« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng quan các tham luận Hội Thảo


Tóm tắt Xem thử

- Tæng quan c¸c tham luËn göi tíi Héi Tho Tổng quan các tham luận Hội Thảo “Đối thoại Pháp – á về các vấn đề và hướng đi cho Giáo dục Hướng nghiệp Việt Nam” Ngày nay mọi quốc gia đều coi trọng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững.
- ở Việt Nam vai trò quyết định của nguồn nhân lực được nhấn mạnh nhiều trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước.
- Việc xem GD &ĐT cùng với KH&CN là quốc sách hàng đầu, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” đã và đang là động lực quan trọng cho việc phát triển nguồn nhân lực được đào tạo, cung ứng lao động kỹ thuật cho thị trường lao động.
- Tuy nhiên cơ cấu nguồn nhân lực ở Việt Nam lại đang rất bất hợp lý, chất lượng thấp tới mức báo động, đặc biệt là trình độ thực hành, nhìn chung không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Hơn nữa, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đang tiến hành dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, và tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc nội.
- Yêu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ngay trên đất Việt Nam đã hơn bao giờ hết đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, được bố trí theo một cơ cấu hợp lý.
- Đó là một trong nhiều lý do để Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lao động và Hướng nghiệp (INETOP, CNAM- Paris) và các bạn đồng nghiệp Canada, Singapore, Thụy Sĩ, áo.
- nghĩ tới việc tổ chức một Hội thảo quốc tế “Đối thoại Pháp- á về các vấn đề và hướng đi cho Giáo dục hướng nghiệp Việt Nam”.
- Điều này thêm một lần nữa khẳng định giáo dục hướng nghiệp giờ đây đã trở thành một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu sâu sắc.
- Anne Larcry-Hoestlandt (INETOP/CNAM Paris) giới thiệu một cách chi tiết, sinh động mô hình giáo dục hướng nghiệp của Pháp và châu Âu xét từ góc độ lý thuyết, phương pháp luận cũng như những kinh nghiệm thực tế rút ra được từ gần 100 năm nay.
- Với phép so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt với mô hình của Pháp, GS.Marcel Monnet (Quebec) đã chỉ ra những vấn đề còn đang gay cấn của giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh xã hội tại Quebec, Canada.
- Trên cấp độ lý thuyết và thực hành, Burkina Faso đã kế thừa, học tập và phát triển sáng tạo nhiều kinh nghiệm trong giáo dục hướng nghiệp của Pháp.
- Rasmata Bakyono (Đại học Ouagadougou, Thành phố Ouagadougou, Burkina Faso) đã đặt ra cho Hội thảo một loạt vấn đề không chỉ bó gọn trong quốc gia châu Phi này.
- Nhấn mạnh đến vai trò của môi trường học đường trong giáo dục, tư vấn hướng nghiệp và những mối quan hệ phức tạp của nó với các cơ sở đào tạo tại Pháp, GS.
- Giống như thị trường lao động, xét từ góc độ kinh tế học, giáo dục cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ đào tạo việc làm.
- Các lý thuyết cơ bản về mô hình dự đoán nguồn nhân lực, tính mềm dẻo và cứng nhắc trong quan hệ đào tạo – việc làm.
- Có thể khẳng định rằng những vấn đề do các học giả nước ngoài đặt ra để đối thoại sẽ là những gợi mở quí báu cho hướng phát triển Giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam trong những năm tới.
- Số bài của các học giả Việt Nam gửi tới không nhiều (gần 20bài), nhưng đều là của những nhà giáo dục đã nhiều năm trăn trở cho công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề của Việt Nam.
- Điều dễ nhận ra trong các tham luận gửi đến hội thảo là các số liệu rất đáng lo ngại về giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam nói chung, trong hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng.
- Mặc dù vai trò của giáo dục hướng nghiệp là quan trọng và đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước (Văn kiện Đại hội Đảng IX), nhưng trong nhiều năm qua công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn kém và chưa được quan tâm đúng mức- PGS.
- Đặng Danh ánh trích dẫn báo cáo của chính phủ về tình hình giáo dục để khẳng định thực trạng của giáo dục hướng nghiệp Việt Nam.
- Hệ quả là “chỉ tiêu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp rất thấp còn chỉ tiêu phân luồng học sinh sau trung học phổ thông vào cao đẳng và đại học là rất cao.
- Tác giả Nguyễn Hùng- Trung tâm lao động hướng nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo dẫn những con số cụ thể: thí dụ năm học sinh phổ thông cơ sở được tuyển vào trung học phổ thông.
- Học sinh trung học phổ thông hàng hăm có tới 90% đăng ký thi đại học, cao đẳng.
- Nguyễn Đức Trí cũng nêu một thực trạng của giáo dục Việt Nam là.
- “quy mô đào tạo nghề tăng nhưng chưa có tư vấn chọn nghề phù hợp, cơ cấu nghành nghề, vùng miền rất bất hợp lý, chất lượng nghề thấp dẫn tới tình trạng vừa thừa vừa thiếu.
- “số người được đào tạo nghề dễ tìm việc làm hơn số người được đào tạo ở trình độ cao đẳng và đại học trong khi tỉ lệ học sinh sau trung học phổ thông lại đổ xô vào đại học và cao đẳng, xem đào tạo nghề là “bước đường cùng”.
- Tạo ra sức ép tâm lí rất lớn đối với học sinh phụ huynh và toàn xã hội khi các kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng hàng năm đến gần.
- Ba là: Do số học sinh sau trung học phổ thông (khoảng 80.000/ năm) rất lớn nên các trường nghề không tuyển học sinh sau trung học cơ sở (khoảng 28%) và số người này không có khả năng tiếp cận đào tạo nghề và việc làm.
- Với tình hình như vậy, giáo dục hướng nghiệp của Việt Nam nên được tổ chức như thế nào? Về vấn đề này hầu hết các tác giả đều có những kiến giải và đề xuất rất đáng trân trọng.
- Nguyễn Như ất với bài “Vấn đề phương pháp luận xây dựng nội dung giáo dục hướng nghiệp trong trong phổ thông Việt Nam” đã xác định lại cơ sở triết học của Giáo dục Việt Nam nói chung, trong đó có giáo dục hướng nghiệp.
- “Quán triệt quan điểm giáo dục là kỹ thuật tổng hợp”, hay giáo dục công nghiệp và hướng nghiệp hoặc giáo dục văn hóa công nghệ gắn với đặc thù của Việt Nam đó là “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn…” Triết lý này cũng không mâu thuẫn với 4 trụ cột của sự học cho thế kỷ 21 do UNESCO đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”.
- Nội dung của giáo dục hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của công nghệ hiện đại của thế kỷ 21 tiến tới kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, đáp ứng mục tiêu và bước đi trong phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội Việt Nam.
- Tiếp nhận lý luận giáo dục hiện đại và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp.
- Kế thừa và phát huy bài học truyền thống giáo dục Việt Nam các giai đoạn trước, khắc phục các bất cập, thiếu sót hiện nay về giáo dục hướng nghiệp, quán triệt quan điểm giáo dục toàn diện, coi trọng đúng mức ý nghĩa giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống các môn học cơ bản và công nghệ, với các hoạt động giáo dục trong trường phổ thông Việt Nam hiện nay.
- Nguyễn Đức Trí, tác giả Nguyễn Quang Huỳnh đã đề cập một loạt vấn đề bức xúc hiện tại của giáo dục hướng nghiệp, vấn đề phần luồng của học sinh phổ thông sau trung học, sự cần thiết phải có giáo dục hướng nghiệp.
- Đặng Danh ánh nêu bật vai trò của giáo dục hướng nghiệp.
- 1/ Giáo dục hướng nghiệp góp phần điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Giáo dục phải thông tin chính xác về yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thế hệ trẻ có cơ sở cân nhắc hướng chọn nghề của mình.
- 2/ Giáo dục hướng nghiệp phát huy tác động giáo dục ý thức chính trị và lý tưởng nghề nghiệp cho người lao động.
- 3/ Giáo dục hướng nghiệp gắn với việc học tập làm chủ công nghệ mới.
- 4/ Giáo dục hướng nghiệp chuẩn bị con người năng động thích ứng với thị trường.
- Nguyễn Đức Trí, giáo dục hướng nghiệp phổ thông bao gồm.
- Giáo dục và tuyên truyền nghề (cho học sinh làm quen với danh mục nghề của quốc gia.
- Chuẩn bị cho học sinh có ý thức nghề - Tiến hành tư vấn nghề cho học sinh - Nghiên cứu nhân cách nghề nghiệp của học sinh.
- Tác giả cũng đã đề cập tới cơ sở tâm lí học của giáo dục hướng nghiệp bao gồm (1) xu hướng nghề nghiệp, (2) năng lực/ kinh nghiệm nghề nghiệp, (3) những đặc điểm của quá trình phản ánh tâm lý và (4) những đặc điểm về khí chất, gia đình, lứa tuổi, bệnh tật.
- ông cho rằng những đặc điểm nêu trên là khác nhau ở những người khác nhau, và giáo dục hướng nghiệp phải đặc biệt lưu ý tới những đặc điểm ấy.
- Trần Văn Tính cũng nhấn mạnh vai trò của chuẩn đoán tâm lý trong tư vấn hướng nghiệp, những yêu cầu của chuẩn đoán tâm lý cho học sinh phổ thông.
- Nguyễn Đức Trí còn nêu bật vai trò của giáo dục học nghề nghiệp với chức năng định hướng vào việc rèn luyện năng lực thực hiện cho người lao động- bao gồm các kỹ năng thông tin, các kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng lập kế hoạch và triển khai, các kỹ năng hợp tác, kỹ năng sử dụng toán học, các kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng sử dụng công nghệ v.v.
- Cơ sở kinh tế- xã hội cũng là một nhân tố quan trọng của giáo dục hướng nghiệp.
- Nguyễn Đức Trí, đào tạo nghề nghiệp phải tuân thủ các quy luật khách quan của thị trường, đặc biệt là thị trường lao động.
- Thị trường lao động với các chủ thể và phải thực hiện các chức năng khác nhau.
- Nhà nước: xác lập khung pháp lí cho thị trường lao động hoạt động bình đẳng, điều tiết, giám sát thị trường hoạt động theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
- Người sử dụng lao động: đặt ra yêu cầu về cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động.
- Người lao động- được định lượng, tư vấn nghề được đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường và có khả năng cạnh tranh trong thị trường để có việc làm.
- Người đào tạo lao động- là tổ chức đào tạo nghề phù hợp với thị trường.
- Nhà cung cấp dịch vụ việc làm là cầu nối giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động + Các đối tác xã hội khác.
- Cơ sở điều khiển khọc cũng là một trong những nhân tố không thể thiếu của giáo dục hướng nghiệp- theo tác giả, giáo dục hướng nghiệp cũng có thể xem xét dưới góc độ điều khiển học, bao gồm: chủ thể điều khiển (nhà trường, gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp…) các phương tiện và phương pháp điều khiển (công tác hướng nghiệp trong nhà trường, gia đình, xã hội) đối tượng điều khiển (thanh niên, học sinh) và cuối cùng là kết quả của hệ thống điều khiển và một vài yếu tố khác như các kênh thông tin… trong thị trường lao động nói chung.
- Tiếp đó là một loạt bài viết về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông của PGS.
- Một số bài đề cập tới vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp công nghiệp trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa như là của PGS.
- Hướng nghiệp và sắp xếp việc làm ở trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội của tác giả Hà Xuân Quang.
- Hướng nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề của TS.
- Hướng nghiệp cho người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong ngành công nghiệp của TS.
- Hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên và học sinh trường đào tạo nghề Dung Quất của ThS.
- Đặc biệt tác giả Nguyễn Quang Huỳnh còn đề cập tới vấn đề tìm việc và học nghề của con em nông dân, nhân dân vùng lũ, công tác định cư, việc làm cho người sau cai nghiện v.v.
- Để có thể đề xuất những giải pháp cho giáo dục hướng nghiệp, trước hết cho học sinh phổ thông nhiều tác giả đã mô tả hệ thống giáo dục hướng nghiệp với các yếu tố cấu thành và nguyên lý hoạt động của hệ thống đó.
- Mạc Văn Tiến cũng xem giáo dục là những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác, nhằm giúp sinh viên có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, để có thể lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý các nhân cũng như hoàn cảnh riêng của mỗi người để có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
- Theo tác giả, giáo dục hướng nghiệp gồm 3 bộ phận chính: định hướng nghề, tư vấn nghề, và lựa chọn nghề.
- Nội dung chính của hoạt động hướng nghiệp là.
- làm cho đối tượng hiểu rõ mình là ai - giới thiệu học sinh với thế giới nghề nghiệp - cung cấp thông tin về hệ thống các cơ sở đào tạo nghề - tư vấn nghề nghiệp cho học sinh PGS.
- Đặng Danh ánh đưa ra một hệ thống gồm các yếu tố: trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, cơ sở sản xuất thông qua gia đình, phương tiện thông tin, các tổ chức xã hội, các cơ quan chuyên môn tác động tới học sinh ở 2 giai đoạn: thời kỳ chọn nghề (ở trường phổ thông) và thời kỳ thích ứng nghề (ở trường chuyên nghiệp và tại nơi làm việc) với 2 loại tư vấn: Tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu- Từ đó tác giả gắn trách nhiệm của giáo viên phổ thông trong giáo dục hướng nghiệp (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên công nghệ).
- Phạm Tất Dong cũng đề nghị thiết lập một hệ thống giáo dục hướng nghiệp từ bậc tiểu học với thời lượng tăng dần ở các năm trên.
- Càng học cao thì sinh hoạt hướng nghiệp càng nhiều hơn chứ không chỉ là 9 buổi cho cả năm học như hiện nay.
- Phạm Tất Dong cũng đề nghị giao nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho các giáo viên công nghệ, đổi mới chương trình giáo dục hướng nghiệp, kết hợp các buổi thăm quan sản xuất, giao lưu với những nhân vật tiêu biểu ở trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
- Phạm Tất Dong cũng đề nghị phải huy động cha mẹ học sinh, các tổ chức kinh tế- xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Việt Nam.
- Trần Anh Tuấn cũng đề cập việc gắn giáo dục hướng nghiệp với mục tiêu dạy học, nội dung môn học và bài giảng thông qua đội ngũ giáo viên.
- Đồng thời cũng theo tác giả Trần Văn Tuấn, định hướng nghề nghiệp có thể thông qua đánh giá kết quả dạy học và thông qua hệ phương pháp dạy học, tổ chức đào tạo.
- Nguyễn Tùng Lâm đã đề dẫn một ví dụ cụ thể về hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học Phổ thông Dân lập Đinh Tiên Hoàng Hà Nội.
- Với phương châm xem giáo dục hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, lấy mục tiêu là tạo viễn cảnh và động lực cho học sinh, cha mẹ họ cũng rèn luyện phấn đấu, kết hợp nhà trường bạn bè, cha mẹ học sinh và các hệ thống xã hội khác vừa giúp họ hiểu bản thân, hiểu thế giới nghề nghiệp và tư vấn để học sinh chọn nghề.
- Ngoài các lực lượng khác, nhà trường giao trách nhiệm chính về giáo dục hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và cán bộ của văn phòng tư vấn hướng nghiệp.
- Về một số vấn đề cụ thể, PGS.
- Sau khi phân tích đặc điểm trong và ngoài nước tác động tới việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, tác giả đưa ra những yêu cầu cơ bản với đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
- Đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với việc đổi mới doanh nghiệp công nghiệp bao gồm: đổi mới công nghệ, đổi mới thị trường, đổi mới về tổ chức.
- Đinh Thị Kim Thoa có bài “Vấn đề hướng nghiệp trong các trường Sư phạm” xác định vai trò của giáo dục hướng nghiệp- giai đoạn 2, tức là giai đoạn khi sinh viên đã vào các trường sư phạm và được chuẩn bị để trở thành giáo viên.
- Giáo dục hướng nghiệp ở giai đoạn này nhằm giúp sinh viên hiểu rõ về nghề giáo viên, về yêu cầu của xã hội đối với nghề và tạo động lực để họ phấn đấu vươn lên.
- Tác giả Hà Xuân Quang với bài “Vấn đề hướng nghiệp và sắp xếp việc làm ở trường Cao đẳng công nghiệp Hà Nội” cũng nêu những biện pháp hướng nghiệp giai đoạn 2, tức là khi sinh viên đã vào trường và chuẩn bị được đào tạo nghề.
- Ngoài ra trường còn thực hiện dịch vụ tư vấn hướng nghiệp cho hàng nghìn thanh niên, sinh viên của trường và đào tạo lao động xuất khẩu.
- Đào Thị Thanh Thủy- Phó Hiệu Trưởng Trường Đào tạo nghề Dung Quất cũng cung cấp thực tế giáo dục hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho sinh viên học sinh trường đào tạo nghề Dung Quất.
- Một hướng cụ thể khác- hướng dẫn cho người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của TS.
- Đỗ Đăng Hiếu Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Việt Nam và Nguyễn Hoàng Lưu, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội tình hình khi sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, một thực trạng là có khá nhiều lao động dôi dư, cần được đào tạo lại.
- Nguyễn Ngọc Bích với bài “ảnh hưởng của các tổ chức doanh nghiệp đến định hướng và chất lượng nghề nghiệp của sinh viên: tích cực hay tiêu cực?” giới thiệu 2 quan điểm của Hoa kỳ về giáo dục hướng nghiệp khá thịnh hành từ những năm 90 của thế kỷ trước.
- Do vậy các doanh nghiệp Hoa kỳ đã có những đóng góp đáng kể cho sự tiến bộ của giáo dục.
- Nhiều tổ chức, nhiều dự án ra đời nhằm tăng cường chất lượng của các cơ sở giáo dục, phổ thông cũng như đại học.
- Nhìn chung, các tác giả Việt nam đã đề cập và bước đầu đưa các giải pháp về vấn đề khá cấp bách trong giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam.
- Đây là vấn đề gần như còn bỏ ngỏ trong nhiều năm qua, không chỉ trong trong giáo dục phổ thông mà trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam.
- Trong bối cảnh của Việt Nam đang phấn đấu thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, phấn đấu để trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, giáo dục hướng nghiệp sẽ là một nhân tố quan trọng để cơ cấu lại nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng những nhu cầu to lớn của đất nước.
- Vậy những vấn đề đặt ra ở đây là gì? Chúng tôi xin nêu một số vấn đề để hội thảo cho ý kiến: 1.
- Vị trí, vai trò của giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập 2.
- Sự cần thiết phải xây dựng một chuyên ngành giáo dục hướng nghiệp với tư cách là một chuyên nghành đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và chuyển giao trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam 3.
- Hợp tác quốc tế trong quá trình xây dựng chuyên ngành giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam