« Home « Kết quả tìm kiếm

Tình thái trong câu - phát ngôn: một số vấn đề lý luận cơ bản


Tóm tắt Xem thử

- Võ Đại Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Tình thái trong câu - phát ngôn:.
- Tình thái như là một trong bốn loại hình thông tin cơ bản trong câu - phát ngôn.
- Mối quan hệ giữa tình thái và nội dung mệnh đề nghĩa.
- Lý thuyết hành vi ngôn ngữ và sự khu biệt giữa câu và phát ngôn.
- Sự khác biệt giữa tình thái ngữ nghĩa và tình thái ngữ dụng..
- Với nhận thức như vậy, bài viết này được thực hiện nhằm cung cấp một bức tranh khái quát về mối liên hệ giữa tình thái và các thành tố ngữ nghĩa khác trong phát ngôn và về những vấn đề, những yếu tố cần yếu trong nghiên cứu về tình thái của đơn vị “câu” (sentence) với tư cách là những phát ngôn (utterances) trong giao tiếp liên nhân..
- Hành vi ngôn ngữ và sự khu biệt giữa câu và phát ngôn 2.1.
- Hành vi ngôn ngữ hỏi là một loại hành vi điển hình trong bảng phân loại của các tác giả trên.
- Thành phẩm của hành vi ngôn ngữ hỏi là các “câu-phát ngôn” hỏi.
- Tính hướng đích của hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ bao giờ cũng có tính hướng đích.
- Hay nói cách khác, mục đích là thuộc tính của hành vi ngôn ngữ.
- Hành vi ngôn ngữ với toàn bộ phổ mục đích của nó được thể hiện trong đối thoại thông qua các phát ngôn.
- Liên quan trực tiếp đến khái niệm hành vi ngôn ngữ là khái niệm chủ thể phát ngôn (speaker).
- Chủ thể phát ngôn là trung tâm của hành vi ngôn ngữ.
- Phân loại hành vi ngôn ngữ Phát ngôn là sự hiện thực hoá hành vi ngôn ngữ.
- Theo Austin, trong một phát ngôn có ba loại hành vi ngôn ngữ: Hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi tại lời (illocutionary act) và hành vi mượn lời (perlocutionary act).
- Searle đã có những đóng góp quan trọng về thuyết hành vi ngôn ngữ.
- Givón, các “nguyên mẫu/điển dạng” hành vi ngôn ngữ (speech act prototypes) bao gồm: a.
- Một số quan điểm về tình thái của các nhà nghiên cứu O.
- Wright (1951), trong một công trình có tính khai sáng về lôgíc tình thái, đã phân chia tình thái thành bốn loại: a.
- Tình thái hiện thực (the alethic modes).
- Tình thái nhận thức (the epistemic modes).
- Tình thái trách nhiệm (the deontic modes).
- Tình thái tồn tại (the existential modes).
- Điều đáng lưu ý ở đây là sự phân biệt giữa tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm.
- Do đó “may” a1 và “must” b1 biểu thị tình thái nhận thức, còn “may” a2 và “must” b2 biểu thị tình thái trách nhiệm.
- Hai loại tình thái trên đây được coi là quan trọng và phổ biến trong các ngôn ngữ khác nhau nên hầu như công trình nào nghiên cứu về tình thái sau này đều đề cập và phân tích về chúng một cách khá chi tiết.
- Rescher (1968), trong giới hạn của khung lôgíc được trình bày trong cuốn “Topics in philosophical logíc”, đã đề nghị một hệ thống mở về tình thái.
- Những nhận xét của ông về các loại tình thái được mở đầu bằng câu: “Một phán đoán được trình bày bằng một câu tường thuật.
- Và khi một phán đoán như vậy tham gia vào một kết cấu lớn hơn cùng loại một lần nữa tự nó là một phán đoán, thì kết cấu lớn hơn này được xem như đại diện cho một tình thái đối với phán đoán gốc như: X believes “the cat.
- Cách hiểu như vậy về tình thái tạo ra nhiều vấn đề về mặt lý luận.
- Bên cạnh các loại tình thái hiện thực, nhận thức, trách nhiệm, ông đề cập đến các loại tình thái biểu thời (temporal), tình thái vọng cảm (boulomaic), tình thái đánh giá (evaluative), tình thái nguyên nhân (causal) và tình thái điều kiện (conditional).
- Searle (1979) là người đã phát triển nội hàm khái niệm tình thái lên một bước mới.
- Sự tiếp cận của Searle hướng đến vấn đề hành vi ngôn ngữ.
- Sự tiếp cận này cung cấp một khung ngữ nghĩa hữu ích cho việc thảo luận về tình thái.
- Lý thuyết hành vi ngôn ngữ quan tâm tới mối quan hệ giữa người nói và cái mà anh ta nói.
- Mối quan hệ này, như đã biết, chứa đựng rất nhiều vấn đề nội dung tình thái.
- Chẳng hạn, hành vi khẳng định (assertive) được mô tả theo phương diện lòng tin (belief).
- Nội dung này liên quan đến tình thái nhận thức.
- Hay, loại chi phối (directive) có sự tương ứng rất lớn với tình thái trách nhiệm.
- Có thể nói rằng, cái mà Searle gọi là “khẳng định” và “chi phối” thực sự là trung tâm của bất kỳ sự thảo luận nào về tình thái.
- Do vậy, hai loại này cùng nằm trong phạm vi tình thái trách nhiệm.
- Có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đánh giá là một phạm trù tình thái.
- Nói tóm lại, qua hệ thống phân loại các hành vi tại lời của Searle, có thể nhận thấy rằng có một sự tương hợp giữa các hành vi tại lời với các phạm trù tình thái.
- Điều này tạo ra những tiền đề lý thuyết cho việc nghiên cứu về khung tình thái trong mối tương quan với nội dung mệnh đề, một mối tương quan có tính thống nhất và tính phân loại.
- Palmer [9] là người đã khảo cứu một cách cụ thể, với tư liệu có được từ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, về các nội dung của tình thái.
- Theo Palmer, tình thái là một hiện tượng ngữ nghĩa còn thức (mood) là một hiện tượng ngữ pháp.
- Palmer đã định nghĩa tình thái như là thông tin ngữ nghĩa gắn kết với thái độ và ý kiến của người nói về nội dung được nói.
- Các nội dung tình thái được Palmer đề cập rất đa dạng.
- Nhưng trọng tâm vẫn là tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm.
- Theo Palmer, tình thái nhận thức được chia thành hai lớp cơ bản: đánh giá (judgement) và bằng chứng (evidence).
- Tình thái đánh giá gồm tất cả các khái niệm nhận thức, tính khả năng và sự cần thiết.
- Ông còn phân lớp tình thái đánh giá dựa vào mức độ tin tưởng mà người nói có trong khi khẳng định thành hai tiểu lớp: đánh giá sự cần thiết và đánh giá khả năng.
- Trong khi tình thái nhận thức được liên hệ với lòng tin, tri thức, sự thật trong mối quan hệ với phát ngôn, thì tình thái trách nhiệm lại được liên hệ với hành động.
- Tình thái trách nhiệm thường có một thuộc tính quan trọng, đó là tính phi thực hữu (non - factual).
- Palmer cũng đã đề xuất một loại tình thái thứ ba là tình thái “dynamic” (có thể tạm dịch là tình thái động, tình thái linh hoạt hoặc tình thái trạng huống) như là một dạng trung gian giữa tình thái nhận thức và tình thái trách nhiệm, một dạng tình thái có tính “tình huống”.
- Givón (1993) diễn đạt quan niệm của ông về tình thái khá ngắn gọn: “Tình thái biểu thị thái độ của người nói đối với phát ngôn”.
- Givón, bốn tiểu loại chính của tình thái nhận thức sau đây được thể hiện rõ nét nhất trong ngôn ngữ của nhân loại.
- Frawley (1992), “Phạm vi ngữ nghĩa liên quan đến vị thế hiện thực của phát ngôn là tình thái” [10].
- Tình thái ảnh hưởng tới toàn bộ nội dung của một sự diễn đạt nào đó.
- Tình thái gợi lên không chỉ các mức độ nhận thức khách quan về hiện thực, mà cả các thái độ và sự định hướng chủ quan đối với nội dung của sự biểu đạt.
- Ông cũng cho rằng, ba lớp tình thái thường được nói tới trong tất cả các ngôn ngữ là.
- Tình thái nhận thức bao gồm sự hội nhập tiềm tàng giữa thế giới được biểu đạt và thế giới tham chiếu.
- Tình thái trách nhiệm quan tâm đến sự hội nhập bắt buộc giữa thế giới biểu thị và thế giới tham chiếu.
- Tình thái (modality) và nội dung mệnh đề (propositional content) Những nội dung trình bày ở trên cho thấy, khái niệm tình thái tỏ ra khá mơ hồ và đang còn để ngỏ cho một loạt các định nghĩa có thể có, nhưng việc xác định rằng nó là một cái gì đó phản ánh “thái độ” hay “ý kiến” của người nói dường như được tán đồng hơn cả.
- Giữa tình thái và nội dung mệnh đề phát ngôn có mối quan hệ nhất định.
- Tuy tình thái có thể được xem như là những thông tin đi kèm với nội dung mệnh đề nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó liên quan, bao chứa toàn bộ mệnh đề.
- Ông viết: “Tình thái phát ngôn kết hợp với mệnh đề có thể giống như một cái vỏ ốc bao chứa ruột ốc (mệnh đề) nhưng không quấy nhiễu đến phần cốt lõi bên trong.
- Khung phát ngôn của các mệnh đề - các tham tố, kiểu loại động từ, tính chi phối - cũng như các yếu tố từ vựng dùng để lấp đầy các vị trí khác nhau của khung mệnh đề vẫn không chịu nhiều ảnh hưởng của tình thái bao bọc quanh nó”.
- Nội dung mệnh đề cần có sự che chở, bao bọc của tình thái để có thể tồn tại như là một phát ngôn sống động trong hoạt động giao tiếp.
- Vì vậy, luôn có xu hướng xem tình thái như là một yếu tố cần thiết để cho một đơn vị thông tin của ngôn ngữ có thể xuất hiện với tư cách là một phát ngôn.
- Sau đây, chúng tôi sẽ bàn đến các thành tố của khung tình thái trong câu hỏi..
- Chủ thể giao tiếp, nội dung mệnh đề và tình thái.
- Người nói được xem như là chủ thể tình thái gắn liền với hoạt động nói năng.
- Tình thái được xác lập bởi người nói và nó luôn phản ánh về bản thân người nói: vị thế, mục đích, ý định nói năng, vốn tri thức nền, những đặc điểm tâm lý - xã hội cố hữu hay tạm thời trong lúc nói, cách thức đánh giá, quan niệm cụ thể đối với nội dung mệnh đề trong phát ngôn.
- Biểu thức ngôn ngữ về thái độ, ý kiến của người hỏi đối với nội dung mệnh đề, đối với người được hỏi, giữ vai trò như là vị từ tình thái trong khung tình thái.
- Vị từ tình thái trong hành vi hỏi thường được thể hiện qua những trạng thái, sự đánh giá khác nhau của người hỏi gắn với mục đích (hỏi) của phát ngôn: Người hỏi thể hiện nhu cầu muốn thu nhận thông tin và sự đánh giá nhất định đối với nội dung mệnh đề như: tin tưởng, hoài nghi, ngạc nhiên.
- Vị từ tình thái cũng được thể hiện qua kiểu tác động đến người nói, cách thức đề cập đến nội dung mệnh đề của phát ngôn.
- Đối tượng giao tiếp - tức người được hỏi - cũng được xem như là một thành tố trong khung tình thái của hành vi hỏi.
- Người được hỏi luôn “hiện diện” trong phát ngôn với tư cách là một trong số các đối tượng của tình thái đánh giá, tác động.
- Trong khung tình thái còn có rất nhiều yếu tố khác như không gian, thời gian với những vai trò nhất định.
- Việc xử lý tốt những thành tố liên quan trong khung tình thái có vai trò như là yếu tố quyết định sự thành công của hành vi hỏi.
- Mặt khác, nếu xem xét mối quan hệ giữa khung tình thái của hành vi hỏi và khung tình thái của hành vi trả lời, ta sẽ thấy giữa chúng có sự tương hợp, thống nhất rất chặt chẽ.
- Như vậy, sự tương hợp về mặt chủ thể tình thái và đích hành vi là rất rõ ràng.
- Một khi câu trả lời được đưa ra, người trả lời đã mặc nhiên chấp nhận tất cả các thông tin tình thái được thể hiện trong câu hỏi.
- Trong trường hợp không chấp nhận, người trả lời có thể phản bác lại thông tin tình thái đó.
- Nói chung, câu trả lời thực thụ sẽ không được đưa ra, nếu người được hỏi không chấp nhận những thông tin tình thái ở trong câu hỏi.
- “Các vị từ tình thái luôn có sự đối lập tương ứng: Không biết/biết.
- Nội dung mệnh đề, với tư cách là chỗ dựa của thông tin tình thái, cũng có sự thống nhất tương ứng với thông tin tình thái.
- Do những thông tin tình thái thường có tính ngầm ẩn nên cũng có trường hợp người ta vin vào đó để lý sự cùn, để bắt bẻ, hoặc để ngụy biện.
- Các phương thức chuyển tải nghĩa tình thái trong ngôn ngữ Tình thái có thể được chuyển tải bằng phương tiện ngôn ngữ thông qua con đường từ vựng hoá (lexicalisation), ngữ pháp hoá (grammaticalisation) và ngôn điệu hoá (prosodifcation).
- Sản phẩm của quá trình từ vựng hoá sẽ cung cấp cho người sử dụng ngôn ngữ các từ/ngữ tình thái.
- Trong tiếng Anh tồn tại nhiều từ tình thái thuộc các từ loại khác nhau, nhiều biểu thức rào đón (hedges) và một hệ thống 13 trợ động từ tình thái có thể được sử dụng như những phương tiện tình thái chuyên dụng.
- Tình thái được tích hợp trong các tiểu loại thức (mood) như một phạm trù ngữ pháp của động từ.
- Trong các phương tiện ngôn điệu của ngôn ngữ thì nghĩa tình thái được truyền báo chủ yếu qua con đường ngữ điệu và thanh điệu với các tham số rõ nét nhất là âm vực được sử dụng (key), độ vang và tốc độ lời nói.
- Độ vang (loudness) cũng là một trong những tham số hữu hiệu biểu đạt nghĩa tình thái trong ngôn ngữ..
- Kết luận (i) Từ những điều được trình bày trên đây, có thể đưa ra nhận xét rằng có sự đối lập giữa tình thái ngữ nghĩa và tình thái ngữ dụng.
- Tình thái ngữ nghĩa là một trong những thành tố trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu ở giai đoạn “tiền ngữ dụng” và tình thái ngữ dụng là loại thông tin ngữ nghĩa gắn kết và được tích hợp vào thông tin về lực ngôn trung của phát ngôn.
- Sản phẩm của quá trình mã hoá đó chính là các phương tiện tình thái.
- và do vậy, việc học và sử dụng chuẩn xác các phương tiện tình thái sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì và cải thiện quan hệ liên nhân trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể bằng ngôn từ.