« Home « Kết quả tìm kiếm

Tuong duong dich thuat va tuong duong thuat ngu


Tóm tắt Xem thử

- từ phương châm lấy quần chúng làm gốc.
- đến chiến lược ngôn từ của chủ tịch hồ chí minh Nguyễn Xuân Thơm(*).
- Đặt vấn đề Nghiên cứu ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hướng tiếp cận tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh, vì, như các Giáo trình ngôn ngữ học đại cương thường nói, ngôn ngữ là khả năng có tính con người cao nhất, đặc thù nhất trong tất cả các khả năng sẵn có (và có thể sẽ có) của con người..
- Nói cách khác, ngôn ngữ (gồm nói và viết) là sự thể hiện kinh nghiệm của trí tuệ của một con người.
- Tuy vậy, nghiên cứu, tiếp cận chiến lược ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là công việc không đơn giản, mặc dù ngôn ngữ của Người rất bình dị.
- Sự bình dị ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của một cơ chế điều hành ngôn ngữ, hình thành từ một chiến lược ngôn từ do Người đặt ra một cách tường minh: viết gì? viết như thế nào? viết cho ai? Cái “hướng tương thích”(2) (direction of fit) của Người là hướng cách mạng về quần chúng và hướng quần chúng về cách mạng..
- Phương châm lấy quần chúng làm gốc Trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở ta, đã có hẳn một mảng đề tài nghiên cứu chuyên về phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
- Nếu một danh mục các tài liệu tham khảo như đã trình bày trong “Tiếng Việt và nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh”(3) là đầy đủ, thì ở Việt Nam hiện có trên 40 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong bài viết này chúng tôi không đặt vấn đề xem xét phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh như một sản phẩm nghệ thuật, mà đặt vấn đề tiếp cận chiến lược ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở hướng tương thích của ngôn từ trong hoạt động giao tiếp.
- “Lâu nay chúng ta nói nhiều đến mô hình điều hành ngôn ngữ viết gì, viết cho ai, viết như thế nào của Bác.
- Theo tôi, khi nghiên cứu, nếu không đặt mô hình này vào quỹ đạo của sự thực thi đường lối quần chúng trong ngôn ngữ một cách toàn diện của Người thì có lẽ ta khó đánh giá đúng mức quyết tâm chiến lược trong tư tưởng ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
- Đồng thời, mặt khác, nếu đặt mô hình trên vào quỹ đạo của đường lối quần chúng trong ngôn ngữ, nhưng về mặt phương pháp, người nghiên cứu không nhìn nó dưới ánh sáng mới của lý thuyết tiếp nhận, thì tính định hướng triệt để vào đối tượng tiếp nhận (vốn là cái cốt lõi của mô hình để thực thi đường lối quần chúng trong tư tưởng ngôn ngữ của Người) sẽ không có điều kiện nhận dạng thấu đáo.
- Như vậy, muốn nhìn nhận cơ chế viết gì? viết như thế nào? viết cho ai? cho thật đúng đắn thì, bên cạnh những thứ khác, phải đặt nó (cơ chế này) vào trong khung cảnh thực thi đường lối quần chúng trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Thứ nhất, cơ chế viết gì? viết như thế nào? viết cho ai? là một cơ chế không chỉ được biểu hiện trên bình diện hình thức của văn bản hay diễn ngôn, trong cơ chế bên trong diễn ngôn, mà là một cơ chế động, hướng về đối tượng tiếp nhận, hướng về toàn dân, về dân chúng, về đông đảo quần chúng cách mạng.
- Thứ hai, như một hệ quả, việc mở rộng cách nhìn từ tính quần chúng sang đường lối quần chúng trong ngôn ngữ, nghĩa là từ cách nhìn tĩnh sang cách nhìn động, từ đánh giá định tính sang đánh giá vận động, về hướng tương thích của ngôn từ, về mặt phương pháp luận, là sự điều chỉnh từ cách nhìn của ngữ pháp văn bản, sang cách nhìn của lý thuyết giao tiếp.
- Lý thuyết giao tiếp phân biệt ba yếu tố có tác động trực tiếp đến nhau, hình thành quá trình giao tiếp xã hội, đó là: Người sản sinh ngôn ngữ-Thông điệp-Người tiếp nhận ngôn ngữ Người sản sinh ngôn ngữ (hay còn gọi là người gửi thông điệp, chủ thể giao tiếp) là người nói, người viết.
- Đôi khi thông điệp cũng được hiện thực hoá bằng những phương tiện cận ngôn, hay ngôn ngữ cử chỉ.
- Người tiếp nhận ngôn ngữ ở đây là người nghe, người đọc.
- Quá trình giao tiếp sẽ bị phá vỡ nếu như người tiếp nhận không hiểu được thông điệp của người gửi, hoặc sẽ bị giảm hiệu quả nếu người tiếp nhận hiểu không hết thông điệp hoặc hiểu sai thông điệp.
- Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng khi thông điệp bị hiểu sai tình hình sẽ dẫn theo hai hướng: hiểu sai theo hướng tích cực (hiện tượng làm tốt nghĩa) và hiểu sai theo hướng tiêu cực (hiện tượng làm xấu nghĩa), nhưng dù theo hướng nào thì nó cũng là cơ sở của sự bất đồng, và vì thế rất nguy hiểm.
- Nguy hiểm hơn cả khi chính bản thân quá trình giao tiếp không được thực hiện.
- Ba yếu tố của quá trình giao tiếp hoạt động luân chuyển.
- Khi tiếp nhận ngôn ngữ, người tiếp nhận sẽ có những phản hồi và để thực hiện phản hồi đó, người tiếp nhận lại trở thành người sản sinh ngôn ngữ.
- Nhưng dù người sản sinh/người tiếp nhận đổi vai, thông điệp được hiện thân trong văn bản/diễn ngôn luôn là yếu tố kết nối, và là cốt lõi của quá trình giao tiếp.
- Như vậy, nói đến phương châm lấy quần chúng làm gốc trong chiến lược ngôn từ Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là nói đến một hệ nguyên tắc sản sinh ngôn ngữ phù hợp với đối tượng tiếp nhận, và để được như vậy, nó phải tính đến các đặc điểm của đối tượng tiếp nhận.
- Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đối tượng đó là quần chúng cách mạng.
- Nói cách khác, chính quần chúng là tiền đề nội dung cho hoạt động ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đi chệch khỏi tiền đề này, quá trình giao tiếp sẽ khó đạt hiệu quả mong đợi (và tệ hại hơn, có thể gây hiểu lầm! Và nếu có sự hiểu lầm, sự thể còn tồi tệ hơn khi quá trình giao tiếp không được thực hiện, vì hiểu lầm có thể dẫn đến bất đồng).
- Nguyễn Lai: “Ta không bao giờ được quên rằng sức mạnh ngôn ngữ nơi Người là sức mạnh ngôn ngữ luôn hướng về quần chúng, lấy sự kích thích hành động cách mạng chân chính của quảng đại quần chúng làm tiền đề” Bác căn dặn (trong Sửa đổi lối làm việc, tháng Nhiều người tưởng rằng viết gì, nói gì, người khác cũng đều hiểu được cả.
- Muốn thế, phải tránh lấy mình làm trung tâm: “Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng.
- Chúng tôi xin được mạo muội nghĩ rằng nếu có một lý thuyết hội thoại mang tên Bác, trong lý thuyết ấy, chắc chắn sẽ có phương châm: Lấy quần chúng làm gốc.
- tầm nhìn cách mạng của Bác đã tạo ra tầm nhìn ngôn ngữ, tạo ra một chiến lược ngôn ngữ hướng về toàn dân, về phía “quần chúng” như trước nay vẫn quen nói, nghĩa là hướng về đối tượng tiếp nhận, mang thông tin, mang tư tưởng cách mạng đến cho đối tượng tiếp nhận.
- Nói như Chomsky: “Ngôn ngữ được sử dụng để truyền tải thông tin, nhưng nó (ngôn ngữ) cũng phục vụ nhiều mục đích khác: thiết lập quan hệ người-người, biểu đạt hay làm tường minh tư tưởng, để vui chơi, để hoạt động sáng tạo về tinh thần, để thu nhận hiểu biết, và để v.v.
- Song nếu buộc phải lựa chọn, tôi sẽ nói một điều thật kinh điển và tương đối khuôn sáo: ngôn ngữ phục vụ chủ yếu cho mục đích biểu đạt tư tưởng”.
- Với Bác, ngôn ngữ trở thành cây cầu nối về tư tưởng, và hơn nữa, là phương tiện hành động.
- Quan điểm ngôn ngữ là phương tiện hành động Trước khi bàn tiếp về việc tính đến đối tượng giao tiếp như là xuất phát điểm cho một đường lối quần chúng trong ngôn ngữ của Bác, chúng tôi muốn có một đoạn tạm gọi là “ngoại đề”, có thể làm tiền giả định cho sự ngạc nhiên của chúng tôi (sẽ nêu dưới đây).
- Ngôn ngữ học cuối thế kỷ XX cho rằng hai chức năng chính của ngôn ngữ là tương tác (biểu đạt thái độ) và giao dịch (truyền tải thông tin).
- Một cách tỉ mỉ hơn, trên cơ sở nhu cầu, các chức năng của ngôn ngữ được xác định như sau(.
- Chức năng thông tin (truyền tải thông tin) Chức năng biểu cảm (truyền tải các trạng thái tình cảm) Chức năng cầu khiến (tìm cách tác động đến hành vi của đối tượng giao tiếp) Chức năng xã giao (tìm cách tác động đến quan hệ với đối tượng giao tiếp) Chức năng nghệ thuật (tìm cách biểu hiện tư tưởng và tình cảm theo lối độc đáo riêng) Chức năng siêu ngôn ngữ (dùng ngôn ngữ để nói về chính ngôn ngữ) Chức năng ngữ cảnh (tạo tình huống giao tiếp) Lịch sử ngôn ngữ học cho thấy, những nhận thức trên về đối tượng giao tiếp và chức năng ngôn ngữ mới có ở nửa sau của thế kỷ XX, còn trong nửa đầu thế kỷ XX, ngôn ngữ học chủ yếu xoay quanh hình thức của ngôn từ, từ một langue tương đối tĩnh tại sang một parole mang tính cá nhân.
- nhà triết học người Anh mới nói đến thuyết hành động ngôn ngữ và cũng phải chọn Đại học Harvard là nơi trình bày (Có nghĩa là đến thời điểm này lý thuyết hành động ngôn ngữ còn có thể khó được chấp nhận ở những nơi khác, kể cả nước Anh, quê hương của nhà triết học.
- Ngày nay, thuyết hành động ngôn ngữ được nói đến trong hầu hết các giáo trình ngôn ngữ học.
- Với Bác, trước sau ngôn ngữ phải là phương tiện hành động.
- Nguyễn Lai đã nhận định “không phải là nhà ngôn ngữ học.
- Nhưng vì chủ trương dựa vào quần chúng để vận động cách mạng nên Người luôn luôn trong tư thế sử dụng và tìm cách định hướng để mọi người sử dụng sao cho tiếng Việt có thể phát huy tối đa hiệu lực của nó trong hoạt động thực tiễn cách mạng”(.
- Với Bác, ngôn từ là vũ khí, là phương tiện để mang cách mạng đến với quần chúng đang bị lầm than và áp bức và mang quần chúng đến với cách mạng, đang được nhen lên, đang cháy lên, xua tan đêm trường nô lệ và đau khổ.
- Phương châm lấy quần chúng làm gốc có gốc tích từ đó, có động lực từ đó.
- nó là một đặc điểm được hình thành trong một tập hợp các mối quan hệ phức tạp giữa người sản sinh ngôn ngữ-ngôn ngữ, giữa người sản sinh ngôn ngữ-mục tiêu phát ngôn, và giữa người sản sinh ngôn ngữ-người tiếp nhận ngôn ngữ.
- Nói cách khác, phương châm lấy quần chúng làm gốc trong sử dụng ngôn ngữ của Bác một mặt “tiền giả định” một cách hiểu rằng nghĩa của từ không nằm trong từ mà nằm trong nhận thức của mỗi chúng ta với tư cách người sản sinh, người tiếp nhận ngôn ngữ, mặt khác, phản ánh mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ và phản ánh thực tại, một đặc điểm nội dung.
- Và do vậy khi trao một định hướng nhận thức mới cho cộng đồng là những nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn, đồng thời cũng đã trao luôn một định hướng hành động mới cho cộng đồng thông qua ngôn ngữ”(.
- Năng lực giao tiếp bao gồm: Khả năng ngữ pháp (grammatical competence), hay ngữ năng (linguistic competence) theo thuật ngữ của Chomsky.
- Ngữ năng là toàn bộ tri thức ngôn ngữ của một cá nhân, gồm khả năng làm chủ các quy tắc ngữ pháp, các đơn vị từ vựng, các quy tắc ngữ âm, các đơn vị ngữ nghĩa (nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ngôn, nghĩa từ nguyên học v.v.
- Khả năng ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistic competence).
- Đây là khả năng làm chủ các quy tắc sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội trong đó ngôn ngữ được sử dụng.
- Khả năng diễn ngôn (discoursal competence).
- Đây là khả năng kết hợp các đơn vị ngôn ngữ (từ, ngữ, cú, câu) thành một chỉnh thể thông báo thống nhất, có sự gắn bó chặt chẽ, lôgíc giữa nội dung và hình thức qua sử dụng các phương tiện kết nối hình thức và kết nối lôgíc, các biện pháp lập luận, chuyển ý, cấu trúc đoạn, cấu trúc bài, sự dẫn dắt và bám sát chủ đề v.v.
- Khả năng chiến lược (strategic competence).
- Đây là khả năng làm rõ nội dung thông tin cần truyền đạt trong giao tiếp, qua sử dụng các biện pháp “chiến lược” thông qua cách viết, cách nói, tuỳ từng đặc điểm đối tượng.
- Nói cách khác, khả năng chiến lược là khả năng, căn cứ trên cơ sở đặc điểm của đối tượng tiếp nhận, tìm ra những thủ thuật, cách thức làm rõ nội dung thông tin cần truyền đạt một cách hiệu quả (sử dụng ít nhất lượng từ ngữ (tiết kiệm ngôn từ), ít nhất lượng thời gian (tiết kiệm thời gian) v.v…) Đương nhiên, Bác không dùng các thuật ngữ của ngôn ngữ học, dụng học ngôn ngữ, và giao tiếp quản lý như các chuyên gia ngôn ngữ và giao tiếp ngày nay thường dùng.
- Song những lời khuyên của Bác trong sử dụng ngôn từ luôn nhắc nhở cán bộ của Người về một “khả năng giao tiếp” Người quan tâm đến ngữ năng của cán bộ.
- Dùng đúng đã là một cái hại, vì quần chúng không hiểu.
- Người căn dặn phải rèn luyện khả năng diễn ngôn qua học hỏi quần chúng: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng.
- Người phê phán sự yếu kém về năng lực ngôn ngữ-xã hội: “Đảng thường kêu gọi khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá.
- Vì những lời các ông ấy nói, những bài các ông ấy viết, đại chúng không xem được, không hiểu được, vì họ không học quần chúng, không hiểu quần chúng”(.
- Trong các phát biểu của Người, có nhiều ví dụ về các uốn nắn của Người cho cán bộ để cán bộ của Người có một khả năng giao tiếp phù hợp với phương châm lấy quần chúng, lấy đối tượng tiếp nhận làm gốc và tương xứng với nhiệm vụ của cách mạng biến đổi từng ngày.
- Chúng tôi đã xem xét chiến lược ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ phương châm lấy dân làm gốc, lấy đối tượng tiếp nhận làm xuất phát điểm.
- Chúng tôi không nhìn nhận tính quần chúng trong ngôn ngữ của Bác như một thuộc tính đứng yên, như một đặc điểm của một sản phẩm nghệ thuật ngôn từ dùng cho ngâm ngợi, từ đó chúng tôi rút ra một số bài học.
- Bài học thứ nhất: lấy đối tượng tiếp nhận làm xuất phát điểm.
- Đối tượng tiếp nhận trong giao tiếp là người nghe, người đọc.
- Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa kinh tế, chúng ta không chỉ có đối tượng tiếp nhận là người Việt.
- Trong giao tiếp, lấy đối tượng tiếp nhận làm xuất phát điểm là nói tiếng nước ngoài thì chuẩn như người chính quốc và không gây sốc văn hoá, còn giao tiếp với người Việt thì phù hợp với trình độ của người tiếp nhận của hôm nay (họ không còn là người tiếp nhận của 50, 60 năm trước, khi trên 90% dân số mù chữ).
- nghĩa là có những cái tự ta phải tự rèn luyện, tự vươn lên để tương xứng trình độ người tiếp nhận.
- Trong giáo dục, lấy đối tượng tiếp nhận làm xuất phát điểm chính là chấp nhận phương thức giáo dục lấy người học làm trung tâm, biên soạn chương trình, giáo trình phù hợp với đối tượng.
- Trong kinh tế, lấy đối tượng tiếp nhận làm xuất phát điểm là chú ý đến nhu cầu chất lượng và giá cả của người tiêu dùng, là nắm vững hoạt động của luật cầu, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh khu vực và thế giới.
- Trong nghệ thuật, giải trí, lấy đối tượng tiếp nhận, làm ra các sản phẩm nghệ thuật được yêu thích, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực và thế giới.
- Bài học thứ hai: ngôn ngữ là phương tiện hành động Đây là bài học có ý nghĩa xã hội.
- Ngôn ngữ học ngày nay đã có rất nhiều thành tựu nghiên cứu về hành động ngôn từ, thể diện, phương châm hội thoại v.v.
- Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào chức năng giao dịch (truyền thông tin) và tương tác (tạo quan hệ) của ngôn ngữ.
- Nguyễn Lai đã khẳng định: “với Hồ Chí Minh, chức năng nhận thức và chức năng giao tiếp không có mục đích tự thân, trái lại nó phải chuyển hoá lẫn nhau để cùng hướng tới cái đích cuối cùng cụ thể hơn và xác đáng hơn, đó là kích thích hành động xã hội của con người”(23) Bài học thứ ba: chú ý đến khả năng giao tiếp Đây là bài học về rèn luyện ngữ năng, năng lực diễn ngôn, năng lực ngôn ngữ-xã hội, năng lực chiến lược của người sản sinh ngôn ngữ.
- Nó đòi hỏi người làm chương trình lượng hoá tri thức và kỹ năng ngôn ngữ cung cấp cho người học để đảm bảo một khả năng giao tiếp thực sự.
- Phải chăng khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của dịch giả có vấn đề.
- Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Về Văn hoá Văn nghệ, NXB Văn hoá, H.
- Nguyễn Lai, Tiếng Việt và nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
- Nguyễn Kim Thản, trong Hồ Chí Minh, Tác giả, Tác phẩm, Nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục, H.
- Robin (Hoàng Văn Vân dịch), Lược sử ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
- TS., Khoa Ngôn ngữ & Văn hoá Anh-Mĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- (1) Robins, Lược sử Ngôn ngữ học, Hoàng Văn Vân dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.42.
- (3) Nguyễn Lai, Tiếng Việt và nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh, sđd, tr.205-208.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, trong Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Về Văn hoá Văn nghệ, NXB Văn hoá, H.
- 5) Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđ d , tr.72..
- (6) Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.72.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd , tr.53.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hóa Văn nghệ, sđ d, tr.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hóa Văn nghệ, sđd, tr.108.
- Nguyễn Kim Thản, trong: Hồ Chí Minh, Tác giả, Tác phẩm, Nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục, H.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.55.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.57.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.61-62.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.74.
- Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.61.
- (23) Nguyễn Lai, tiếng Việt và nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh, sđd, tr.199.