« Home « Kết quả tìm kiếm

Trường ĐHCN - 10 năm một chặng đường


Tóm tắt Xem thử

- Trường ĐH Công nghệ 10 năm một chặng đường Trường ĐH Công nghệ 10 năm một chặng đường Cập nhật ngày Fri I.
- Giai đoạn Phát triển các khoa công nghệ trọng điểm, chuẩn bị các tiền đề hình thành Trường ĐHCN thuộc ĐHQGHN.
- Quá trình chuẩn bị các tiền đề hình thành Trường ĐHCN thuộc ĐHQGHN được hiện thực hóa qua quá trình phát triển Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) và khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông (CN ĐT-VT) thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (giai đoạn và Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN (giai đoạn 1999-2004).
- Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên giai đoạn 1995-1999.
- Những năm đầu thập niên chín mươi của thế kỷ 20, CNTT và truyền thông là một trong những ngành công nghệ cao được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển.
- Mặc dù chúng ta đã xác định ưu tiên cho phát triển công nghệ điện tử, tin học, viễn thông và tự động hoá, nhưng chưa đủ sức để hình thành một ngành công nghiệp CNTT" và chỉ đạo trong giáo dục - đào tạo: "Cần nhanh chóng đào tạo chính quy một đội ngũ chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực CNTT", "Xây dựng và hoàn thiện dần các khoa và bộ môn về CNTT ở các trường đại học để đào tạo chuyên viên về CNTT".
- Năm bắt được xu thế tất yếu, ĐHQGHN (trước đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) đã quan tâm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự ra đời và phát triển lĩnh vực công nghệ này trong ĐHQGHN..
- Ngày Khoa Công nghệ Thông tin thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ĐHQGHN đã được thành lập trên cơ sở tiếp nối lịch sử phát triển của ngành Khoa học Máy tính tại Khoa Toán - Cơ - Tin học (giai đoạn và tại Viện Tin học - Điện tử thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (giai đoạn là một trong 7 khoa CNTT trọng điểm của cả nước.
- Tiếp theo lộ trình đó, gần một năm sau, ngày Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông được thành lập trên cơ sở cơ sở Bộ môn Vật lý Vô tuyến, Bộ môn Điện tử Hạt nhân và Bộ môn Quang phổ của Khoa Vật lý và Viện Điện tử - Tin học.
- 1.1.1 Khoa Công nghệ Thông tin giai đoạn 1995-1999.
- Khắc phục những khó khăn nhiều mặt, Khoa CNTT nhanh chóng ổn định tổ chức, hình thành 3 Bộ môn (Bộ môn Khoa học Máy tính, Bộ môn Mạng - Truyền thông Máy tính và Bộ môn Hệ thống Thông tin) với 22 cán bộ và đã triển khai ngay công tác đào tạo các lớp sinh viên chính quy là K38-CQ/KTT, K39-CQ/TT và K39-CQ/KTT.
- Hầu hết các cán bộ của khoa đều được đi thăm quan, khảo sát ở nước ngoài, thu thập được nhiều giáo trình, chương trình đào tạo CNTT của các nước tiên tiến.
- Hệ thống giáo trình, chương trình đào tạo của khoa nhanh chóng được hoàn thiện.
- Khoa CNTT là khoa duy nhất trong cả nước khi đó triển khai hai chương trình đào tạo bậc đại học là Công nghệ thông tin và Tin học.
- Thời điểm ban đầu, thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" mới sử dụng, nên ít được sinh viên lựa chọn, có khoảng 3/4 sinh viên chọn ngành Tin học, về sau tỉ lệ này giảm nhanh và đảo ngược lại.
- Cùng với Viện Công nghệ Thông tin thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Khoa CNTT sáng lập seminar khoa học "Một số vấn đề chọn lọc về CNTT" mà sau này phát triển thành Hội thảo quốc gia "Một số vấn đề chọn lọc về CNTT".
- Khoa CNTT luôn chú trọng phát triển quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài trường, đặc biệt với Viện CNTT thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Khoa CNTT thuộc Trường Đại học Báck khoa Hà Nội.
- 1.1.2 Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông giai đoạn 1996-1999.
- khi đó đều là hoàn toàn mới, cán bộ trong khoa phải tự đào tạo từ đầu, song khó khăn này được biến thành động lực thôi thúc cán bộ, viên chức trong khoa tích cực nâng cao trình độ chuyên môn.
- các sinh hoạt khoa học chung của khoa phát triển mạnh mẽ.
- Khoa cũng đã tích cực mở rộng các quan hệ hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ, góp ý của bạn bè quốc tế mà trước hết là các nhà khoa học Việt kiều, đặc biệt TS.
- Lê Duyên Bình ở Đại học Monash, Australia, TS.
- Nguyễn Hữu Lễ khi đó là Giám đốc khu vực của Northern Telecom đã nhiệt tình giúp đỡ tìm chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông của một số trường đại học Australia, góp ý vào bản thảo chương trình đào tạo của khoa, vận động Northern Telecom tài trợ 10.000 USD chi học bổng cho sinh viên khoa CNTT và Khoa CN ĐT-VT.
- Khoa đã mời các chuyên gia như TS Nastar (Alcatel), GS Merignac (ĐH Cambridge), GS Zhenya He (ĐH Đông nam, TQ), GS Đào Trọng Tích (Hoa kỳ) và GS VS Maurice Bellanger (CNAM, Pháp) sang giảng bài, seminar chuyên đề về thông tin vệ tinh, ứng dụng điện từ trường trong công nghiệp, xử lý mù tín hiệu, công nghệ truyền thông đa sóng mang.
- Năm 1998, Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông được di chuyển trụ sở làm việc từ Thượng Đình lên khu Cầu Giấy.
- 1.2 Khoa Công nghệ thuộc ĐHQGHN giai đoạn 1999-2004.
- Nằm trong lộ trình hoàn thiện cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN, đặc biệt là phát triển các ngành định hướng công nghệ chuẩn bị cho sự ra đời của Trường Đại học Công nghệ, ngày Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 1348/TCCB thành lập Khoa Công nghệ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa CNTT và Khoa CN ĐT-VT thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành hai ngành thuộc Khoa Công nghệ.
- Các Bộ môn của hai khoa trở thành các Bộ môn trực thuộc Khoa Công nghệ.
- Khoa Công nghệ là một khoa thử nghiệm mô hình khoa trực thuộc ĐHQGHN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, với nhiệm vụ:.
- Đào tạo đại học và sau đại học theo những mã ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN cho phép..
- Nghiên cứu khoa học gắn với giảng dạy, đào tạo và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống..
- Hội đồng Khoa học và Đào tạo các cấp.
- Ngoài Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa còn có Hội đồng khoa học và đào tạo của ngành (ngành CNTT và ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông) tư vấn cho Chủ nhiệm khoa về định hướng phát triển của từng ngành.
- Có hai phòng chức năng là Phòng Hành chính Tổng hợp và Phòng Quản lý đào tạo - Nghiên cứu khoa học và Công tác sinh viên..
- Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu gồm có các Bộ môn thuộc khoa CNTT và Khoa CN ĐT-VT nay trực thuộc Khoa Công nghệ, sau đó Khoa Công nghệ tiếp tục thành lập thêm Trung tâm Nghiên cứu Điện tử - Viễn thông, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Phần mềm, Bộ môn Công nghệ Phần mềm và Bộ môn Vật lý Kỹ thuật..
- VS Nguyễn Văn Hiệu, nhà khoa học có uy tín được mời làm Chủ nhiệm Khoa và các Phó Chủ nhiệm khoa là PGS.
- Tiếp đó vào năm 2002, Khoa Công nghệ được bổ sung GS.TSKH Nguyễn Phú Thùy làm Phó Chủ nhiệm Khoa.
- Ngày đầu thành lập khoa Công nghệ có 59 cán bộ (1 GS, 12 PGS, 7 TS, 6 ThS) chủ yếu từ hai khoa CNTT và Khoa CN ĐT-VT.
- Khoa tổ chức đào tạo 3 ngành đào tạo bậc đại học là ngành Công nghệ Thông tin, ngành Tin học, ngành CN ĐT-VT và sau này thêm ngành Vật lý Kỹ thuật.
- 02 ngành đào tạo bậc cao đẳng là ngành CNTT và ngành CN ĐT-VT.
- 05 chương trình đào tạo thạc sĩ và 06 chương trình đào tạo Tiến sĩ.
- Phù hợp với yêu cầu của ĐHQGHN, chương trình đào tạo đại học ngành Tin học ngừng tuyển sinh từ năm 2002.
- Để tập trung năng lực vào đào tạo bậc đại học và sau đại học, các chương trình đào tạo hệ cao đẳng cũng sớm được ngừng tuyển sinh (năm 2001 đối với ngành CNTT, năm 2002 đối với ngành Công nghệ Điện tử - Viễn thông).
- Vào năm 2003, Khoa Công nghệ thành lập thêm Bộ môn Vật lý kỹ thuật (đơn vị tiền thân của Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nanô Trường ĐHCN hiện nay) nhằm triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ mới, bao gồm công nghệ quang tử, khoa học và công nghệ nanô.
- Bộ môn này có sự gắn kết chặt chẽ với Viện Vật lý và Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là tiền đề hình thành mô hình đơn vị "phối thuộc" và lực lượng "giảng viên kiêm nhiệm" sau này.
- Một số nhà khoa học có trình độ cao từ hai viện này đã chuyển về công tác tại Khoa Công nghệ để xây dựng và phát triển Bộ môn.
- Cùng với sự ra đời của Khoa Công nghệ, theo thực hiện thỏa thuận phối hợp đào tạo và nghiên cứu trình độ cao giữa ĐHQGHN và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng cơ học trực thuộc ĐHQGHN.
- Trung tâm có nhiệm vụ triển khai đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực cơ học nhằm phát triển ngành cơ học mang định hướng công nghệ trong ĐHQGHN (sau này trực tiếp tại Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa của Trường ĐHCN) đồng thời đảm nhận cả chức năng đào tạo của Viện Cơ học (đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ).
- Một cách khái quát, giai đoạn phát triển khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN là bước chạy đà quan trọng tạo thế và lực cho sự ra đời của Trường ĐHCN.
- 2.1 Quan điểm phát triển.
- Như đã được đề cập, việc ra đời khoa Công nghệ thuộc ĐHQGHN là bước chuẩn bị quan trọng trong tiến trình thành lập Trường Đại học Công nghệ.
- Ngay sau khi thành lập Khoa Công nghệ, ngày Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 536/TCCB thành lập Ban soạn thảo Đề án thành lập Trường Đại học Công nghệ.
- Qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung đề án được hoàn thành với một số quan điểm phát triển chính như sau: Về lĩnh vực đào tạo:.
- "Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN là đơn vị đào tạo đứng đầu ngành đại học nước ta về chất lượng và quy mô đào tạo cũng như về nghiên cứu triển khai trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- Do đó lĩnh vực đào tạo của Trường ĐHCN còn được lựa chọn thế nào để phát huy thế mạnh đó về khoa học tự nhiên của ĐHQGHN.
- Mặt khác, lĩnh vực đào tạo của Trường ĐHCN phải đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng được xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX: "Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá)" Trong các lĩnh vực công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao, đồng thời là công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, lĩnh vực đóng vai trò hàng đầu là Công nghệ Thông tin, nhất là Công nghệ phần mềm.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của Trường ĐHCN, ĐHQGHN là tham gia có hiệu quả vào việc đào tạo nhân lực có chất lượng cao về Công nghệ Thông tin để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm.
- Do đó Công nghệ Thông tin là ngành đào tạo chính của Trường Đại học Công nghệ.
- Song song với Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Điện tử và Truyền tin cũng là một ngành "công nghệ cơ bản, có vai trò quyết định đối với sự nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của nền kinh tế".
- Ngành Kỹ thuật Điện tử và Truyền tin tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển Công nghệ Thông tin, đồng thời lại là lĩnh vực Công nghệ ứng dụng rất có hiệu quả những thành tựu của Công nghệ Thông tin..
- Do đó Kỹ thuật Điện tử và Truyền tin cũng là một ngành đào tạo chính của Trường ĐHCN.
- Ngoài hai ngành công nghệ cơ bản là Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật Điện tử - Truyền tin, để phát huy thế mạnh về khoa học tự nhiên của ĐHQGHN và của các Viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia hợp tác với Khoa Công nghệ hiện nay và với Trường ĐHCN sẽ được thành lập, cũng như phát huy thế mạnh về hai ngành công nghệ cơ bản nói trên của chính mình, Trường ĐHCN cần có các ngành khoa học công nghệ bắc cầu giữa các ngành khoa học tự nhiên (toán học, cơ học, vật lý) và các ngành công nghệ cơ bản nói trên.
- Trong khuôn khổ sự phối hợp giữa ĐHQGHN và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia các Viện nghiên cứu sẽ tham gia xây dựng Trường ĐHCN theo một mô hình tổ chức đặc biệt: Khoa Vật lý Kỹ thuật có bộ phận đặt trong Viện Vật lý được xây dựng với sự tham gia của Viện Khoa học Vật liệu, Khoa Cơ học kỹ thuật có bộ phận đặt trong Viện Cơ học được xây dựng với sự tham gia của Viện Cơ học ứng dụng.
- Bằng việc tổ chức các Khoa với sự tham gia của các Viện nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Trường ĐHCN, ĐHQGHN đi đầu ngành đại học cả nước trong việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc kết hợp giữa trường đại học và viện nghiên cứu.
- Bước vào thế kỷ 21, cùng với Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học cũng đã trở thành ngành khoa học công nghệ trọng điểm của tất cả các nước phát triển hoặc đang phát triển.
- Ưu tiên phát triển Công nghệ sinh học cũng là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
- Trong thời gian gần đây, Công nghệ Sinh học trên thế giới đã đạt được những thành tích tuyệt vời nhờ có sự ứng dụng có hiệu quả ở trình độ rất cáo Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật Điện tử.
- Trường ĐHCN không thể không tham gia đào tạo cán bộ và nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học.
- Tuy nhiên, ngành Công nghệ sinh học đã hình thành ở nước ta từ giữa thập kỷ 1970 và đã phát triển khá rộng rãi.
- ở trong nước đã hình thành một hệ thống các cơ sở đào tạo trình độ đại học cũng như trên đại học, các Viện và Trung tâm nghiên cứu triển khai về công nghệ sinh học, trong đó có Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trung tâm công nghệ sinh học thuộc ĐHQGHN.
- Do đó việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu triển khai về Công nghệ sinh học trong Trường ĐHCN chỉ nên tập trung vào những chuyên ngành sử dụng ở trình độ cao các thành tựu của Công nghệ Thông tin và Kỹ thuật Điện tử, là thế mạnh của trường.
- Việc đào tạo cán bộ và nghiên cứu triển khai về Công nghệ Sinh học cũng chưa cần thiết phải được thực hiện ngay từ đầu, khi trường mới thành lập, mà sẽ được thực hiện sau một số năm, khi trường đã hoàn thành việc tổ chức các khoa đào tạo cán bộ và nghiên cứu triển khai theo các ngành công nghệ cao khác" (Trích Chương I, Đề án Thành lập Trường ĐHCN).
- "Trường ĐHCN là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học chất lượng cao, là cơ sở nghiên cứu triển khai, công nghệ.
- Các lĩnh vực hoạt động của Trường ĐHCN là các lĩnh vực công nghệ cao phát triển trên cơ sở các thành tựu hiện đại của các ngành khoa học cơ bản Toán học, Tin học, Cơ học và Vật lý.
- Lĩnh vực hoạt động của Trường ĐHCN bao gồm: Ngành Công nghệ Thông tin, những ngành công nghệ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của Công nghệ Thông tin đồng thời sử dụng những thành tựu của Công nghệ Thông tin và những chuyên ngành khoa học, công nghệ là thành quả của sự kết hợp Công nghệ Thông tin với các ngành khoa học tự nhiên khác.
- Mục tiêu đào tạo đạt chất lượng cao hàng đầu trong cả nước là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động của Trường ĐHCN và được khẳng định ngay tại thời điểm thành lập Trường.
- Phấn đấu xây dựng Trường ĐHCN trở thành trường đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực"(Trích Chương I, Đề án Thành lập Trường ĐHCN).
- Ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 92/2004/QĐ-TTg thành lập Trường ĐHCN trên cơ sở khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN với hai nhiệm vụ chính được ghi trong quyết định thành lập là:"Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ.
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội".
- Thực hiện các nội dung của đề án, sau khi thành lập, Trường Đại học Công nghệ nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy với việc tái thành lập Khoa CNTT, Khoa ĐT-VT, thành lập mới khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nanô (ngày 9/9/2004) và sau đó là sự ra đời của Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa (ngày Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Phân tử (thành lập ngày 8/4/2005 đến ngày 8/3/2007 được tổ chức lại thành Bộ môn Công nghệ Nanô Sinh học nhằm chuẩn bị tiền đề thành lập khoa Công nghệ Sinh học)..
- Cơ cấu tổ chức các đơn vị đào tạo như trên nằm trong chủ trương của Trường ĐHCN tập trung phát triển 4 lĩnh vực khoa học - công nghệ chủ yếu là Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Điện tử và Tự động hóa, Khoa học và Công nghệ Nanô, Công nghệ Sinh học Phân tử, trong đó Công nghệ Thông tin và Truyền thông là lĩnh vực truyền thống có thế mạnh của trường.
- Trường ĐHCN chủ trương phát triển các lĩnh vực khoa học - công nghệ trọng điểm lấy Công nghệ Thông tin và Truyền thông làm trung tâm, được Công nghệ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ và mở rộng môi trường hoạt động và phát triển cho Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
- Với phương châm "phát huy thế mạnh về khoa học cơ bản mạnh của ĐHQGHN để phát triển các ngành công nghệ trọng điểm" cộng hưởng với giải pháp "bảo đảm kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất - kinh doanh" được GS VS Nguyễn Văn Hiệu - nhà khoa học có uy tín quốc tế và là Hiệu trưởng sáng lập nhà trường - khởi động, Trường ĐHCN đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín, vị thế trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
- Trường ĐHCN là trường đại học Việt Nam đầu tiên đưa nội dung sát hạch chuẩn kỹ năng Công nghệ Thông tin (CNTT) Nhật Bản trình độ cơ bản FE vào thực hiện trong chương trình đào tạo chất lượng cao.
- Trường đang thực hiện các chương trình phối hợp đào tạo tiến sĩ với Viện KH&CN Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) và Đại học Paris-Sud 11 (CH Pháp).
- các chương trình đào tạo thạc sỹ với JAIST, Đại học Osaka (Nhật Bản), Đại học Paris-Sud 11 và Đại học Claude Bernard Lyon 1 (CH Pháp).
- Trong các chương trình đào tạo phối hợp này, cử nhân ngành Vật lý Kỹ thuật của Trường ĐHCN tốt nghiệp loại giỏi được tuyển thẳng vào năm thứ hai (M2) của chương trình đào tạo hai năm cấp bằng thạc sỹ của Đại học Paris-Sud 11, cử nhân ngành CNTT loại khá trở lên được xem xét tuyển thẳng vào năm thứ hai (M2) của chương trình đào tạo cấp bằng thạc sỹ của Đại học Claude Bernard Lyon 1 (CH Pháp).
- Trường ĐHCN đang tự tin hội nhập quốc tế hiện thực hóa mục tiêu sinh viên tốt nghiệp của trường "đến đâu cũng làm việc được, trong lẫn ngoài nước mà không cần qua đào tạo lại".
- Giai đoạn Trường ĐHCN đã có gần 210 công trình khoa học công bố quốc tế (72 công trình đăng tại các tạp chí, hơn 130 công trình đăng tại các kỷ yếu hội nghị khoa học).
- Hai nhà khoa học của trường có H-index (chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng về hoạt động nghiên cứu qua các công trình công bố quốc tế) cao được Nhà Xuất bản Elsevier Science tặng Giải thưởng Scopus (Scopus Award).
- Ba năm liền, các nhóm khoa học của trường đều đạt giải thưởng tại các cuộc thi "Nhân tài Đất Việt".
- Trường là đơn vị đào tạo đại học được nhận giải thưởng Quả Cầu vàng Công nghệ Thông tin nhiều nhất trong cả nước, với 8 giảng viên và sinh viên đạt giải.
- Trường ĐHCN là trường đại học đi tiên phong trong hoạt động liên kết có hiệu quả và bền vững với các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất trong đào tạo và nghiên cứu.
- Hiện có 36 nhà khoa học (7 TSKH, 28 TS với 11GS và 13 PGS) từ các viện chuyên ngành thuộc Viện KH&CNVN là giảng viên kiêm nhiệm được hưởng lương từ Trường ĐHCN.
- Đây là lực lượng cán bộ khoa học nòng cốt của Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa và lực lượng giảng viên quan trọng của Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nanô.
- Khoa Cơ học kỹ thuật - Tự động hóa của Trường ĐHCN là khoa phối thuộc của Viện Cơ học, trong đó, các nhà khoa học của Viện Cơ học, Viện Công nghệ Vũ trụ trực tiếp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên.
- Trường ĐHCN phối hợp với Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (Viện IMI) thuộc Bộ Công thương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành Công nghệ Cơ điện tử tại Trường ĐHCN.
- Chương trình đào tạo này kết hợp được thế mạnh về Công nghệ Thông tin, Công nghệ Điện tử - Viễn thông sẵn có của Trường ĐHCN, thế mạnh về Cơ Điện tử, Công nghệ Máy Công nghiệp của Viện IMI, đồng thời thế mạnh về Cơ học Kỹ thuật và Cơ Điện tử của Viện Cơ học và được định hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao về Cơ Điện tử của đất nước nói chung và của chính Viện IMI nói riêng.
- để cán bộ được phát huy năng lực chuyên môn, niềm đam mê nghiên cứu khoa học.
- Trường ĐHCN đang là địa chỉ hấp dẫn các cán bộ khoa học có trình độ cao, được đào tạo từ nhiều nước trở về tham gia giảng dạy và nghiên cứu.