« Home « Kết quả tìm kiếm

Tri thức bản địa về sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên


Tóm tắt Xem thử

- TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG THỰC VẬT RỪNG ĂN ĐƯỢC CỦA ĐỒNG BÀO S’TIÊNG Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN.
- Đồng bào S’tiêng, sử dụng bền vững, thực vật rừng ăn được, tri thức bản địa, Vuờn quốc gia Cát Tiên.
- Bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ kết hợp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra theo tuyến, nghiên cứu đã ghi nhận được tri thức sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Kết quả ghi nhận đuợc 94 loài thuộc 44 họ thực vật, trong đó loài cây thân thảo được sử dụng nhiều nhất (37,2.
- Trong đó, có 59,6% số loài được sử dụng dưới dạng rau và 12,8% số loài có UI.
- Nhiều loài được sử dụng dưới dạng rau đã trở thành những nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của 100% số hộ được phỏng vấn.
- Tuy nhiên, việc duy trì và vận dụng nguồn tri thức này trong bảo vệ và phát triển bền vững hệ thực vật của vườn quốc gia chưa được chú trọng..
- Địa phương cần thuần hóa, thuơng mại hóa những loài có giá trị kinh tế gắn liền với văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng..
- Tri thức bản địa về sử dụng thực vật rừng ăn được của đồng bào S’tiêng ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Tri thức bản địa bắt đầu được quan tâm đến trong giai đoạn cuối của thế kỷ 20.
- Thuật ngữ “Kiến thức kỹ thuật địa phương” được Howes and Chambers sử dụng lần đầu tiên vào năm 1979 (Howes et al., 1979).
- Từ đó, thuật ngữ này hoặc khái niệm tương tự như “Kiến thức địa phương”, “Kiến thức truyền thống” được nhiều học giả sử dụng và nghiên cứu cho tới ngày nay.
- Tri thức bản địa có thể hiểu là hệ thống kiến thức của một cộng đồng hay một dân tộc bản địa sống ở một khu vực, gắn với môi trường sống, tập quán lâu đời, hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Theo Lê Trọng Cúc (2002), “Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cư bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau.
- Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên có tọa độ địa lý đến vĩ độ Bắc và từ đến kinh độ Đông.
- Năm 2001 VQG Cát Tiên đuợc công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới.
- Khu rừng đặc dùng này bảo tồn được nguồn gen nhiều loài động thực vật quý hiếm, đồng thời lưu giữ những tập quán quý báu và giàu tính nhân văn của 11 dân tộc anh em cùng chung sống..
- Tài nguyên của VQG Cát Tiên đã cung cấp nguồn thu nhập đáng kể và nhiều loại thực phẩm quan trọng cho các cộng đồng sống trong hoặc xung quanh vườn (Dinh Thanh Sang et al., 2010).
- Qua nhiều thế hệ sống dựa vào rừng, các cộng đồng cư dân VQG Cát Tiên đã tích luỹ được nhiều tri thức và kinh nghiệm quý giá giúp họ tồn tại và thích nghi với các điều kiện bất lợi của tự nhiên.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định tính trong nghiên cứu xã hội học và tiếp cận nghiên cứu từ dưới lên.
- Các công cụ chính sử dụng cho nghiên cứu là phỏng vấn nhóm và cá nhân đại diện cho từng nông hộ.
- Kết hợp với già làng, trưởng thôn khảo sát 6 tuyến điều tra thực vật qua các kiểu sinh cảnh gồm đường mòn trong rừng tự nhiên, ven sông suối, đất rừng nghèo còn cây bụi (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007)..
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong cộng đồng dân tộc S’tiêng sống ở mỗi thôn hoặc mỗi ấp..
- Cộng đồng nguời S’tiêng chỉ sống ở hai khu vực của vườn là Cát Lộc và Nam Cát Tiên.
- Do đó, nghiên cứu chọn hai cộng đồng ở Ấp 4 - xã Tà Lài - Tân Phú - Đồng Nai và Thôn 4 - xã Phuớc Cát 2 - Cát Tiên - Lâm Đồng.
- trong đó, 30 nông hộ người S’tiêng ở Ấp 4 - Tà Lài (22,7% tổng số hộ nguời S’tiêng của ấp) và 8 hộ ở thôn 4 - Phuớc Cát 2 (100%.
- tổng số hộ S’tiêng của thôn).
- Hơn nữa, 2 nhóm đuợc tiến hành thảo luận và 7 cán bộ VQG Cát Tiên và chính quyền địa phương cũng đuợc tiến hành phỏng vấn sâu..
- Chỉ số sử dụng thực vật rừng của nông hộ được tính theo công thức UI = Us / N, trong đó: Us là số nông hộ sử dụng loài thực vật ăn được.
- số hộ trong mẫu nghiên cứu đều sử dụng loài thực vật s..
- Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân loại bằng hình thái và phương pháp hình thái so sánh với tài liệu Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999) và Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997) để xác định tên khoa học của các loài thực vật ăn đuợc..
- Excel 2010 được sử dụng cho việc tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu từ các phiếu điều tra và số liệu thứ cấp..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Các loài thực vật được sử dụng.
- nghiên cứu ghi nhận đuợc 94 loài thuộc 43 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.
- Trong đó, cây thân thảo được sử dụng nhiều nhất (37,2.
- Hình 1: Biểu đồ các nhóm dạng sống của thực vật rừng ăn được, sử dụng bởi đồng bào S’tiêng 3.2 Tri thức bản địa trong sử dụng các loài.
- thực vật ăn được.
- Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào S’tiêng đã đúc kết và truyền cho nhau nhiều loài thực vật rừng có thể ăn được thông qua quan sát trên thực địa và sản phẩm được thu hái từ rừng.
- Sử dụng các thực phẩm từ rừng đã đem lại nhiều thuận lợi cho đồng bào S’tiêng trong những chuyến đi dài ngày trong rừng;.
- Họ thường sử dụng đọt, lá, trái và ngay cả thân để làm thực phẩm.
- Tất cả các hộ được phỏng vấn đều sử dụng rau từ rừng.
- Nghiên cứu ghi nhận 59,6% tổng số loài được sử dụng làm rau ăn (Hình 2).
- Lá bép, đọt mây và măng thuờng xuyên xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào S’tiêng.
- (Hình 3) thuộc họ Dây gắm đuợc đồng bào S’tiêng thu hái quanh năm đã bị khai thác ở mức độ cao, kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 đều có chỉ số sử dụng UI = 1,00 (Bảng 1).
- Khi đi rừng, đồng bào S’tiêng sử dụng một đoạn cắt ra từ thân tre lồ ô tươi để nấu canh bồi.
- Hình 2: Biểu đồ tỉ lệ % loài thực vật rừng ăn được theo mục đích, sử dụng bởi đồng bào S’tiêng Đồng bào S’tiêng có thể nhận biết được những.
- Đọt mây được đồng bào khai thác quanh năm và khai thác ở mức độ cao, 2 loài mây đọt đắng và song bột có UI = 1,00 (Bảng 1).
- Đọt mây trở thành món ăn quen thuộc hàng ngày không thể thiếu đối với mỗi gia đình đồng bào S’tiêng.
- Các loài mây quen thuộc đến mức đồng bào S’tiêng có thể nhận biết được sự khác nhau giữa chúng, đặc điểm, phân bố, độ thành thục và công dụng của từng loài.
- Đồng bào S’tiêng nhận biết cây song mây thành thục khi thân chuyển màu đỏ nâu, vàng hoặc xanh.
- Các gia đình S’tiêng thích sử dụng loại măng mới nhú lên khỏi mặt đất gọi là củ măng để làm thức ăn.
- Măng tre được được đồng bào S’tiêng sử dụng nấu canh, kho thịt, kho cá để ăn hàng ngày.
- Trong 5 loài tre, le, nứa được đồng bào S’tiêng khai thác, sử dụng làm thực phẩm hoặc bán thì loài tre La.
- Bảng 1: Những loài thực vật rừng ăn đuợc có UI ≥ 0,80, sử dụng bởi đồng bào S’tiêng Tên khoa học Họ thực vật Tên địa.
- sử dụng Hình thức.
- sử dụng UI Nơi khai thác Mục.
- Các bộ phận đuợc sử dụng: Đọt = Đo, Hạt = Ha, Hoa = Ho, Lá = La, Tất cả các bộ phận = Tb, Thân = Th, Thân rễ = Rt, Trái = Tr;.
- Hình thức sử dụng: Ăn sống = As, Dưa chua = Dc, Gia vị = Gv, Luộc = Lu, Dạng rau = Ra, Phơi khô = Pk, Thuốc = Tc;.
- Mục đích sử dụng: Bán = Ba, Nhà sử dụng = Nh..
- ít được sử dụng (UI = 0,24), đồng bào dùng trái và thân để ăn sống, làm thuốc, hay chặt thân cây lấy nhựa làm nước uống trong lúc đi rừng.
- Một loài khác không thuộc họ Dây gắm được đồng bào lấy nhựa trong thân làm nước uống là tứ thư Tetrastigma sp..
- Đây là kinh nghiệm rất quý của đồng bào khi đi rừng mà không tìm thấy nguồn nước..
- Nghiên cứu cho thấy 100% số hộ S’tiêng được phỏng vấn có đi rừng hái nhiều loại trái cây rừng (Hình 6).
- Nghiên cứu ghi nhận 33,0% tổng số loài được sử dụng dưới dạng trái để ăn, trong đó một nửa số loài cho trái được đồng bào thu hái trái là từ cây thân gỗ.
- Có 64,5% số loài cây rừng cho trái ăn được trong nghiên cứu có UI <.
- Nghiên cứu cho.
- Nghiên cứu cho thấy 23,4% số loài thực vật ăn được được đồng bào S'tiêng sử dụng làm thuốc với UI từ 0,11 đến 0,97 (Hình 2).
- Những loài cây này được đồng bào S'tiêng sử dụng chủ yếu chữa các bệnh thông thường thông qua việc sắc thuốc uống, nấu nước tắm, xông, đắp hay chà xát ngoài da.
- Làm dưa muối thì không phổ biến trong cộng đồng S’tiêng ở VQG Cát Tiên.
- 13,2% số hộ được phỏng vấn có làm món này và để gia đình sử dụng..
- Đồng bào S’tiêng sử dụng 9,6% số loài trong nghiên cứu để làm dưa muối.
- Các loài thực vật rừng được đồng bào sử dụng làm dưa muối bao gồm 5 loài tre, le, nứa họ Hòa thảo Poaceae như đã đề cập ở trên.
- Đồng bào S’tiêng.
- Khi nấu canh, đồng bào chỉ cần cho một ít lá đã giã nát vào và không cần sử dụng bột ngọt.
- Loài thực vật này có dạng dây leo, mọc ở rừng thường xanh..
- (0,97) có chỉ số UI cao, được đồng bào vừa làm gia vị vừa làm thuốc..
- Đồng bào S’tiêng có kinh nghiệm trong việc dùng cây rừng làm nguyên liệu chế biến rượu cần truyền thống, là thức uống không thể thiếu của họ trong các dịp lễ, tết.
- Nghiên cứu ghi nhận vỏ quế rừng Cinnamomum iners Reinw.
- Ngoài ra, đồng bào cũng đi đào một số loài thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae để luộc ăn như Củ từ gai Dioscorea esculenta (Lour.) Burk..
- Nghiên cứu cho thấy đồng bào S’tiêng sống dựa vào rừng và không thể thiếu rừng.
- Chỉ số sử dụng các loại thực vật rừng ưa thích của các hộ gia đình trong nghiên cứu này đạt giá trị UI từ 0,03 đến 1,00..
- Trong đó 98% những thực vật ăn được gần gũi với đời sống đồng bào S’tiêng chủ yếu đuợc khai thác từ rừng tự nhiên, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn.
- Chỉ đơn thuần là giao, khoán, bảo vệ rừng nhưng ít quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, chưa đánh giá đúng mức và chưa vận dụng tri thức bản địa đồng bào S’tiêng vào công tác quản trị địa phương, đặc biệt trong công tác bảo tồn đa dạng các loài thực vật rừng ăn được.
- Vì vậy, VQG Cát Tiên cần thu hút sự tham gia của cộng đồng S’tiêng bằng cách tuyên truyền nhiều lợi ích mà công tác bảo tồn đa dạng sinh học mang lại.
- ẩm thực truyền thống của nguời S’tiêng.
- Địa phương cần gấp rút thuần hóa, quy hoạch, định hướng trồng các loài cây quan trọng với đồng bào nơi đây.
- Huớng tới việc sớm thiết lập những “cánh đồng mẫu lớn” trồng những loài cây bản địa mang đậm nét giá trị văn hóa đồng bào S’tiêng đồng thời có giá trị kinh tế, phát huy thế mạnh địa phuơng và tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa cho vùng Đông Nam Bộ (Đinh Thanh Sang, 2017)..
- Cộng đồng S’tiêng sống ở VQG Cát Tiên qua nhiều thế hệ đã truyền cho nhau việc nhận biết bằng mắt, cách thu hái và sử dụng loài thực vật ăn đuợc thông qua quan sát trên thực địa và các bộ phận được thu hái từ rừng, thuộc 3 ngành thực vật hạt kín Magnoliophyta, ngành hạt trần Pinophyta và ngành dương xỉ Polypodiophyta.
- Có 94 loài được ghi nhận, đặc biệt 59,6% số loài được sử dụng dưới dạng rau, đã gắn liền với nét văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng, trở thành nguồn tài nguyên thực vật không thể thay thế đuợc.
- Trong công tác bảo tồn đa thực vật ở VQG Cát Tiên, phải dựa vào những giá trị truyền thống và phát huy thế mạnh, đồng thời điều chỉnh những bất hợp lý, kết hợp nhuần nhuyễn giữa mặt tích cực của kiến thức bản địa với các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật.
- Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn được bản sắc văn hoá người S’tiêng, bảo tồn đa dạng thực vật rừng và nâng cao được đời sống kinh tế của cộng đồng.
- Cần có các công trình nghiên cứu sâu, thuần hóa, gieo trồng và thuơng mại hóa những lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế gắn liền với giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng, trước mắt là ưu tiên 12 loài có chỉ số sử dụng UI ≥ 0,80 đuợc khai thác ở mức độ cao (Bảng 1).
- Cần nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào S’tiêng trong việc sử dụng tài nguyên thực vật rừng làm thuốc chữa bệnh.
- Đặc biệt, cần có đẩy mạnh thu hút sự tham gia nhận khoán bảo vệ rừng của đồng bào S’tiêng và vận dụng ngay việc hỗ trợ đến 10 triệu đồng/ha trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho đồng bào (Điều 5, Nghị định 75/2015/NĐ-CP, 2015), người nhận khoán được quyền sử dụng bền vững thực vật rừng ăn được trên.
- Thấy được tầm quan trọng của tri thức bản địa đồng bào S’tiêng, khi quy hoạch, thực hiện chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phuơng nói chung và VQG Cát Tiên nói riêng, chúng ta cần chú trọng đến nguồn lực xã hội này..
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn .
- Kiến thức bản địa về sử dụng tài nguyên rừng của đồng bảo Châu Mạ Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Tri thức bản địa với công tác quy hoạch và sử dụng đất đai, trường hợp nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
- Các phương pháp nghiên cứu thực vật.
- Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam