« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng lý thuyết hành vi theo kế hoạch phân tích ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của du khách nội địa tại thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- Ý ĐỊNH HÀNH VI DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- 2 Sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành – Khóa 40, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.
- Hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường, kinh nghiệm trong quá khứ, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ, tiêu chuẩn chủ quan Keywords:.
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết hành vi theo kế hoạch (the theory of planned behavior – TPB) nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố gồm kinh nghiệm trong quá khứ, thái độ, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của khách du lịch nội địa tại thành phố Cần Thơ.
- Cuộc khảo sát với 131 khách du lịch nội địa tại thành phố Cần Thơ đã được thực hiện dựa trên bảng câu hỏi.
- Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy cả bốn nhân tố đều ảnh hưởng đến ý định hành vi du lịch có trách nhiệm của du khách nội địa.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của du khách thông qua các đề xuất cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đã xác định được trong nghiên cứu..
- Ứng dụng lý thuyết hành vi theo kế hoạch phân tích ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của du khách nội địa tại thành phố Cần Thơ.
- Cùng với sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu, du lịch Việt Nam đang có những bước tiến khá rõ rệt, lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày.
- Tổng thu của ngành du lịch năm 2017 là 510 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng so với năm 2016 là 27,7%.
- Lần đầu tiên Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới xếp thứ 6 trong 10 điểm đến du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2018).
- Với sự phát triển đó, Việt Nam ngày càng phát triển nhiều điểm du lịch thu hút du khách, nhưng bên cạnh đó vẫn có những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch..
- Lượng khách du lịch đến TPCT ngày càng tăng, cụ thể năm 2016, TPCT đón 7,5 triệu lượt du khách, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2016 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPCT, 2018).
- Có thể thấy rằng, vấn đề về bảo vệ môi trường song song việc phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm thích đáng..
- Trong những năm gần đây, “du lịch có trách nhiệm” đang được rất nhiều các điểm đến trên toàn thế giới quan tâm phát triển trở thành sản phẩm chủ lực vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh vừa đảm bảo được xu hướng phát triển bền vững chung của ngành..
- Thuật ngữ “du lịch có trách nhiệm” được định nghĩa là hình thức du lịch tối đa hóa các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực cho tất cả các bên liên quan đến du lịch (Responsible Tourism.
- biết khác nhau về du lịch có trách nhiệm, quan điểm dựa vào hành vi hoặc hành động đã được đưa vào xu thế chủ đạo (Grimwood et al., 2015.
- Mihalic, 2016), xem “du lịch có trách nhiệm” như một mô hình và một phương thức hành nghề có trách nhiệm (Mody et al., 2014).
- Nếu sự phát triển bền vững của du lịch là một quá trình, thì “du lịch có trách nhiệm” là một cách hiệu quả để thực hiện quá trình đó (Goodwin và Francis, 2003.
- Phần lớn các nghiên cứu và thực tiễn hiện tại đều có xu hướng áp dụng cách tiếp cận từ trên xuống để chú ý đến phía cung của du lịch: các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, chính phủ, người dân địa phương.
- Mặc dù khách du lịch vừa là đối tượng lựa chọn các sản phẩm du lịch vừa là tác nhân rất quan trọng trong các chương trình hành động có trách nhiệm (Caruana et al, 2014), khách du lịch hầu như chưa được chú ý đúng mức trong nghiên cứu về du lịch có trách nhiệm (Mody et al., 2014).
- Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu ứng dụng lý thuyết hành vi theo kế hoạch phân tích ý định hành vi du lịch có trách nhiệm của khách du lịch nội địa tại TPCT..
- Trong bộ công cụ du lịch có trách nhiệm của Việt Nam đã trình bày lại các nguyên tắc chủ đạo cho việc thực hiện du lịch có trách nhiệm tại các điểm đến bao gồm: trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường và trách nhiệm về kinh tế (ESRT, 2013).
- Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường khi đi du lịch tại TPCT.
- Hy vọng nghiên cứu này sẽ đề xuất những giải pháp thiết thực giúp nâng cao nhận thức và hành vi du lịch có trách nhiệm của du khách liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường..
- Nghiên cứu của Stanford (2006) đã xác định được các năm hành vi cụ thể của du lịch có trách nhiệm theo bốn khía cạnh xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế.
- Ý tưởng về du lịch có trách nhiệm đã được giải quyết rộng rãi trong lĩnh vực du lịch tự nhiên (Mody et al., 2014), điều này lý giải cho lý do tại sao các nhà nghiên cứu du lịch thường tập trung vào một vấn đề, đặc biệt là khía cạnh trách nhiệm về môi trường (Weeden, 2011).
- (2013) là nghiên cứu về hành vi du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường, nhấn mạnh vào các mối quan tâm về môi trường bị giảm sút trên thực tế hơn thể hiện nhiều mối quan tâm khác như bày tỏ sự tôn trọng đối với cộng đồng địa phương hay là chia sẻ lợi ích kinh tế của du lịch trực tiếp đối với người dân địa phương,....
- Nghiên cứu của Stanford (2006) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận thức của khách du lịch.
- về trách nhiệm trong bối cảnh du lịch cũng được khái quát hóa từ các nghiên cứu về hành vi du lịch có trách nhiệm với môi trường, bởi vì ông xem nó là một khía cạnh quan trọng.
- Trên cơ sở những nghiên cứu trên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các hành vi du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường khi đi du lịch..
- Các biến độc lập trong nghiên cứu này sẽ bao gồm biến thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và kinh nghiệm quá khứ, trong khi biến phụ thuộc là ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường..
- Ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường .
- khi đi du lịch Thái độ .
- Dữ liệu thứ cấp dùng trong nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ, các nghiên cứu liên quan.
- Dữ liệu thứ cấp dùng trong nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ, nghiên cứu liên quan,.....
- Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa tại TPCT bằng bảng câu hỏi.
- Như vậy, nghiên cứu đảm bảo cỡ mẫu thỏa cả hai công thức trên và phải phỏng vấn tối thiểu 125 khách du lịch..
- Để đảm bảo số lượng của cỡ mẫu này, nhóm nghiên cứu đã đặt mục tiêu phỏng vấn 150 khách du lịch nội địa..
- Do danh sách khách du lịch tại TPCT không được thống kê sẵn nên phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để tiếp cận đáp viên trong nghiên cứu này.
- Kết quả, cuộc khảo sát cũng thuyết phục được 150 khách du lịch nội địa đồng ý tham gia.
- Phương pháp phân tích nhân tố dùng gom nhóm bộ tiêu chí các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Đồng thời, phân tích nhân tố cũng được sử dụng để gom nhóm các tiêu chí thuộc biến ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu khảo sát 131 ý kiến của đáp viên liên quan đến 21 tiêu chí của 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định bảo vệ môi trường khi du lịch của khách du lịch nội địa đến TPCT gồm thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và kinh nghiệm trong quá khứ.
- Trong kết quả phân tích nhân tố lần 1, tiêu chí NT2- nếu tôi muốn, tôi có thể thực hiện bảo vệ môi trường khi đi du lịch bị loại do có hệ số bị loại do có giá trị communalities <0.4..
- Bảng 1: Kết quả phân tích nhân tố các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du lịch có trách nhiệm.
- TD2- Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi có lợi 0,913 TD1- Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi tốt 0,842 TD6- Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi có giá trị 0,832 TD8- Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi có trách nhiệm 0,827 TD7- Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi thích hợp 0,729 TD3- Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi rất khôn ngoan 0,712 NHÓM 2 – TIÊU CHUẨN CHỦ QUAN.
- TC4- Hầu hết mọi người sẽ ủng hộ tôi bảo vệ môi trường khi đi du lịch 0,826 TC1- Người tôi biết nghĩ rằng bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành.
- khi đi du lịch 0,732.
- môi trường khi đi du lịch 0,691.
- NT1- Bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi dễ dàng 0,762.
- Phân tích nhân tố gom 18 tiêu chí ban đầu thành 4 nhóm nhân tố được đặt tên như sau: nhân tố thứ nhất gồm 6 biến có tương quan chặt chẽ với nhau, là TD2-bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi có lợi, TD1-bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi tốt, TD6-bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi.
- hành vi có trách nhiệm, TD7-bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi thích hợp, TD3-bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi rất khôn ngoan, được gọi là thái độ.
- Nhân tố thứ hai gồm 4 biến là TC4- hầu hết mọi người sẽ ủng hộ tôi bảo vệ môi trường khi đi du lịch, TC1-người tôi biết nghĩ rằng bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi tốt, TC2-hầu hết mọi người quan trọng khuyên tôi nên bảo vệ môi trường khi đi du lịch, TC3-người ảnh hưởng đến quyết định của tôi nghĩ rằng tôi nên bảo vệ môi trường khi đi du lịch, được đặt tên là tiêu chuẩn chủ quan.
- Và cuối cùng nhân tố thứ tư gồm 3 biến là NT4-bảo vệ môi trường nằm trong quyền kiểm soát của tôi, NT1-bảo vệ môi trường khi đi du lịch là hành vi dễ dàng, NT3-tôi có nguồn lực, thời gian và cơ hội bảo vệ môi trường khi.
- 4.2 Ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của du khách nội địa.
- Biến phụ thuộc – ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường được thể qua 4 tiêu chí được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và sau đó tiếp tục sử dụng vào phân tích nhân tố..
- Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố biến ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- YD4 - Tôi sẵn sàng tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch 0,870.
- YD3 - Tôi sẽ cố gắng tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch 0,812 YD1 - Tôi có ý định tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch 0,760 YD2 - Tôi có kế hoạch tham gia bảo vệ môi trường khi đi du lịch 0,660.
- 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- Phân tích hồi quy được thực hiện để xác định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc - ý định du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường và các biến độc lập gồm thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và kinh nghiệm quá khứ.
- đến ý định du lịch có trách nhiệm bảo vệ môi trường khi đi du lịch, còn lại 40,6% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
- Bảng 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- nghiệm quá khứ đều có tác động đáng kể và tích cực lên biến phụ thuộc ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường khi đi du lịch.
- Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, biến kinh nghiệm quá khứ có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường khi đi du lịch vì có hệ số β cao nhất (β = 0,478, p <.
- 4.4 Giải pháp nâng cao ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của du khách.
- Biến kinh nghiệm quá khứ có ảnh hưởng đáng kể nhất đến ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của khách du lịch nội địa đến TPCT.
- Du khách khi đi du lịch có những trải nghiệm về những hành vi có trách nhiệm với môi trường sẽ là tiền đề cho những chuyến du lịch sau của họ tham gia tích cực hơn, nhiệt tình và hiệu quả hơn những hành động xanh.
- Mỗi đơn vị cung ứng du lịch nên dựa vào loại hình kinh doanh của mình thiết kế những chương trình khác biệt, đặc thù như một chiến lược định vị riêng.
- Đồng thời, lực lượng nhân viên sẽ tiếp cận, giải thích ý nghĩa, lợi ích của các chương trình này giúp du khách cảm nhận thực tế về ý thức trách nhiệm môi trường, đồng thời khách du lịch cũng sẽ được hướng dẫn cụ thể cách thức tham gia những chương trình này.
- Bên cạnh đó, cần phát triển các chiến lược hiệu quả, khuyến khích khách du lịch tham gia các hoạt động vì môi trường, để đa dạng các trải nghiệm của họ.
- Thứ hai, biến thái độ là yếu tố tiên đoán quan trọng tiếp theo về ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của khách du lịch nội địa.
- Các nhà quản lý du lịch nên phấn đấu để duy trì thái độ tích cực của du khách trong các chương trình bảo vệ môi trường xuyên suốt chuyến đi.
- Các đơn vị cung ứng du lịch có thể xem xét việc sử dụng marketing truyền miệng, quảng cáo như quay video ngắn, quảng cáo ngắn,....
- nhằm quảng bá và truyền đạt thái độ thích thú của khách du lịch trong chuyến tham quan như là một chiến lược tiếp thị, nội dung cần quảng bá và truyền đạt đến khách hàng..
- Lúc này, ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của khách du lịch chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm tích cực hoặc tiêu cực của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng xung quanh..
- Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên chủ động tìm cách cải thiện nhận thức về du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các nhóm khách hàng nhất định.
- lên chương trình tiếp cận và thuyết phục họ chấp nhận tham gia các hành vi du lịch có trách nhiệm..
- Tiếp đó, khuyến khích những khách hàng này xây dựng trào lưu du lịch hiện đại theo hướng thân thiện với môi trường và tạo hiệu ứng lan truyền sang cộng đồng xung quanh thông qua mạng xã hội như xu hướng check-in, bình luận, chia sẻ,… những hành vi du lịch có trách nhiệm thú vị.
- Và yếu tố cuối cùng trong mô hình là nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến ý định du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường khi đi du lịch của du khách.
- Theo yếu tố này thì khách du lịch sẽ tích cực tham gia vào các hành động có trách nhiệm về bảo vệ môi trường khi những chương trình này thuận tiện, dễ thực hiện, nằm trong khả năng của họ..
- Để thực hiện được điều đó, nhà cung ứng du lịch cần thường xuyên quan sát, quan tâm và giao tiếp với khách du lịch, giải thích cặn kẽ các chương trình hành động vì môi trường nhằm từng bước thuyết phục sự tham gia của du khách.
- Ngoài ra, nhà cung ứng du lịch cần tạo ra nhiều chương trình bảo vệ môi trường, gần gũi với cuộc sống nhất để khách du lịch dễ tiếp xúc, dễ tham gia, tạo cảm giác thân thiện..
- Những nỗ lực này sẽ giúp nâng cao ý định tham gia bảo vệ môi trường và du khách sẽ có những quyết định hay hành động thực tế đúng đắn vì môi trường tại các điểm đến du lịch..
- Bằng cách áp dụng khuôn khổ lý thuyết của TPB, nghiên cứu đã xem xét ý định hành vi du lịch có trách nhiệm về bảo vệ môi trường khi đi du lịch của khách du lịch nội địa đến TPCT bằng cách đánh giá ảnh hưởng 4 khía cạnh của hành vi, đó là thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và kinh nghiệm quá khứ.
- không mang lại lợi ích trực tiếp như trong trường hợp ý định du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường khi đi du lịch của khách du lịch nội địa..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn đều tác động thuận chiều đến ý định du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường khi đi du lịch.
- xếp theo thứ tự ảnh hưởng từ nhiều đến ít bao gồm: (1) kinh nghiệm quá khứ có ảnh hưởng nhiều nhất vì có hệ số Beta cao hơn đáng kể so với ba hệ số còn lại, ý nghĩa của điều này là khi khách du lịch có kinh nghiệm du lịch trong vấn đề này càng cao thì ý định thực hiện du lịch có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường khi đi du lịch của họ cũng sẽ càng cao.
- Như đã trình bày, nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá ý định hành vi du lịch có trách nhiệm của khách du lịch nội địa về vấn đề bảo vệ môi trường;.
- trong khi, nguyên tắc chủ đạo cho việc thực hiện du lịch có trách nhiệm tại các điểm đến bao gồm: trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm về kinh tế.
- Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong tương lai cũng có thể tiếp nối nghiên cứu này và đánh giá hành vi thực tế của khách du lịch chứ không phải là ý định hành vi..
- Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam, ngày truy cập: 13 tháng 04 năm 2018..
- Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TPCT, 2018.
- Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
- Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2017 và họp mặt doanh nghiệp du lịch đầu năm 2018, ngày khách sạn Mường Thanh, Cần Thơ..
- <http://researcharchive.vuw.ac.nz/handle/10063/367 Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2017.
- Khách du lịch nội địa giai đoạn ngày truy cập: 13 tháng 04 năm 2017.
- Phát triển du lịch ở Thành phố Cần Thơ trong bối cảnh Toàn cầu hóa và Địa phương hóa du lịch hiện nay, ngày truy cập: 13 tháng 04 năm 2018.