« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm thấy các di vật cổ thông qua việc khảo sát và minh giải số liệu địa vật lý khu vực đình Chu Quyến


Tóm tắt Xem thử

- Tìm thấy các di vật cổ thông qua việc khảo sát và minh giải số liệu địa vật lý khu vực đình Chu Quyến.
- Bài báo trình bày các kết quả khảo sát, minh giải số liệu của các phương pháp Rađa xuyên đất và Thăm dò điện đa cực, cũng như các kết quả đào thám sát bước đầu của Viện Bảo tồn Di tích.
- Chúng tôi đã tìm ra các cổ vật trong khu vực đình Chu Quyến một cách khá chính xác bằng các phương pháp Địa Vật lý nói trên càng khẳng định tính ưu việt và hiệu quả của các phương pháp này đối với công tác khảo cổ.
- Kết quả này chắc chắn sẽ có những đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo đình Chu Quyến nói riêng và các công trình Di tích văn hoá khác nói chung..
- Ngày Cục Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thông tin đã quyết định đầu tư để tu bổ, tôn tạo kiến trúc tòa đại đình Chu Quyến, tứ trụ, sân vườn và các hạng mục khác thuộc khu vực này.
- Đây là dự án thực nghiệm đầu tiên được thực hiện, cho nên một trong các hạng mục của dự án là tìm kiếm và phát hiện các di vật cổ bị chôn vùi ở trong khu vực xung quanh đại đình.
- Được biết, thực dân Pháp đã cho tu sửa đình và xây nhà hội đồng (sau là hội trường xã) vào năm 1926, rất có thể họ cũng cho tôn tạo lại sân đình.
- Theo yêu cầu của Viện Bảo tồn Di tích là khảo sát sơ bộ toàn bộ mặt bằng xung quanh đại đình Chu Quyến.
- chúng tôi đã áp dụng các phương pháp địa vật lý gần mặt đất, phân giải cao để tiến hành khảo sát sơ bộ, và trong điều kiện có thể thì phát hiện các cổ vật bị chôn vùi ở khu vực đình Chu Quyến..
- Kết quả minh giải số liệu đã tìm thấy các di vật cổ tại khu vực đình Chu Quyến..
- Chúng tôi giới thiệu trong bài báo này một số kết quả chính áp dụng các phương pháp Địa Vật lý để phát hiện các cổ vật bị chôn vùi..
- Khu vực và các phương pháp nghiên cứu.
- Khu vực nghiên cứu.
- Hiện trạng mặt bằng công trình đang được lấp cát phía trước sân, đã dựng 2 nhà khung sắt mái tôn ở phía Tây Nam và phía Tây của đại đình phục vụ cho việc chuẩn bị thi công hạ giải toàn bộ đại đình và các hạng mục khác..
- Chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp này để khảo sát khu vực đại đình Chu Quyến..
- Theo yêu cầu của Viện Bảo tồn Di tích, mặt khác do mặt bằng thi công đang triển khai đồng thời các hạng mục khác cho nên việc bố trí các tuyến khảo sát cũng như lựa chọn ăngten thu phát, khoảng cách các điện cực khá khó khăn.
- Vì vậy, chúng tôi mới chỉ bố trí các tuyến và lựa chọn thông số khảo sát sao cho có thể khảo sát sơ bộ để có bức tranh tổng thể ban đầu của khu vực đại đình Chu Quyến và phát hiệ n các cổ vật bị chôn vùi ở khu vực này dọc theo các tuyế n kh ả o sát..
- Các tuyến khảo sát được bố trí trên hình 1, trong đó có 28 tuyến GPR và 1 tuyến MEI..
- Các tuyến này tập trung vào các vùng mặt bằng còn trống xung quanh đại đình và theo các hướng hoặc vuông góc hoặc song song với các mặt đại đình..
- Kết quả minh giải.
- Trong bài báo này chúng tôi chỉ giới thiệu một số kết quả chính có liên quan đến các đối tượng nghiên cứu phát hiện được để khai quật, trong đó có tìm ra di vật cổ..
- Các tuyến ở mặt trước đại đình.
- Bốn tuyến GPR đầu tiên CQD1, 4D1, 4D2 và 4D3 được tiến hành ở phía trước đại đình theo cùng một hướng song song với mặt trước đại đình theo thứ tự cách mép hiên trước là và 3.0 m.
- Hình 3 là kết quả minh giải 4 tuyến trên..
- Trên các tuyến 4D1, 4D2 và 4D3 xuất hiện vị trí dị thường (liên quan đến các di vật cổ) ở các mét tương ứng là 33.5 (tuyến 4D1);.
- 34 (tuyến 4D2) và 30 (tuyến 4D3), ở độ sâu khoảng 50 - 60cm, ngoài ra ở độ sâu hơn còn có thể có đối tượng lớn hơn dạng khối, chúng được khoanh bằng hình tròn nét đứt.
- Ngoài ra, ngay phía trước sát hiên cửa đại đình có thể có đối tượng dạng bậc khối..
- Mặc dù trong bài báo này chúng tôi không đi sâu nhiều đến các lớp địa chất, nhưng qua minh giải tất các tuyến GPR, chúng tôi thấy rằng lớp 1 (có độ sâu từ 0 - 15.
- lớp 2 (từ 15 - 30 cm) có thể liên quan đến lớp sân nền thời Pháp.
- Chúng ta có thể thấy rõ lớp nền này ở phần đầu (từ 0 - 6 m) tuyến 4D2 (hình 3) là phần nằm ở phần sân lát gạch trước nhà hội đồng.
- lớp 3 (từ 30 - 60 cm) có thể liên quan đến mực nước mặt trong khu.
- vực, lưu ý rằng dị thường phát hiện ở các tuyến trên đều nằm trong lớp thứ 3 này.
- Vì vậy, có thể lớp này liên quan đến lớp mặt sân cổ.
- Cuối cùng là lớp 4 (từ ~ 1 m trở xuống) xuất hiện không rõ ràng trên các tuyến.
- MÆt b»ng tæng thÓ hiÖn tr¹ng vµ c¸c tuyÕn ®o §Þa vËt lý 4D1 (40.3m)CQD1 (32.7m) 4D2 (40.6m) 4D3 (38.0m) 4D4 (41.0m) 4D5 (30.0m).
- 4N5L1 (18.0m).
- 4N5 (15.0m).
- 4N4 (22.0m).
- 4N1 (22.0m) 4N2 (28.0m) 4N3 (27.5m).
- CQD2 (38.5m) 42D2 (13.0m) 42D9 (24.0m).
- 42D8 (14.0m) 42D7 (19.0m).
- 42D4 (19.0m) 42D3 (18.0m).
- 42N5 (17.0m) 42N4 (17.0m) 42D1 (13.0m).
- 43D1 (26.0m).
- 3,893 DIEN (26.0m).
- Sơ đồ các tuyến khảo sát Địa vật lý khu vực đình Chu Quyến..
- Ví trí các tuyến CQD1, 4D1, 4D2 và 4D3..
- Kết quả minh giải trên giản đồ sóng các tuyến CQD1, 4D1, 4D2 và 4D3..
- Ví trí các tuyến 4N5, 4N5L1, 4N4, 4N1, 4N2 và 4N3..
- Kết quả minh giải trên giản đồ sóng các tuyến 4N5, 4N5L1, 4N4, 4N1, 4N2, 4N3 và 4N6..
- Vuông góc với mặt trước đại đình là các tuyến 4N5, 4N5L1, 4N4, 4N1, 4N2, 4N3 và 4N6.
- Các tuyến này đều bắt đầu từ mép hiên trước đại đình, song song với lối đi vào đại.
- đình có vị trí được biểu diễn trên hình 1, trong đó có các tuyến 4N4, 4N1, 4N2 và 4N3 nằm trong lối đi vào đại đình (hình 4).
- Các hình 6 - 8 xây dựng lại kết quả minh giải các tuyến trên dưới dạng hình ảnh ghép 2D từng cặp các tuyến vuông góc và song.
- Từ các hình này chúng ta có thể hình dung khá rõ các lớp (ký hiệu mũi tên) và dị thường (ký hiệu khoanh tròn) trong khu vực các tuyến đi qua..
- Hình ảnh ghép 2D giản đồ sóng các tuyến 4D1 và 4N4..
- Hai tuyến này cắt nhau tại vị trí mét thứ 18.5 tuyến 4D1 và mét thứ 1 tuyến 4N4..
- Hình ảnh ghép 2D giản đồ sóng các tuyến 4D3 và 4N5L1..
- Hai tuyến này cắt nhau tại vị trí mét thứ 11 tuyến 4D3 và mét thứ 3 tuyến 4N5L1..
- Hình ảnh ghép 2D giản đồ sóng các tuyến 4D4 và 4N6..
- Hai tuyến này cắt nhau tại vị trí mét thứ 32.5 tuyến 4D4 và mét thứ 6 tuyến 4N6..
- Các tuyến ở mặt trái đại đình.
- Tuyến MEI được tiến hành bắt đầu cách mép hiên trước đại đình 8 m, cách mép hiên trái 4 m.
- Hình 9 là kết quả minh giải, hình trên và dưới cùng là mặt cắt điện trở suất, hình ở.
- Các tuyến ở mặt sau đại đình.
- Hình 10 biểu diễn vị trí và kết quả minh giải trên giản đồ sóng tuyến 43D1 song song với mép hiên sau đại đình và cách mép hiên 1 mét.
- Vị trí và kết quả minh giải trên giản đồ sóng tuyến 43D1..
- Các tuyến ở mặt phải đại đình.
- Bốn tuyến song song với mép hiên phải đại đình, đều bắt đầu từ trước nhà để bia, gồm 44D1, 44D2, 44D3 và 44D4 lần lượt cách mép hiên phải đại đình và 8.7 m (hình 11).
- các kết quả minh giải cũng được biểu diễn trên hình 11.
- Cả 4 tuyến này nằm trên sân lát gạch là bề mặt phản xạ mạnh làm biên độ sóng suy giảm đáng kể khi lan truyền xuống bên dưới, do vậy lớp thứ 3 và 4 xuất hiện rất mờ so với các tuyến khác.
- so sánh phần cuối (từ mét 8 - 11) tuyến 44D3 (hình 11) và phần đầu (mét thứ 0 - 6) tuyến 4D1 (hình 3) mà hai tuyến này cắt nhau tại vị trí mét thứ 1.3 tuyến 4D1 và mét thứ 11 tuyến 44D3 thì lớp thứ 2 ở vùng này khá ghồ ghề và phần giản đồ sóng trên đó bị mất tín hiệu, giống như tuyến 43D1 nằm sau đại đình.
- Vị trí và kết quả minh giải trên giản đồ sóng các tuyến 44D1, 44D2, 44D3 và 44D4..
- Vị trí và kết quả minh giải trên hình ảnh ghép 2D giản đồ sóng các tuyến 44D2 và 4D2..
- Kiến nghị về các vị trí đào thám sát.
- Qua khảo sát sơ bộ và kết quả minh giải nêu trên, chúng tôi đã đề nghị đào thám sát 4 hố với vị trí và kích thước trình bày trong hình 13:.
- Hố thứ nhất là hố triển vọng có di vật cổ ở độ sâu khoảng 50 - 60cm, phía dưới có thể có đối tượng lớn hơn dạng khối..
- Hố thứ hai liên quan đến đối tượng dạng đất bở rời hoặc bùn nhão ở độ sâu khoảng 2m, có thể nằm trong khu vực ao hoặc giếng đã bị lấp..
- Hố thứ ba có thể liên quan đến đối tượng dạng khối ở độ sâu khoảng 30 - 40 cm..
- Hố thứ tư có thể chỉ là một lớp nền cổ ở độ sâu khoảng 20 - 30cm..
- Ngoài ra, ngay phía trước sát hiên cửa đại đình có thể có đối tượng dạng bậc khối (hình 3)..
- Tuy nhiên như đã nói ở trên, do lối vào đại đình có hai bờ gạch tạo ra các phản xạ nhiễu loạn, cho nên rất khó phán đoán được dị thường ở vùng này.
- Vì vậy, nếu có thể thì đề nghị cho đào thám sát hố thứ 5 tại vị trí này để kiểm tra..
- Kết quả đào thám sát.
- Sau khi xác định từng vị trí cần tiến hành đào thám sát trên bản vẽ tổng thể, trong hai ngày 21 và Viện Bảo tồn Di tích đã mở hai hố thám sát tại góc Tây Nam của đại đình (hố 1 và hố 2).
- Kết quả thu được như sau:.
- Vị trí: Nằm ở góc Tây Nam và cách mép ngoài hiên phía trước đình 0,5m.
- Kết quả đào thám sát: Tới độ sâu 0,5m bắt đầu xuất lộ nhiều hiện vật, trong đó có 01 kìm nóc bằng đất nung phong cách nghệ.
- Vị trí: nằm về phía Nam của hố 1, cách 2,5m, với diện tích 4m2 (mỗi chiều 2m)..
- Kết quả đào thám sát: Khi đào tới độ sâu 1,6m chúng tôi mới gặp trong hố vài mảnh sành, gốm, gạch vụn nhỏ, không có hiện vật giá trị nào.
- Kết quả đào thám sát bước đầu của Viện Bảo tồn Di tích (có xác nhận của Cục Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thông tin) tại hố thứ 1 và hố thứ 2 mà chúng tôi đã chỉ ra là khá phù hợp với kết quả khảo sát và minh giải số liệu Địa Vật lý do chúng tôi thực hiện.
- Một lần nữa khẳng định tính ưu việt và hiệu quả của các phương pháp Địa Vật lý là không phá huỷ, có thể khảo sát trên diện rộng trong thời gian khảo sát ngắn và giá thành thấp, ngoài ra có thể cung cấp cho các nhà khảo cổ biết.
- Đây là cơ sở quan trọng để Viện Bảo tồn Di tích có thể mở tiếp những hố thám sát khác..
- Kết quả nói trên chắc chắn sẽ có những đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo đình Chu Quyến nói riêng và các công trình Di tích văn hoá khác nói chung..
- Do việc khảo sát tiến hành song song với các công việc tu bổ khác cho nên địa hình bề mặt khá khó khăn cho việc đo đạc, có ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo đạc GPR, nhất là khi phải sử dụng ăngten tần cao.
- do mục đích chỉ khảo sát sơ bộ (đã trình bày ở trên) nên thời gian khảo sát còn ít, chưa thiết kế khảo sát chi tiết cho nên chưa thể có bức tranh chi tiết và đầy đủ cho toàn khu vực, đặc biệt có thể đã bỏ qua các đối tượng khảo cổ có kích cỡ nhỏ.
- Vì vậy, theo chúng tôi cần phải tiếp tục tiến hành khảo sát Địa Vật lý chi tiết hơn..
- Hiện nay, theo đề nghị của Cục Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thông tin, chúng tôi đã kết hợp với Viện Bảo tồn Di tích viết báo cáo làm cơ sở cho Cục Di sản Văn hoá phê duyệt kế hoạch khai quật chính thức.
- Đề nghị các cấp nhanh chóng cho khai quật tiếp các hố đã khai quật cũng như các hố đã chỉ ra mà chưa khai quật để có kết quả đầy đủ hơn..
- phòng trừ Mối - Viện Khoa học Thuỷ lợi đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình đo đạc ngoài thực địa và nhanh chóng tổ chức đào thám sát để minh chứng cho kết quả của chúng tôi.