« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng hồ chí minh với trường sư phạm kháng chiến Khu vực Tây nam bộ, Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tạp chı ́ Khoa học Tr ườ ng Đại học Câ ̀n Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục .
- Bài thông báo khoa học DOI:10.22144/ctu.jvn.2016.563.
- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI TRƯỜNG SƯ PHẠM KHÁNG CHIẾN KHU VỰC TÂY NAM BỘ, VIỆT NAM.
- Trường sư phạm, vùng kháng chiến, giáo dục toàn diện, phương pháp giảng dạy, đường lối chính trị Keywords:.
- Trường Sư phạm trong vùng căn cứ kháng chiến thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ đối với hoạt động giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nội dung dạy và học tại Trường Sư phạm kháng chiến luôn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
- Học viên Sư phạm luôn được giáo dục tất cả vì sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
- Mặc dù vào thời kì ấy bom đạn và sự hy sinh mất mát luôn xảy ra hằng ngày, nhưng lý tưởng cách mạng vẫn nồng cháy trong mỗi nhà giáo cũng như học viên..
- Tư tưởng hồ chí minh với trường sư phạm kháng chiến Khu vực Tây nam bộ, Việt Nam.
- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
- Nhân dịp tổng kết 70 năm việc triển khai thực hiện Sắc lệnh số 194 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về thành lập ngành học Sư phạm do Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng kí ngày chúng tôi bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh với Trường Sư phạm kháng chiến khu vực Tây Nam Bộ.
- Ở Điều 5 của Sắc lệnh nêu "Bắt đầu từ năm 1950, theo nguyên tắc nam nữ giáo viên bậc học cơ bản chỉ tuyển trong những người có bằng.
- 1 Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
- sư phạm sơ cấp, nam nữ giáo viên bậc học thực nghiệp, trung học phổ thông và sư phạm sơ cấp chỉ tuyển trong những người có bằng sư phạm trung cấp.
- nam nữ giáo viên bậc học chuyên khoa và chuyên nghiệp chỉ tuyển trong những sinh viên tốt nghiệp các ban đại học và có bằng sư phạm cao cấp"..
- Theo quan điểm của Bác Hồ, giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học - cả khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật - chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý,....
- 105 Giáo dục sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, mà nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập dân tộc, không thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.
- Chính tư tưởng chỉ đạo này mà ngay trong chiến tranh, nơi mà "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù", đã mọc lên các Trường Sư phạm..
- Trường Sư phạm kháng chiến có 2 nhiệm vụ cơ bản là đào tạo giáo viên phục vụ dạy học vùng căn cứ và chuẩn bị lực lượng giáo viên tiếp quản hệ thống giáo dục từ chế độ Sài Gòn khi đất nước hoàn toàn giải phóng..
- 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI GIÁO DỤC Khi nghiên cứu di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những người làm công tác giáo dục đều nhận thấy vấn đề Bác Hồ đặc biệt quan tâm là đào tạo con người Việt Nam thông qua hoạt động giáo dục và gắn chặt với mục tiêu xây dựng đất nước.
- Từ những năm 1960 trong thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hoá, Bác Hồ đã nhắc nhở “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân”.
- Cùng với việc thiết lập nền dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách.
- Trong công việc kháng chiến, kiến quốc, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác cho rằng mỗi người chúng ta phải đem tài sức của dân để làm lợi cho dân.
- Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân, làm cho mọi người hiểu biết nhiệm vụ và quyền lợi của mình được hưởng, có trình độ học vấn, nắm được và từng bước làm chủ trình độ khoa học - kỹ thuật của Việt Nam và thế giới..
- Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính giáo dục sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng..
- Với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Với Bác Hồ thì thiện, ác không phải là tính sẵn của con người mà chính vai trò của giáo dục mới góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, “Học để sửa chữa tư tưởng”, “Học để tu công đạo đức cách mạng”, “Học để tin tưởng.
- các lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nhận thức đúng đắn các nội dung giáo dục có mối quan hệ mật thiết và khăng khít với nhau.
- Nếu không có trình độ học vấn thì không học tập được kỹ thuật, tức cũng không theo kịp được thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, và như vậy ngày càng tụt hậu xa hơn so với các nước, do đó phải đặc biệt chú trọng học chính trị, đạo đức.
- Giáo dục chính trị, đạo đức là nền tảng nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn.
- Chính trị nói ở đây là chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối quan điểm của Đảng.
- Một vấn đề mà Bác Hồ luôn nhắc nhở là nội dung giáo dục phải gắn với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động sản xuất.
- Giáo dục phải kết hợp cả ba khâu gia đình, nhà trường và xã hội.
- Tự học, tự đào tạo là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh..
- Phương pháp quan trọng mà tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục luôn nhắc đến, đó là phải giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Người cho rằng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nếu tự mình - dù có tài giỏi đến mấy - cũng không thể am hiểu được mọi lĩnh vực.
- Khẩu hiệu đoàn kết không chỉ có giá trị bền vững trong chính trị, mà còn có ý nghĩa to lớn trong giáo dục..
- Một vấn đề lớn thuộc phương châm giáo dục là giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế.
- Đây thực sự là một khoa học.
- Chẳng hạn giáo dục thiếu nhi mà gò ép vào khuôn khổ của người lớn, làm cho chúng hóa ra những “người già sớm” là phản khoa học.
- Bác đã đặc biệt nhấn mạnh “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi biết yêu Tổ.
- 3 TRƯỜNG SƯ PHẠM KHÁNG CHIẾN Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với Trường Sư phạm của Trung ương cục (R) thì tại căn cứ khu Tây Nam Bộ cũng có một trường đào tạo giáo viên được đặt tên là Sư phạm T3 mà địa bàn tuyển sinh gồm 6 tỉnh: Cà Mau (U1), Rạch Giá (U2), Bạc Liêu (U3), Cần Thơ (U4), Trà Vinh (U5) và Vĩnh Long (U6).
- Trường Sư phạm T3 bắt đầu mở lớp đầu tiên từ năm 1961 (tức là sau Đồng Khởi), Đảng ta đã chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành giáo dục để phục vụ ngày tiếp quản sau này.
- Nhiệm vụ chính của Trường Sư phạm kháng chiến thời bấy giờ là phải đào tạo giáo viên để phát triển mạng lưới nhà trường trong chiến khu với mục tiêu thực hiện nhiệm vụ “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” như Bác Hồ đã dạy.
- Chủ trương của Đảng là bất cứ nơi nào có dân thì phải có giáo viên và trong chiến khu mà có lớp học thì nhân dân mới về tham gia lao động sản xuất, có dân thì các phong trào cách mạng từ đó cũng dễ dàng phát triển.
- Nhiệm vụ của giáo viên thời kháng chiến cũng rất đa dạng như tham gia công tác phụ nữ, thanh niên, binh vận, thu đảm phụ (như thu thuế).
- Trường Sư phạm kháng chiến T3 có những đặc điểm nổi bật sau:.
- Đào tạo giáo viên Tiểu học: tiêu chuẩn vào trường trình độ học vấn thấp nhất là từ lớp 4/10 trở lên;.
- Đào tạo giáo viên cấp 2: tiêu chuẩn tối thiểu là lớp 7/10 hoặc 9/12..
- Nhà trường sẽ chon một số học viên xuất sắc để cấp chứng nhận là có khả năng dạy cấp 3.
- Trên thực tế vẫn có học viên học cấp 3, sinh viên đại học từ vùng tạm chiếm của chế độ Sài Gòn vào vùng giải phóng tham gia học tập..
- Tất cả học viên đến Trường Sư phạm T3 đều phải đi bằng đường bộ do giao liên vận chuyển: khi thì lội ruộng băng đồng, lúc thì di chuyển bằng thuyền.
- 3.3 Xây dựng nhà trường.
- Mỗi lần chiêu sinh, thầy đến cơ sở làm trường trước, học viên nào đến thì thầy trò cùng đốn cây, chằm lá để làm nhà.
- Trường làm xong chờ học viên của 6 tỉnh đến đủ mới tiến hành khai giảng..
- Giảng viên của Trường Sư phạm T3 hầu như là những thầy cô giáo trẻ, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, vượt Trường Sơn vào tận Cà Mau để giảng dạy..
- 3.5 Nội dung giáo dục và phương pháp giảng dạy.
- 3.5.1 Nội dung giáo dục.
- Mặc dù trình độ học viên không đồng đều, không đạt yêu cầu cao như bây giờ, nhưng nội dung giáo dục thời ấy có thể nói rất là toàn diện:.
- Giáo dục lao động: Ở Trường Sư phạm kháng chiến nếu như học viên yếu thì sẽ được tổ, lớp phân công người giúp đỡ, kèm cặp rất chân tình..
- Lao động của học viên chủ yếu là vào ngày chủ nhật, cả lớp chia nhau thành tổ, tổ thì đi bắt cá, tổ thì hái rau, tổ về đồng bằng lấy nước ruộng về nấu ăn (vì ở rừng đước không có nước ngọt).
- Các dấu ấn để lại trong lòng mỗi người ở Trường Sư phạm kháng chiến là vào những ngày lao động, lúc đó chiếc radio được mắc trên một cành cây để mọi người vừa nghe tin tức vừa thưởng thức nhạc và học hát cùng nhau những bài hát Cách mạng hùng hồn, thắm tình dân tộc và qua đó góp phần giáo dục chính trị tư tưởng.
- Vì lý do này, học viên Sư phạm có nhiều bài hát nhất so với các ngành khác trong vùng giải phóng..
- Giáo dục chính trị tư tưởng: Là việc làm hằng ngày thông qua việc nhật bình mỗi tối trước khi học nhóm tổ.
- Mỗi tuần có một buổi để học chính trị, có thể là học nghị quyết, có thể là sinh hoạt thơ ca cách mạng.
- Điều đặc biệt là cho dù đào tạo giáo viên xã hội hay tự nhiên cũng phải được học một số bài hát, bài thơ chủ lực như Từ ấy, Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu), Đáng sống bao nhiêu một ngày vì cách mạng (Hoàng Trung Thông).
- đọc và trao đổi bài học cách mạng được rút ra từ các tác phẩm như Thép đã tôi thế đấy (Nicolai Ostrovsky), Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận), Sống như anh (Trần Đình Vân hay nhà báo Thái Duy), sau khi Bác Hồ qua đời thì bổ sung thêm bài thơ Bác ơi của nhà thơ Tố Hữu.
- Cách làm này vừa nhẹ nhàng vừa thắm sâu vào tiềm thức mỗi học viên, cả quảng đời làm giáo viên khó mà quên được..
- Triết học cũng được xem là môn chủ đạo trong quá trình đào tạo giáo viên kháng chiến.
- Giáo dục giới tính: Tại trường có một cô y sĩ, mỗi tuần tổ chức sinh hoạt một lần về các nội dung như cách cư xử như thế nào để luôn giữ được nữ tính, giữ khoảng cách với học viên nam để đảm bảo sự an toàn, tạo niềm tin cho các gia đình khi gửi con gái đến với cách mạng.
- Ngoài ra, nữ y sĩ này còn có trách nhiệm kiểm soát việc uống thuốc phòng sốt rét hằng tuần và kiểm soát cả tiêu chuẩn nước mưa mà mỗi học viên nữ được phân phối một bát mỗi lần rửa mặt vào mỗi ngày tại vùng rừng ngập mặn,....
- Điều cơ bản là hướng dẫn học viên biết cách vận dụng việc dạy kiến thức dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh để đảm bảo yêu cầu giáo dục thế hệ trẻ là:.
- Nhìn lại chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển của hệ thống Sư phạm Việt Nam cùng với quá trình đi lên của đất nước, chúng ta có quyền tự hào về kết quả đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục đào tạo theo tinh thần Sắc lệnh số 194.
- xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo góp phần chấn hưng giáo dục như tinh thần Nghị quyết Đại hội IX và X của Đảng.
- Trong thành quả chung đó của cả hệ thống Sư phạm, có Trường Sư phạm thời kháng chiến.
- Có thể nói, Trường Sư phạm kháng chiến là thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ đối với hoạt động diáo dục, đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngay trong thời kỳ nước ta còn đang tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc đầy khó khăn gian khổ..
- Nội dung dạy và học tại Trường Sư phạm kháng chiến luôn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, tất cả vì sự nghiệp Cách mạng, giáo dục thầy cô lẫn học sinh sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
- Cuộc sống nội trú của học viên sư phạm thời kỳ ấy luôn sôi nổi với những hoạt động là rất toàn diện, mặc dù bom đạn và sự hy sinh mất.
- Lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, tinh thần dân tộc, tính cách mạng đã đưa những thanh niên thời bấy giờ đến với cách mạng, đến với sự nghiệp trồng người.
- Những thầy cô đã sẵn sàng vượt Trường Sơn với những bài ca đi cùng năm tháng bấy giờ đã tạo nên sự thành công cho ngôi trường đào tạo giáo viên ở rừng tràm và rừng đước.
- Cũng chính vì thế mà hơn 40 năm qua, Đảng ta đã có một lực lượng giáo viên kháng chiến góp phần làm nòng cốt trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của ngành.
- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức về tầm nhìn chiến lược của Đảng về giáo dục cho thấy dấu ấn mái Trường Sư phạm T3 cũng góp phần cho công cuộc đào tạo nguồn nhân lực của ngành giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cho dù Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ có chủ trương sắp xếp hệ thống Trường Sư phạm trên phạm vi cả nước trong thời gian sắp tới như thế nào thì cũng nên giao trọng trách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành ở Đồng bằng sông Cửu Long cho Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ..
- Từng bước phấn đấu, cứ sau 3-5 năm giảng dạy, giáo viên Trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt được tập trung về Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ để bồi dưỡng về chính trị tư tưởng cũng như cập nhật, nâng cao năng lực giảng dạy chuyên môn.
- Có được như thế thì giáo dục Đồng bằng sông Cửu Long mới theo kịp các thành phố lớn cũng như các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và thế giới..
- Hồ Chí Minh Toàn tập (1996).
- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011).
- Văn kiện Đại hội Đảng Công sản Việt Nam Khoá XI.
- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2016).
- Văn kiện Đại hội Đảng Công sản Việt Nam Khoá XII.
- Hồ Chí Minh (1958).
- Bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị.
- Hồ Chí Minh (1964).
- Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục hiện nay.
- Hồ Chí Minh (1993).
- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr