« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU TỪ “MẶT” DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ


Tóm tắt Xem thử

- Gheerbrant (Dictionnaire des Symboles, 1992), mặt là ngôn ngữ không lời.
- Phan Ngọc (2000), khi “thử xét văn hoá, văn học bằng ngôn ngữ học”, đã khẳng định: “Có bốn yếu tố tạo thành nhân cách Việt Nam: Tổ quốc, gia đình, thân phận, diện mạo.
- Hay nói cách khác, ”Văn hoá Việt Nam là văn hoá bốn F:.
- Trần Ngọc Thêm (2001), khi “tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam” đã viết:.
- “Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự… Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sỹ diện”.*[Sỹ diện nghĩa đen là “bộ mặt người có học” (xem: Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân, 1989, tr.580).
- Kẻ sỹ là hạng dân đứng đầu trong xã hội Việt Nam xưa, cho nên “bộ mặt của kẻ sỹ” cũng là bộ mặt “có giá” nhất.].
- (Trích lại từ Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, tr.281).
- Đỗ Hữu Châu (tạp chí Ngôn ngữ, số 10, năm 2000) viết: ”Ngôn ngữ ký ức hoá các hiểu biết văn hoá theo hai cách: Thứ nhất qua các văn bản viết về các hiểu biết văn hoá (thư tịch, sách chuyên khảo v.v.
- thứ hai qua ngữ nghĩa của các hợp phần của ngôn ngữ”.
- Và ”Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là cuốn bách khoa thư văn hoá của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định...”..
- Claire Kramsch (1998) trong Ngôn ngữ và Văn hoá đã khẳng định: “Không có sự quan hệ một đối một giữa ngôn ngữ của cá nhân người nào đó với cung cách, phẩm chất văn hoá của người ấy, nhưng ngôn ngữ là yếu tố nhạy cảm nhất, mạnh mẽ nhất chỉ ra cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa cá nhân ấy với cộng đồng của anh ta.”..
- Từ mặt, một yếu tố ngôn ngữ, diễn đạt một thực thể: khuôn mặt người, diện mạo con người, rất có thể mang những đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá cần được tìm hiểu.
- Nghĩa trọng tâm của từ mặt.
- Từ mặt ít nhất có 4 nhóm nghĩa cơ bản liên quan đến người: (1).
- tâm lý của con người.
- Và ở (4) chỉ thể diện, giá trị, nhân cách con người..
- Ngoài sự xuất hiện bình thường trong những nghĩa nêu trên, từ mặt xuất hiện trong nhiều kết cấu cú pháp, trong hàng trăm thành ngữ, đặc ngữ, ca dao (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1988, Từ điển tiếng Việt, 2003, Từ điển tiếng Việt, Huy Chương.
- Đặc biệt, từ mặt được dùng một cách rất tinh tế qua gần trăm lượt trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Qua mỗi sự kiện ngôn ngữ như vậy, từ mặt cho thấy sự biểu hiện hàng loạt ý nghĩa sinh động: Mô tả khuôn mặt nhưng ý nghĩa lại hướng đến thể trạng, trạng thái tâm lý, đến thể diện con người, đến sự đánh giá phẩm chất con người.
- Từ mặt kết hợp với một số hư từ và từ có khuynh hướng chức năng.
- Mặt khác, kết hợp với từ mặt, các kiểu từ này cũng tăng “hàm.
- Từ mặt, với tư cách là một thực từ, trong danh ngữ, kết hợp với một số hư từ và các từ mang tính chức năng thể hiện những sắc thái ý nghĩa khác nhau.
- Sự kết hợp này cho thấy không những tính chất sử dụng đa dạng của từ mặt mà còn thấy sự biến chuyển ý nghĩa tinh tế của nó khi thực hiện chức năng giao tiếp.
- Trong danh ngữ, từ mặt có những khả năng kết hợp như sau:.
- Hoặc kết hợp với một số từ có khuynh hướng chức năng như:.
- (4) từ chỉ số, trong ba mặt một lời;.
- (6) khuôn trong Anh ta có khuôn mặt chữ điền..
- (11) sự kết hợp của bản thân một số từ này với từ mặt như trong Những cái mặt đen đúa/ Những cái khuôn mặt quen thuộc ấy..
- T ừ kết hợp.
- Vì thế, kết hợp chính là thể hiện sự lựa chọn sắc thái ý nghĩa mong muốn.
- Đối với các thực từ và các từ có khuynh hướng là thực từ, sự kết hợp của mặt với các từ này sẽ cho thấy nhiều điều thú vị hơn nữa..
- Từ mặt kết hợp với thực từ và các từ có khuynh hướng là thực từ.
- Sự kết hợp giữa từ mặt với một số từ tạo ra những cụm từ cố định thường là thành ngữ, đặc ngữ, hoặc có những cụm từ không ổn định.
- Những sự kết hợp này tạo ra nhiều cách diễn đạt ý nghĩa vô cùng sinh động và rất đa dạng.
- Có khi sự diễn đạt ý nghĩa nằm ở trường ngữ nghĩa tiêu cực như từ chỉ màu sắc trong xanh mặt, có khi biểu nghĩa ở trường tích cực như từ chỉ nhiệt độ trong mát mặt, có khi ở giữa hai thái cực này như từ chỉ sự tồn tại/ biến mất trong có mặt/ vắng mặt… Rất khó khái quát sự diễn đạt như thế thành các nhóm nghĩa, hoặc các tiểu trường nghĩa một cách rạch ròi.
- Từ chỉ màu sắc: hồng, thắm, đỏ, vàng, xám, xanh, tái, tím, trắng, đen, như chàm đổ,….
- Khi kết hợp với nhóm từ chỉ màu sắc, mặt dùng để diễn tả trạng thái tâm lý như giận dữ, e lệ (đỏ mặt, mặt đỏ), lo âu, sợ hãi (tím, tái, xám).
- Từ mặt cũng diễn đạt thể trạng (vàng trong mặt vàng như nghệ/ trắng trong khuôn mặt trắng bệch).
- Kết hợp với từ chỉ màu sắc từ mặt cũng thể hiện thể diện, cái tôi bên trong bị xúc phạm, xấu hổ như “Nghe người ta biết được những bí mật đời tư của mình, cô ta đỏ cả mặt”..
- Từ chỉ nhiệt độ: nóng, hầm, mát, lạnh….
- Khi từ mặt kết hợp với các từ chỉ nhiệt độ thì đa số các trường hợp biểu hiện thái độ xuất phát từ cái sỹ diện, cái tôi có được thoả mãn hay không..
- Từ chỉ độ sáng: sáng, tối, ủ….
- Từ chỉ nhan sắc: đẹp, xấu....
- Mặc dù kết hợp với các từ chỉ trường nghĩa về sắc đẹp nhưng từ mặt tham gia diễn tả thể diện của con người..
- Từ chỉ tính chất: dày, mỏng, nặng, nhẹ, nhẵn, nặng.
- Từ chỉ độ xơ cứng, non già: sượng, ê, trơ, đanh, rắn, lẳn, non….
- Từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, biến mất: có, ló, chường, vắng, lánh, che, đậy, tránh, giấu, khuất, đậy….
- Từ chỉ sự biến đổi: méo, nở, sưng, nhăn, nghiêm….
- Từ chỉ sự dịch chuyển: thay, ngảnh, trở, lên, cúi, ngửa, vểnh, vênh, cất, vác, đưa, sa, ngẩn….
- Từ chỉ thành phần, bộ phận cơ thể: da, đầu, tai, mũi, tay, bụng, lưng….
- Từ chỉ vật dụng, thức ăn: muối, thuổng, mo cau, bánh đúc, bánh dầy, gấc, trái xoan….
- Từ chỉ sự khinh trọng: nể, bĩ, bẽ….
- Từ chỉ sự tri giác: thấy, trông, xem….
- Những dẫn chứng về sự thay đổi nghĩa của từ mặt như trên dẫn đến câu hỏi:.
- Cái gì là nguyên nhân của sự thay đổi như vậy? Nguyễn Lai (2001), khi “quan tâm đúng mức đến cơ chế nghĩa”, có nhấn mạnh: “Sự tạo thành ngữ nghĩa, một mặt, không thể tách rời với bình diện lôgic (tức là một áp lực được hình thành từ hoạt động năng động của tư duy hướng vào thực tiễn), mặt khác, lại cũng không thể không chú ý đến tính chất định hình hoá, vật thể hoá của nó thông qua các phương tiện ngôn ngữ… Đây chính là sự khúc xạ lẫn nhau của ba phạm trù nhận thức, thực tiễn và ngôn ngữ.”..
- Quả vậy, trong thế giới hiện thực và cộng đồng văn hoá Việt, nơi thường tôn vinh thể diện, phẩm giá con người và dưới khúc xạ lẫn nhau của ba phạm trù nhận thức, thực tiễn, ngôn ngữ, từ mặt khi kết hợp như vậy, đã thể hiện nhiều hướng tạo nghĩa mới và chuyển đổi ý nghĩa.
- Có thể khái quát thành ba hướng:.
- (a) Mô tả mặt qua những từ ngữ chỉ các màu sắc, hiện tượng, vật thể, hành vi quen thuộc trong cộng đồng, để chỉ thể trạng con người.
- (b) Mô tả mặt qua những từ ngữ chỉ màu sắc, hiện tượng, vật thể, hành vi quen thuộc trong cộng đồng, để chỉ trạng thái tâm lý con người.
- (c) Mô tả mặt qua những từ ngữ chỉ màu sắc, hiện tượng, vật thể, hành vi, hành động quen thuộc trong cộng đồng, để chỉ phẩm chất, tư cách, thể diện con người.
- Mỗi hướng mô tả và chuyển đổi ý nghĩa như vậy thường thể hiện ở ba bình diện: tiêu cực, tích cực và trung tính.
- Ví dụ: đỏ trong mặt đỏ có thể chỉ thể trạng cao huyết áp (thể chất), tức giận (tâm lý) hoặc đỏ mặt chỉ xấu hổ (thể diện).
- Với đẹp trong đẹp mặt chỉ thể diện trong bình diện tích cực.
- Từ mặt là trung tâm thể hiện ý thức về thể diện, tính cách.
- Những ngữ chứng trên cho phép ta nghĩ rằng người Việt Nam xem mặt là trung tâm thể hiện ý thức về thể diện và về những giá trị văn hoá của họ..
- (1) những biểu hiện đánh giá con người qua diện mạo, nét mặt;.
- (2) những biểu hiện bảo vệ hoặc nâng cao thể diện của chính mình;.
- (3) và những biểu hiện làm tổn hại đến thể diện người khác..
- (4) thể hiện nhân sinh quan;.
- (5) thể hiện thế giới quan;.
- (6) thể hiện trong văn học nghệ thuật khi nói đến con người..
- Đánh giá con người qua khuôn mặt (46) Trông mặt mà bắt hình dong..
- B ảo vệ hoặc nâng cao thể diện.
- Làm tác hại đến thể diện.
- Biểu hiện nhân sinh quan.
- Biểu hiện thế giới quan.
- (66) Khái niệm xem mặt đã trở thành đặc điểm văn hoá trong hôn nhân truyền thống.
- (Theo Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học) (67) Khái niệm đậy mặt: Chỉ một đặc điểm văn hoá trong tang lễ: Một mảnh vải hay tờ giấy bản được phủ lên mặt người chết.
- Mặt còn được sử dụng vượt tầm một từ chỉ khuôn mặt người mà để chỉ những thực thể chi phối thân phận con người trong vũ trụ như: mặt trời, mặt trăng, mặt đất.
- Biểu hiện trong văn học nghệ thuật.
- Từ khuôn mặt đẹp của Thuý Kiều, Thuý Vân… được Nguyễn Du mô tả đến những khuôn mặt đời thường được diễn tả trong nhiều tác phẩm, từ mặt được các nhà sáng tạo nghệ thuật khai thác một cách triệt để để mô tả từ vẻ bên ngoài đến nội tâm, tính cách con người.
- Nhưng có lẽ Nam Cao là người đã khắc hoạ hai khuôn mặt của hai con người dưới đáy tận cùng của xã hội như thể là hai sản phẩm tạo ra từ hoàn cảnh nghiệt ngã nhất của cuộc đời.
- Chúng ta hãy đọc lại lời của Nam Cao diễn tả hai khuôn mặt của Chí Phèo và Thị Nở:.
- Qua các cách thể hiện bằng ngôn ngữ, từ mặt, với tư cách là một biểu trưng vật thể chỉ thể diện con người, trong quá trình tư duy của cộng đồng văn hoá Việt, đã trở thành yếu tố ngôn ngữ ẩn chứa khá nhiều sắc thái văn hoá của người Việt..
- Về mặt số lượng thể hiện qua hàng trăm cách kết hợp, mô tả khác nhau, từ mặt được cộng đồng Việt khai thác triệt để để nói về chính mình và cộng đồng của mình.
- Về mặt hình thức ngôn ngữ, từ mặt có thể xuất hiện trong cụm từ cố định như mặt rồng (chỉ vua), mặt nạ (vừa nghĩa đen, vừa nghĩa bóng, chỉ bề ngoài không như thật chất của nó, tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng một từ khác không liên quan gì đến từ mặt để nói ý niệm này), xem mặt (cụm từ chỉ nghi lễ vấn.
- Và đặc biệt từ mặt có thể kết hợp với khá nhiều động từ chỉ sự tri nhận như nhìn, xem, trông, thấy,… Đối với văn hoá Việt, mặt - vật thể tượng trưng cho thể diện - là rất quan trọng, trở thành tâm điểm của sự chú ý.
- Về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức ngôn ngữ để tạo nghĩa mới, bổ sung thêm các sắc thái nghĩa, chúng ta thấy rằng từ mặt kết hợp rất nhiều với các vật thể trong cộng đồng người Việt như mặt đỏ như gấc chín, mặt nặng như đá đeo, mặt dài như cái thuổng.
- Và trên cơ sở ngôn chứng đó, Shi-Xu (2001) phát biểu: “Nghiên cứu văn hoá nhất thiết phải nghiên cứu ngôn bản”.
- Như thế, nội dung cuối cùng của bài viết được chứng minh, chúng ta thấy đằng sau các lớp ngữ chứng có sự xuất hiện của từ mặt là sắc thái văn hoá “thể diện”, có lúc thái quá trở thành “ bệnh sỹ” hiện trên mặt người..
- [2] Đỗ Hữu Châu, “Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2000, tr.1-18..
- [4] Nguyễn Lai, Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, tập I, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội tr..
- [5] Phan Ngọc, Thử xét văn hoá – văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Thanh niên tr..
- [7] Hữu Ngọc (chủ biên), Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam, NXB Thế giới tr..
- [8] Trịnh Thị Kim Ngọc, Ngôn ngữ và văn hoá, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội tr..
- [11] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Tp.
- [12] Hoàng Tuệ, Ngôn ngữ và đời sống xã hội văn hoá, NXB Giáo dục tr..
- [13] Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội tr..
- [14] Nguyễn Như Ý – Nguyễn Văn Khang – Phan Xuân Thành, Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá tr..
- [15] Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá dân tộc tr.