« Home « Kết quả tìm kiếm

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Tính dễ bị tổn thương về sinh kế, lao động di cư.
- Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực của cả nước có tỷ lệ di cư lao động cao.
- Tuy nhiên, một bộ phận lớn lao động di cư xuất phát từ khu vực nông thôn với kỹ năng và kiến thức chuyên môn còn hạn chế đã làm cho sinh kế dễ bị tổn thương.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) đánh giá thực trạng và tính dễ bị tổn thương sinh kế và (2) đề xuất những giải pháp để hạn chế tính dễ bị tổn thương của lực lượng lao động di cư này.
- Bằng cách sử dụng khung sinh kế bền vững để đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương, kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn sinh kế của nhóm lao động di cư này còn rất hạn chế, chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế cao 0,71.
- Để giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương cần quan tâm đến nâng cao trình độ học vấn và đào tạo nghề cho lực lượng lao động di cư cũng như khuyến khích sự tham gia của lao động di cư vào các tổ chức.
- Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn đối với các nhóm dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực của chính sách..
- Theo số liệu Báo cáo về điều tra lao động và việc làm của Tổng cục thống kê (2012a), tổng dân số của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2012 là 17,39 triệu dân (chiếm khoảng 19,5% cả nước), trong đó có 10,4 triệu người trong độ tuổi.
- lao động.
- Lực lượng lao động ở ĐBSCL tăng đều qua các năm, hằng năm có thêm khoảng 170 ngàn lao động mới, điều này đã đặt ra một vấn đề lớn về giải quyết việc làm, đặc biệt khu vực nông thôn do phần lớn lực lượng lao động hiện nay thuộc khu vực nông thôn, chiếm khoảng 76% hay 7,96 triệu lao động..
- Mặc dù, tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị lại cao hơn so với khu vực nông thôn, cụ thể là năm 2012 lần lượt là 2,87% và 1,94%.
- Từ đây góp phần cho thấy được lý do tại sao trong thời gian gần đây một lượng lớn lực lượng lao động nông thôn di cư sang các khu đô thị do lực “kéo”.
- Di cư lao động là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội như góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cũng như cung cầu lao động (Võ Thanh Dũng, 2010).
- Theo báo cáo của Huy và ctv (2011) cho thấy ở ĐBSCL hiện tượng di cư lao động bao gồm di cư trong khu vực và ngoài khu vực, trong đó di cư ngoài khu vực ĐBSCL chiếm hơn 73% và trong khu vực chỉ chiếm khoảng 27%.
- Tuy nhiên trong thời gian gần đây, quá trình di cư này được đánh giá là “hỗn loạn” và thiếu tính bền vững mà chỉ mang tính tức thời làm cho sinh kế của một phần lớn nông hộ nông thôn bị xáo trộn do môi trường thu hút lao động không tạo điều kiện cho lao động bám trụ mà lại đào thải mạnh mẽ lực lượng lao động nông thôn có khả năng thích nghi kém (Nguyễn Thị Lan Hương, 2008)..
- Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu đánh giá liên quan đến tính dễ bị tổn thương về sinh kế của nhóm lao động này để đề xuất giải pháp góp phần giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực thích ứng của họ..
- Trước khi quá trình di cư xảy ra, nông hộ sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ của lực hút (việc làm, thu nhập cao, môi trường sống ở đô thị.
- Lê Xuân Bá, 2006), hay nói cách khác là bối cảnh dễ bị tổn thương đã làm cho lao động phải chọn lựa giải pháp di cư nhằm đảm bảo sinh kế cho gia đình (Hình 1)..
- Hình 1: Khung sinh kế bền vững được sử dụng trong đánh giá tổn thương Nguồn: DFID, 2000.
- Thu nhập nhiều hơn - Cuộc sống đầy đủ hơn - Giảm khả năng tổn thương.
- tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị:.
- Do với trình độ chuyên môn và kỹ năng còn hạn chế nên khả năng thích nghi của lao động nông thôn về việc làm chưa cao.
- Từ đó, trong quá trình di cư đã nảy sinh một số hạn chế như sự đào thải do tính cạnh tranh cao trong công việc, hiệu suất công việc thấp, môi trường chính sách pháp luật không hỗ trợ đã làm cho một bộ phận lớn lao động trở thành lao động tự do và buộc họ phải quay trở lại nông thôn để tiếp tục hoạt động sinh kế và chỉ một bộ phận nhỏ lao động đã qua đào tạo về chuyên môn có khả năng thích nghi trong môi trường này và tạo được chiến lược sinh kế bền vững – có thể bám trụ và sinh sống tốt..
- Dựa trên các nguồn vốn này và ảnh hưởng bởi bối cảnh dễ bị tổn thương cũng như những tác động của chính sách, cơ cấu và tiến trình, nông hộ hình thành nên chiến lược sinh kế.
- cứu này, chiến lược sinh kế của nông hộ chính là di cư lao động đến các khu công nghiệp và đô thị và bối cảnh dễ bị tổn thương là do môi trường làm việc mới với nhiều khó khăn như nhà ở, việc làm, thu nhập không ổn định, thiếu kiến thức chuyên môn,… cũng như những yếu tố “đẩy” và “kéo”.
- khác,… Do vậy, việc đánh giá tính dễ bị tổn thương hay năng lực thích ứng của lao động di cư và chuyển dịch từ nông nhiệp sang phi nông nghiệp, hay đi đến các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ bao gồm việc đánh giá năm nguồn lực trong bối cảnh dễ bị tổn thương mà lao động đã và đang gặp phải trong quá trình di cư này..
- Đề tài tập trung nghiên cứu tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang vì đây là hai tỉnh có tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và tỷ lệ di cư lao động cao nhất nhì của ĐBSCL.
- Với tỉnh An Giang tỷ lệ di cư lao động là 16% trong năm 2012 và Kiên Giang là 15,2% (Tổng cục thống kê, 2012a) (Bảng 1)..
- Bảng 1: Tỷ lệ di cư lao động các tỉnh ĐBSCL (đơn vị:.
- Trong hai tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài sẽ chọn ra các huyện đại diện có tỷ lệ di cư hay di cư lao động cao nhất theo đề xuất của cán bộ địa phương trong cuộc họp triển khai đề tài để thực hiện điều tra và thu thập số liệu.
- Phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), theo Nguyễn Duy Cần và ctv (2009), phương pháp này được áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương của chiến lược sinh kế của lao động di cư nông thôn, những thuận lợi và.
- khó khăn trong quá trình di cư, các tiêu chí quyết định đến tính dễ bị tổn thương hay năng lực thích ứng của lao động di cư cũng như tầm quan trọng của từng tiêu chí trong năng lực thích ứng.
- Điều tra nông hộ: Sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để tiến hành thu thập thông tin về thực trạng nguồn vốn sinh kế nông hộ có lao động di cư, các yếu tố quyết định đến di cư lao động, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình di cư cũng như để đánh giá tính bền vững hay nói cách khác là khả năng đáp ứng về di cư lao động.
- Hộ được điều tra là những hộ có thành viên di cư lao động và có khả năng cung cấp các thông tin về lao động di cư cũng như các nguồn vốn sinh kế của gia đình.
- Tính dễ bị tổn thương dùng để xác định đặc điểm của một người hoặc một nhóm người và hoàn cảnh sống của họ có ảnh hưởng đến khả năng ứng phó, chống chịu và phục hồi từ tác động của một mối hiểm họa nào đó (Bình, 2011.
- Tính dễ bị tổn thương bao gồm ba thành phần: tính biểu hiện, tính nhạy cảm và năng lực ứng phó với hiểm họa.
- Tóm lại, trong nghiên cứu này tính dễ bị tổn thương được định nghĩa là đối ngược với năng lực thích ứng.
- Khi năng lực thích ứng cao thì hộ sẽ ít bị tổn thương và ngược lại.
- Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng được mô tả theo công thức sau:.
- Tính dễ bị tổn thương (VI.
- Như vậy, để tính được chỉ số dễ bị tổn thương (VI), nghiên cứu sẽ tập trung tính chỉ số năng lực thích ứng (ACI)..
- Sau khi từng tiêu chí đã được chuẩn hóa, tất cả tiêu chí của một nguồn vốn sinh kế sẽ được trung bình cộng để hình thành nên tiêu chí của từng nguồn vốn sinh kế (con người, xã hội, vật chất, tài chính và tự nhiên).
- Công thức tính chỉ số của các nguồn vốn như sau:.
- IC ∑ SI /i (3) Trong đó IC j : là chỉ số của từng nguồn vốn sinh kế, j có giá trị từ 1 đến 5.
- SI i : là giá trị được chuẩn hóa của từng tiêu chí i: là tổng số tiêu chí của một nguồn vốn sinh kế Sau khi tính được chỉ số của từng nguồn vốn sinh kế, chỉ số về năng lực thích ứng (ACI) được tính như sau.
- Trong đó W j : là trọng số của nguồn vốn sinh kế thứ j.
- IC j : là chỉ số của từng nguồn vốn sinh kế thứ j Theo kết quả thực hiện PRA với cán bộ địa phương, người dân cũng như đại diện của công ty về tầm quan trọng của từng nguồn vốn sinh kế trong quá trình thích ứng của lao động di cư.
- Các giá trị về trọng số của các nguồn vốn sinh kế cụ thể là đối với nguồn vốn tài chính và con người có trọng số là 10, nguồn vốn xã hội và tự nhiên là 9 và vốn vật chất là 8..
- Sau đó chỉ số về tính dễ bị tổn thương sẽ được tính.
- Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu năng lực thích ứng của lao động di cư được thể hiện ở bảng sau:.
- Trình độ người di cư Lớp .
- Kinh nghiệm di cư Năm .
- Lao động chính Người .
- Lao động phụ thuộc Người .
- Chỉ số tổn thương về con người 0.624.
- Chỉ số tổn thương về tự nhiên 0.88.
- Phương tiện phục vụ di cư 1 đến .
- Chỉ số tổn thương về vật chất 0.703.
- Chỉ số IC về vốn xã hội 0.295.
- Chỉ số tổn thương về xã hội 0.735.
- hộ với tổng thu nhập từ di cư nhỏ.
- Tổng thu nhập từ di cư Triệu .
- Chỉ số tổn thương về tài chính 0.658.
- năng lực thích ứng của lao động di cư là rất thấp hay nói cách khác là tính dễ bị tổn thương cao.
- Cụ thể về từng nguồn vốn sinh kế cho thấy, đối với nguồn vốn con người và tài chính là hai nguồn vốn trong tổng số năm nguồn vốn sinh kế được đánh giá là quan trọng nhất nhưng chỉ số về năng lực thích ứng vẫn rất thấp, lần lượt là 0.376 và 0.342..
- Xét riêng về nguồn vốn con người, chỉ số năng lực thích ứng thấp là do trình độ của lao động di cư vẫn còn thấp, trung bình chỉ đạt hết lớp 7 và là lực lượng lao động trẻ nên kinh nghiệm vẫn còn thấp và ảnh hưởng đến năng lực thích ứng..
- Đối với nguồn vốn tài chính, chỉ số năng lực thích ứng thấp là do tổng thu nhập từ di cư giữa các thành viên dao động khá lớn, 50% dân số chỉ chiếm 26% tổng thu nhập (Nguyễn Thùy Trang, 2013), do sự chênh lệch về trình độ giữa nhóm lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo, chỉ số này chỉ đạt 0.219 và do tổng thu nhập hay sự đa dạng về nguồn thu nhập của nông hộ vẫn còn thấp, làm cho tổng thu nhập thấp và chỉ số về tỷ lệ hộ có tỷ lệ thu nhập nhỏ hơn 50% từ di cư chỉ đạt 0.301..
- Kết quả này cho thấy cùng với trình độ tay nghề thấp nhưng sự phụ thuộc lớn của tổng thu nhập và di cư làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của lao động di cư..
- Đối với nguồn vốn tự nhiên và xã hội là hai nguồn vốn có chỉ số thích ứng thấp nhất, lần lượt là 0.12 và 0.265.
- Tính dễ bị tổn thương về nguồn vốn tự nhiên cao được thể hiện thông qua các chỉ số về diện tích đất bình quân đầu người thấp của lao động di cư thấp và điều này cũng dễ hiểu là do ít đất cùng với việc làm bị hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho các hộ này quyết định di cư.
- Do nguồn vốn tự nhiên thấp, bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển như cơ giới hóa.
- làm cho các hộ này di cư trong bối cảnh cạnh tranh việc làm cao và chưa đầy đủ về trình độ chuyên môn đã làm cho lực lượng này dễ bị tổn thương, cụ thể thông qua số lần thay đổi việc làm của các lao động di cư, có đến 90% lao động đã từng thay đổi việc làm ít nhất một lần (Nguyễn Thùy Trang, 2013)..
- Đối với nguồn vốn xã hội, do di cư đến nơi mới nên nguồn vốn xã hội của các lao động bị hạn chế và tỷ lệ hộ có thành viên tham gia vào các hoạt.
- Tóm lại, chỉ số về tính dễ bị tổn thương của lao động di cư là khá cao 0.72 trên 1.
- Trong đó, nguồn vốn tự nhiên và xã hội là hai nguồn vốn thấp nhất và có ảnh hưởng lớn làm tăng tính dễ bị tổn thương.
- Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu hai nguồn vốn con người và tài chính được đánh giá là rất quan trọng trong quá trình thích ứng hay làm giảm tính dễ bị tổn thương của lao động di cư vì hai nguồn vốn này sẽ góp phần sử dụng và làm tăng cường các nguồn vốn sinh kế còn lại trong dài hạn và cũng được đánh giá là nguồn vốn có thể dễ thay đổi hay bị can thiệp từ bên ngoài hơn là các nguồn vốn như vật thể và tự nhiên (Nelson et al, 2010).
- Hình 2 sau sẽ thể hiện rõ hơn về giá trị tổn thương của từng nguồn vốn ảnh hưởng đến chỉ số tổn thương chung của lao động..
- Hình 2: Chỉ số tổn thương của năm nguồn vốn sinh kế Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu điều tra năm 2013, n = 185.
- Tóm lại, do các nguồn vốn về sinh kế của lao động di cư còn hạn chế nên đã làm cho lao động dễ bị tổn thương trong quá trình di cư này.
- Về nguồn vốn xã hội, do thiếu thông tin và mạng lưới xã hội nơi di cư còn hạn chế nên gặp khó khăn trong thời gian đầu để thích ứng.
- Về vốn con người, do trình độ thấp, chưa qua đào tạo chuyên môn và nếu có thì chưa phù hợp với nhu cầu công việc nên gây ra nhiều khó khăn cho lao động di cư trong quá trình.
- Về nguồn vốn tài chính, do đa phần là hộ trung bình/nghèo bị tác động của quá trình phát triển như cơ giới hóa và thiên tai cũng như nguồn vốn sản xuất hạn chế nên đã di cư chưa chuẩn bị đầy đủ cho quá trình thích ứng, phần lớn thu nhập của lao động phụ thuộc hoạt động di cư, tuy nhiên tính chất thu nhập của hoạt động di cư tương đối ổn định hơn so với làm thuê nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
- Cuối cùng, về vốn vật chất, nguồn vốn này vẫn còn thiếu, tuy nhiên không quá nghiêm trọng.
- Từ những kết quả này và kết quả PRA về các nguồn vốn sinh kế quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thích ứng cho thấy, để cải thiện sinh kế của người dân di cư cần phải tập trung trước hết là cải thiện nguồn vốn tài chính và con người cho lao động di cư mặc dù chỉ số tổn thương của các yếu tố khác vẫn thấp.
- Lý do là vì vốn con người và tài chính là hai nguồn vốn quan trọng và có tác động chi phối cũng thay thế để tăng cường các nguồn vốn khác (Nelson et al., 2010)..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn sinh kế của nhóm lao động dịch chuyển này còn rất hạn chế.
- Tính dễ bị tổn thương về sinh kế của lao động di cư là khá cao, 0,71.
- Xét về nguồn vốn con người thì trình độ học vấn của lao động di cư thấp, trung bình hết lớp 7 và tỷ lệ người phụ thuộc cao làm cho chỉ số về tính dễ bị tổn thương của nguồn vốn này lên đến 0,64.
- Đối với nguồn vốn tài chính cho thấy thu nhập bình quân của hộ còn thấp mặc dù trung bình là 93 triệu đồng/hộ hay 20 triệu/người/năm nhưng có khoảng cách lớn giữa các nhóm xã hội khác nhau với 50% dân số chỉ chiếm khoảng 26%.
- tổng thu nhập, phần lớn các hộ phụ thuộc lớn vào thu nhập từ di cư và nguồn thu nhập kém đa dạng nên chỉ số tổn thương về nguồn vốn này là 0,658..
- Về nguồn vốn xã hội thì lao động di cư cho thấy sự yếu kém về mạng lưới xã hội, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình dịch chuyển và tỷ lệ hộ có sự tham gia vào các tổ chức còn hạn chế trong khi nó có tác động dương và có ý nghĩa đến tổng thu nhập (Tổng cục thống kê, 2012b), chỉ số tổn thương là 0,735.
- Đối với nguồn vốn tự nhiên cho thấy diện tích đất bình quân trên hộ thấp, khoảng 0,94 ha hay 0,21 ha/người với chỉ số tổn thương cao nhất là 0,88 và nguồn vốn vật thể thì được đánh giá là kém quan trọng nhất (kết quả thực hiện PRA năm 2013) đối với quá trình thích ứng của lao động dịch chuyển nhưng chỉ số này cũng cho thấy tính dễ bị tổn thương cao 0,703..
- Các giải pháp để nâng cao năng lực thích ứng hay giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về sinh kế của lao động dịch chuyển thì trong thời gian tới cần quan tâm đến nâng cao trình độ học vấn đối với lao động trẻ và trình độ chuyên môn thông qua đào tạo nghề đối với lao động lớn tuổi, quá tuổi đi học để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu nhập cho lao động cũng như khuyến khích sự tham gia của lao.
- Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn đối với các nhóm dễ bị tổn thương và tác động do quá trình phát triển hay tác động tiêu cực của chính sách..
- Dân số và lao động.
- Giới và tiền chuyển về của lao động di cư: Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội.
- Lê Xuân Bá (2006), “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”.
- Tính tổn thương do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và tác động của sự chuyển dịch này đến nông hộ ở Thành phố Cần Thơ