt đẹp của người dân đồng bằng sông Cửu Long đã được phát huy cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nắm chắc đặc điểm dân cư này của đồng bằng sông Cửu Long là yêu cầu bức thiết để Đảng và Nhà nước ta đề xuất chính sách.
- Phạm Văn Búa (2009), “Quá trình thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng bộ Trà Vinh trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-2009..
- Phạm Văn Búa (2009), Chuyên đề “Tìm hiểu đặc điểm văn hóa và thực hiện tốt chính sách văn hóa đối với đồng bào Khmer – yêu cầu bức thiết nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình đô thị hóa ở ĐBSCL”, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực IV, Đề tài khoa học - công nghệ cấp Nhà nước, do TS.Trương Quang Khải làm chủ nhiệm (15 - 4).
- Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2004), Về phát triển Văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.