« Home « Kết quả tìm kiếm

Toàn cầu hóa, Giáo dục và Nhật Bản


Tóm tắt Xem thử

- Bài phát biểu được thuyết trình tại hội thảo ở Hà Nội vào ngày mung 9 và mùng 10 tháng 12 năm 2009 Toàn cầu hóa, Giáo dục và Nhật Bản Giáo sư Ikuo ISOZAKI, trường Đại học Chi Ba tại Nhật Bản.
- Phần mở đầu Ngày nay thuật ngữ “toàn cầu hóa” đang dần đi vào đời sống của chúng ta.
- Cũng giống như thuật ngữ “dân chủ”, “toàn cầu hóa” có thể có nhiều nghĩa hơn và ngày càng được chúng ta sử dụng rộng rãi.
- Tuy vậy thật khó để có thể hiểu hết được ý nghĩa của toàn cầu hóa khi chúng ta dịch nghĩa từ này ra như là một hiện tượng khi mà ở đó hàng hóa, con người, thông tin và các dịch vụ có thể dễ dàng đi cùng với nhau vượt qua cả giới hạn về biên giới.
- Rõ ràng là đằng sau toàn cầu hóa là sự phát triển nhanh chóng của các phát minh kĩ thuật công nghệ.
- Có một ý kiến là toàn cầu hóa đang làm cho trái đất của chúng ta nhỏ hơn, hình ảnh của chúng ta trở nên rộng mở hơn, và các mạng lưới hợp tác đa dạng đang ngày càng được mở rộng.
- Chúng ta buộc phải đối mặt với toàn cầu hóa bằng toàn bộ sự hiểu biết sâu sắc về những ưu nhược điểm của nó.
- Toàn cầu hóa không chỉ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân quốc gia đó.
- Ví dụ như một số chuyên gia cho rằng chức năng của nhà nước sẽ bị giảm đi do toàn cầu hóa và chính phủ buộc phải chú ý hơn đến các vấn đề địa phương và vùng.
- Tôi cũng muốn xem xét ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các mặt khác nhau: nhà nước, các chính sách công và đặc biệt là chính sách giáo dục và lấy Nhật Bản làm minh chứng.
- Thế nào là toàn cầu hóa?.
- Trước tiên tôi muốn xem xét toàn cầu hóa là gì? Nếu theo tiếng Nhật Bản, toàn cầu hóa nghĩa là “Sự hội nhập của trái đất” nhưng chính xác nó có nghĩa là gì khi mà trái đất hội nhập? Về mặt kinh tế thì trái đất của chúng ta đang dần được hội nhập và càng ngày càng ít ranh giới phân biệt.
- Bây giờ chúng ta hãy xem xét các định nghĩa có tính chất học thuật về toàn cầu hóa.
- Theo định nghĩa của Giddens thì toàn cầu hóa là sự mở rộng mối quan hệ xã hội gắn kết các vùng miền xa lạ lại với nhau, mà một số sự việc xảy ra ở một vùng miền nhất định nào đó là do ảnh hưởng của các sự việc xảy ra ở một vùng miền khác cách nó rất xa.
- Harvey định nghĩa toàn cầu hóa ngắn gọn là “là sự giảm khoảng cách về không gian và thời gian” (Harvey “248) Định nghĩa của Giddens có liên quan đến những tranh luận trong xã hội hiện nay và đó là một khái niệm chung được xem xét trong nhiều lĩnh vực.
- Như các định nghĩa trên đã chỉ ra, hiện nay các ý niệm về không gian và thời gian đang thay đổi với một tốc độ chóng mặt và sâu sắc trong khi xem xét bản chất của toàn cầu hóa.
- Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các quốc gia.
- Việc bạn hiểu toàn cầu hóa như thế nào sẽ quyết định việc bạn hiểu ảnh hưởng của toàn cầu hóa.
- Các nhà nghiên cứu về toàn cầu hóa đã nhấn mạnh sự sụp đổ và sự mất đi các chức năng của nhà nước, trong khi những người hoài nghi nhấn mạnh tính kiên định và việc củng cố những chức năng của nhà nước.
- Tôi muốn dùng quan điểm của các nhà cải tổ và thảo luận hai khía cạnh hòa quyện với nhau này của toàn cầu hóa..
- Tác động của toàn cầu hóa được chia ra hai khía cạnh: thứ nhất nó gây sức ép dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước và thứ hai là sự cải tổ lại bộ máy nhà nước mặc dù một số chức năng của nhà nước vẫn cần phải được duy trì.
- Toàn cầu hóa sẽ làm giảm thế lực của các nhà nước do sự đa phân cực của những người chơi.
- Bây giờ tôi muốn mở rộng vấn đề này về mặt chính sách.
- Toàn cầu hóa ảnh hưởng không chỉ đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội và do đó nó ảnh hưởng đến các quốc gia và các chính sách của họ.
- Trước tiên là sự sụp đổ của nhà nước liên quan đến các giai đoạn mà các nhà cầm quyền đối mặt một cách khó khăn với những vấn đề , như là - sự suy giảm hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô và việc kiểm soát ngoại hối theo thể chế kinh tế quốc tế, các qui định nghiêm ngặt của các chính sách giữa các thành viên liên minh châu Âu .
- Điều này cũng sẽ dẫn đến sự hội tụ của các chính sách của các quốc gia phát triển.
- Để phản ứng lại với quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi có sự phối hợp các phương pháp bảo hộ.
- Trong các nhà nước đang tiến hành cải tổ, những chính sách có tầm quan trọng tức thời là chính sách công nghiệp, khoa học và công nghệ, chính sách lao động liên quan đến đào tạo nghề, giáo dụccác kĩ năng kĩ thuật.
- Cùng lúc nhóm các chính sách liên quan đến phúc lợi xã hội, chính sách giáo dục và an sinh xã hội cũng rất quan trọng.
- Mặt khác các chính sách văn hóa và chính sách liên quan đến bản sắc quốc gia thường đi tách biệt phù hợp với những chuyển biến mang tính dân tộc, mặc dù chúng cũng một phần bị ảnh hưởng trực tiếp bởi toàn cầu hóa.
- Những nhà nước đó sẽ chú trọng vào những chính sách liên quan đến việc cơ cấu lại cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
- Các quốc gia cũng sẽ chú trọng các chính sách xã hội như an ninh xã hội, chính sách giáo dục và chính sách về bản sắc dân tộc bởi vì nghèo đói và rối loạn trật tự xã hội sẽ làm cản trở năng lực cạnh tranh của các quốc gia.
- Nhóm chính sách nào sẽ trở thành thống trị phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như sự phụ thuộc vào đường lối và mức độ thực hiện “các quan điểm chính trị của các ý tưởng” 3.
- Toàn cầu hóa ở Nhật Bản Với những quan điểm chính trị trong những năm 1980, tôi sẽ thảo luận ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến các chính sách quản lý ở Nhật Bản.
- Nói chung thì các chính sách công sẽ bị thay đổi bởi sức ép của quốc tế, việc học hỏi tinh hoa và bắt chước về tiêu chuẩn chính trị.
- Ở đây tôi muốn miêu tả chính sách quản lý của Nhật Bản trong bối cảnh tăng nhanh toàn cầu hóa trong kinh tế, quá trình Mỹ hóa, và dân chủ hóa.
- (1) Sự tăng nhanh toàn cầu hóa trong kinh tế.
- Toàn cầu hóa có một ý nghĩa kinh tế tương đối rộng, nhưng ở Nhật Bản do cấu trúc công nghiệp của nó mà kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp của thể chế kinh tế quốc tế dưới chế độ chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
- Tất nhiên Nhật Bản lựa chọn chính sách là “một quốc gia hùng mạnh, giàu có không vũ tran” và sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa không mang tính thụ động.
- Nhật Bản vẫn đang cố gắng để thích ứng với các tiêu chuẩn toàn cầu như với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và yêu cầu đầy đủ về tài chính BIS.
- Do vậy mà cạnh tranh toàn cầu cũng là một trò chơi và Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác là trở thành một “quốc gia cạnh tranh”.
- Các chính sách để phát triển đất nước dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phân cấp (sự chuyển đổi từ lĩnh vực nhà nước sang lĩnh vực tư nhân).
- Tham gia vào kinh doanh trong môi trường - toàn cầu và trong nền kinh tế không biên giới, các công ty Nhật Bản đã buộc phải cắt giảm chi phí và hậu quả là việc xem xét lại hệ thống lương dựa trên thâm niên hay dựa trên hệ thống nhân công lao động suốt đời.
- Chính phủ Nhật Bản phối hợp định hướng toàn cầu hóa với ssự kế thừa các chính sách nội địa và cố gắng mang lại môi trường an toàn cho những ai không thể tồn tại trong môi trường biến đổi bất thường, nhưng đồng thời cũng - nhấn mạnh tầm quan trọng của sự nỗ lực cá nhân do những hạn chế về tài chính.
- (2) Quá trình Mỹ hóa Qúa trình Mỹ hóa đi cùng với quá trình toàn cầu hóa.
- Về mặt kinh tế, sự phụ thuộc của Nhật bản vào Mỹ đang tăng lên khi Mỹ là một thị trường lớn nhất đối với hàng hóa của Nhật.
- từ các sáng kiến đàm phán riêng lẽ Nhật -Mỹ đến các cuộc đối thoại toàn diện và từ khởi xướng bãi bỏ quy định Nhật-Mỹ năm 2001 đến các sáng kiến về chính sách cạnh tranh.
- Sự phụ thuộc của Mỹ vào Nhật cũng đang tăng lên khi thị trường gắn chặt với chính phủ của họ được Nhật Bản ủng hộ.
- Điều này cho thấy rằng Nhật Bản và Mỹ chia sẻ chung một số phận.
- Ở khía cạnh văn hoá, “phong cách Mỹ” trong văn hoá Nhật Bản bắt nguồn chủ yếu từ điện ảnh Mỹ.
- Phong cách sống Mỹ và các giá trị Mỹ cũng đang trở nên phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản.
- (3) Quá trình dân chủ hóa Toàn cầu hóa cùng với lượng thông tin ồ ạt vượt qua các biên giới quốc gia là con đường dẫn đến dân chủ toàn cầu.
- Các quy tắc của thị trường thúc đẩy toàn cầu hóa như ý thức về giá trị và sự thống trị của những người tiêu dùng, tầm quan trọng của khách hàng, quyền tự quản, sựđộc lập liên quan với lối tư duy dân chủ.
- Tương tự, toàn cầu hóa cũng đòi hỏi sự rõ ràng và mang lại cho nền văn hóa Nhật Bản động lực để thay đổi.
- Cần phải nói rằng sự tiến bộ của quá trình dân chủ hóa ở Nhật Bản đang diễn ra tcùng với sự thực hiện các thể chế như là hiến pháp, chính sách thịnh vượng kinh tế-, và nhờ sự công khai thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuy nhiên toàn cầu hóa và quá trình Mỹ hóa cũng có ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách dân chủ hiện nay ở Nhật Bản.
- Nhật Bản phấn đấu để trở thành một quốc gia cạnh tranh mới trong khi sử dụng quyền lực của công chúng.
- Toàn cầu hóa và chính sách về giáo dục của Nhật Bản (1).Các chính sách giáo dục từ những năm 1980.
- Bây giờ tôi muốn nói về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến giáo dục trong và sau những năm 1980..
- Vào những năm 70, Hội đồng Giáo dục Trung ương đã có dự án “Cải cách giáo dục lần thứ 3”.
- Tăng thêm mối liên hệ của con người với môi trường giáo dục.
- Nhìn chung, Hội đồng Giáo dục Lâm thời đã có rất nhiều đề án về giáo dục phù hợp với một xã hội phát triển toàn diện về mọi mặt, bắt kịp với nền giáo dục của các quốc gia phát triển.
- Nói cách khác, việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục ở Nhật Bản chỉ đạt được, khi nền giáo dục này theo đuổi các mục tiêu phát triển cá nhân, sự tự do và quốc tế hoá giáo dục nhằm đáp ứng quá trình toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế.
- Toàn cầu hóa hiện đại bao gồm quá trình tin học hoá nổi bật lên ở Nhật Bản vào những năm 1960 để cạnh tranh với nền giáo dục phát triển ở Mỹ.
- Đến những năm 1990, Hội đồng Giáo dục Trung ương lại tiếp tục thảo luận chủ đề “Giáo dục Nhật bản cần phải như thế nào trước ngưỡng cửa thế kỷ 21” và đến năm 1996 họ đã đưa ra một khái niệm “Niềm đam mêcuộc sống”.
- Nội các cũng đưa ra một bản sửa đổi Luật Giáo dục Cơ bản và thiết lập Kế hoạch Thúc đẩy Giáo dục.
- Cùng với những chính sách của nội các thủ tưởng Obuchi, Hội đồng Giáo dục Trung ương đã biên soạn một bản báo cáo vào năm 2003 có tên là: “Nuôi dưỡng những con người Nhật Bản phát triển toàn diện và khỏe mạnh để sống kiên cường trong thế kỉ 21”.
- Ý tưởng chủ đạo của cuộc cải cách giáo dục đã được hình thành ttừ các ý tưởng về “tình yêu quê hương, đất nước” và “trân trọng những giá trị truyền thống và văn hóa Nhật Bản”.
- Sự phát triển gần đây nhất trong chương trình hành động là bản sửa đổi Luật Giáo dục Cơ bản năm 2006.
- Tuy nhiên nó là một chính sách mang tính tượng trưng cao.
- Bản sửa đổi cũng thể hiện rằng thứ tự đang được thiết lập từ trên xuống thông qua sự chuyển đổi giáo dục từ bàn tay cá nhân sang chính phủ quốc gia.
- (2) Ba khuynh hướng và các chính sách giáo dục Bây giờ tôi muốn tóm tắt những thay đổi trong chính sách giáo dục của Nhật Bản chủ yếu là sau những năm 1980 trong mối tương quan với 3 xu hướng được thảo luận ở chương trước đó là toàn cầu hóa, quá trình Mỹ hóa, và dân chủ hóa.
- Vì quá trình toàn cầu hóa trong nền kinh tế dẫn các quốc gia đến sự cạnh tranh,các chu kì kinh tế đòi hỏi sự phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ sự cạnh tranh toàn cầu.
- Về thuật ngữ quá trình Mỹ hóa, người ta cho rằng hệ thống giáo dục sau chiến tranh của Nhật đã được thiết kế theo hệ thống giáo dục của Mỹ và tôi sẽ không thảo luận chi tiết về vấn đề này.
- Thậm chí là trong và sau những năm 1980, Nhật Bản vẫn tiếp tiếp tục làm theo các hệ thống giáo dục của Mỹ.
- Đây là bước đi lớn trong giáo dục dân chủ và quyền công dân của Nhật Bản.
- Ở Nhật Bản bây giờ đang nổi bật lên ba xu hướng chính ảnh hưởng lẫn nhau trong môi trường ngày càng bất ổn, phức tạp ở cả phương diện trong nước và quốc tế..
- Các chính sách của Nhật Bản ngày càng coi trọng vai trò của công chúng.
- Tuy nhiên, về một khía cạnh nào đó, Chính phủ Nhật Bản chủ ý hay không chủ ý đã lãng quên nhiều chính sách vĩ mô như vấn đề Hiến pháp..
- Hơn nữa sự gia tăng toàn cầu hóa có thể hoá giải và làm phức tạp tình thế.
- Chính phủ sẽ can thiệp vào những trường hợp này như thế nào? Chính sách nào sẽ được chính phủ ứng dụng để giải quyết những hậu quả không định trước bằng sự can thiệp của mình.
- Nhật Bản cần phải giải quyết từng vấn đề cẩn thận, lựa chọn gia tốc hay kiền hãm từng chính sách.
- Người ta đòi hỏi Chính phủ phải xem xét trước các hậu quả của các chính sách mà nó đưa ra.
- Như đã đề cập trước đó, toàn cầu hóa nền kinh tế sẽ tạo ra một động lực cho các chính phủ nhỏ hơn được hỗ trợ bởi áp lực thị trường đang gia tăng và bởi khái niệm tân chủ nghĩa tự do.
- Chức năng của khu vực nhà nước đang bị thu hẹp và Nhật Bản không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành một “nhà nước cạnh tranh”.
- Các chính sách để phát triển đất nước dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phân cấp (chuyển đổi từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân) đã được xây dựng.
- Cam kết trong kinh doanh với một quan điểm toàn cầu về nền kinh tế không biên giới, các công ty Nhật Bản buộc phải cắt giảm ngân sách và phải xem lại hệ thống lương dựa trên thâm niên hay hệ thống người lao động làm việc suốt đời.
- Về chính sách giáo dục, chính phủ yêu cầu phát triển học sinh, sinh viên tài năng.
- Vòng quay kinh tế đòi hỏi sự phát triển của nguồn nhân lực để hỗ trợ cho việc cạnh tranh toàn cầu.
- Và cuộc cải cách giáo dục của chúng ta đã được xây dựng, học tập từ các cuộc đổi mới tự do mới của người Anglo Saxon vốn là một loại hình của quá trình Mỹ hóa.
- Do sự đáp lâij quá trình toàn cầu hóa, yêu cầu cần thiết phải có các biện pháp bảo hộ .
- Các chính sách có tầm quan trọng ngay như chính sách công nghiệp, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách lao động liên quan đến đào tạo nghề và đào tạo các kỹ năng kĩ thuật, như một nhà nước cạnh tranh, cùng với các chính sách an sinh xã hội, chính sách giáo dục khác, và chính sách an ninh cho cộng đồng là rất quan trọng.
- Các quốc gia cần phải tập trung vào các chính sách này bởi vì nghèo đói và sự xáo trộn trong xã hội sẽ gây cản trở cho các quốc gia trong việc cạnh tranh.
- Và đồng thời, các chính sách về bản sắc là cũng cần thiết.
- Toàn cầu hóa có một khía cạnh đó là khiến cho các quốc gia và các cá nhân mất đi bản sắc và điều đó là cần thiết, như là một sự đáp lại quá trình toàn cầu hoá, để đối mặt với các vấn đề về bản sắc và sự thiếu an toàn do các thay đổi nhanh chóng gây ra.
- Chính quyền ông Koizumi vốn không thể dựa vào các chính sách phân phối bởi vì một số lượng lớn những thiếu hụt về tài chính do sự đầu tư vào những sân chơi lớn để đạt được tỉ lệ tán thành cao như là một yếu tố giữ thăng bằng của toàn cầu hoá.
- Chính quyền thay vì việc cố gắng xây dựng con tàu Nhật Bản, đã cố gắng nâng cao nhận thức của người dân về quốc gia và nhà nước thông qua việc sửa đổi Luật Giáo dục Cơ bản.
- Việc sửa đổi Luật Giáo dục Cơ bản là một cách hiện thực hóa biểu tượng và song song với việc bảo tồn truyền thống.
- Họ đang nghi ngờ khả năng quản lý Nhật Bản.
- Xu hướng thứ tư là toàn cầu hóa nền kinh tế, Mỹ hóa, dân chủ hóa và các phản ứng đối với khuynh hướng này (ví dụ như là các quốc gia cộng sinh trái với các quốc gia cạnh tranh, sự lệ thuộc, việc vận dụng chiến lược và sự độc lập đi cùng với sự Mỹ hoá, sự thâm nhập của dân chủ dẫn đến việc tạo nên một cộng đồng ngu ngốc, chủ nghĩa dân tuý, và việc áp đặt ý chí của nhà nước hay ép buộc sự tham gia để phản đối chủ nghĩa vô chính phủ) đôi khi phối hợp lẫn nhau và mang lại những cộng hưởng và đôi khi chống lại nhau