« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư tưởng, tôn giáo và nền giáo dục của văn minh Trung Hoa


Tóm tắt Xem thử

- Tư tưởng và tôn giáo.
- Lịch sử tư tưởng Trung Quốc rất phong phú.
- Từ rất sớm, người Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm để giải thích thế giới.
- Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chiến tranh loạn lạc xảy ra triền miên, các nhà tư tưởng Trung Quốc quan tâm trước hết đến việc tìm kiếm đường lối tối ưu bảo đảm cho đất nước được ổn định, thống nhất, nhân dân được an cư lạc nghiệp.
- Học thuyết của các nhà tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành các trường phái tư tưởng của Trung Quốc thời cổ trung đại trong đó quan trọng nhất là các phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia..
- Âm dương, bát quái, ngũ hành là những thuyết mà người Trung Quốc nêu ra từ thời cổ đại nhằm giải thích nguồn gốc của vạn vật..
- Âm dương được gọi là lưỡng nghi..
- tạo nên vũ trụ, đồng thời chú ý đến sự phát triển của sự vật, thuyết bát quái là một tư tưởng triết học mang tính chất duy vật và biện chứng, nhưng những yếu tố tích cực ấy rất hạn chế.
- Âm dương gia là trường phái tư tưởng ra đời vào thời Chiến Quốc.
- Nội dung chủ yếu của tư tưởng Trâu Diễn là thuyết "Ngũ đức chuyển dịch"..
- Đến thời Tây Hán, thuyết âm dương Ngũ hành còn được Đổng Trọng Thư bổ sung, do đó càng có ảnh hưởng lâu dài trong tư tưởng triết học Trung Quốc và cả Việt Nam chúng ta..
- Nho gia là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc.
- Khổng Tử TCN).
- Khổng Tử tên là Khâu, hiệu là Trọng Ni, người nước Lỗ (ở tỉnh Sơn Đông ngày nay), ông là một nhà tư tưởng lớn và là một nhà giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc cổ đại.
- Tương truyền, số học trò của Khổng Tử có đến 3.000 người, trong đó có 72 người thành đạt, sử sách thường gọi là thất thập nhị hiền..
- Những lời nói của Khổng Tử và những câu hỏi của học trò của ông được chép lại thành sách Luận ngữ.
- Đó là tác phẩm chủ yếu để tìm hiểu tư tưởng của Khổng Tử..
- Tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt là triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục..
- Về mặt đạo đức, Khổng Tử hết sức coi trọng vì đó là những chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội..
- Nội dung của quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm rất nhiều mặt như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng.
- và "lễ", Khổng Tử cũng đã nhắc đến "trí tín".
- Về đường lối trị nước, Khổng Tử chủ trương phải dựa vào đạo đức.
- Nội dung của đức trị, theo Khổng Tử gồm ba điều, đó là làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành..
- Bên cạnh những chủ trương mang ít nhiều tính chất đổi mới đó, Khổng Tử cũng có mặt bảo thủ..
- Khổng Tử chủ trương những quy chế, lễ nghi được đặt ra từ thời Tây Chu là không được thay đổi..
- Về giáo dục, Khổng Tử có những đóng góp rất quan trọng.
- Ông là người đầu tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc.
- Mục đích của giáo dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, vì vậy phương châm giáo dục quan trọng của Khổng Tử là học lễ trước, học văn sau..
- Phương châm giáo dục thứ hai của Khổng Tử là học đi đôi với hành, học để vận dụng vào thực tế..
- Trong quá trình dạy học, Khổng Tử rất coi trọng phương pháp giảng dạy.
- Tóm lại, Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn và là nhà giáo dục lớn của Trung Quốc cổ đại.
- Mạnh Tử người nước Trâu (ở Sơn Đông ngày nay) là học trò của Tử Tư (tức Khổng Cấp) cháu nội của Khổng Tử.
- Về đạo đức, tư tưởng Mạnh Tử có hai điểm mới:.
- o Một là, Mạnh Tử cho rằng đạo đức của con người là một yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện..
- o Điểm nổi bật nhất trong đường lối nhân chính của Mạnh Tử là tư tưởng quý dân.
- Mục đích của chủ trương này là muốn chấm dứt chiến tranh giữa các nước thời Chiến Quốc để toàn Trung Quốc được thái bình.
- Sau khi nước Tần thống nhất Trung Quốc, triều Tần tiếp tục sử dụng tư tưởng Pháp gia làm đường lối trị nước, vì vậy triều Tần, sớm bị lật đổ..
- Từ đó Nho gia bắt đầu trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội Trung Quốc..
- Đến Đổng Trọng Thư, học thuyết Nho gia được phát triển thêm một bước, nhất là về tư tưởng triết học và đạo đức..
- Những nội dung này đã có trong tư tưởng Khổng, Mạnh nhưng đến Đổng Trọng Thư mới ghép thành một hệ thống và coi đó là 5 tiêu chuẩn đạo đức thông thường nhất của người quân tử..
- Tam cương ngũ thường do Đổng Trọng Thư nêu ra đã trở thành những tiêu chuẩn đạo đức chủ yếu của Nho giáo và đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến ở Trung Quốc..
- Về chính trị, Đổng Trọng Thư không có chủ trương gì mới mà chỉ cụ thể hóa tư tưởng của Khổng, Mạnh trong hoàn cảnh lịch sử mới như: hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo, hạn chế sự chiếm đoạt ruộng đất, bỏ nô tì, trừ các tệ chuyên quyền giết người, giảm nhẹ thuế khóa, bỏ bớt lao dịch, chú trọng việc giáo dục..
- Như vậy, với những ý kiến bổ sung của Đổng Trọng Thư, các tư tưởng triết học, đạo đức, chính trị của Nho gia đã được hoàn chỉnh.
- Đến thời kì này tư tưởng Nho gia rất được đề cao và thường được gọi là Nho giáo.
- Đồng thời Khổng Tử được tôn làm giáo chủ của đạo Học..
- Từ đời Hán về sau, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc.
- Cũng từ đời Hán, Phật giáo bắt đầu truyền vào Trung Quốc và Đạo giáo ra đời.
- Điểm chung của các nhà Nho đời Tống là muốn giải thích nguồn gốc của vũ trụ và giải thích mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất mà họ gọi là lí và khí.
- Ông cho rằng nguồn gốc của Vũ trụ là thái cực, cũng gọi là vô cực Thái cực có hai thể: động và tĩnh.
- Ông còn thể hiện ý kiến của mình trong một biểu đồ nên tác phẩm của ông gọi là "Thái cực đồ thuyết"..
- Từ đó, Đại Học, Trung Dung được gộp với Luận ngữ, Mạnh Tử thành bộ kinh điển thứ hai gọi là Tứ thư..
- Tóm lại, với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo đường lối trị nước ở Trung Quốc trên 2.000 năm, Nho giáo đã đóng góp quan trọng về các mặt tổ chức xã hội, bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hóa giáo dục.
- Sau khi sự vật được tạo ra thì phải có quy luật để duy trì sự tồn tại của nó, quy luật ấy gọi là "đức".
- Như vậy, tư tưởng triết học của Lão Tử vừa có yếu tố duy vật vừa có yếu tố biện chứng thô sơ..
- o Về mặt triết học, kế thừa tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử cũng cho rằng "đạo".
- Tư tưởng triết học của Trang Tử còn nhuốm màu sắc thần học khi ông nêu ra một con người lí tưởng gọi là "chân nhân".
- Chủ trương chính trị của Lão Tử và Trang Tử đều trái với tiến trình lịch sử nên không được giai cấp thống trị đương thời chấp nhận, nhưng tư tưởng của họ đã đặt cơ sở cho việc hình thành Đạo Giáo ở Trung Quốc sau này..
- Các bài viết của Trang Tử và một số người thuộc phái Đạo gia đời sau được chép thành sách Trang Tử, đến đời Đường được gọi là Nam Hoa kinh..
- Đạo giáo.
- Từ thời cổ đại, trong xã hội Trung Quốc đã tồn tại các hình thức mê tín như cúng tế quỷ thần, phù phép đồng bóng, bói toán, đặc biệt là tư tưởng tin vào thần tiên.
- Năm 184, dưới sự lãnh đạo của Trương Giác, tín đồ Đạo Thái Bình nổi dậy khởi nghĩa, lịch sử gọi là khởi nghĩa của quân khăn vàng, nhưng đã bị đàn áp đẫm máu, Đạo Thái Bình tan rã..
- Vì những người theo đạo phải nộp 5 đấu gạo nên gọi như vậy, lại vì Trương Lăng tự xưng là Thiên Sư nên còn gọi là đạo Thiên Sư..
- Đạo Năm Đấu Gạo tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là "Thái thượng lão quân", lấy sách Lão Tử làm kinh điển.
- Ông chủ trương bỏ các phù phép của đạo Năm Đấu Gạo, đặt ra các quy tắc mới lập nên đạo Thiên Sư mới gọi là đạo Bắc Thiên Sư..
- Tôn giáo của Lục Tu Tĩnh được gọi là đạo Nam Thiên Sư.
- Lão Tử được suy tôn là "Thái thượng lão quân", còn gọi là.
- Kế thừa và phát triển tư tưởng của các nhà Pháp gia đời trước, Hàn Phi cho rằng, muốn trị nước tốt thì cần phải có 3 yếu tố: pháp, thế, thuật..
- Đó là vì Lỗ Ai Công có thế lực, còn Khổng Tử chỉ có nhân nghĩa mà thôi..
- Nhờ vậy, nước Tần đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung Quốc.
- Về chủ trương chính trị, hạt nhân của tư tưởng Mặc Tử là thuyết "kiêm ái".
- Xuất phát từ hạt nhân tư tưởng kiêm ái ấy, Mặc Tử đề xướng chủ trương tiết kiệm (tiết dụng), vì nếu sống xa xỉ thì phải "giật cái ăn cái mặc của dân".
- Như vậy, tư tưởng chủ yếu của Mặc Tử cũng là lòng thương người, nhưng thuyết "kiêm ái".
- Tóm lại, tư tưởng của Mặc Tử có mặt phản ánh nguyện vọng của nhân dân lao động, nhưng thuyết kiêm ái của ông rõ ràng là mang tính không tưởng, vì vậy không được giai cấp thống trị áp dụng.
- Giáo dục.
- Từ đời Thương, Trung Quốc đã có chữ viết nhưng tình hình giáo dục thời kì này như thế nào nay không thể biết được.
- Đến thời Chu, nền giáo dục Trung Quốc đã có quy chế rõ ràng..
- Người đầu tiên sáng lập trường tư là Khổng Tử.
- Từ đời Hán về sau, cùng với sự để cao Nho giáo, nền giáo dục của Trung Quốc càng phát triển mạnh..
- o Trường học cao nhất thời Hán gọi là Thái học được thành lập từ thời Hán Vũ đế (140-87 TCN).
- Các giáo quan dạy ở Thái học gọi là Ngũ kinh bác sĩ, học sinh thời Tây Hán gọi là.
- "bác sĩ - đệ tử", thời Đông Hán gọi là "thái học sinh".
- o Ở các địa phương cũng có trường quốc lập gọi là "học hiệu tường tự", nhưng trường học ở các địa phương không được coi trọng.
- Thời Tùy - Đường, nền giáo dục Trung Quốc có một bước phát triển quan trọng: nhiều trường chuyên ngành đã được thiết lập.
- Các trường này thuộc một cơ quan giáo dục gọi là Quốc tử giám tương tự như Bộ Giáo dục..
- Học sinh mới vào trường Thái học gọi là Ngoại xá sinh, sau kì thi năm thứ nhất, những người đạt kết quả loại nhất, loại nhì và có đức hạnh thì được lên Nội xá.
- Bên cạnh trường quốc học còn có rất nhiều trường dân lập do các học giả nổi tiếng thành lập gọi là thư viện.
- Thời Minh - Thanh, các trường đại học do trung ương mở được tập trung lại và gọi là Quốc tử giám.
- Từ đời Hán đến thời Nam Bắc triều: tuy nền giáo dục của Trung Quốc không ngừng phát triển, nhưng thời kì này chưa có khoa cử..
- Những người được cử thường được gọi là "hiếu liêm mậu tài hiền lương phương chính".
- Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Trung Quốc thi hành chế độ "cửu phẩm trung chính".
- Triều đình phái các viên quan gọi là "trung chính".
- Thời Tùy - Đường: Bắt đầu từ thời Tùy, chế độ khoa cử mới được đặt ra, khoa thi đầu tiên gọi là khoa Tiến sĩ, nội dung thi là văn học..
- Những người mới đỗ Tiến sĩ được dự yến vào vườn hạnh Tràng An, gọi là Thám hoa yến.
- Đặt thêm cấp thi Hương, thời Đường người thi Tiến sĩ là do học quán hoặc địa phương tiến cử gọi là "cử tử".
- Nếu thi đậu thì được gọi là đồng sinh.
- Thi Viện đậu được thì gọi là Tú tài và được vào học ở trường huyện hoặc trường phủ gọi là sinh viên..
- Ngoài ra, những người gọi là "quyên giám".
- Những người trúng tuyển trong kì thi Hương gọi là cử nhân, người đỗ đầu gọi là Giải nguyên.
- Những người thi đậu trong kì thi Hội được gọi là "Cống sĩ", thông thường gọi là Tiến sĩ..
- Người đỗ đầu gọi là Hội nguyên.