« Home « Kết quả tìm kiếm

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự của Luxembourg


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết đã phân tích những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân phạm tội trong thực tiễn pháp luật của Luxembourg, như: lịch sử vấn đề.
- những nguyên nhân dẫn đến việc các nhà lập pháp Luxembourg quy định TNHS đối với pháp nhân phạm tội.
- Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS đối với pháp nhân.
- vấn đề tổng hợp TNHS đối với pháp nhân và thể nhân.
- hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội.
- Trong bài viết tác giả cũng đã phân tích, so sánh chế định TNHS đối với pháp nhân trong luật của Luxembourg và một số nước khác như Pháp, Bỉ, Hà Lan..
- Ở Việt Nam, từ lâu trách nhiệm pháp lý của pháp nhân đã được quy định trong lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh tế và hành chính.
- Việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, trong đó có pháp luật Luxembourg quy định về vấn đề TNHS của pháp nhân để có phương án bổ sung thích hợp cho việc sửa đổi toàn diện BLHS năm 1999 là việc làm quan trọng và cần thiết.
- Khái quát lịch sử vấn đề Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm không? Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) không ? Đây là vấn đề quan trọng được tranh luận rất nhiều trong khoa học luật hình sự trong và ngoài nước.
- có quy định vấn đề trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả THNS của pháp nhân.
- Ngoài ra, còn có nhiều nghị định khung (Décision - Cadre) hướng dẫn trên nhiều lĩnh vực chuyên biệt buộc các nước thành viên quy định trách nhiệm pháp lý, trong đó có TNHS đối với các pháp nhân.
- Nghị định khung ngày 19/7/2002 liên quan đến viêc đấu tranh phòng, chống buôn bán người đã nhấn mạnh là pháp nhân chịu trách nhiệm nếu tội phạm do một thành viên của cơ quan pháp nhân.
- thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.
- Điều 2 c ủa Công ước này quy định mỗi nước thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với các nguyên tắc pháp luật, để thiết lập trách nhiệm pháp lý của pháp nhân trong trường hợp tham nhũng của viên chức chính quyền nước ngoài.
- Điều 10 quy định mỗi nước thành viên thông qua các biện pháp cần thiết, phù hợp với các nguyên tắc pháp luật, để thiết lập trách nhiệm của pháp nhân tham gia các tội phạm nghiêm trọng, trong đó có các tội phạm có tổ chức và những tội theo các điều 5,6,8 và 23 của Công ước này.
- Thứ ba, nhiều nước lánh giềng của Luxembourg như Hà Lan, Pháp và Bỉ đều đã thừa nhận nguyên tắc TNHS của pháp nhân.
- Kinh nghiệm của các nước này về mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng chế định TNHS của pháp nhân là rất thuận lợi cho việc tiếp thu và xây dựng nó trong PLHS của Luxembourg.
- Phạm vi và điều kiện áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân Khoản 5 Điều 1 của Luật ngày 3/3/2010 đã đưa vào Quyển thứ nhất của BLHS Chương II-1 mới (từ Điều 34 đến Điều 40) với tên gọi "Các hình phạt áp dụng với các pháp nhân".
- Điều 34 mới của BLHS quy định: “Khi một tội đại hình hoặc một tội tiểu hình được một trong những cơ quan theo pháp luật quy định của pháp nhân hoặc được một hoặc nhiều người lãnh đạo theo pháp luật hoặc thực tế của pháp nhân thực hiện, nhân danh và vì lợi ích của một pháp nhân, pháp nhân có thể bị tuyên bố phải chịu trách nhiệm hình sự và những hình phạt được quy định tại các điều từ Điều 35 đến Điều 38 Bộ luật hình sự”.
- Trách nhiệm hình sự của các pháp nhân không loại trừ trách nhiệm hình sự của các cá nhân là chính phạm hoặc tòng phạm của cùng tội phạm.
- Theo Điều 34 nêu trên, những vấn đề rất cơ bản về chế định TNHS của pháp nhân đã được quy định cụ thể, như: Phạm vi, điều kiện áp dụng TNHS của pháp nhân, nguyên tắc tổng hợp TNHS của pháp nhân và cá nhân.
- Những pháp nhân nào có thể là chủ thể của tội phạm Pháp nhân là một thực thể mang tính hội đoàn, thường dùng trong luật dân sự và luật thương mại.
- Khi một số điều kiện được thỏa mãn, nhà nước sẽ trao cho nhóm những thể nhân hoặc pháp nhân này tư cách pháp nhân.
- Theo pháp luật Việt Nam thì pháp nhân là những tổ chức có tư cách tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 84, Bộ luật Dân sự năm 2005: 1) Được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
- Pháp luật của Luxembourg cũng như pháp luật của Pháp và Bỉ đã phân chia pháp nhân thành hai loại: Các pháp nhân theo luật tư và các pháp nhân theo luật công.
- Pháp nhân theo luật tư lại được phân chia thành các pháp nhân có mục đích lợi nhuận và các pháp nhân không có mục đích lợi nhuận.
- Các pháp nhân theo luật công được thành lập với sứ mạng thực hiện các hoạt động vì lợi ích công.
- Có hai loại pháp nhân công: Các tập thể công, như nhà nước, các công xã.
- Các cơ quan hành chính công, như các bệnh viện, trường học, phòng thương mại công nghiệp, v.v… Điều 34 mới BLHS của Luxembourg đã xác định TNHS được đặt ra đối với tất cả pháp nhân.
- Như vậy, phạm vi các pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm là rất rộng, nó bao gồm tất cả các loại pháp nhân theo luật công và luật tư có tư cách pháp nhân, trừ Nhà nước và các công xã.
- Sự loại trừ TNHS đối với các nhóm này xuất phát từ logic pháp lý là nó không có tư cách pháp nhân.
- Sự chuyển đổi từ tổ chức thương mại sang tổ chức dân sự làm mất đi tư cách pháp nhân của tổ chức và với nó TNHS cũng không tồn tại.
- Chúng tôi cho rằng TNHS của pháp nhân theo luật nước ngoài có thể được áp dụng tại toà án hình sự Luxembourg.
- Những quy định tại Điều 3 và 4 BLHS Luxembourg về hiệu lực về không gian của đạo luật hình sự đối với thể nhân mang quốc tịch nước ngoài vẫn được áp dụng với các pháp nhân nước ngoài phạm tội [6].
- Nghiên cứu so sánh với PLHS của một số nước cho thấy phạm vi chủ thể của TNHS của pháp nhân cũng đ​ược quy định rất rộng.
- Nó bao gồm các tổ chức, pháp nhân theo luật t​ư và cả các tổ chức, pháp nhân theo luật công (Điều 121-2 BLHS của Pháp.
- Còn theo khoản 2 Điều 100quater của BLHS Thụy Sĩ thì các pháp nhân theo luật công bị truy cứu TNHS nếu phạm tội, trừ các nghiệp đoàn lãnh thổ.
- Về vấn đề t​ư cách pháp nhân của các chủ thể chịu TNHS của pháp nhân, nghiên cứu PLHS của những nước châu Âu có quy định TNHS của pháp nhân cho thấy mỗi nước có những quy định khác nhau.
- Điều 121-2 BLHS của Cộng hoà Pháp quy định cũng như LHS của Luxembourg là pháp nhân để có t​ư cách chủ thể của TNHS thì cần phải có t​ư cách pháp nhân, nếu một nhóm hoặc một tổ chức không có t​ư cách pháp nhân thì không phải chịu TNHS.
- Việc đòi hỏi t​ư cách pháp nhân đối với chủ thể chịu TNHS của pháp nhân đư​ợc lý giải bởi những lý do về tính hiệu quả và sự an toàn pháp lý.
- Trái với LHS của Pháp và Luxembourg, LHS các nư​ớc Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ lại không đòi hỏi pháp nhân, tổ chức là chủ thể chịu TNHS phải có tư​ cách pháp nhân.
- Những tội phạm nào được quy kết cho pháp nhân Theo Điều 34 mới của BLHS quy định thì TNHS của pháp nhân được áp dụng đối với tất cả các tội đại hình và tội tiểu hình [7] được quy định trong BLHS và trong các đạo luật chuyên ngành.
- PLHS của Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ, TNHS của pháp nhân đ​​ược áp dụng có tính chất chung cho mọi tội phạm như là PLHS Luxembourg.
- Riêng trường hợp của Pháp, trước đây Điều 121-2 BLHS quy định là pháp nhân chỉ chịu TNHS trong những trường hợp được luật hoặc nghị định quy định.
- Như​​ vậy, về mặt kỹ thuật lập pháp các nước trên, bao gồm cả Luxembourg đã chấp nhận một hệ thống điều khoản chung (system de la clause génégale) quy định về TNHS của pháp nhân, có nghĩa là TNHS của pháp nhân được đặt ra đối với mọi tội phạm quy định trong BLHS và trong các đạo luật chuyên ngành.
- Cách lựa chọn này, trong thực tế gặp những khó khăn nhất định nên buộc các toà án khi áp dụng pháp luật phải đ​​ưa ra những tiêu chuẩn cụ thể để xác định những tội phạm nào pháp nhân có thể thực hiện.
- Các điều kiện quy kết trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Thứ nhất, theo Điều 34, để có TNHS của pháp nhân, tội phạm cần phải được thực hiện bởi một trong những cơ quan theo pháp luật quy định (organes légaux) của pháp nhân.
- Như vậy, khái niệm cơ quan theo pháp luật quy định được hiểu là các cơ quan do Luật về pháp nhân quy định chứ không phải là các cơ quan thực tế (organes de fait) của pháp nhân.
- Đó có thể là hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm tra, giám sát...của pháp nhân.
- So sánh với quy định về TNHS của pháp nhân trong BLHS của Pháp cho thấy điều kiện này chặt chẽ hơn.
- BLHS của Pháp chỉ quy định “những tội phạm được thực hiện bởi các cơ quan hoặc những người đại diện của pháp nhân”.
- Còn so sánh với LHS của Bỉ thì quy định này trong LHS của Luxembourg chặt chẽ hơn rất nhiều, nơi mà những người qua trung gian của các pháp nhân TNHS có thể không bị liệt kê.
- Để TNHS của pháp nhân có thể được giữ, còn cần phải tội phạm được đặc trưng và chứng minh qua chủ thể trung gian.
- Tương tự, nếu chủ thể được tuyên bố không có lỗi hoặc nếu nó được hưởng một trong những nguyên nhân bào chữa khách quan (ví dụ, theo lệnh của người có thẩm quyền hợp pháp) TNHS của pháp nhân không thể tồn tại..
- Thứ hai, trong trường hợp tội phạm không do một trong những cơ quan được luật quy định của pháp nhân thực hiện thì nó phải được một hoặc nhiều người lãnh đạo theo pháp luật hoặc thực tế của pháp nhân thực hiện.
- Theo quy định trên, trong trường hợp tội phạm không do một trong những cơ quan được luật quy định của pháp nhân thực hiện thì nó phải đ​​ược thực hiện bởi một hoặc nhiều thể nhân và những ngư​​ời này phải giữ một vị trí lãnh đạo trong pháp nhân.
- Điều 121.2 BLHS Pháp quy định rõ, đó có thể là những cơ quan hoặc những người đại diện của pháp nhân.
- Thứ ba, tội phạm cần phải được thực hiện nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân.
- Đây là một trong những điều kiện cần và đủ của TNHS của pháp nhân.
- Tội phạm do một trong những cơ quan được luật quy định của pháp nhân thực hiện hoặc một hay nhiều người lãnh đạo theo pháp luật hoặc thực tế của pháp nhân thực hiện phải nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân thì vấn đề TNHS đối với pháp nhân mới được đặt ra.
- Còn trong trường hợp tội phạm do cơ quan hoặc người lãnh đạo của pháp nhân thực hiện chỉ vì lợi ích cá nhân của cơ quan hoặc người lãnh đạo của pháp nhân, thì vấn đề TNHS chỉ đặt ra đối với cá nhân người phạm tội chứ không được quy kết cho pháp nhân.
- Quy định này cho phép tránh trường hợp các thể nhân lợi dụng danh nghĩa của pháp nhân để phạm tội.
- Nguyên tắc tổng hợp TNHS của pháp nhân và cá nhân .
- Trong khi tội phạm do một hoặc nhiều người lãnh đạo của pháp nhân thực hiện nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân, TNHS được áp dụng đồng thời với cả cá nhân và pháp nhân.
- Khoản 2 Điều 34 mới của BLHS quy định: TNHS của pháp nhân không loại trừ TNHS của thể nhân chính phạm hoặc tòng phạm.
- TNHS của pháp nhân không thay thể TNHS của thể nhân là thành viên của cơ quan hợp pháp của pháp nhân.
- Còn Điều 51 BLHS của Hà Lan lại quy định trong trường hợp pháp nhân, tổ chức phạm tội sẽ tùy vào vụ việc phạm tội cụ thể mà, hoặc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, tổ chức hoặc chỉ truy cứu TNHS đối với riêng cá nhân phạm tội, hoặc là có thể truy cứu TNHS đồng thời với cả pháp nhân và thể nhân về cùng một loại tội phạm [9].
- Việc quy định nguyên tắc TNHS đồng thời giữa thể nhân và pháp nhân về cùng một tội phạm xuất phát từ học thuyết tương tự hay còn gọi là học thuyết về đồng nhất hóa.
- Về học thuyết này, điểm nhấn được đặt chủ yếu ở sự giống nhau tồn tại giữa các thể nhân cụ thể và các pháp nhân [10].
- Theo học thuyết này, các pháp nhân có trí tuệ, ý chí và mong muốn riêng của mình và nó phù hợp với tất cả các thành viên của pháp nhân (ý chí, mong muốn đó về bản chất là khác với các thể nhân cụ thể).
- Các nhà dự thảo Luật 5718 ngày 3/3/2010 của Luxembourg cũng quan niệm rằng các pháp nhân, thực tế là những thực thể xã hội có thể phạm lỗi hình sự riêng biệt với các thnàh viên của pháp nhân và vì vậy pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự.
- Hình phạt áp dụng với pháp nhân Điều 35 mới của BLHS đã quy định các hình phạt đại hình hoặc tiểu hình đối với pháp nhân phạm tội.
- Điều kiện và thể thức áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội được quy định rõ ràng tại Điều 36 BLHS.
- Theo đó, quy định chung mức phạt tiền thấp nhất đối với các pháp nhân phạm tội đại hình và tội tiểu hình là 500euros.
- Còn mức tối đa của hình phạt tiền có quy định khác nhau giữa tội đại hình và tội tiểu hình, cụ thể là đối với tội đại hình, mức phạt tiền cao nhất áp dụng với pháp nhân phạm tội là 750.000 euro.
- Trong trường hợp điều luật về tội phạm không quy định hình phạt tiền áp dụng với thể nhân phạm tội, mức phạt tiền cao nhất áp dụng với pháp nhân không vượt quá 2 lần.
- Trong một số trường hợp phạm tội sau được quy định tại Điều 37 BLHS, mức hình phạt tiền cao nhất mà pháp nhân phạm tội phải chịu theo các quy định tại Điều 36 là gấp 5 lần, đó là.
- Điều 57-2 quy định trong khi pháp nhân đã bị trừng phạt về một hình phạt đại hình quy định tại Điều 36, mà lại phải chịu TNHS về một tội đại hình mới (tức là trường hợp tái phạm), thì mức hình phạt tiền cao nhất áp dụng là bằng 4 lần hình phạt xác định tại Điều 36.
- Còn trong khi pháp nhân bị trừng trị một hình phạt đại hình theo Điều 37 mà lại phải chịu TNHS về tội đại hình mới, mức phạt tiền cao nhất là gấp 4 lần mức xác định tại Điều 37.
- Điều 57-3 quy định trong trường hợp pháp nhân đã bị phạt một hình phạt đại hình, mà lại phải chịu TNHS về tội tiểu hình, thì mức phạt tiền cao nhất được áp dụng là bằng 4 lần mức được xác định tại Điều 36..
- Điều 7bis mới của Bỉ quy định hệ thống hình phạt áp dụng với pháp nhân phạm tội, đó là phạt tiền, tịch thu tài sản, giải thể, cấm tiến hành những hoạt động nhất định, đóng cửa pháp nhân, niêm yết bản án hoặc quyết định của toà tuyên hoặc thông báo trên phương tiện nghe nhìn.
- BLHS của Hà Lan quy định những hình phạt sau có thể áp dụng đối với pháp nhân phạm tội là: phạt tiền.
- giải thể pháp nhân.
- Điều131-37 BLHS của Pháp quy định những hình phạt đại hình và tiểu hình pháp nhân phải chịu là hình phạt tiền thông th​ường và, trong những trường hợp luật định, là những hình phạt đ​ược liệt kê trong Điều 131-39, đó là phạt giải thể pháp nhân.
- đóng cửa vĩnh viễn các cơ sở hoặc một trong nhiều cơ sở của pháp nhân mà pháp nhân đã sử dụng để tiến hành các hoạt động phạm tội trong thời hạn tối đa là 5 năm hoặc vĩnh viễn.
- Ngoài những hình phạt quy định tại Điều131-39 như​ nêu trên, BLHS của Pháp còn cho phép thiết lập những hình phạt hình sự khác trong các bộ luật hoặc các luật chuyên biệt khác để áp dụng đối với pháp nhân phạm tội.
- Trong đó BLHS quy định hình phạt giải thể và hình phạt đặt pháp nhân chịu sự giám sát t​ư pháp không đ​ược áp dụng đối với các pháp nhân theo luật công và cũng không được áp dụng hai hình phạt này với các đảng phái hoặc các nhóm chính trị, các tổ chức công đoàn chuyên nghiệp phạm tội..
- Nhưng sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày ngày 4/2/2010 Nghị viện Luxembourg đã thông qua Luật số 5718 quy định về TNHS của pháp nhân và Luật này được công bố ngày 3/3/2010 trong Mémorial A 36.
- Việc thừa nhận nguyên tắc TNHS của pháp nhân ở nước này xuất phát từ 4 lý do chính: a) Tình hình tội phạm do pháp nhân thực hiện ngày càng nhiều và phức tạp.
- b) Nhiều văn bản quốc tế (mà Luxembourg là nước thành viên) đã khuyến cáo hoặc yêu cầu có tính chất bắt buộc các nước thành viên phải quy định trách nhiệm pháp lý trong pháp luật nước mình, bao gồm cả TNHS để xử lý các pháp nhân phạm tội.
- 2) LHS của Luxembourg quy định pháp nhân với tư cách là chủ thể chịu TNHS là rất rộng, đó là những pháp nhân theo luật công và pháp nhân theo luật tư có tư cách pháp nhân mới có thể bị quy kết TNHS.
- Tuy nhiên cũng như một số nước khác, LHS của Luxembourg có quy định loại trừ TNHS đối với một số pháp nhân theo luật công, đó là Nhà nước và các công xã.
- 3) LHS của Luxembourg, cũng như hầu hết các nước châu Âu lục địa thừa nhận TNHS của pháp nhân, quy định pháp nhân có tư cách pháp nhân có thể bị truy cứu TNHS đối với mọi tội phạm (tội đại hình và tội tiểu hình) được quy định trong BLHS và các luật chuyên ngành.
- 4) Để quy kết TNHS cho pháp nhân, LHS của Luxembourg đòi hỏi 2 điều kiện: a) cơ quan theo luật định của pháp nhân hoặc một hoặc nhiều người lãnh đạo theo pháp luật hoặc thực tế của pháp nhân đã thực hiện một tội phạm đại hình hoặc tiểu hình được quy định trong LHS.
- b) Tội phạm này được người này thực hiện trên danh nghĩa và vì lợi ích của pháp nhân đó..
- 5) LHS của Luxembourg đã quy định một hệ thống các hình phạt để toà án lựa chọn áp dụng đối với pháp nhân phạm tội.
- Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự các nước theo truyền thống Common Law, Tạp chí Toà án Nhân dân, số .
- Trịnh Quốc Toản, Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự một số nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số .
- Screvens, “Các chế tài áp dụng đối với pháp nhân trong các nước Cộng đồng châu Âu”, R.D.P.C., 1980.