« Home « Kết quả tìm kiếm

TựA Đề BàI BáO NGHIÊN CứU NGàNH NGÔN NGữ: Độ DàI Và KếT CấU PHổ BIếN


Tóm tắt Xem thử

- TỰA ĐỀ BÀI BÁO NGHIÊN CỨU NGÀNH NGÔN NGỮ:.
- Do tầm quan trọng trong việc phổ biến và hướng đến sự đồng thuận kiến thức trong cộng đồng khoa học, cộng với áp lực những người làm nghiên cứu khoa học phải công bố kết quả nghiên cứu của mình trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín, bài báo nghiên cứu có lẽ là thể loại được quan tâm nhiều nhất trong các nghiên cứu thể loại cho đến nay, đặc biệt là trong tiếng Anh.
- sự bùng nổ nghiên cứu trong lĩnh vực này từ ba thập kỷ qua là Swales khi ông xuất bản nghiên cứu Aspects of article introductions (Swales, 1981) và sau đó là cuốn sách quan trọng Genre analysis: English in academic and research settings (Swales, 1990), đặt nền tảng lý thuyết ban đầu cho nghiên cứu phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh.
- Lý thuyết này của Swales không những đã được áp dụng cho rất nhiều nghiên cứu thể loại về.
- phần mở đầu bài báo nghiên cứu khoa học trong tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác (ví dụ:.
- Adnan, 2011), mà còn mở rộng cho nghiên cứu các phần khác của một bài báo nghiên cứu như phần óm tắt (ví dụ, Pho Phuong Dzung, 2008), phần Tổng qu n tà l ệu (ví dụ, Lim 2006), phần Kết quả (ví dụ, Brett, 1994), phần Thảo luận (ví dụ, Hopkins &.
- So với các phần khác, những nghiên cứu phần tựa đề bài báo nghiên cứu nhận được sự chú ý rất khiêm tốn trong lĩnh vực phân tích thể loại trong tiếng Anh (Anthony, 2001;.
- Điều này cũng đúng với tình hình nghiên cứu vấn đề này trong tiếng Việt (xem Trịnh Sâm, 2000).
- Sự thiếu hụt những khảo sát chuyên sâu về tựa đề bài báo nghiên cứu là thiệt thòi lớn cho những nhà nghiên cứu có ít kinh nghiệm xuất bản..
- Để đáp ứng nhu cầu viết tốt một bài báo nghiên cứu, nhiều tài liệu hướng dẫn hay đề tài nghiên cứu đã được xuất bản trong đó có đề cập đến việc xây dựng một tựa đề hiệu quả cho bài báo nghiên cứu (ví dụ: Day, 1979.
- Thêm vào đó, một số hướng dẫn còn mang tính áp đặt, dựa trên cảm tính và quan sát chủ quan của tác giả, hoặc dựa trên số lượng khối liệu làm ngữ liệu phân tích chưa đủ lớn và chưa chú ý đến đặc thù bài báo nghiên cứu từng chuyên ngành.
- Ví dụ, về độ dài của một tựa đề bài báo nghiên cứu, hướng dẫn đưa ra là.
- “ngắn” và “dài” còn là khái niệm phụ thuộc vào quan điểm tri giác của mỗi người nên để xác định chúng, cần phải có những nghiên cứu dựa trên dữ liệu để xác định số hay khoảng số có giới hạn cụ thể tạo cơ sở cho sự so sánh chính xác.
- Thực ra, những nghiên cứu dựa trên phân tích khối liệu gần đây cho thấy có sự khác biệt về độ dài và cấu trúc của tựa đề bài báo giữa các ngành nghiên cứu khác nhau trong tiếng Anh (ví dụ: Haggan, 2004.
- Theo tìm hiểu của chúng tôi, dường như chưa có những công trình chuyên sâu tương tự được công bố trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt..
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu hai nội dung sau: (i) độ dài phổ biến của tựa đề, được tính bằng số lượng tiếng có trong một tựa đề, và (ii) cấu trúc tựa đề dựa trên phân tích khối liệu gồm 260 tựa đề chọn ra từ 260 bài báo nghiên cứu trong các số tạp chí xuất bản từ tháng 01/2010 đến tháng 02/2012 của tạp chí N ôn N ữ và từ tháng 01/2010 đến tháng 3/2012 của tạp chí N ôn N ữ và i Sống, hai tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ uy tín ở Việt Nam.
- Chúng tôi chọn đơn vị tiếng làm đơn vị cơ bản để lượng hóa độ dài tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ trong tiếng Việt thay vì đơn vị từ như các nghiên cứu trong tiếng Anh đã thực hiện (ví dụ: Haggan, 2004.
- Tuy nhiên, theo Diệp Quang Ban (2005a), hiện nay có sự thừa nhận giữa các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam rằng tiếng là yếu tố cơ sở của từ..
- Bên cạnh đó, do có nhiều cơ sở cho việc phân loại từ trong tiếng Việt nên có thể dẫn đến vấn đề cho việc so sánh các kết quả nghiên cứu nếu tác giả chọn các cơ sở phân loại khác nhau.
- Trong nghiên cứu này, trước hết chúng tôi chọn đơn vị tiếng vì đây là yếu tố cơ sở của từ và vì chúng tôi sẽ sử dụng chức năng Word Count của phần mềm Microsoft Word 2003 để tính độ dài tựa đề, việc chọn đơn vị tiếng sẽ là cơ sở quy chiếu chuẩn cho các nghiên cứu tương tự sẽ được tiến hành.
- Nhờ vào đó, việc tăng cường độ tin cậy cũng như so sánh kết quả giữa các nghiên cứu sẽ được thực hiện thuận tiện và chính xác hơn..
- Kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra bằng chứng dữ liệu cụ thể hóa, định.
- lượng những hướng dẫn xây dựng tựa đề bài báo cho ngành nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam.
- Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp định hướng hay làm bằng chứng tham khảo cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm xuất bản nghiên cứu ngành ngôn ngữ bằng tiếng Việt và các giảng viên dạy các học phần có liên quan đến cách viết bài báo nghiên cứu cho ngành học này trong các trường đại học ở Việt Nam..
- 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tạo khối liệu.
- Chúng tôi bắt đầu việc chuẩn bị khối liệu cho đề tài bằng cách chọn tạp chí nghiên cứu từ đó chọn ra bài báo nghiên cứu và tách phần tựa đề.
- Sự lựa chọn hai tạp chí N ôn n ữ và N ôn n ữ và i Sống đảm bảo các tiêu chí mà Nwogu (1997) đưa ra về chọn nguồn dữ liệu từ đó xây dựng khối liệu: (i) tính đại diện cho các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ ở Việt Nam, (ii) uy tín chuyên môn của tạp chí, và (iii) người làm nghiên cứu phải tiếp cận được các tạp chí này.
- Tuy vậy, do hai tạp chí không có các tiêu đề cho thấy bài viết được in trong số tạp chí có phải là bài báo nghiên cứu hay không, chúng tôi thấy cần thiết phải xây dựng một bộ tiêu chí giúp xác định bài báo nghiên cứu trong tập hợp những bài viết được in để từ đó tách ra các tựa đề phục vụ cho nghiên cứu..
- Trên cơ sở xem xét khối liệu nghiên cứu, trao đổi riêng với một biên tập viên đương nhiệm nhiều kinh nghiệm biên tập bài báo khoa học ngành ngôn ngữ, tham khảo Thông tư 16 /2009/TT-BGDĐT (Chương 1, Điều 2), kế thừa và phát triển các định nghĩa và tiêu chí xác định bài báo nghiên cứu trong tiếng Việt của Hữu Đạt (2001), Diệp Quang Ban (2005b) và Nguyễn Văn Tuấn (2011), chúng tôi sử dụng các đặc điểm sau để xác định bài báo nghiên cứu:.
- (ii) Có cấu trúc tổng thể dễ dàng nhận biết được bởi các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu..
- (iii) Cấu trúc tổng thể của một bài báo nghiên cứu thường có hai dạng:.
- Tựa đề - (Tóm tắt.
- Đặt vấn đề - Phương pháp nghiên cứu – Kết quả - Thảo luận – Kết luận – Tài liệu tham khảo..
- (v) Trình bày nghiên cứu đã thực hiện được tổ chức có hệ thống với mục đích: mở rộng kiến thức cho lĩnh vực nghiên cứu, hoặc/và phục vụ mục đích ứng dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn đời sống..
- Đối chiếu với các bài viết đăng trên các số tạp chí là nguồn ngữ liệu, chúng tôi đã chọn ra được 260 bài báo nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chí trên.
- Thông tin cơ bản về khối liệu được sử dụng cho nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 1..
- Số tựa đề đƣợc chọn Ngôn.
- 2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu.
- Sau khi đã tạo được khối liệu, chúng tôi đã thực hiện quy trình nghiên cứu như sau:.
- (i) Nhập chính xác các tựa đề từ các bài báo.
- được chọn vào 1 file Word, tiến hành gắn một mã số cho mỗi tựa đề với cấu trúc bao gồm chữ và số trong đó hai ký tự chữ cái đại diện cho tên tạp chí và số tiếp sau đó là đại diện cho thứ tự tựa đề bài báo nghiên cứu.
- Kanoksilapatham, 2005), mức xác định cho một hành động tu từ bắt buộc trong nghiên cứu thể loại ESP (English for Specific Purposes - Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt)..
- Các kiểu cấu trúc sau đã được phát hiện trong khối liệu nghiên cứu của chúng tôi và các ví dụ minh họa cũng được lấy từ khối liệu nghiên cứu..
- Những tựa đề đã.
- 3.1 Độ dài của tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ trong tiếng Việt.
- Bảng 2 cho thấy kết quả một số nội dung tìm hiểu về độ dài tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ trong tiếng Việt từ khối liệu (N=260) trong nghiên cứu này.
- Bảng 2: Tựa đề bài báo nghiên cứu trong khối liệu và số lƣợng tiếng.
- lƣợng tựa đề % 1.
- bình cho một tựa đề 15,03 X X.
- nhất cho một tựa đề 38 1 0.38.
- cho một tựa đề 3 1 0.38.
- trong các tựa đề .
- Tuy nhiên, vì tỷ lệ loại tựa đề này nhỏ hơn nhiều so với mức 60%, mức xác định mức độ phổ quát sử dụng thường hay sử dụng trong nghiên cứu thể loại ESP nên chúng tôi thấy cần phải mở rộng biên độ số lượng để đảm bảo mức xác định này..
- Dựa trên cơ sở phân tích khối liệu đã trình bày, có thể định lượng phạm vi phổ biến cho lượng tiếng trong một tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ trong tiếng Việt trên thực tế xuất bản là từ 10 đến 18 đơn vị..
- Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phạm vi được xác định này nên được xem là mang giá trị tham khảo cho các tác giả sẽ xây dựng tựa đề cho bài viết nghiên cứu trong ngành ngôn ngữ của mình.
- Việc tựa đề bài báo nghiên cứu trong tiếng Việt có độ dài lớn, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, theo lý giải của Trịnh Sâm (2000), có thể là do phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp hoặc do đặc thù nghiên cứu trong lĩnh vực này mang tính nhân văn, xã hội phức tạp, phụ thuộc vào thế giới quan của tác giả, nên cần phải có nhiều từ, cụm từ giúp xác định phạm vi và rào đón nội dung sẽ trình bày..
- 3.2 Cấu trúc tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ trong tiếng Việt.
- Kết quả cấu trúc tựa đề bài báo nghiên cứu trong khối liệu của nghiên cứu này xét theo các tiêu chí phân loại ở mục (i) trong phần 2.2.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu ở trên được trình bày trong Bảng 3..
- Bảng 3: Cấu trúc tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ.
- Cấu trúc tựa đề Số lƣợng Tỷ lệ % 1.
- Tựa đề là cụm danh từ .
- Tựa đề là cụm động từ 40 15.38 3.
- Tựa đề là cụm giới từ 11 4.23.
- Tựa đề ghép 14 5.38.
- Tựa đề có tiêu đề phụ 13 5.0.
- Tựa đề là câu hỏi 1 0.38.
- Tổng 260 100 Nhìn vào Bảng 3, có thể thấy kết cấu phổ biến nhất mà các tác giả nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam đặt tựa đề bài báo nghiên cứu của mình là cụm danh từ.
- Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Haggan (2004) với cấu trúc tựa đề là cụm danh từ được tìm thấy có tỷ lệ cao nhất, ở mức 41,85%..
- Soler báo cáo về tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ học trong tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha (cao nhất, có tỷ lệ lần lượt là 38%, 60% và 63,75.
- Cũng nên lưu ý là khối liệu trong nghiên cứu của Haggan và Soler được thu thập từ các tạp chí nghiên cứu ngôn ngữ lớn nhưng thời gian xuất bản cách đây đã khá lâu, trong khoảng 1996-2002..
- Ở Việt Nam, trong nghiên cứu của mình, Trịnh Sâm (2000) cũng có được kết quả là 49,4% tựa đề là cụm danh từ (tổng số bài báo trong khối liệu là 100, thu thập từ năm 1975 trở đi), dường như đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của tác giả này.
- Tuy nhiên, tỷ lệ cụm danh từ là tựa đề phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn cao nhất so với các kết quả đã công bố.
- Việc các tác giả sử dụng nhiều kiểu cấu trúc này có thể được giải thích bởi chức năng định danh, nêu tên đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của danh từ/cụm danh từ (Trịnh Sâm, 2000), khả năng cung cấp và nén chặt nhiều thông tin của cụm danh từ khi kết hợp với các từ, cụm từ, mệnh đề khác để thỏa mãn tiêu chí nhiều thông tin và chiếm ít không gian, như thường được khuyến khích trong các tài liệu hướng dẫn viết tựa đề bài báo nghiên cứu (ví dụ : Day, 1979)..
- Điểm khác biệt lớn nhất trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu của Haggan (2004), Soler Jalilifar (2010), và Cheng, Kuo, &.
- Kuo (2012) đã công bố trong tiếng Anh nằm ở chỗ hai cấu trúc tựa đề phổ biến nhất trong các nghiên cứu của các tác giả trên là : (1) cụm danh từ, (2) tựa đề ghép (Haggan, 2004 .
- Kuo, 2012) trong khi kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại là: (1) cụm danh từ và (2) cụm động từ.
- Sự khác biệt trong cách cấu tạo tựa đề bài báo nghiên cứu của các tác giả người Việt có thể cho thấy đặc trưng văn hóa ngôn ngữ riêng của nghiên cứu ngôn ngữ trong tiếng Việt.
- Ngoài ra, cũng có khả năng các tác giả người Việt viết sau tham khảo và bắt chước cách xây dựng tựa đề của những người đi trước như một phương cách an toàn cho bài nghiên cứu của mình, hệ quả của việc thiếu các tài liệu hướng.
- dẫn các cách khác nhau để xây dựng một tựa đề hiệu quả cho bài báo nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ.
- Một điểm khác biệt nữa là cấu tạo tựa đề có tiêu đề phụ dường như là nét đặc thù cho tựa đề bài báo nghiên cứu ngôn ngữ trong tiếng Việt vì kiểu cấu tạo này hoàn toàn không được phát hiện và báo cáo trong các nghiên cứu về tựa đề bằng tiếng Anh đã nêu ở trên..
- Gợi ý cho nhiều sự chọn lựa hơn trong việc xây dựng một tựa đề hiệu quả cho bài báo nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ ở Việt Nam và xu hướng hiện nay trong nghiên cứu quốc tế tốt nhất sẽ được thể hiện qua so sánh kết quả hai cấu trúc tựa đề phổ biến nhất trong nghiên cứu của chúng tôi và hai nghiên cứu gần đây của Jalilifar (2010) và Cheng, Kuo, &.
- Các tác giả này xem xét hai tập khối liệu số lượng lớn nhất và gần đây nhất trong các nghiên cứu đã thực hiện (997 tựa đề của các bài báo khoa học chất lượng cao xuất bản trong khoảng 2002-2009 trong nghiên cứu của Jalilifar.
- và 796 tựa đề bài báo xuất bản từ năm 1999 đến năm 2008 trong nghiên cứu của Cheng, Kuo &.
- Điểm chung trong kết quả của hai nghiên cứu này là vị trí quán quân, phổ biến vượt trội về cách xây dựng tựa đề ghép của các tác giả viết bài nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ trong tiếng Anh.
- Có thể thấy, lựa chọn xây dựng tựa đề là cụm danh từ, cấu trúc được tìm thấy phổ biến nhất trong nghiên cứu của chúng tôi và trong các kết quả của Haggan (2004), và Soler không còn là sự lựa chọn được đa số tác giả bài báo nghiên cứu ưu ái..
- Cấu trúc tựa đề ghép có một số ưu điểm quan trọng giúp tác giả bài viết giới thiệu về nội dung nghiên cứu trong bài viết của mình một cách có hiệu quả và thu hút người đọc..
- Bên cạnh đó, tựa đề ghép chứa đựng và nén nhiều thông tin hơn về nghiên cứu sẽ báo cáo trong bài viết thông qua mối liên hệ giữa hai thành tố của tựa đề, ví dụ các mối quan hệ nguyên nhân – kết.
- Feak, 2004), hay định hướng nghiên cứu – mô tả, chủ đề - phạm vi nghiên cứu (Anthony, 2001).
- Kết quả khảo sát về cấu trúc phổ biến tựa đề bài báo nghiên cứu tiếng Việt ngành ngôn ngữ của chúng tôi đồng thời cho thấy dường như nhiều tác giả nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam vẫn chưa được cập nhật về xu hướng này trong cấu tạo tựa đề bài báo nghiên cứu ngôn ngữ trên phạm vi quốc tế để sử dụng trong tựa đề của mình..
- Thực tế này gợi lên sự cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng ngôn ngữ cho bài nghiên cứu thông qua việc xem xét tất cả các nội dung của bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ ở Việt Nam, trong đó có phần tựa đề.
- Cần cập nhật và so sánh kết quả khảo sát với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài để xây dựng giáo trình, viết sách tham khảo và đưa vào giảng dạy cách xây dựng bài báo nghiên cứu chuyên ngành có chất lượng trong tiếng Việt trong các trường đại học, các viện nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam..
- Qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về độ dài và cấu trúc tựa đề dựa trên khảo sát 260 tựa đề của 260 bài báo nghiên cứu tiếng Việt đăng trong hai tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ lớn ở Việt Nam..
- Sau đây là tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chính căn cứ vào quá trình phân tích dữ liệu và so sánh với kết quả nghiên cứu tương tự của các tác giả nước ngoài:.
- (i) Độ dài trung bình của một tựa đề bài báo nghiên cứu có chất lượng trong ngành ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay là 15 tiếng..
- (ii) Đa số các tác giả nghiên cứu sử dụng tựa đề có số tiếng dao động từ 10 đến 18 cho một tựa đề..
- (iii) Cấu trúc phổ biến nhất của tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ ở Việt Nam là cấu trúc cụm danh từ.
- (iv) Cấu trúc phổ biến của tựa đề bài báo nghiên cứu ngành ngôn ngữ ở Việt Nam có vẻ như không trùng hợp với xu hướng trình bày.
- Trong bài viết nghiên cứu ngôn ngữ bằng tiếng Anh, phổ biến nhất là tựa đề ghép, sau đó mới đến cụm danh từ..
- Do số lượng tựa đề chúng tôi thu thập được để phục vụ cho nghiên cứu này chưa lớn lắm, và thời gian xuất bản tạp chí chỉ giới hạn từ đầu năm 2010 đến đầu năm 2012, chúng tôi rất mong sẽ có những nghiên cứu với quy mô khối liệu lớn hơn và thời gian xuất bản tạp chí dài hơn từ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác trong tiếng Việt để góp phần xác định giá trị kết quả nghiên cứu này của chúng tôi.
- Những nghiên cứu tương tự với khối liệu từ các chuyên ngành khác và giữa các chuyên ngành cũng sẽ rất hữu dụng cho việc xác định xem liệu độ dài và kết cấu phổ biến của tựa đề bài báo nghiên cứu trong tiếng Việt, ngoài ảnh hưởng văn hóa trình bày tựa đề bài báo nghiên cứu trong cộng đồng các tác giả người Việt Nam, có chịu ảnh hưởng của chuyên ngành nghiên cứu hay không.