« Home « Kết quả tìm kiếm

Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý


Tóm tắt Xem thử

- Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý.
- Bài viết phân tích những vấn đề cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu của triết học pháp luật liên hệ vào thế giới đương đại.
- Triết học pháp luật, xã hội học pháp luật và lý luận pháp luật là ba cách thức – ba hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học pháp lý hiện đại.
- Tác giả cũng nêu lên một số vấn đề cơ bản, cấp bách của triết học pháp luật hiện nay như: mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật, dân chủ và tự do, giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, nhận thức pháp luật và một số vấn đề triết học pháp luật chuyên ngành khác.
- Tác giả đề xuất việc triển khai nghiên cứu triết học pháp luật trên cả hai phương diện: tích hợp ngay trong nghiên cứu lý luận pháp luật truyền thống cùng với xã hội học pháp luật và: xây dựng triết học pháp luật như là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống các khoa học pháp lý..
- Trong hệ thống các khoa học pháp lý, triết học pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng trên cấp độ chung và cấp độ chuyên ngành.
- Nói một cách đơn giản nhất, triết học pháp luật chính là cách tiếp cận triết học các vấn đề pháp luật và các vấn đề nhà nước trong mối quan hệ với pháp luật.
- Ở nước ta, trong những năm gần đây đã bắt đầu có sự quan tâm nghiên cứu, bàn luận về triết học pháp luật.
- Tuy vậy, so với tầm vóc và ý nghĩa của bộ môn khoa học pháp lý này cũng như sự phát triển của nó trên thế giới, việc nghiên cứu ở nước ta về triết học pháp luật vẫn còn rất khiêm tốn, cả trong lý luận hàn lâm và lý luận giảng đường..
- Ba con đường - ba cách thức - ba hướng cơ bản về tiếp cận pháp luật.
- Trong khoa học từ xa xưa đã hình thành nên ba con đường hay ba cách thức cơ bản về tiếp cận pháp luật, nhà nước: lý luận pháp luật, triết học pháp luật và xã hội học pháp luật.
- Đó cũng chính là ba hướng tiếp cận pháp luật cần được quan tâm triển khai ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
- Cũng cần phải nhấn mạnh thêm, ngoài ra còn một số cách tiếp cận khác về nhà nước, pháp luật như: tâm lý học pháp luật, kinh tế học pháp luật, nhân chủng học pháp luật v.v….
- Nhưng với tư cách là những cách thức, hướng tiếp cận có tính liên ngành, chung và cơ bản nhất vẫn là: triết học pháp luật, lý luận pháp luật và xã hội học pháp luật..
- Ví như vấn đề triết lý của luật thương mại, triết lý của quan hệ lao động, triết lý lập pháp, mối quan hệ giữa xã hội và pháp luật.
- mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán, luật tục, hương ước, tôn giáo, đạo đức v.v.
- Không chỉ trong các ấn phẩm khoa học mà cả trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo luật, đặc biệt là tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong nhiều môn học đã có sự tích hợp ba cách tiếp cận pháp luật này - lý luận pháp luật, triết học pháp luật và xã hội học pháp luật..
- Lý luận pháp luật nghiên cứu nội dung bên trong và mối quan hệ của các quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật.
- Như vậy, thực chất cũng đã có sự tích hợp một số cách tiếp cận triết học pháp luật vào lý luận pháp luật.
- Xét trên bình diện tổng thể, đến lượt mình, bản thân lý luận pháp luật đích thực cũng đã phải bao hàm các cấp độ của triết học pháp luật, xã hội học pháp luật, kinh tế học pháp luật và lý luận pháp luật..
- Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự tích hợp triết học pháp luật vào nội dung của lý luận pháp.
- luật như là phần bổ sung không thôi thì cũng chưa đầy đủ mà cần hình thành và phát triển một hướng nghiên cứu mang tính độc lập tương đối về triết học pháp luật với tư cách là một hướng, một cách thức tiếp cận pháp luật chuyên sâu.
- Tại các quốc gia có nền văn hoá pháp luật lâu đời và tiên tiến, triết học pháp luật luôn được quan tâm trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng.
- Hiệp hội triết học pháp luật của nhiều nước châu Âu vẫn được nhóm họp hàng năm để hợp tác các hoạt động nghiên cứu chung..
- Xã hội học pháp luật có đối tượng nghiên cứu đó là những gì phát sinh và phát triển, gây ảnh hưởng và tác động đến pháp luật, tức là xem xét cơ sở xã hội của pháp luật, tính bị quy định về xã hội của pháp luật [1, tr.448].
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật cần xác định rõ để không lẫn lộn với phương pháp xã hôi học trong nghiên cứu của lý luận về pháp luật - nghiên cứu pháp luật trong đời sống thực tiễn.
- Tính quy định xã hội của pháp luật chính là vấn đề cơ bản nhất của xã hội học pháp luật.
- Theo đấy, xã hội học pháp luật tập trung nghiên cứu (lý thuyết và ứng dụng, thực nghiệm) sự tác động của các nhân tố tâm lý - xã hội - công nghệ - kỹ thuật đối với các hiện tượng của đời sống pháp luật và nhà nước.
- Sự tác động trở lại của pháp luật đối với đời sống xã hội cũng là nội dung quan trọng của xã hội học pháp luật như vấn đề hiệu quả của pháp luật trong các lĩnh vực xã hội: kinh doanh, lao động, việc làm.
- Triết học pháp luật (THPL) xuất hiện từ thời cổ đại như là khát vọng mong muốn đạt được nhận thức quy luật tồn tại của pháp luật, mục đích và nhiệm vụ, khả năng, ưu điểm và hạn chế của pháp luật.
- THPL nghiên cứu ý nghĩa, bản chất, khái niệm pháp luật, các cơ sở tồn tại và vị trí của pháp luật trong xã hội, giá trị và tầm quan trọng của pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội..
- THPL có nhiệm vụ tìm kiếm chân lý trong pháp luật, tính công bằng, nhân văn của pháp luật.
- THPL không chỉ nghiên cứu pháp luật, mà còn nghiên cứu cả nhà nước, mặc dù trọng tâm là pháp luật.
- Cách tiếp cận triết học pháp luật của Mônteskiơ cũng được thể hiện rõ, trong tác phẩm "Tinh thần pháp luật".
- ông nghiên cứu cả Nhà nước trong mối tương quan với pháp luật và ngược lại..
- Cả khoa học pháp lý và triết học đều cần tìm kiếm chân lý pháp luật đều cần đến một ngành khoa học.
- Ngay bản thân Nhà nước pháp quyền, trên phương diện tư tưởng, học thuyết thì đây đích thực là một học thuyết triết học - chính trị - pháp lý về nhà nước, pháp luật.
- Nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng vậy, tiếp cận triết học pháp luật sẽ cho phép nhận.
- thì triết học pháp quyền nghiên cứu tư tưởng của pháp luật.
- Nhiệm vụ chủ yếu của triết học pháp quyền là tìm hiểu những tư tưởng chủ đạo nằm trong pháp luật tạo nên tinh thần pháp luật [3, tr.59].
- Tư tưởng triết học pháp quyền của Hêghen thực chất là tư tưởng về nguyên tắc và tính chất của pháp luật [4, tr.13]..
- THPL nghiên cứu bản chất, vai trò, giá trị của pháp luật, lý luận pháp luật nghiên cứu nội dung bên trong và mối tương quan của các quy phạm pháp luật, các quan hệ pháp luật.
- hội học pháp luật - chính là thực tiễn pháp luật, là mối tương tác đa chiều giữa pháp luật và các nhân tố xã hội.
- THPL, xã hội học pháp luật và lý luận pháp luật là ba cách, ba con đường, ba hướng tiếp cận pháp luật.
- Đó là hướng - cấp độ nghiên cứu pháp luật của xã hội học pháp luật..
- Trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý dù ở cấp độ chung, khái quát hay chuyên ngành cụ thể, chúng ta đều không thể bỏ qua, không thể lẩn tránh được các vấn đề của triết học pháp luật và xã hội học pháp luật.
- Các vấn đề triết học về nhà nước và pháp luật..
- Bất kỳ một hiện tượng pháp luật nào, một loại hành vi pháp luật - hợp pháp hay không hợp pháp về nguyên tắc đều phải được tiếp cận theo cả ba cách thức: lý luận pháp luật, triết học pháp luật và xã hội học pháp luật..
- Ví như trong nghiên cứu hiện tượng tham nhũng, bên cạnh việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật hiện hành về xử lý hành vi tham nhũng, cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề triết học và xã hội học của tham nhũng như sự tác động của các nhân tố tâm lý - xã hội đến tham nhũng, xu hướng vận động của hiện tượng này.
- Vấn đề tham nhũng theo đấy được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học, ngay trong luật học cũng cần được nghiên cứu từ góc độ lý luận chung về pháp luật và lý luận của các chuyên ngành luật học..
- Lâu nay giữa các nhà chính trị học, nhà luật học thay vì liên kết, hợp tác chặt chẽ họ lại riêng rẽ trong việc nghiên cứu các vấn đề nhà nước, pháp luật và xã hội.
- Còn nhà chính trị học lại ít quan tâm đến các vấn đề pháp luật, áp dụng pháp luật.
- Trong khi đó, pháp luật, sự ban hành và áp dụng pháp luật lại là những vấn đề xã hội, phụ thuộc vào những điều kiện khách quan của xã hội, chỉ có thể lý giải và minh chứng từ chính các quá trình xã hội.
- Sự tách biệt giữa hai khoa học này - chính trị học và luật học cần được khắc phục cũng chính như sự độc lập tương đối của bản thân các vấn đề chính trị và pháp luật.
- Khoa học triết học pháp luật có thể làm nhiệm vụ đó..
- Triết học pháp luật có nhiệm vụ tìm kiếm chân lý trong pháp luật.
- Trong lý luận pháp luật thường có sự đồng nhất giữa Luật và Pháp luật.
- Quan điểm tiếp cận này về pháp luật, coi pháp luật nói chung là pháp luật khách quan, pháp luật thực định tức đã đồng nhất pháp luật với luật.
- Điều đặc trưng cho lý thuyết pháp luật nói chung là.
- Trong THPL có một phần quan trọng đó là lý luận nhận thức pháp luật, mà cơ sở của nó là vấn đề sự khác biệt và tương quan giữa pháp luật và luật..
- Một trong những nội dung nghiên cứu của THPL là pháp luật trong sự khác biệt và tương quan với các loại quy tắc điều chỉnh xã hội khác.
- Theo đấy, có những mối quan hệ thường trực như mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tôn giáo và ngay chính với nhà nước.
- Xét về cơ cấu, triết học pháp luật có hai phần: phần chung của THPL là những vấn đề triết học của pháp luật như bản chất, vai trò, giá trị xã hội của pháp luật.
- mối quan hệ giữa pháp luật với các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước và pháp luật, giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
- mối quan hệ của cá nhân và pháp luật.
- Theo đấy là những quan điểm cơ bản về pháp luật và nhà nước trong mối quan hệ với pháp luật, cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước và pháp luật trong các hệ tư tưởng pháp luật của nhân loại qua các chặng đường lịch sử..
- Trong tương quan giữa xã hội học pháp luật và triết học pháp luật, nếu xã hội học pháp luật quan tâm đến hành vi thực tế, đến thực tại pháp luật thì triết học pháp luật cung.
- cấp khả năng về nhận thức - những nhận thức về vai trò giá trị xã hội của pháp luật, vị trí, ý nghĩa sự điều chỉnh pháp luật, giá trị của pháp luật đối với thang giá trị xã hội nói chung..
- Về nhận thức - quan niệm pháp luật.
- Một trong những vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới lý luận đó là nhận thức về pháp luật, pháp luật là gì, nên hiểu như thế nào và đến giới hạn nào về pháp luật.
- Pháp luật là sự phản ánh cái đang tồn tại, cái hiện thực, cái có sẵn hay pháp luật là cái cần phải có… Trong lịch sử đã từng tồn tại các quan niệm khác nhau về pháp luật, tạo nên những trường phái đặc thù như: trường phái tôn giáo về pháp luật, pháp luật tự nhiên, pháp luật thực định: xã hội học pháp luật, triết học pháp luật, tâm lý pháp luật.
- quan niệm giai cấp về pháp luật.
- Hiện nay quan niệm pháp luật là đại lượng của tự do, công bằng đang là xu thế thời đại.
- Những vấn đề này về nguyên tắc cũng đã được thể chế hoá trong pháp luật.
- Pháp luật chỉ quan hệ với tự do có giới hạn, tự do của một người bị giới hạn bằng tự do của người khác.
- Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền, tự do được mở rộng đối với mỗi cá nhân, tự do được làm tất cả những gì pháp luật không cấm.
- Các nhà tư tưởng lỗi lạc của nhân loại đã lý giải và xây dựng những đề án về tự do: “Tự do được thừa nhận về mặt pháp lý tồn tại trong nhà nước dưới hình thức pháp luật.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
- Giữa đạo đức và pháp luật có sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau mà luôn tồn tại trong một thể thống nhất.
- Pháp luật hay đạo đức, dân chủ hay tự do thì cũng đều phải giải quyết vấn đề lợi ích, vấn đề tương quan giữa quyền và nghĩa vụ, sự tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ, tôn vinh các giá trị, các quyền con người.
- Đây là những điều kiện thiết yếu để thực hành đạo đức, dân chủ, tự do và pháp luật.
- Về nguyên tắc, không phải pháp luật phán xét đạo đức mà ngược lại, đạo đức mới có quyền phán xét pháp luật..
- Trong lịch sử và mãi mãi, pháp luật chưa bao giờ lấn át được đạo đức.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật.
- Trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật không chỉ phải quan tâm đến sự thống nhất nội tại, sự cần thiết có nhau của nhà nước và pháp luật mà còn phải xem xét đến sự khác biệt, sự không tương thích, hay những mâu thuẫn tất yếu của nhà nước và pháp luật.
- Sự không tương xứng với nhau của nhà nước và pháp luật được thể hiện ở rất nhiều vấn đề cụ thể, ví như sự không phù hợp giữa hoạt động tổ chức của nhà nước với hoạt động xây dựng pháp luật.
- hay nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ áp dụng pháp luật nhiều khi lạc hậu so với các lý luận khoa học và thực tiễn, thậm chí với chính các quy định pháp luật mới.
- Sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau, nhà nước và pháp luật luôn luôn tồn tại trong một thể thống nhất.
- Đó chính là biện chứng của nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ sinh tồn của chúng..
- Cần phải xây dựng trong lòng xã hội dân sự ý thức tôn trọng pháp quyền, tính chất pháp quyền phải có mặt trong tất cả các quan hệ pháp luật.
- Bởi lẽ, không chỉ đơn thuần là việc quy định trong pháp luật các quyền con người hay việc thực thi chúng trong thực tiễn mà còn là vấn đề mang tính nguyên tắc chung hơn ví như vấn đề tự do đối với cả hai phía - cá nhân mỗi con người và nhà nước.
- Nhưng đến lượt mình, bản thân quyền con người và sự giới hạn tất yếu của nó cũng là lợi ích xã hội, lợi ích chung mà pháp luật nhà nước là một trong những cách thức, một trong những công cụ thể chế hoá và thực hiện trong đời sống xã hội.
- Những vấn đề triết học cơ bản khác thuộc các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành.
- Ngoài những vấn đề chung có tính liên ngành nêu trên, triết học pháp luật còn cần được triển khai trên quy mô của các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành.
- Điều này trước hết xuất phát từ chính mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, không thể biệt lập các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành được kể cả trong văn bản pháp luật, kể cả trong thực tiễn nhận thức và áp dụng..
- Những nguyên lý hình thành, biến đổi của hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực cần được tiếp cận từ phương diện triết học pháp luật, triết học văn hoá - đạo đức.
- phạm vi những vấn đề triết học của pháp luật - của THPL.
- Xuất phát từ vị trí, vai trò của THPL và phù hợp với hội nhập quốc tế về đào tạo và nghiên cứu pháp luật, việc triển khai nghiên cứu THPL ở nước ta hiện nay có thể tiến hành song song trên cả hai phương diện: tích hợp ngay trong nghiên cứu lý luận pháp luật truyền thống cùng với xã hội học pháp luật.
- và, xây dựng triết học pháp luật như là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống các khoa học pháp lý nước nhà..
- [1] Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.