« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG GiÁO DỤC CỦA NGUYỄN TRÃI


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG GiÁO DỤC CỦA NGUYỄN TRÃI Sinh viên: Bùi Thị Hương Giang Lớp SP Lịch sử khoá 49 Giáo viên: Mai Quang Huy Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều những vĩ nhân, những bậc anh tài có nhiều đóng góp lớn lao cho sự hình thành và phát triển của đất nước qua mỗi thời đại.
- Dưới thời phong kiến, cùng với những những nhân vật, những tấm gương tiêu biểu Nguyễn Trãi cũng là một nhân tài có vai trò, vị trí quan trọng đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.Tìm hiểu về Nguyễn Trãi ta không chỉ thấy rằng Ông là một người mà cả ba yếu tố chính trị, quân sự,văn học đều được kết hợp với nhau một cách nhất quán trên cơ sở quan điểm vững vàng, mà hơn thế nữa Ông còn là một nhà tư tưởng lớn của thời đại trong đó có tư tưởng về nhân ái, tư tưởng nhân thân, tư tưởng chính trị, quân sự…và tưởng về giáo dục.
- Nguyễn trãi ra đời và trưởng thành trong 1 thời kỳ lịch sử nhiều biến động và bối cảnh xã hội khắc nghiệt: “suy tàn đổ nát của nhà Trần, mất nước nhà tan, tham tàn bạo ngược của quân xâm lược Minh, chiến tranh và hoà bình” Ông đã gắn bó 62 năm cuộc đời mình với lịch sử đất nước và đã vượt lên tất cả những biến động lịch sử bởi một tầm nhìn rộng lớn về chính trị, thời đại.
- Ông luôn hướng tới cái mới, cái phát triển đi lên và tài năng, đức độ của Ông đã phát triển đến độ viên mãn không chỉ trong thế kỉ XV mà xuyên suốt cả thời kì lịch sử phát triển sau này của nhân loại, Đó cũng chính là cơ sở ươm mầm cho những tư tưởng của ông đựơc hình thành và đơm hoa kết quả.
- Đứng trứơc xu thế phát triển hội nhập của đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục và đề ra kế hoạch phải đưa giáo dục phát triển đi trước một bước.
- Tuy nhiên những thách thức của công cuộc đổi mới giáo dục vẫn còn là điều nhức nhối đối với những người làm trong ngành giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
- Để góp phần vào việc tìm ra những tư tưởng, triết lý giáo dục phù hợp, đúng đắn, khách quan, khoa học nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển giáo dục đất nước.
- Đề tài muốn thông qua việc nghiên cứu những tư tưởng về giáo dục của Nguyễn trãi - một trong số những nhà tư tưởng lớn của lịch sử dân tộc để góp phần hình thành một số quan điểm phù hợp với thực trạng giáo dục và xu hướng phát triển của nền giáo dục nước nhà.
- Vì vậy trong phạm vi một đề tài nghiên cứu khoa học đề tài xin tập trung đi vào nghiên cứu vấn đề “Tìm hiểu một số tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi.”.
- Có thể nói rằng, mọi tư tưởng của Nguyễn Trãi đều có nguồn gốc từ: chủ nghĩa yêu nước, truyền thống dân tộc Việt Nam và sự tiếp thu có chọn những yếu tố tích cực của các học thuyết, Nho, Phật, Lão - Trang.
- Nhưng đối với tư tưởng Giáo dục thì ngoài những nguồn gốc trên, nó còn được bắt nguồn từ những truyền thống gia đình và những năm tháng trải nghiệm của một thầy đồ Nguyễn Trãi 1 .Đào tạo nhân tài và tác dụng của Giáo dục:.
- Tư tưởng đầu tiên mà Nguyễn Trãi nhấn mạnh chính là khâu đào tạo nhân tài và tác dụng của Giáo dục.
- Với tầm nhìn của một nhà chiến lược trên cơ sở thấm nhuần giáo lý nho học về nhiều nội dung, hơn ai hết Nguyễn Trãi đã thấy được mối liên hệ chặt chẽ, khắng khít giữa chính sách tôn hiền và Giáo dục.
- Những tiến bộ hơn hẳn trong tư tưởng này của Nguyễn Trãi so với các bậc tiền nhân là ở chỗ: trong khi các thánh hiền Nho giáo chỉ dừng lại ở chỗ đề cao vai trò của người hiền tài trong sự nghiệp chính trị thì ở đây Nguyễn Trãi không chỉ nhận ra điều đó mà ông còn đưa ra được đường lối, phương pháp để chọn dùng nhân tài một cách hợp lý.
- Những tư tưởng đó của Nguyễn Trãi đã tác động không ít đến các chính sách của nhà Lê: Ngay từ khi dựng nước các vua triều Lê sơ đã cho lập các nhà học để đào tạo và gây dựng nhân tài.
- Vai trò của giáo hóa trong Giáo dục:.
- Trong tư tưởng Giáo dục của Nguyễn Trãi, việc học có mục đích cụ thể rõ ràng.
- Vấn đề “ Giáo hoá” mà Nguyễn Trãi muốn đề cập đến ở đây chính là sự am hiểu, tinh thông, là trình độ hiểu biết của con người về trí thức khoa học.
- Và để có được điều đó thì phải có Giáo dục và thông qua Giáo dục.
- Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, sự nghiệp Giáo dục phải được chăm lo “xây dựng thái bình bằng văn tự” (Nguyễn Trãi toàn tập, tr 289) và ông cũng xác định giá trị của văn hóa Giáo dục là vô cúng to lớn: “Con cháu chớ hiềm tối ngặt Thi, Thư thực ấy báu nghìn đời.” (Nguyễn Trãi toàn tập, tr 398).
- Ở đây điểm tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng “Giáo dục” của Nguyễn Trãi là ở chỗ: Nếu như Nho giáo Trung Hoa thì cho rằng, tính nết con người là do trời đĩnh sẵn, không thể thay đổi được, còn Khổng Tử thì lại khẳng định rằng trong xã hội có một loại người không thể giáo cải được đó là lớp “hạ ngu” và có loài khó dậy đó là “phụ nữ”.
- Nhưng với Nguyễn Trãi, Ông đã thấy được rằng: Ý thức, tính nết của con người vẫn có thể bị tri phối, có thể uốn nắn được theo ý định của nhà Giáo dục tài giỏi.
- Song điều này phải được kết hợp với quá trình Giáo dục không sai sót đáng kể trong gia đình.
- Điều đó cũng có nghĩa là Nguyễn Trãi đặc biệt đề cao vai trò của sự kết hợp chặt chẽ giữa Giáo dục trong gia đình và trong Giáo dục ở nhà trường..
- Sự “Thiên tài” trong con người và tư tưởng của Nguyễn Trãi là ở chỗ ông không chỉ nhận biết đánh giá vai trò của Giáo dục là to lớn mà bằng chính những hoạt động thực tiễn là đã từng tham gia dạy học nhiều năm, Nguyễn Trãi đã đề ra được những phương pháp để kết hợp Giáo dục gia đình, nhà trường một cách hiệu qủa, góp phần hình thành “giáo hoá” ở mỗi người: “Lề phú tính, uốn nên hình Ắt đã trừng trừng nẻo thủơ sinh.
- Kết hợp “Đức” và “Tài” trong Giáo dục:.
- Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Nho giáo Nguyễn Trãi khẳng định: “làm người phải có đức, cùng tài”.
- Nhưng điểm khác bịêt và tiến bộ hơn hẳn so với quan niệm cuả các bậc thánh hiền Nho Giáo là: Nguyễn Trãi không coi đức là gốc, tài là ngọn hay ngược lại, mà theo ông để có đức, có tài trước hết phải có lòng nhân ái không có lòng nhân ái thì đức và tài sẽ phát triển theo hướng vị kỉ hẹp hòi mà thôi: “Tài, Đức thì cho lại có nhân”..
- Những quan niệm về nhân nghĩa chính là cơ sở để Nguyễn Trãi đưa ra một khái niệm rộng hơn về đạo đức mà trong hệ thống lý luận của Nho giáo Trung Hoa chưa từng xuất hiện: Đó chính là việc đề cao tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết: “Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền Cành Bắc, cành Nam một cội nên Điền địa chớ tham hơn bỏ ải Nhân luân mưa lấy dưới làm trên Chân tay dầu đứt hề khôn nối Xống áo chẳng còn mô dễ xin Ở thế nhịn nhau muôn sự đẹp Cương nhu cùng biết hết hai bên”.
- Trong quá trình tham gia dạy học ở trong cung, Nguyễn Trãi vẫn thường nhắc thái tử và các quan chức bây giờ là: phải thương yêu dân chúng, nghĩ và làm những việc khoan nhân.
- Đặc biệt là trong tư tưởng của Nguyễn Trãi thì “Nhân nghĩa” không phải là sự nhẫn nhục để phi nghĩa lấn tới mà phải là sự đấu tranh để trừ khử cái phi nghĩa, đồng thời tình thương người cũng không đông nghĩa với “dĩ hoà vi quý vô nguyên tắc”..
- Như vậy Nguyễn Trãi không chỉ là người đề ra tư tưởng kết hợp giữa đức và tài trong Giáo dục trong đó con người phải “Lấy nhân nghĩa” làm gốc, mà chính ông đã trở thành tấm gương sáng về sự kết hợp toàn vẹn giữa Đức và Tài ấy..
- Cùng với tư tưởng này, cách Nguyễn Trãi hàng trăm năm sau chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có nói “Có tài mà không có Đức thì là người vô dụng, có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Phải chăng từ tư tưởng của Nguyễn Trãi đến tư tưởng của Hồ Chí Minh là một sự kế thừa và phát triển, tuy khác nhau về thời đại nhưng lại giống nhau về một tầm nhìn, một tư tưởng xuất phát từ tấm lòng vì nước vì dân? 4.
- Giáo dục thế hệ hậu học:.
- Là một người có tầm nhìn của một nhân vật “Kinh bang tế thế” Nguyễn Trãi đã lấy nỗi lo của nhân thế làm nỗi lo của mình: Một đất nước có phát triển được hay không, những gì ngày hôm nay có còn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy được hay không chính là nhờ vào thế hệ sau, song hơn hết là nhờ vào việc những thế hệ hôm nay có biết lo lắng chăm sóc cho thế hệ sau hay không? Với tấm lòng yêu nước nồng nàn và tình thương dân vô hạn.
- Trong thơ, văn, tấu, biểu Nguyễn Trãi vẫn thường nói “Lo trước mội điều lo của dân” và muốn “yêu dân” phải quyết tâm “trừ bạo”.
- Xét về mặt Giáo dục thì tinh thần vì nước thương dân của Ông chính là tình cảm yêu mến lớp trẻ: Coi lớp trẻ là những mầm cây non đầy triển vọng, là tương lai của nòi giống, của đất nước, cần phải được chăm sóc đúng mức.
- Dưới thời nhà Lê, có những lúc tình hình trở nên rối ren khiến Nguyễn Trãi cũng phải băn khoăn: “Hậu học thuỳ tương tác chuẩn thắng” Nhưng hơn ai hết Nguyễn Trãi hiểu được rằng: Lòng tin của dân chúng vào vua quan là báu vật của một nước phong kiến, nước có thể thiếu lính, thiếu ăn nhưng không thể thiếu chữ tín”.
- Vì thế Nguyễn Trãi thường đòi hỏi rất cao tinh thần sống nêu gương sáng của các tầng lớp quan lại..
- Có thể thấy rằng tư tưởng Giáo dục Nguyễn Trãi luôn hướng về dân tộc, hướng về nhân dân, hướng về thế hệ trẻ.
- Giáo dục trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, theo nghĩa rộng bao gồm việc đào tạo thế hệ trẻ thành người có ích cho đất nước, tự hào về tổ quốc để chiến đấu, bảo vệ, xây dựng tổ quốc..
- Quá trình được Giáo dục một cách có hệ thống của bản thân Nguyễn Trãi cùng sự thành đạt của Ông chính là tiền đề, cơ sở để hình thành tư tưởng Giáo dục toàn diện của Nguyễn Trãi mà giá trị và tác dụng của nó trong sự phát triển của lịch sử tư tưởng dân tộc là vô cùng to lớn và sâu sắc.
- Kết luận * Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi đã góp phần tạo nên những giá trị giáo dục to lớn, đó là những giá trị về.
- Lòng trung quân gắn liền với ái quốc · Cấn cù và sang tạo trong lao động · Anh hùng bất khuất, yêu chuộng hoà bình · Nhân nghĩa · lạc quan Cho đến ngày nay, trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, những gá trị về tính cách này vẫn tồn tại, phát triển và đổi mới để phù hợp với từng thời đại, không những thế nó còn không ngừng được phát huy bằng các hành động, việc làm cụ thể, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước - đặc biệt la trong giáo dục.
- Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi đã hướng đến và đáp ứng được mục tiêu của giáo dục đương thời đó là: đào tạo đội ngũ quan lại cho các vương triều..
- *Tuy nhiên tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi còn thiên về quyền lợi, nghĩa vụ của giai cấp thống trị, quan lại…nên thường làm cho dân chúng cần lao có tưởng an phận, thuận theo mọi ý chí của kinh phật, vua.
- Khuyến nghị * Dưới thời Lê sơ những tưởng của Nguyễn Trãi về giáo dục đã góp phần đưa nền giáo dục đất nước phát triển đến cực thịnh, trở thành đỉnh cao của nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến là do các nhà tư tưởng và giáo dục thời kỳ này đã nắm chắc và bám sát vào mục tiêu giáo dục của đất nước.
- Do vậy nền giáo dục hiện nay muốn phát triển hơn nữa nhằm đi trước, đón đầu trong công cuộc phát triển cũng nên bám sát vào mục tiêu giáo dục dể đưa ra những tưởng giáo dục đúng đắn, khách quan, phù hợp với điều kiện của nền giáo dục nước nhà.
- Những tư tưởng về giáo dục và phát triển giáo dục không chỉ là trách nhiệm của những người lãnh đạo hay những nhà tư tưởng, mà đó là trách nhiệm của toàn nghành giáo dục, toàn xã hội…Do đó để thực hiện tốt công cuộc phát triển giáo dục cũng như đảm bảo nền giáo dục Việt Nam không đi chệch hướng thì công việc truyền đạt, phổ biến về mục tiêu, tư tưởng giáo dục cần được thực hiện nhanh hơn, trong phạm vi rộng hơn, đảm bảo chất lượng cao hơn: có thể thông qua nội dung các môn học như giáo dục công dân hay những buổi học ngoại khoá…