« Home « Kết quả tìm kiếm

Truyện ngắn Pháp đương đại và khái niệm thể loại


Tóm tắt Xem thử

- Truyện ngắn Pháp đương đại và khái niệm thể loại .
- Từ cuối thế kỷ XX, truyện ngắn Pháp trở nên vô cùng phong phú đa dạng cả về chủ đề lẫn loại hình, buộc người ta phải đặt lại câu hỏi: ʺTruyện ngắn là gì?ʺ.
- Việc khảo cứu các định nghĩa của một số từ điển có danh tiếng, của một số nhà nghiên cứu và của chính các nhà văn cho thấy khó có thể tìm được một định nghĩa cho truyện ngắn Pháp đương đại, bởi luôn có sự bất cập giữa lý thuyết thể loại và thực tiễn sáng tác của các nhà văn.
- Nhận xét này phản ánh tình trạng khá nhạy cảm (nếu không nói là u ám) của truyện ngắn Pháp đương đại, đặc biệt là vào những năm 60‐70: luôn bị cạnh tranh quyết liệt bởi truyện dịch và các tác phẩm mang tính kinh điển thuộc các thế kỉ trước, truyện ngắn Pháp thời gian này có lượng độc giả rất hạn chế nên thường bị các nhà xuất bản dửng dưng, né tránh.
- Tuy nhiên, vào những thập niên cuối thế kỉ XX, số truyện ngắn Pháp được xuất bản đột nhiên tăng vọt, cả số lượng tác phẩm do các nhà xuất bản phát hành lẫn số lượng ấn phẩm do các tác giả tự bỏ tiền túi ra in.
- truyện ngắn ở Pháp thông qua các hoạt động thường niên như Festival truyện ngắn Saint‐.
- Quentin, các cuộc thi sáng tác truyện ngắn với nhiều giải thưởng, đặc biệt là Giải Goncourt Truyện ngắn (Bourse Goncourt de la nouvelle).
- Hiện tượng khá đặc biệt này còn gắn liền với sự ra đời của một loạt tạp chí chuyên về truyện ngắn (1.
- Ngắn (1981), Truyện ngắn mới (1985), Tạp chí truyện ngắn (1986), N như Nouvelles‐Truyện ngắn (1986), NYX, Những dòng văn cuối cùng trước buổi đêm (1987), Tầm vóc thực (1987), Lọ mực đổ, tạp chí của văn bản ngắn (1988).
- Những tạp chí này thường kết hợp với các nhà xuất bản vừa và nhỏ, tạo thành những diễn đàn tiên phong đấu tranh cho truyện ngắn Pháp đương đại thông qua việc giới thiệu những cây bút triển vọng và các tác phẩm thể nghiệm cách viết mới.
- Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, truyện ngắn Pháp đương đại cũng vô cùng .
- phong phú đa dạng về loại hình, tới mức người ta phải đặt lại câu hỏi Truyện ngắn là gì? .
- Nhưng xem ra không dễ tìm được một định nghĩa cho phép thâu tóm toàn bộ nét vẻ của truyện ngắn Pháp đương đại: quan niệm của các nhà nghiên cứu và các nhà văn về thể loại này không hoàn toàn thống nhất, vì thế luôn có sự bất cập giữa thực tế sáng tác và khái niệm thể loại truyện ngắn.
- Sự không thống nhất về quan niệm thể loại văn học này thể hiện ngay trong các chương mục ʺTruyện ngắnʺ của một số từ điển danh tiếng.
- Littré gọi truyện ngắn là “một loại tiểu thuyết rất ngắn, nói về những cuộc phiêu lưu hấp dẫn và vui nhộn”.
- Với định nghĩa này, truyện ngắn không được coi là một thể loại độc lập vì nó phải lấy tiểu thuyết làm khái niệm quy chiếu.
- soi vào truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Pháp hiện đại nói riêng sẽ thấy ngay sự bất ổn, bởi rất đông tác giả hiện nay cho rằng một trong những đặc trưng của truyện ngắn là tính bi.
- Thậm chí có những nhà văn quan niệm viết truyện ngắn là để “tái hiện lại sự trống rỗng, tính điên khùng, nỗi đau đớn, sự thiếu hụt, cái xấu xa của cuộc sống” [2].
- Các tác giả chương mục “Truyện ngắn” .
- của Từ điển Văn học Pháp ngữ thì cho rằng: “Với nhiều người, truyện ngắn so với tiểu thuyết giống như phim ngắn so với phim dài.
- Truyện ngắn là bài tập của các nhà duy mĩ và cũng là bài tập dành cho những nhà văn mới vào nghề.
- Như vậy, Từ điển Văn học Pháp ngữ không cho thấy gì hơn ngoài tình trạng mong manh và vô vọng của truyện ngắn đương đại.
- Theo Le Robert, truyện ngắn “nhìn chung là một câu chuyện ngắn, có cấu trúc kịch (tức là có hành động thống nhất), số lượng nhân vật không nhiều, tâm lí nhân vật hầu như chỉ được phân tích chừng nào điều đó tác động tới sự kiện trung tâm của câu chuyện” [4].
- Việc định nghĩa này phải sử dụng nhiều cụm từ mang tính chung chung (nhìn chung, không nhiều, hầu như, v.v…) có thể hiểu là sự ngầm thừa nhận rằng khó có thể xác định một cách chính xác nét đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
- Hơn nữa, nếu như định nghĩa của Le Robert nêu được đặc điểm chung của truyện ngắn truyền thống kiểu mẫu, thì khi đem soi vào thực tiễn sáng tác của thể loại này ở thế kỉ XX, nó lại cho thấy những bất cập.
- Chẳng hạn, theo Le Robert, truyện ngắn trước hết là một câu chuyện có cấu trúc kịch.
- Nhưng có rất nhiều truyện ngắn hiện nay không tuân thủ ngay cả tiêu chí đầu tiên này.
- Truyện ngắn dài hai trang này hoàn toàn không có .
- Rồi nữa, vẫn theo định nghĩa của Le Robert, việc phân tích tâm lí nhân vật ít được chú ý trong truyện ngắn.
- nhưng trong thực tế sáng tác hiện nay, rất nhiều truyện ngắn có xu hướng thu nhỏ cốt truyện hoặc cho câu chuyện ẩn sau tâm tư tình cảm của nhân vật.
- Trong chương mục “Truyện ngắn” của Từ điển về các thể loại và khái niệm văn học, nhà nghiên cứu Etiemble đưa ra ba tiêu chí định nghĩa truyện ngắn có thể tóm tắt như sau: thứ nhất là nó phải ngắn, thứ hai là nó mang nội dung có tính chân thực, và thứ ba là thái độ lãnh đạm của người viết.
- đúng là nét đặc trưng cơ bản giúp phân biệt truyện ngắn với tiểu thuyết, song đây lại là một khái niệm mang tính tương đối vì nó phụ thuộc vào quan niệm của từng tác giả.
- Không kể tới những “truyện ngắn 3 dòng” của Félix Fénéon xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ XX, rất nhiều truyện in trong Tạp chí Truyện ngắn mới chỉ dài 1 hoặc 2 trang [6‐9].
- trong khi đó lại có những truyện ngắn dài từ 50 đến 100 trang như một số tác phẩm của Béatrix Beck, J.M.
- Tiêu chí thứ hai theo Etiemble là truyện ngắn “không chỉ là một bức tranh giống như thật mà còn là bức tranh xác thực về những tập tục đương đại”.
- Quả đúng là đa phần truyện ngắn thường “chuyển tải một “sự thật” .
- nhưng sẽ nói sao đây với truyện ngắn kinh dị, kì ảo hay truyện ngắn khoa học viễn tưởng, bởi khi đọc những tác phẩm này độc giả khó có thể liên hệ đến thực tế đời thường.
- Tchékhov đã đưa ra những nhận xét chua xót của mình ở phần kết truyện ngắn Ở nhà những người bạn, còn Woolf thì biện hộ hùng hồn cho chủ thuyết nam nữ bình quyền trong tác phẩm đầu tay Phyllis và Rosamond của mình.
- Hoặc như Annie Saumont, một cây viết truyện ngắn sáng giá trên văn đàn Pháp hiện nay, người luôn cho rằng “người viết truyện ngắn phải xoá hết dấu vết công việc của mình” [11], đã kết thúc truyện ngắn Cú sét [12] .
- Vào những thập niên cuối thế kỉ XX, đồng thời với sự xuất hiện một đội ngũ đông đảo các tác giả truyện ngắn là sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu về thể loại văn học này.
- Sau những lời tuyên bố này của tác giả, người đọc đã tưởng có được một định nghĩa cho thể loại truyện ngắn, dù chỉ là định nghĩa cho các truyện ngắn của giai đoạn mà bà đã chọn làm đối tượng nghiên cứu .
- Các tác giả cuốn Bước đầu nghiên cứu truyện ngắn [15] là L.
- “Chúng tôi thấy nên trung thực và thận trọng tuyên bố ngay từ đầu là chúng tôi sẽ không đưa ra đây một định nghĩa cho truyện ngắn mà có thể mọi người đang chờ đợi, truyện ngắn là một thể loại mà nét đặc trưng cơ bản chính là ở chỗ nó luôn tuột khỏi mọi ý đồ định nghĩa nó” [16].
- Trong Truyện ngắn [17], R.
- Godenne nhận xét rằng, sang thế kỉ XX, “truyện ngắn” đã trở thành “một đặc ngữ chỉ tất cả những thể loại văn tường thuật không phải là tiểu thuyết”.
- 1) Truyện ngắn là một câu chuyện ngắn.
- 2) Truyện ngắn là một câu chuyện được xây dựng trên một chủ đề hẹp.
- 3) Truyện ngắn là một câu chuyện được kể nhanh, ngắn gọn.
- 4) Truyện ngắn là một câu chuyện trần thuật (nghĩa là mang dấu ấn văn nói).
- Thông qua định nghĩa này, René Godenne hi vọng có thể tổng hợp tất cả những nét đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
- Chẳng hạn với tiêu chí “truyện ngắn là một câu chuyện”, thì như chúng tôi đã đề cập trong khi phân tích định nghĩa của Le Robert, có những truyện ngắn hiện đại không có “chuyện”.
- “dấu ấn văn nói” của truyện ngắn thì trên thực tế có những tác giả đem vào truyện của họ nhiều từ ngữ bình dị, tiếng lóng, từ viết tắt hoặc lược âm tới mức tác phẩm của họ đôi khi giống như bản phiên âm lời nói của nhân vật.
- có truyện ngắn gồm toàn lời thoại [18].
- và có những truyện ngắn được viết dưới dạng độc thoại mà khi đọc người ta có cảm giác như đang nghe một đoạn băng cátsét ghi âm lời của nhân vật [19].
- Về mặt này, chúng tôi chia sẻ quan điểm của nhà nghiên cứu Michel Viegnes rằng “mặc dù nguồn gốc truyền khẩu vẫn được ít nhiều lưu giữ nhưng, nhìn chung, truyện ngắn Pháp thế kỉ XX đã tách khỏi văn nói để ngày càng tự khẳng định trong lĩnh vực văn viết” [20].
- Trong Thẩm mĩ truyện ngắn Pháp thế kỉ XX, sau khi so sánh để phân biệt truyện ngắn với truyện kể và tiểu thuyết, tác giả Michel Viegnes đưa ra một “định nghĩa mang tính bao quát” gồm sáu điểm, theo đó, truyện ngắn là: .
- Tiếp theo, Michel Viegnes phân truyện ngắn thành tám loại “lớn”: truyện ngắn‐.
- chuyện, truyện ngắn‐chân dung, truyện ngắn‐.
- tiểu sử, truyện ngắn‐thời khắc, truyện ngắn‐.
- miêu tả, truyện ngắn‐biểu tượng, truyện ngắn‐đối thoại, truyện ngắn‐thư tín.
- Với việc phải đưa ra một định nghĩa gồm sáu tiêu chí và xếp truyện ngắn thành tám loại .
- Viegnes một lần nữa khẳng định sự phong phú đa dạng của truyện ngắn thế kỉ XX.
- Và, mặc dù công trình nghiên cứu của ông được xây dựng trên cơ sở khảo sát số lượng tác phẩm khá lớn, bảng xếp loại mà ông đưa ra vẫn không gom được hết các loại hình truyện ngắn.
- Quả thật, nó không có chỗ cho những truyện ngắn như “Những mảnh đời thường” hay “Tóm lại” [21,22] của Béatrice Beck.
- Điều này được thể hiện rất rõ trong hai cuốn sách Số 3 phố Hài hoà, 43 nhà văn lên tiếng bảo vệ truyện ngắn và Chân dung tự hoạ của 131 tác giả truyện ngắn đương đại [23].
- Cũng như đa phần các nhà nghiên cứu phê bình văn học, các tác giả thường dựa vào tiểu thuyết để định nghĩa truyện ngắn.
- Theo René Boneli, truyện ngắn “là một loại tiểu thuyết bị quản chế, một loại văn tường thuật được rút về bản nguyên hành động” [24] .
- Hervé Le Tellier gọi “truyện ngắn là một loại tiểu thuyết rất ngắn” [25].
- “truyện ngắn cũng là một cái gương mà người ta soi dọc đường, nhưng cái gương này bị vỡ: .
- tác giả truyện ngắn sẽ chơi với các mảnh vỡ ấy, cùng cả các vết nước bùn vấy lên chúng.
- Truyện ngắn là nhạc thính phòng.
- Nếu tiểu thuyết là “chiếc gương soi dọc đường”, thì truyện ngắn chỉ là một mảnh vỡ của chiếc gương mà trong đó đôi khi người ta có thể nhìn thấy mình một cách trọn vẹn” [27].
- Theo Maurice Chavardes, truyện ngắn nằm giữa tiểu thuyết và thơ.
- Ông cho rằng tác giả truyện ngắn phải có “ba phần là nhà thơ và một phần là tiểu thuyết gia” [28].
- Mariane Auricoste phản bác lại: “Truyện ngắn đơn thuần là một loại hình văn học, bởi vì nó sáng tạo ra hình thức riêng để chế đựng nội .
- Theo bà, “tất cả những gì không phải tiểu thuyết là truyện ngắn.
- Có nhiều tác giả thừa nhận không thể (hoặc không muốn) đưa ra một định nghĩa cho truyện ngắn.
- Claude‐Pujade Renaud, nguyên Tổng biên tập tạp chí Truyện ngắn mới khẳng định: “Cả khi viết lẫn khi đọc truyện ngắn, tôi không hề có trước một định nghĩa về thể loại này.
- Tôi cũng không thể định nghĩa thế nào là truyện ngắn đương đại” [31].
- Tính đa dạng trong quan niệm về thể loại truyện ngắn của các nhà văn làm cho các tác phẩm ngắn đương đại trở nên vô cùng phong phú.
- Như vậy, trong thực tế sáng tác của truyện ngắn Pháp đương đại dường như không tồn tại khái niệm truyện ngắn chung mà chỉ có các truyện ngắn độc lập, bất khả quy.
- Truyện ngắn đương đại vì .
- Nhưng cứ mỗi khi đem soi những tiêu chí mà họ vừa dày công thiết lập vào các sáng tác mới lại thấy có những bất ổn: không phải truyện ngắn nào cũng thoả mãn tất cả những tiêu chí nêu ra, thậm chí một số tác phẩm còn không tuân thủ bất kì tiêu chí nào.
- Nhưng có thể chính việc không chịu khép mình vào các quy định lí thuyết thể loại lại là một điểm mạnh của truyện ngắn, và tính đa dạng phong phú của các tác phẩm ngắn là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của truyện ngắn Pháp đương đại.
- Villard, Chân dung tự hoạ của 131 tác giả truyện ngắn đương đại, NXB Manya, 1993.
- Delauney, Thay hình đổi dạng (Transfigures) là truyện ngắn trong tập “Những chiếc quạt của Nữ hoàng Constance Delauney”, NXB Gallimard, 1994.
- Calaferte, Yếu tố của một vụ việc, Tạp chí Truyện ngắn mới .
- Murail, Khu vườn có ích, Tạp chí Truyện ngắn mới .
- Fournel, Vận động viên nhảy sào, Tạp chí Truyện ngắn mới .
- Simon, Thành phố cấm, Tạp chí truyện ngắn mới .
- Saumont, Chân dung tự họa của 131 tác giả truyện ngắn đương đại, NXB Julliard, 1960.
- Viegnes, Thẩm mĩ truyện ngắn Pháp thế kỉ XX, NXB Peter Lang, New York, 1985.
- [23] Ban Biên tập của Tạp chí Truyện ngắn mới, .
- “Chân dung tự họa của 131 tác giả truyện ngắn đương đại”, Tạp chí Truyện ngắn đương đại, NXB Manya, 1993.
- Boneli, Chân dung tự họa của 131 tác giả truyện ngắn đương đại, NXB Manya, 1993.
- Tellier, Chân dung tự họa của 131 tác giả truyện ngắn đương đại, NXB Manya, 1993.
- Congiu, Chân dung tự họa của 131 tác giả truyện ngắn đương đại, NXB Manya, 1993.
- Mertens, Chân dung tự họa của 131 tác giả truyện ngắn đương đại, NXB Manya, 1993.
- Auricoste, Chân dung tự họa của 131 tác giả truyện ngắn đương đại, NXB Manya, 1993.
- Mignard, Phát biểu tại “Hội nghị bàn tròn về truyện ngắn”, Versailles ngày 16/03/2001