« Home « Kết quả tìm kiếm

TRI THỨC BẢN ĐỊA, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ, TIẾNG THÁI VÙNG TÂY BẮC


Tóm tắt Xem thử

- In 1999, Thai’s population was 1.328.725.
- Thai’s language and script in Vietnam’s northwest:.
- Thai’s language was created since Thai race occurred.
- In the past, Thai’s villages were far from each other.
- During French colonial period and then a prolonged war in Vietnam, Thai’s script was not paid attention to..
- Development: In XI century, it was popular in most Thai’s village..
- Loss: Not used for long time, Thai’s language is now mixed.
- Many parts of Thai’s script have been lost..
- From 2007 till now, Thai’s culture and economy have been restored and developed..
- Guidelines for preserving and developing Thai’s language and script to develop areas where Thai people live:.
- Preserving Thai’s language, script is important to preserve and develop culture imbued with national and local economy.
- Vùng Tây Bắc nước ta có 21 dân tộc thiểu số phân thuộc 7 nhóm tiếng gồm:.
- Nhóm tiếng Thái có 6 dân tộc (Thái, Giáy, Lào, Lự, Tày, Nùng.
- Nhóm tiếng HMông – Dao có 2 dân tộc (HMông, Dao).
- Nhóm tiếng Ka-Đai có 1 dân tộc (La ha).
- Nhóm tiếng Tạng -Miến có 6 dân tộc (Hà nhì, Lô lô, La hủ,Si la, Cống, Phù lá).
- Nhóm tiếng Môn- Khơ me có 4 dân tộc (Khơ mú, Kháng, Mảng, Xinh mun).
- Nhóm tiếng Việt-Mường có 1 dân tộc Mường (không kể Kinh là dân tộc đa số).
- Nhóm tiếng Hán có 1 dân tộc Hoa (số ít người di cư từ Trung Quốc dùng chữ Hán).
- Tại vùng bản địa này, người Thái là dân tộc có số dân đông nhất người (theo số liệu điều tra dân số và cũng là dân tộc có chữ viết lâu đời nhất.
- Chữ HMông sau giải phóng Tây Bắc, năm 1955 thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, cách mạng mới nghiên cứu mà có.
- Riêng bộ chữ Thái Đen đã ra đời từ trước đây trên một nghìn năm.
- Người Thái là dân tộc đã được các triều đại vua chúa của đất nước Việt Nam trao cho quyền cai quản đất đai, đã cùng các dân tộc anh em khác xây dựng một vùng rộng lớn 16 châu Tây Bắc.
- Chữ Thái được dùng từ thời xưa đã để lại kho tàng tri thức bản địa quý báu bằng các tác phẩm về nhiều lĩnh vực..
- Tiếng và chữ Thái ở vùng Tây Bắc nước ta..
- Dân tộc Thái có tiếng nói riêng, tới khoảng thời gian lịch sử xây dựng vùng Tây Bắc ở thế kỷ thứ IX đến XI các tác phẩm đều viết đầy đủ bằng tiếng Thái hoàn toàn không phải mượn hoặc pha trộn tiếng của dân tộc khác..
- Ở thế kỷ thứ IX trong hoàn cảnh đất nước ta thuộc nhà Đường, miền Tây Bắc núi non hiểm trở xa cách miền xuôi, sống tại một vùng hầu như biệt lập, không chịu ảnh hưởng của chữ Hán, chữ Nôm, người Thái đã có chữ riêng, ra đời tại Mường Ôm, Mường Ai.
- Theo các tài liệu sưu tầm trong đời Tạo Lò thì chữ Thái có từ thế kỷ thứ IX, hai anh em Tạo Ngơn, Tạo Xuông đem đến Mường Lò vào thế kỷ X, sang thế kỷ XI Lạng Chượng phổ biến khắp vùng Tây Bắc.
- Nhưng theo Fibrô nhà ngôn ngữ học người Pháp nói thì : “Chữ Thái vùng Tây Bắc Việt Nam đã có từ thế kỷ VI”..
- cả 6 châu đều là đất vùng Tây Bắc nước Việt Nam.
- Từ đấy vùng Tây Bắc nước ta chỉ còn lại 10 châu mường, người Thái gọi là vùng Xíp Chau..
- Thế kỷ thứ X chi người Thái Đen dòng Tạo Xuông, Tạo Ngơn di cư từ Mường Ôm, Mường Ai đã đem chữ Thái phổ biến đến mường Lò (Nghĩa Lộ, Văn Chấn thuộc Yên Bái ngày nay).
- Thế kỷ thứ XI con út của Tạo Lò là Lạng Chượng đã đem bộ chữ Thái Đen phổ biến toàn vùng Tây Bắc và tồn tại đến ngày nay..
- Dân tộc Thái có 2 ngành Thái Đen và Thái Trắng, nhiều bản mường ở cách xa nhau, thời xưa giao thông trở ngại nên đã có chữ khác nhau đi chút ít thành ra toàn vùng có tất cả đến 8 bộ chữ nhưng bộ chữ Thái Đen được sử dụng rộng rãi hơn cả..
- Thực dân Pháp cai trị nước ta ngót 80 năm rồi liên tiếp kháng chiến kéo dài, ta không có điều kiện chăm lo cải tiến, hoàn thiện, thống nhất chữ Thái..
- Quá trình phát triển và mất mát.
- a- Phát triển: Thế kỷ thứ XI chữ Thái được phổ biến rộng rãi khắp các mường có dân tộc Thái cư trú.
- Thời kỳ dựng mường phồn thịnh vào thế kỷ thứ XIV, mường trung tâm của vùng 16 châu Tây Bắc đặt sở lỵ tại Mường Muổi, triều đình nhà Trần đã phong cho Tạ Ngơn làm Đại Phìa.
- Thời kỳ này tiếng Thái trở thành tiếng phổ thông vùng, các dân tộc anh em cùng nhau ra sức xây dựng vùng Tây Bắc..
- Có dân tộc Khơ-mú, Kháng, Xinh- mun.
- thạo tiếng Thái và một số người, nhất là các Trưởng Bản đã học chữ Thái dùng trong công việc hành chính của bản mường..
- Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, dân tộc Thái có tác phẩm “Hịt bản khoong mương” Luật tục bản mường, đã viết đầy đủ hơn nói về tập tục sinh sống trong xã hội, con người ta từ lúc sinh ra đến lúc lớn lên, việc hỏi cưới hệ trọng, việc làm ăn sinh sống, lúc ốm đau cho đến tục tang đám khi qua đời.
- Trong đối nhân sử thế, con người ăn ở tốt với nhau, sinh sống trong xã hội bản mường ai cũng cần phấn đấu trở thành người tốt, tránh mọi thói hư tật xấu, đã có tác phẩm “Quam xon côn” Lời khuyên dăn dân gian.
- Thậm chí cả sống chăm chỉ, tiết kiệm, tránh tham lam từ của nhỏ không phải do công sức mình làm ra, làm việc công chống tham ô, ra sức xây dựng bản mường giàu mạnh.
- Các sách nói về xây dựng kinh tế vùng Tây Bắc, người HMông, Dao có lúa nương gạo tẻ thơm ngon, người Thái có nhiều giống lúa ruộng trồng gạo nếp Khảu Tan thơm dẻo.
- Bốn cánh đồng rộng lớn “ nhất Thanh, nhì Lò, tam Tấc, tứ Than” đã được lớp tổ tiên người Thái khai phá rừng hoang lập thành bản mường có đồng ruộng bát ngát từ thế kỷ thứ IX.
- Việc chăn nuôi gia súc từ xưa đã phát triển nhiều đại gia súc, trâu bò thường đánh từng đàn đem xuống bán dưới vùng xuôi.
- Nghề nuôi thả cá ruộng là sở trường của người Thái thu nhiều lợi, thế mà nay bị mất đi.
- Chăm lo phát triển kinh tế cần có tầm nhìn xa trông rộng, học hỏi những kinh nghiệm làm giàu ở bản mường người về mà xây dựng bản mường mình giàu mạnh, đều đã viết nói trong sách.
- Khu vực Tây Bắc nơi tiếp cận với rừng rậm nhiệt đới, á nhiệt đới.
- Việc bảo vệ môi trường sinh thái, người Thái đã ghi trong sách cổ có tục cúng thần đầu nguồn nước, giữ gìn rừng thiêng cổ thụ gọi là “Tế phi bó cáp”, “Tế phi nặm phi ta”.
- b- Mất mát: Chữ Thái từ sau cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay không dùng trong việc hành chính ở vùng Tây Bắc và trong đời sống v ăn hóa, xã hội cũng hầu như dùng chữ Việt hoàn toàn nên chữ Thái bị bỏ bẵng đi một đoạn 10 năm .
- Năm 1955 thành lập Khu tự trị Thái Mèo, ba năm sau đó Sở Giáo dục Khu có nghiên cứu cho ra đời bộ chữ Thái cải tiến thống nhất nhưng do trình độ nghiên cứu ngôn ngữ học còn thấp, chủ quan, bỏ mất gốc chữ cổ, không được đại đa số nhân dân đồng tình nên ngày 20-8-1969 Chính phủ đã ra Quyết định số 153/CP tạm hoãn việc dạy học bộ chữ Thái cải tiến để tiếp tục nghiên cứu thêm.
- Từ đó suốt 36 năm chưa có cơ quan nào lo việc phục hồi chữ Thái thành công..
- Chữ Thái sản phẩm tri thức của một dân tộc đã tích lũy suốt quá trình trên một nghìn năm xây dựng bản mường vùng Tây Bắc của đất nước, nay bị mất mát kèm theo giảm mất đi nhiều thứ, kể cả thuần phong mỹ tục và kinh nghiệm canh tác.
- c- Phục hồi : Gần đây, từ năm 2007 người Thái phải tự lo bảo tồn chữ Thái.
- Mạng lưới bảo tồn và phát triển tri thức bản địa của dân tộc Thái được thành lập đặt việc bảo tồn chữ Thái lên hàng đầu.
- Đã mở hội nghị đại biểu bô lão và những người thạo chữ Thái cư trú tại 7 tỉnh (Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An) đến cùng bàn luận.
- Hội nghị nghiên cứu, phân tích, đánh giá cả 8 bộ chữ Thái của các mường.
- Chọn lấy bộ chữ cổ của người Thái Đen làm cơ sở, bổ sung hoàn thiện thành bộ chữ chung của người Thái khắp nơi trong nước gọi là chữ Thái Việt Nam, đồng thời vẫn bảo tồn bộ chữ Thái cổ của các địa phương vẫn còn cần dùng cho việc nghiên cứu sưu tầm lịch sử, tập tục, văn nghệ dân gian của từng nơi..
- Trong năm nay (2010) Khoa Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất bản được một tập sách dạy học chữ và một tập sách dạy học tiếng.
- Trung tâm Nghiên cứu, phát triển các dân tộc thiểu số và Miền núi đang tiếp tục tiến hành triển khai việc dạy học đào tạo cử nhân ngôn ngữ và văn hóa Thái Việt Nam..
- Phương hướng bảo tồn và phát triển tiếng, chữ dân tộc để xây dựng phát triển bền vững vùng có người Thái nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung..
- Từ xưa, việc thống nhất chữ Thái giữa các tỉnh có người Thái cư trú gặp nhiều trở ngại, một lần đã được Chính Phủ cử cán bộ, chuyên gia lên Tây Bắc giúp, tốn nhiều công sức và kinh phí, năm 1958 ra đời được bộ chữ Thái cải tiến, thống nhất nhưng rồi không thành công..
- Đến nay tuy gặp nhiều khó khăn nhưng người Thái đã tự lo liệu, nhất trí với nhau xây dựng được bộ chữ dùng chung cho tất cả các nơi gọi là chữ Thái Việt Nam..
- Hiện nay, dân tộc Thái đang phấn đấu tranh thủ sự đồng ý ủng hộ bằng văn bản của lãnh đạo và chính quyền 7 tỉnh có người Thái cư trú, lập đủ thủ tục hồ sơ gửi đơn trình lên Thủ tướng Chính Phủ ra nghị định công nhận bộ chữ dân tộc này cho người Thái Việt Nam..
- Muốn xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cần quan tâm bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc gồm cả tiếng nói, chữ viết bởi tri thức dân tộc ở trong đó..
- Tây Bắc là một vùng nhiều dân tộc thiểu số nhưng người Thái có số dân đông nhất, nếu người Thái tiến bộ thì cả vùng đều cùng tiến.
- Gần đây các tỉnh đông người Thái đã có thành phố, dân người Kinh lên nhiều.
- Nhà nước lo xây dựng Tây Bắc giàu mạnh, sao cho thích hợp với hoàn cảnh của các dân tộc mà người Thái sống nơi vùng thấp.
- Không mấy ai lên xây dựng các cơ sở khoa học kỹ thuật, công trình kinh tế, văn hóa lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên các đỉnh núi cao nơi dân tộc HMông- Dao hay nơi lưng chừng núi chỗ các dân tộc nhóm Tạng- Miến hoặc nhóm Môn- Khơ me cư trú mà đều xây dựng ở vùng thấp, những nơi đất bằng do tổ tiên người Thái từ xa xưa đã có công khai phá thành những đồng ruộng bát ngát , xây dựng nên các bản mường trù phú, ngày nay trở thành thành phố và các tỉnh có các thị xã nguy nga phồn thịnh..
- Tri thức của người Thái từ khi có chữ, trải qua giai đoạn lịch sử trên một nghìn năm xây dựng vùng Tây Bắc đã được ghi lại trong các tác phẩm cổ khá đầy đủ, bảo tồn, phát triển vốn quý ấy là góp chung cho cả đất nước không riêng gì người Thái..
- Trương Quang Học : Nghiên cứu khu vực trong phát triển bền vững.
- Trang 52 Hội thảo khoa học nghiên cứu và đào tạo về khu vực học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển , Đại học Quốc gia Hà Nội 01- 2005..
- Nguyễn Thị Việt Thanh : Nghiên cứu ngôn ngữ trong khu vực học.
- Trang 95 Hội thảo khoa học nghiên cứu và đào tạo về khu vực học, Viện Viện Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội 01- 2005..
- Cầm Trọng, Nguyễn Văn Hòa : Khu vực học miền Tây Bắc Việt Nam.
- Trang 142 Hội thảo khoa học nghiên cứu và đào tạo về khu vực học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội 01 – 2005..
- Cầm Trọng : Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam- NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005..
- Cầm Cường : Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993..
- Trang 173 kỷ yếu Hội thảo Thái học I- NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992..
- Cầm Trọng : Người Thái ở Việt Nam – NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 1978..
- Lê Vui : Ngôn ngữ Thái trong giao tiếp xã hội và phát triển kinh tế ở vùng cao biên giới huyện Quan Hóa (Thanh hóa).
- Trang 307 Kỷ yếu Hội thảo Thái học I – NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992..
- Vương Toàn : Ngôn ngữ và đời sống ngôn ngữ của dân tộc Tày và Nùng.
- Trang 137 Kỷ yếu Hội thảo Thái học I – NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992..
- Ngô Đức Thịnh , Cầm Trọng : Luật tục Thái ở Việt Nam – NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003..
- Chữ Thái ở Việt Nam : Báo cáo của chương trình Thái học Việt Nam thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao l ưu văn hóa, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.