« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng quan Kinh tế Thế giới 2009 - Qua đáy và Phục hồi


Tóm tắt Xem thử

- 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tổng quan Kinh tế Thế giới 2009 - Qua đáy và Phục hồi.
- Nghiên cứu này sẽ được công bố như là Chương 1 trong Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010: Lựa chọn để tăng trưởng bền vững của VEPR, do NXB Tri Thức chuẩn bị xuất bản và phát hành (5/2010)..
- Khủng hoảng tài chính qua đáy.
- Phục hồi kinh tế.
- Những chính sách kinh tế quan trọng.
- Lãi suất chính sách của các Ngân hàng trung ương, 2009.
- Vấn đề nghiệm đơn vị trong chuỗi số liệu tăng trưởng kinh tế.
- Khi đó không mấy ai tin Greenspan vì nhiều chỉ số thị trường và thống kê kinh tế vẫn tiếp tục xấu đi.
- Tuy nhiên , với kinh nghiệm thị trường và chính trường dầy dặn, Greenspan dường như đã nhận ra thị trường tài chính đang ổn định trở lại sau khi hàng trăm tỷ USD được đổ ra cứu các ngân hàng lớn ở Mỹ và Châu Âu.
- Đây là công cụ tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã phải sử dụng chỉ vài năm trước đó khi nền kinh tế nước này rơi vào "bẫy thanh khoản".
- Mặc dù thị trường còn mất hai tháng đầu năm 2009 dò dẫm tìm đáy, cú hích cuối cùng của tân Bộ trưởng Tim Geithner với chương trình PPIP nhằm làm sạch bản cân đối tài sản của các ngân hàng Mỹ đã chính thức vực nền kinh tế Mỹ và cả thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Đại Suy thoái 1929-1933.
- phục hồi kinh tế.
- Mặc dù đa số các nhà bình luận nghi ngờ nhận định của Bernanke, kể cả các nhà kinh tế xuất xắc nhất, tiên đoán này đã chính xác..
- Bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán toàn thế giới, nhiều chỉ số phản ánh kỳ vọng kinh tế của giới doanh nhân như chỉ số PMI (purchasing managers' index) và Chỉ số báo trước (Leading Indicator) của tổ chức Conference Board đều vượt đáy trước và trong Tháng 3/2009.
- Mặc dù nền kinh tế thực của Mỹ tiếp tục suy giảm trong hai quý đầu năm, cuối Tháng 5/2009 số lượng người nhận bảo hiểm thất nghiệp lần đầu (Initial Jobless.
- cho rằng suy thoái kinh tế sắp sửa chấm dứt (Gordon, 2009).
- Cũng trong Tháng 5/2009 chỉ số giá nhà đất S&P Case Shiller lập đáy, điều mà ông Nouriel Roubini khẳng định là điều kiện tiên quyết để khủng hoảng tài chính có thể qua đi.
- Mặc dù Trung Quốc đã và đang bị chỉ trích mạnh mẽ về chính sách giữ đồng Nhân dân tệ thấp (undervalued) để kích thích xuất khẩu và tăng trưởng, có thể nói việc nền kinh tế này đứng vững trong nửa đầu năm 2009 đã góp một phần quan trọng vào sự hồi phục của kinh tế thế giới.
- Dù đồng Nhân dân tệ không được nâng giá như Mỹ và các nước phương Tây mong muốn, Trung Quốc đã không rút khỏi thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, một yếu tố quan trọng giúp cho những nỗ lực của Fed bình ổn thị trường tài chính có thể thành công..
- Nhiều nhà kinh tế đã thất vọng với kết quả của các cuộc họp G20, một câu lạc bộ quyền lực mới của thế giới kể từ khi khủng hoảng nổ ra.
- Thứ nhất là một cam kết không chính thức của các nước lớn không dựng lên các rào cản thương mại, điều mà nhiều nhà kinh tế lo ngại sẽ đẩy cuộc khủng hoảng vào một cuộc Đại Suy thoái thứ hai do thương mại quốc tế sụp đổ.
- Bên cạnh đó, đối phó với các khó khăn tìm nguồn tín dụng xuất khẩu khi thị trường tài chính thế giới đóng băng, G20 cũng cam kết sẽ đưa ra một gói hỗ trợ tín dụng 250 tỷ USD thông qua các ngân hàng phát triển khu vực và IFC (Auboin, 2009).
- Bên cạnh mối lo nạn thất nghiệp kéo dài, nhiều nhà kinh tế bắt đầu lo sự bùng nổ của lạm phát (Greenspan, 2009 và Feldstein, 2009) khi nhiều nước có tỷ lệ nợ quốc gia gia tăng và lãi suất vẫn tiếp tục được giữ ở mức thấp.
- Mặc dù những khuyến nghị này gây ra nhiều tranh cãi, vào thời điểm cuối năm 2009 không còn ai nghi ngờ về cuộc khủng hoảng tài chính đã kết thúc và kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục..
- Bài viết này sẽ tóm lược một số diễn biến kinh tế thế giới chính trong năm 2009.
- Trong phần thứ hai tác giả sẽ đưa ra một số bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính đã qua đáy trong Quý I/2009.
- Phần tiếp theo bài viết cập nhật một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng minh chứng cho việc nhiều nền kinh tế đang trên đà hồi phục.
- Phần bốn là tóm tắt những xu hướng, thảo luận và chính sách kinh tế quan trọng của năm vừa qua.
- Vào Tháng 1/2009, báo Wall Street Journal đã làm một cuộc khảo sát (The Wall Street Journal, 2010) quan điểm các nhà kinh tế về chỉ số kinh tế/tài chính nào quan trọng nhất để có thể đánh giá liệu cuộc khủng hoảng đã qua đi.
- Hai trong số các loại chỉ số chênh lệch lãi suất được theo dõi chặt chẽ nhất trên thị trường tài chính là Libor-OIS 2 và chênh lệch TED 3 đã có diễn biến trong năm 2009 như Hình 3..
- Điều này chứng tỏ thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ đã hoạt động trở lại, Fed và các ngân hàng trung ương lớn đã thành công trong việc trấn an giới tài chính về khả năng một định chế tài chính lớn như Lehman có thể phá sản một lần nữa.
- Vậy chính sách nào của các ngân hàng trung ương đã dẫn đến thành công này?.
- Mọi cuộc khủng hoảng tài chính đều liên quan đến sự hoảng loạn của các nhà đầu tư và chính bản thân giới tài chính.
- Tuy nhiên phải đến khi các ngân hàng trung ương này tuyên bố thực hiện chính sách QE thông qua mua lại các tài sản tài chính liên quan đến các khoản cho vay địa ốc thì thị trường mới thực sự được trấn an.
- Song song với APF, cuối Tháng 3/2009 bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Tim Geithner đã đưa ra một kế hoạch làm sạch bảng cân đối tài sản của các ngân hàng với tên gọi Kế hoạch Đầu tư Liên kết Chính phủ và Tư nhân (Public Private Investment Program - PPIP).
- Hình 4 cho thấy các chương trình APF và PPIP đã thực sự phục hồi niềm tin của thị trường vào hệ thống tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng.
- Từ giữa Tháng 3/2009, cổ phiếu của các ngân hàng đã phục hồi rất mạnh, tăng nhanh hơn toàn thị trường trong gần như toàn bộ thời gian còn lại của năm 2009.
- Đến Tháng 9/2009, báo Wall Street Journal lại thực hiện một cuộc khảo sát các nhà kinh tế và đã có 78% số người trả lời tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt, mặc dù 21% cho rằng hệ thống ngân hàng yếu kém vẫn còn là mối nguy hiểm cho nền kinh tế Mỹ..
- Doom, cũng thừa nhận những điều tồi tệ nhất với kinh tế và hệ thống tài chính thế giới đã qua (Brandimarte, 2009).
- Mặc dù sẽ còn nhiều ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới phải đóng cửa, có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng địa ốc dưới chuẩn của Mỹ Tháng 8/2007 đã qua đáy.
- Đó cũng là kết luận của Báo cáo Kinh tế Thế giới 2009 (World Economic Outlook) của IMF Tháng 11/2009..
- Ngày Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner công bố phương án giải quyết số tài sản xấu trong hệ thống ngân hàng Mỹ với tên gọi Kế hoạch đầu tư liên kết chính phủ và tư nhân (Public Private Investment Program - PPIP).
- O’Rourke, 2009) đã đưa ra những bằng chứng làm giới kinh tế quốc tế sững sờ: xét theo nhiều chỉ số kinh tế quan trọng, kinh tế thế giới rõ ràng đã và đang rơi vào một giai đoạn suy thoái tệ bằng hoặc hơn thời kỳ 1929-1933..
- Ngân hàng Thế.
- Thế giới .
- Bởi vậy thực tế tăng trưởng kinh tế thế giới đến cuối năm 2009 đã khác xa so với các dự báo bi quan của IMF và World Bank đề cập ở trên..
- Sự khác biệt giữa dự báo và thực tế tăng trưởng sau khủng hoảng đã là chủ để tranh luận khá nóng giữa các nhà kinh tế trong những tháng đầu năm 2009 (xem Hộp 2).
- Nhìn chung những giả định kinh tế căn bản (unit root vs trend stationary) của từng mô hình sẽ cho ra kết quả dự báo rất khác nhau.
- 9 LEI: Leading Economic Index là chỉ số trung bình của 10 chỉ số kinh tế do Conference Board, một tổ chức tư vấn kinh tế Mỹ..
- Đầu Tháng 3/2009, Greg Mankiw (Mankiw, 2009a) nhận xét rằng Hội đồng cố vấn kinh tế (Council of Economic Advisers - CEA) đã có dự báo (The White House, 2009) quá lạc quan về tốc độ phục hồi của kinh tế Mỹ.
- CEA cho rằng số liệu các cuộc suy thoái trước đây cho thấy sau khi suy thoái chấm dứt kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ trung bình.
- Do vậy với giả định suy thoái sẽ kết thúc trong năm 2009, CEA dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng 15,6% trong giai đoạn 2008-2013..
- Đây là quan điểm cổ điển của lý thuyết chu kỳ kinh tế.
- chính, hành vi người tiêu dùng, và các định chế kinh tế quốc tế.
- Nếu vậy trong tương lai gần khó có thể tin rằng kinh tế Mỹ và thế giới sẽ quay về trạng thái phát triển như trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra..
- Chính nhờ sản lượng công nghiệp phục hồi tốt, thương mại quốc tế đã có tăng trưởng thay vì sụt giảm như dự báo của cả IMF và Ngân hàng Thế giới..
- Michael Pettis (Pettis, 2009), một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, cho rằng khác với các nước phương Tây chính sách kích cầu của Trung Quốc có tác dụng nhanh và mạnh hơn vì chính phủ có thể yêu cầu các ngân hàng quốc doanh gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng bất chấp rủi ro suy thoái vẫn còn cao.
- Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã đi ngược lại trào lưu giải đòn bẩy tài chính (deleveraging) toàn cầu từ cuối năm 2008.
- Mở rộng tài khóa có thể từ các chính sách kích cầu có chủ ý lẫn các cơ chế tự động của một nền kinh tế (ví dụ gia tăng chi trả phúc lợi xã hội).
- Việc nhiều nước phát triển đã xây dựng một hệ thống an sinh xã hội sâu và rộng chính là một cơ chế ổn định kinh tế tự động, khác với thời kỳ 1929-1933 khi các nước chỉ có các cơ chế tài khóa chủ động.
- Chính sách lãi suất bằng không (Zero Interest Rate Policy - ZIRP) này đều được ngân hàng trung ương các nước cam kết sẽ giữ trong thời gian dài (extended period) với mục đích chính là thể hiện cam kết mạnh về một chính sách tiền tệ nới lỏng để dập tắt cơn khát thanh khoản của các định chế tài chính.
- Trong 6 tháng cuối năm chỉ có Úc và Nauy đã tăng lãi suất trở lại, tất cả các nền kinh tế lớn khác đều giữ nguyên lãi suất..
- Lãi suất chính sách của các Ngân hàng trung ương, 2009 Đầu năm 2009 Cuối năm 2009 Tăng/giảm.
- Điều kiện kinh tế cơ bản để các ngân hàng trung ương giữ lãi suất thấp trong năm 2009 là lạm phát thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao, hậu quả tất yếu của suy thoái.
- 12 Khoảng cách lạm phát được tính dựa vào mức lạm phát mục tiêu (inflation target) của các ngân hàng trung ương.
- Sự kết hợp nới lỏng tài khóa và tiền tệ, có thể nói lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới hiện đại, đã dấy lên mối lo về lạm phát trong tương lai.
- Mặc dù các nhà kinh tế có quan điểm khác nhau về lạm phát trong ngắn hạn và trung hạn (xem Hộp 3), đa số đều đồng ý với nhận định rằng nợ chính phủ cao và lãi suất thấp sẽ là ngòi nổ cho một cuộc bùng phát lạm phát trong dài hạn.
- Nhiều nhà kinh tế tên tuổi cũng tham gia vào cuộc tranh luận này, trong đó ngả về phe Krugman có Brad DeLong và Willem Buiter, còn phía Ferguson có John Taylor và Casey Mulligan.
- Bên cạnh đó, Fed tiếp tục bơm thanh khoản ra hệ thống tài chính thông qua APF và giữ lãi suất thấp về bản chất là "in tiền".
- Greg Mankiw (Mankiw, 2010) gần đây cũng ngả về phe Krugman cho rằng việc Fed bơm thanh khoản ra chưa đáng lo ngại, thậm chí còn cần thiết để phục hồi kinh tế Mỹ..
- Cuộc tranh luận hiện đang tạm lắng xuống, nhưng nếu lợi tức trái phiếu 10 năm vượt qua mốc 4%, chắc chắn các nhà kinh tế sẽ lại làm nóng các mặt báo..
- Như đã đề cập trong bài tổng kết kinh tế thế giới 2008, trào lưu can thiệp vào thị trường và lý thuyết Keynes đã quay lại mạnh mẽ trong năm 2009.
- Mặc dù đánh giá tác động của các chính sách này vào nền kinh tế khác nhau (xem Bảng 4 và Bảng 5), nhận định chung của các nhà kinh tế là kích cầu đã có tác dụng nhất định và là một tác nhân quan trọng giúp kinh tế thế giới không rơi vào một cuộc đại suy thoái lần hai.
- năm 2009.
- (tax haven) và điều tiết lương/thưởng của giới tài chính ngân hàng.
- Hệ thống tiền tệ quốc tế từ sau Thế chiến thứ Hai đã xoay quanh đồng USD như một đồng tiền dự trữ quốc tế duy nhất, một phần nào đó là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
- Tuy nhiên việc phổ biến đồng SDR có một số trở ngại nhất định, ít nhất về mặt kinh tế (xem Hộp 4).
- Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, những nước có dự trữ ngoại tệ lớn như Trung Quốc, Nga, các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC phải đối mặt với khả năng số dự trữ của mình sẽ mất giá khi đồng USD mất giá, điều mà nhiều nhà kinh tế dự đoán.
- Điều này cũng được một số nhà kinh tế ủng hộ, trong đó có John Williamson, một chuyên gia tài chính tiền tệ quốc tế và từng là quan chức của IMF..
- Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế nghi ngờ tính khả thi của đồng SDR thay cho đồng USD.
- Barry Eichengreen, giáo sư kinh tế đại học Berkeley, chỉ ra ba hạn chế cơ bản của đồng SDR.
- Người dân và doanh nghiệp sử dụng đồng USD hay bất kỳ một đồng tiền giấy nào khác vì nó có sự hậu thuẫn cả về mặt kinh tế lẫn chính trị của một quốc gia.
- Trong khi đó việc cải tổ hệ thống quản lý/giám sát các ngân hàng và hệ thống tài chính là điều thế giới phải tiến hành khẩn cấp và đồng bộ.
- Thứ nhất là phương pháp đánh giá các tài sản rủi ro (Value-at-Risk) trong các công thức tính yêu cầu vốn tự có cho các ngân hàng chưa được chặt chẽ và thống nhất, dẫn đến nhiều ngân hàng đã có tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá cao trong khi vẫn đảm bảo được yêu cầu của Basel II.
- Từ trước tới giờ việc quản lý và giám sát các ngân hàng chỉ quan tâm đến rủi ro ở tầm vi mô, nghĩa là của từng ngân hàng hoặc từng loại sản phẩm tài chính.
- Cuộc khủng hoảng vừa rồi chỉ ra rằng những quy định vi mô có thể sẽ càng làm rủi ro hệ thống (vĩ mô) gia tăng, ví dụ quy định cứng nhắc về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu của từng ngân hàng đã dẫn đến làn sóng giải đòn bẩy tài chính vừa rồi.
- Luật phá sản của nhiều nước chưa giải quyết được tình trạng một tổ chức tài chính lớn mất khả năng thanh toán.
- Cũng liên quan đến các tổ chức tài chính lớn (too-big-to-fail), Simon Johnson, cựu kinh tế gia trưởng IMF đã kêu gọi các chính phủ phải giải quyết dứt điểm các tổ chức tài chính lớn này, trước khi bất kỳ một tổ chức nào đổ vỡ một lần nữa như vụ Lehman Brothers vừa rồi..
- Johnson đã lên án các ngân hàng lớn đang ngày càng lũng đoạn các chính sách kinh tế và được hưởng lợi nhiều từ sự trợ giúp của các chính phủ.
- Giải pháp của Johnson, được nhiều nhà kinh tế như Paul Krugman ủng hộ, là hoặc buộc các ngân hàng lớn phải chia nhỏ, hoặc.
- Thảo luận chính sách quan trọng cuối cùng trong năm 2009, khi nguy cơ khủng hoảng đã qua đi và phục hồi kinh tế đang diễn ra, là khi nào thì các nước nên rút ra và đóng lại các chính sách kích thích kinh tế được đưa ra từ cuối năm 2008.
- Một báo cáo của Bruegel (Hagen et al., 2009) đã chỉ ra rằng thế giới đã có lợi khi các chính sách kích thích kinh tế được phối hợp đưa ra, tương tự như vậy quá trình chấm dứt các chính sách này cũng sẽ có lợi nếu được một sự phối hợp quốc tế.
- Câu hỏi đặt ra là liệu nửa sau năm 2010 đã là thời điểm cần phải rút ra chưa, quá sớm sẽ đẩy kinh tế thế giới suy thoái trở lại, quá muộn sẽ là tiền đề cho một cuộc khủng hoảng trong tương lai..
- Nhưng Fed đã âm thâm triển khai các công cụ chính sách để có thể đảo ngược các chính sách nới lỏng tiền tệ của mình một cách nhanh chóng và ít gây ảnh hưởng vào nền kinh tế nhất.
- Nhưng kinh tế thế giới đã bật dậy sau một loạt những nỗ lực giải cứu và kích thích của đa số chính phủ các nước lớn.
- Dẫu vậy, như Paul Krugman đã chỉ ra, thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 21 có thể coi là một thập kỷ bị mất của Mỹ nếu tính trên tổng số việc làm được nền kinh tế này tạo ra hay theo chỉ số chứng khoán S&P 500.
- Cả Nhật và Mỹ trước khi rơi vào khủng hoảng đều bị bong bóng bất động sản và chứng khoán, đều quá lỏng lẻo trong việc quản lý và giám sát thị trường tài chính, đều quá tự tin vào mô hình kinh tế xã hội của mình.
- của Việt Nam đó là chính sách và mục tiêu kinh tế phải thật mềm dẻo trong khi hạ tầng xã hội và kinh tế, mà quản lý và giám sát tài chính là một phần quan trọng, phải thật vững chắc..
- http://krugman.blogs.nytimes.com no-exit/ (accessed March 01, 2010) Lê Hồng Giang, 2009, “Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới 2008”, Chương 1 trong.
- Nguyễn Đức Thành (ed), 2009, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam, Nxb