« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích sử thi “Đăm San” của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 Trung học Phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỐI THOẠI.
- TRONG DẠY HỌC “CHIẾN THẮNG MTAO - MXÂY”.
- Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN).
- Xu hướng vận động của thế giới hiện đại là đối thoại hợp tác, lắng nghe ý kiến, cùng nhau tranh luận tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết mọi vấn đề chung vì một xã hội tốt đẹp..
- Xu thế phát triển của thời đại và vận mệnh đất nước đang đặt ra cho ngành giáo dục nhiều trọng trách và thách thức: phải đào tạo được những thế hệ người Việt Nam năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thân thiện và hợp tác, cởi mở… Nâng cao chất lượng dạy học môn văn, đổi mới phương pháp dạy học môn văn chính là một trong những nhiệm vụ phải làm để góp phần hiện thực hoá chiến lược giáo dục của nước ta trong thời kì mới..
- Theo một quan niệm khá phổ biến hiện nay, dạy học văn trong nhà trường thực chất là quá trình tổ chức cho học sinh tiếp nhận văn học.
- Như vậy, ngay từ đầu, việc dạy học văn đã gặp phải những nghịch lí đáng kể:Thứ nhất, tiếp nhận văn học là tự nguyện, là hứng thú nhưng tiếp nhận văn học trong quá trình dạy học văn ở nhà trường lại phải tuân theo những quy luật, nguyên lí riêng của nó.
- Với quan điểm “Học sinh là bạn đọc sáng tạo”, quá trình dạy học văn giờ đây đòi hỏi phải thay đổi rất nhiều, tuy sự thay đổi đó không dẫn đến việc đoạn tuyệt một cách cực đoan với các phương pháp dạy học văn truyền thống.
- Và một trong những thay đổi cơ bản nhất ở đây là: những giờ học sẽ không còn là những giờ thuyết giảng một chiều, thầy nói trò nghe… mà sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú và sinh động giữa những người đọc văn trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng, mối quan hệ giao tiếp thật sự giữa các chủ thể tiếp nhận văn học được xác lập, tất cả để hướng đến mục tiêu cao nhất là trong những giờ học văn, học sinh được trở thành người đọc văn đích thực, được nói lên tiếng nói cảm nhận, rung động nghệ thuật của mình.
- và hiệu quả tiếp nhận văn học của học sinh không chỉ được hình thành từ quá trình đối thoại với chính mình mà còn có sự đóng góp rất tích cực của quá trình đối thoại với những người đọc khác, và từ đó, khả năng tiếp nhận nói chung, tầm đón nhận văn học nói riêng của mỗi học sinh đều được nâng lên một trình độ mới..
- Thật ra, đối thoại là một hình thứcđược sử dụng nhiều trong các phương pháp dạy học tích cực.
- Dạy học nêu vấn đề chính là hướng nghiên cứu khai thác rất mạnh khía cạnh thảo luận, đối thoại.
- Tuy nhiên, tất cả những hình thức đối thoại cũ, khi vận dụng, đều chưa thực sự thay đổi được chất lượng dạy học văn, và quan trọng hơn là chưa phù hợp với đặc trưng của việc tiếp nhận văn học..
- Thứ tư, cuộc sống thực chất là một cuộc đối thoại lớn, ở đó tồn tại sự giao thoa của nhiều tiếng nói khác nhau.
- Bakhtin, ý nghĩa của sự giao thoa này là: “Chân lí không nảy sinh và không nằm trong đầu một con người riêng lẻ, nó nảy sinh giữa những con người đang cùng nhau đi tìm chân lí và trong quá trình giao tiếp đối thoại giữa họ với nhau” [2, tr.106].
- Bakhtin, đối thoại là bản chất của ý thức, tư tưởng con người, “ý nghĩ của con người chỉ trở thành ý nghĩ đích thực, tức là trở thành tư tưởng trong điều kiện tiếp xúc sinh động với ý nghĩ người khác, được thể hiện thành tiếng nói khác, tức là với một ý thức khác được diễn đạt thành ngôn từ”.
- Từ tất cả những tiền đề vừa nói, có thể nhận thấy rất rõ một điều: đối với tiếp nhận văn học, thông qua đối thoại (đối thoại với tác giả, với nhân vật, đối thoại giữa những người đọc…) ý nghĩa tác phẩm sẽ nảy sinh và được bộc lộ một cách đích thực, phong phú, sinh động, giàu có.
- Học sinh cũng là người đọc, do vậy khi tiếp nhận văn học, học sinh cũng có những kiến giải, cảm nhận, đánh giá cá nhân, và một trong những yêu cầu sư phạm đặc trưng của việc dạy học văn chính là phải quan tâm đúng mức đến những kiến giải, cảm nhận, đánh giá cá nhân đó, tạo điều kiện để chúng được bộc lộ, được lắng nghe, được va chạm với những kiến giải, cảm nhận, đánh giá cá nhân khác.
- hình thành những cuộc đối thoại giữa những nhận thức, tư tưởng, thái độ, tình cảm, điểm nhìn khác nhau về một vấn đề.
- dạy học văn hiện nay, tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học văn được coi là một hướng đi rất đáng chú ý..
- Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng các tác phẩm văn học dân gian chiếm một số lượng không nhỏ.
- Thế mà việc dạy học các trích đoạn Sử thi ở lớp 10 THPT cho đến nay vẫn là một thách thức lớn đối với giáo viên đứng lớp.
- Mặt khác “trong lí luận dạy học hiện đại, một số nhà sư phạm đã nêu lên kiểu giờ học đối thoại.
- Nhưng ứng dụng như thế nào vào việc dạy học văn lại là một vấn đề cần được nghiên cứu thể nghiệm cụ thể” [38, tr.305].
- Chính vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài“Tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học “Chiến thắng Mtao- Mxây”.
- Trích sử thi “Đăm San” của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 trung học phổ thông”, mong góp phần làm sáng tỏ hơn những cơ sở lí luận và thực tiễn của kiểu giờ học đối thoại và cụ thể hoá cơ chế vận hành của nó trong một bài dạy văn cụ thể..
- Ngoài ra còn có các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã quan tâm đến Sử thi nhưng chưa đi sâu vào việc dạy học theo những hướng mới.
- Các tác giả nhìn nhận và đánh giá cao về Sử thi Tây Nguyên, đặc biệt là Sử thi Đăm San, nhưng chỉ dừng lại ở dạng nêu vấn đề hoặc chú trọng vào một vài yếu tố mang tính chất phổ biến chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu theo chuyên biệt về chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Văn, đặc biệt là nghiên cứu tổ chức hoạt động đối thoại trong dạy học Sử thi Đăm San..
- Bàn về vấn đề dạy học văn, giáo sư Phan Trọng Luận có nói: “Đã nhiều thập kỉ qua, do thói quen giảng dạy thuyết trình đơn thuần, chúng ta ít chú ý đi tìm những kiểu giờ học mới, nhất là những giờ học trong đó người giáo viên không còn giữ nguyên vai trò thuyết giảng.
- Trong xu thế đổi mới giờ học hiện đại, ở Nga, giáo sư Aidecman cũng đã đề cập đến kiểu giờ học đối thoại”[41, tr.277]..
- Chúng tôi không có điều kiện tìm đọc công trình (chắc chắn là rất bổ ích) của giáo sư Aidecman nhưng qua mạng internet, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với một số bài báo đề cập đến những cơ sở lí luận và khả năng ứng dụng của kiểu giờ học đối thoại này trong hệ thống giáo dục của Cộng hoà liên bang Nga và Ucraina những năm gần đây như Về đối thoại trong dạy học văn của V.Z.
- và “nhà lí luận” trong đối thoại truyện thần kì cũng của V.Z.
- Osetinski, Quá trình tổ chức hoạt động tương tác hiệu quả giữa giáo viên và học sinh trên cơ sở đối thoại của V.Ph.
- Severia, Kĩ thuật giao tiếp đối thoại trong quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức – tinh thần cho học sinh PTTH của M.E.
- Mikhailovich, Phát biểu của học sinh trong cấu trúc giờ học đối thoại của N.I.
- Kasatkina…v.v… Trong bài báo Về đối thoại trong dạy học văn, V.Z.
- và trong sự tìm tòi này, anh ta hết sức chú ý đến cuộc đối thoại vô tận với những những người có vốn văn hoá đa dạng, phong phú” [75].
- Đối thoại của văn hoá, đối thoại với văn hoá phải trở thành phương thức tư duy của “con người văn hoá”.
- Nhiệm vụ của hoạt động dạy học là giúp học sinh biết nhận thức khi liên kết trong tư duy của mình những loại hình nhận thứckhác nhau và trải qua sự căng thẳng khi các loại hình nhận thức đó xung đột, va chạm nhau.
- “Giáo dục thẩm mĩ đòi hỏi sự hình thành và phát triển ở học sinh khả năng tư duy đối thoại.
- Đối thoại xuất hiện khi và chỉ khi người ý thức việc gặp gỡ với tác giả và nhân vật của tác phẩm như là gặp gỡ với những con người cụ thể, với những nhận.
- Để minh họa cho việc vận dụng quan điểm đối thoại văn hoá vào thực tế dạy học văn và nhấn mạnh hiệu quả của giờ văn thể hiện qua tiếp nhận sáng tạo của người đọc, V.Z.
- Osetinski cũng giới thiệu sơ lược việc giảng dạy chương trình Văn học thế giới từ lớp 6 đến lớp 11 của trường phổ thông Đối thoại văn hoá (thành phố Kharkov, Ucraina).
- đối thoại để hiểu tác phẩm phải được tiến hành một cách tuần tự, từ hiểu “chủ định” của tác giả đến hiểu “ý nghĩa” của tác phẩm.
- và về nguyên tắc, chương trình không chỉ bao gồm các tác phẩm văn học mà còn có các công trình lí luận của các nền văn hoá lịch sử khác nhau… Trong bài viết “Người đọc”và “nhà lí luận” trong đối thoại truyện thần kì, để làm rõ hơn cơ sở lí luận của phương pháp đối thoại trong dạy học văn và thực tiễn dạy học văn theo phương pháp đối thoại ở trường phổ thông Đối thoại văn hoá, V.Z.
- Osetinski từ chỗ phân tích những quan niệm khác nhau của lí luận văn học xung quanh câu hỏi: thế nào là hiểu một tác phẩm văn học đã đặt ra một vấn đề mới: “Vậy thì nhà trường chúng ta cần phải dựa vào lí luận nào? Cái gì là trọng tâm của việc dạy học văn: tư duy về ý nghĩa tác phẩm hay là việc tác phẩm được xây dựng như thế nào, tìm ý đồ tác giả hay là tìm ý nghĩa mà người đọc cảm nhận, phải phân tích loại trừ hay nên đi tìm sự cảm thông” [76].
- Theo nguồn tư liệu của chúng tôi, tiến sĩ Đỗ Huy Quang có một loạt bài viết về giờ học đối thoại như Giờ học đối thoại – con đường giải quyết một nghịch lí trong giảng văn[57], Dạy học đối thoại ở đại học[58], Dạy học đối thoại trong môn Văn[59].
- phó giáo sư Nguyễn Thị Hai có bài Thầy và trò đối thoại để cùng xây dựng bài giảng[17], tiến sĩ Mai Xuân Miên có bài Tổ chức cho học sinh tranh luận, đối thoại trong giờ giảng văn [45], Kiều Mai có bài Đối thoại trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương[44], tiến sĩ Trần Thanh Bình có bài Dạy học đối thoại – điều kiện để phát huy chủ thể học sinh[3.
- Bản thân chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này cũng đã cố gắng trình bày một số suy nghĩ, cũng như kết quả nghiên cứu bước đầu của mình qua loạt bài viết: Đối thoại trong giáo dục học hiện đại (Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 1/2009), Nhật kí văn học như một biện pháp dạy học đối thoại (Tạp chí Giáo dục kì 2, số 6/2009), Tổ chức đối thoại trong dạy học văn (Tạp chí Giáo dục kì 2, số 9/2009), Đổi mới phương pháp dạy học văn: Bí mật cấu trúc mời gọi (Báo Giáo dục TP.
- Học sinh tích cực – đối tượng của đối thoại trong dạy học văn (Kỉ yếu Hội thảo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Nha Trang tháng 3/2009), Tiếp cận quan điểm đối thoại trong dạy học văn (Kỉ yếu Hội thảo 50 năm Trường Đại học Vinh, tập 2.
- Tuy vậy, cho đến nay, chúng ta vẫn thiếu những công trình chuyên sâu nghiên cứu về hình thức dạy học đối thoại nói chung và kiểu giờ học đối thoại trong dạy học văn nói riêng.
- Và việc thực hiện luận văn này, theo chúng tôi, là một bước đi cần thiết trên con đường hiện thực hoá việc dạy học đối thoại vào thực tiễn dạy học ở Việt Nam..
- Góp phần giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay: Tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THPT..
- Nghiên cứu chuyên sâu vềdạy học đối thoại, chú ý đến những ưu thế và tính khả thi của hướng đi này trong việc vận dụng vào thực tế dạy học văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay..
- Đưa ra một số biện pháp tổ chức và đề xuất một quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy học đối thoại và thử nghiệm vận dụng vào thực tế khi tiến hành dạy học một số bài học tác phẩm văn chương ở bậc THPT theo hướng này..
- Cơ sở lí luận của đối thoại, việc dạy học đối thoại và tổ chức hoạt động đối thoại dạy học tác phẩm văn chương..
- Vận dụng dạy học đối thoại và tìm ra những biện pháp tổ chức hoạt động dạy học trích đoạn Chiến thắng Mtao- Mxây trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT..
- Bản thân bất kì một tác phẩm văn chương nào cũng là kết quả của sự đối thoại Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đối thoại là đi đúng bản chất của nó.
- Dạy học Sử thi lại càng cần phải được đối thoại..
- Nếu tìm ra được những biện pháp tổ chức hoạt động đối thoại một cách thích hợp trong dạy học sễ đem lại những hiệu quả tối ưu khắc phục được tình trạng giáo điều đang tồn tại trong nhà trường hiện nay..
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận văn học, Lí luận và Phương pháp dạy học văn, Lí thuyết tiếp nhận văn học… có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài..
- Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng để thu thập những tư liệu thực tế về tình hình dạy học văn đang diễn ra ở Trường THPT Phụ Dực, Thái Bình và trường THPT Hoành Bồ, Quảng Ninh có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm các giáo án đề xuất để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng của dạy học đối thoại vào quá trình giảng dạy tác phẩm văn chương cũng như xem xét mức độ đúng đắn, tính khả thi của luận văn này..
- Đề tài góp phần khẳng định ưu điểm của việc dạy học đối thoại – một hình thức có khả năng đưa thầy và trò về đúng vị trí của nó.
- Trong hướng đi này ta mới có thể hiện thực hóa luận điểm cơ bản của việc dạy học văn hiện nay: Học sinh là bạn đọc sáng tạo và cũng góp phần khắc phục tình trạng dạy học giáo điều coi Sử thi là một tác phẩm tiếng Phổ thông..
- Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng quy trình vận dụng việc dạy học đối thoại vào những giờ dạy học văn cụ thể ở trường THPT, góp thêm một tiếng nói mới, một cách nhìn mới trong nỗ lực tìm kiếm cách thức đổi mới phương pháp dạy học hiện nay..
- Chƣơng 2: Thực trạng và biện pháp dạy học “Chiến thắng Mtao - Mxây” (Trích Sử thi “Đăm San” của dân tộc Ê Đê) ở lớp 10 THPT.
- Chương này mô tả quá trình thực nghiệm, thống kê kết quả thực nghiệm để từ đó đánh giá được khả năng ứng dụng của phương pháp dạy học đối thoại vào dạy tác phẩm văn chương ở trường THPT bằng phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh, làm cơ sở thực tế để vận dụng kiểu dạy học đối thoại vào giảng dạy tác phẩm văn chương ở trường THPT..
- Lại Nguyên Ân Thuật ngữ văn học.
- Nxb Giáo dục..
- Dạy học đối thoại- điều kiện để phát huy chủ thể học sinh, kỉ yếu Hội thảo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Nha Trang..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Tài liệu về đổi mới Phương pháp dạy học môn Ngữ Văn THPT, Hà Nội..
- Nguyễn Viết Chữ (2011), Chuyên đề đối thoại và định hướng cảm thụ văn chương trong dạy học tác phẩm văn học, Hà Nội..
- 7.Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb ĐHQG, Hà Nội..
- 8.Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam..
- 11.La Côn (1963), “Ôđixê – bài ca cuộc sống mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (5)..
- 16.Lại Hà Giang (2007), Phương pháp dạy học Sử thi dưới góc nhìn văn hóa, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP HN..
- Nguyễn Thị Hai (2003), Thầy và trò đối thoại để cùng xây dựng bài giảng, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới giảng dạy Ngữ văn ở trường Đại học, Tp.
- Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2001), Dạy học văn ở trường Phổ thông, Nxb ĐHQGHN..
- 27.Đinh Gia Khánh (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục..
- Nguyễn Xuân Lạc (1998), “Dạy học văn học dân gian theo thi pháp văn học dân gian”, Nghiên cứu giáo dục ( 3)..
- Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục..
- Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn, tập 1, Nxb ĐHSPHN..
- Kiều Mai, Đối thoại trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương (http://kieumai.vnweblogs.com/ ngày .
- Mai Xuân Miên (tháng 12/2000), Tổ chức cho học sinh tranh luận, đối thoại trong giờ giảng văn, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới phương pháp dạy học Văn- Tiếng Việt trong các trường sư phạm, Đà Lạt..
- Nhiều tác giả (1966), Những ý kiến về Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Hà Nội..
- Đỗ Huy Quang (1995), “Giờ học đối thoại- con đường giải quyết một nghịch lí trong giảng văn”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (2)..
- Đỗ Huy Quang (2002), “Dạy học đối thoại ở đại học”, Tạp chí giáo dục (6)..
- Đỗ Huy Quang (2003), Dạy học đối thoại trong môn văn, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới giảng dạy Ngữ văn ở trường đại học, Tp.
- Lê Chí Quế (Chủ biên) (2004), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb ĐHQG HN..
- Trần Đình Sử, Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn, Báo Văn nghệ ngày 7/3/2009.
- 62.Trần Đình Sử (2002), Đọc văn học văn, Nxb Giáo dục..
- Đỗ Ngọc Thống (1997), “Về đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường Phổ thông”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (9)..
- Nguyễn Thị Thủy (2011), Xây dựng hệ thống câu hỏi đối thoại trong dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Giáo dục ĐHQG HN..
- Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm Văn học dân gian, Nxb Giáo dục..
- Vũ Duy Yên (1997), “Mấy suy nghĩ về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục ( 7)..
- Osetinski, Về đối thoại trong dạy học văn (theo internet) http://metlit.nm.ru/materials/dialog l.html..
- Osetinski, “Người đọc” và “Nhà lí luận” trong đối thoại truyện thần kì (theo internet).
- Severia, Quá trình tổ chức hoạt động tương tác hiệu quả giữa giáo viên và học sinh trên cơ sở đối thoại (theo internet).
- Mikhailovich, Kĩ thuật giao tiếp đối thoại trong quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức- tinh thần cho học sinh THPT (theo internet)