« Home « Kết quả tìm kiếm

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở XÃ CỰ KHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2014


Tóm tắt Xem thử

- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở XÃ CỰ KHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
- Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là một xã ven đô nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội và từ năm 2011 trở về đây xã đang phát triển theo hướng đô thị hóa, điều này gây sức ép không nhỏ tới môi trường nước mặt của xã.
- Đề tài đã áp dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014..
- Chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê đã bị ô nhiễm cục bộ tại một số điểm như sông Nhuệ (đoạn chảy qua thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy) và kênh Khê Tang, với một số thông số không đạt TCCP theo QCVN 08:2008/BTNMT là BOD 5 , COD, DO, NO 3.
- Các đáp ứng mà xã Cự Khê đã thực hiện nhằm cải thiện môi trường nước mặt như nạo vét kênh mương, thành lập tổ thu gom rác tại các thôn trong xã.
- Tuy nhiên, các đáp ứng là vẫn chưa đủ và hiệu quả, do đó đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị bổ sung trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước mặt trên địa bàn của xã..
- Từ khóa: Mô hình DPSIR, môi trường nước mặt, xã Cự Khê..
- Song song với quá trình đô thị hóa là sự phát triển các khu công nghiệp đã và đang gây sức ép đến chất lượng môi trường nguồn nước mặt ở nhiều khu vực và đang có xu hướng mở rộng về phạm vi và mức độ ô nhiễm.
- Theo kết quả quan trắc được thực hiện trong những năm gần đây, nước mặt ở nước ta bị nhiễm bẩn bởi sản phẩm dầu, phenon, kim loại nặng, chất hữu cơ,...[1].
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt là từ các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp,…hầu hết nước thải này đều không được xử ly bằng các công trình và hệ thống xử lý mà được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận hoặc nếu có thì không đạt tiêu chuẩn quy định.Ô nhiễm môi trường nước mặt đã gây ra rất nhiều những tác động bất lợi đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng dân cư..
- Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt tới các hệ sinh thái như làm suy giảm tính đa dạng sinh học, thành phần loài sinh vật trong các thủy vực..
- Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội là một xã ven đô nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội, đang diễn ra quá trình đô thị hóa làm cho diện tích môi trường nước mặt trong xã ngày càng bị thu hẹp, những khu vực nước mặt còn lại đang có dấu hiệu đi xuống về mặt chất lượng.
- Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của xã là rất cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp quản lý tài nguyên nước hợp lý, định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội của xã được bền vững hơn trong những năm tới.
- Đề tài đã ứng dụng mô hình DPSIR để đánh giá các khía cạnh động lực, áp lực tác động đến chất lượng nguồn nước mặt và hiện trạng chất lượng nước mặt của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội trong giai đoạn 2010-2014.
- Bên cạnh đó, mô hình DPSIR cũng được sử dụng để đánh giá những tác động bất lợi của ô nhiễm nguồn nước mặt đến sức khỏe, hoạt động phát triển kinh tế của xã Cự Khê và những giải pháp đáp ứng mà xã đã và đang thực hiện.
- để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội..
- Xã Cự Khê thuộc khu vực quy hoạch đô thị của thành phố Hà Nội giai đoạn Phần lớn các nguồn nước mặt của xã Cự Khê đều bắt nguồn từ ngoài danh giới của xã (sông Nhuệ, kênh Khê Tang, sông Đồng Náng), các nguồn nước mặt này đã và đang diễn ra tình trạng ô nhiễm bởi các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp nằm ngoài danh giới của xã mang đến..
- Đề tài đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt theo các khía cạnh động lực, áp lực, hiện trạng, tác động và đáp ứng ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội..
- các câu hỏi về tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt (ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động sản xuất kinh tế, hệ sinh thái), câu hỏi về các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước mặt đã được xã thực hiện.
- Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tham vấn ý kiến các lãnh đạo trong xã, ý kiến của chủ tịch xã, các cán bộ chuyên môn về địa chính, văn hóa truyền thống,…của xã cùng sáu trưởng thôn của sáu thôn (thôn Cự Đà, thôn Khúc Thủy, thôn Thượng, thôn Mỹ, thôn Cầu, thôn Hạ) về các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt trong địa bàn xã, các vấn đề về thu gom xử lý rác thải, nước thải, thống kê số liệu về các hộ làm nghề và chăn nuôi trong mỗi thôn.
- Tham vấn ý kiến của các lãnh đạo về khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, nguồn nước mặt nói riêng..
- Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã quan sát thực tế tại 6 thôn để tìm hiểu nguồn phát sinh ô nhiễm nước mặt của xã, tìm hiểu đặc điểm xử lý rác thải và nước thải của hộ dân, đồng thời đánh giá nhanh môi trường ở các con sông, kênh, mương chính trong xã để đánh giá mức độ ô nhiễm, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu được qua phỏng vấn và từ tài liệu thứ cấp..
- Ứng dụng mô hình phân tích tổng hợp DPSIR (Driving Forces – Pressure – State – Impact – Response) để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê.
- Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt trong xã..
- rác thải bao gồm rác thải sinh hoạt, chăn nuôi, xây dựng) làm suy giảm chất lượng môi trường nước mặt..
- Phân tích kết quả của các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, đối chiếu với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp) và sử dụng phần mềm Excel để xây dựng các biểu đồ diễn biến hàm lượng các chất ô nhiễm, đánh giá hiện trạng (State – S) chất lượng nguồn nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn .
- Số liệu sử dụng đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt giai đoạn 2010-2014 là số liệu quan trắc thu thập được từ công ty TNHH và Tư vấn Môi trường Hà Nội..
- Qua kết quả từ phiếu điều tra môi trường nước mặt của xã Cự Khê, phỏng vấn các đối tượng liên quan và quan sát thực tế, tiến hành đánh giá những tác động (Impact – I) của ô nhiễm môi trường nước mặt tới sức khỏe của người dân, hoạt động sản xuất kinh tế và các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu,.
- Trên cơ sở các kết quả đạt được, đưa ra những giải pháp đã được các cấp chính quyền thực hiện trước hiện trạng và tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt trong xã và đề xuất các giải pháp (Response – R) phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội..
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê giai đoạn 2010-2014.
- Dựa trên những kết quả điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xây dựng sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội theo mô hình DPSIR như sau:.
- Sơ đồ đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội theo mô hình DPSIR.
- Thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường tới người dân, đặc biệt là môi trường nước mặt - Các khuyến nghị bổ sung.
- Hiện trạng - Chất lượng nước mặt: nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD 5, SS, Coliform, NO 2.
- Sự gia tăng dân số đã và đang tạo ra những áp lực lên môi trường nước mặt của xã..
- Nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia đình chưa qua xử lý chảy vào hệ thống cống chung, hoặc chảy tràn trên bề mặt xuống các ao hồ, sông, suối, kênh mương đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước mặt.
- hộ dân là có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ là xử lý sơ bộ qua bể lắng tự hoại đối với nước thải từ khu vực nhà vệ sinh, còn chủ yếu nước thải vẫn chưa qua xử lý đổ thải ra cống chung hoặc chảy vào các nguồn nước mặt.
- Qua quan sát nhận ghi nhận đa số các vỏ chai, bao bì sau khi sử dụng thường không được quản lý chặt chẽ, chưa được thu gom tiêu hủy hay tái chế triệt để, người dân sau khi sử dụng xong chủ yếu vứt ngay tại chỗ và vô tình chúng được cuốn vào dòng nước gây ô nhiễm môi trường nước mặt trong xã..
- Sự gia tăng lượng rác thải, nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước mặt của xã.
- Qua điều tra và phỏng vấn người dân cho thấy nguồn gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt của xã Cự Khê bao gồm các nguồn cả trong và ngoài ranh giới của xã gây ra..
- Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước mặt xã Cự Khê.
- Trên địa bàn xã có 3 nguồn cung cấp nước mặt chính là Sông Nhuệ, kênh Khê Tang, sông Đồng Náng.
- Tuy nhiên, việc quy hoạch xử lý rác thải, nước thải của xã chưa triệt để do đó cũng góp một phần vào việc gây ra ô nhiễm cho nguồn nước mặt của xã.
- Nước thải, rác thải từ các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình làm nghề chưa được thu gom, xử lý thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong xã..
- Tư vấn môi trường Hà Nội [2], kết hợp với điều tra khảo sát thực địa bổ sung, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp đánh giá chất lượng môi trường nước mặt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai giai đoạn .
- Vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt xã Cự Khê gồm 06 vị trí [2]:.
- Vị trí 1 (M1): Nước mặt kênh Khê Tang, đoạn chảy qua thôn Thượng và Thôn Mỹ, xã Cự Khê..
- Vị trí 3 (M3): Nước mặt mương dẫn nước, đoạn chảy qua thôn Hạ, xã Cự Khê..
- Vị trí 5 (M5): Nước mặt mương chảy qua thôn Cầu, xã Cự Khê..
- Vị trí 6 (M6): Nước mặt sông Đồng Náng, đoạn chảy qua thôn Thượng, xã Cự Khê..
- Chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê được so sánh với quy chuẩn 08:2008/BTNMT (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước mặt [6].
- Bản đồ vị trí các điểm quan trắc nước mặt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội được thể hiện ở Hình 7..
- ợng nước mặt vào tháng 10 hàng năm trên địa bàn xã C 2014 cho thấy phần lớn các chỉ tiêu chất lượng nước m.
- Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như DO, BOD trong nước mặt vượt quá TCCP tại một số điểm nhấ.
- ng DO tại một số vị trí quan trắc nước mặt của xã C c thể hiện ở Hình 8..
- n hàm lượng DO tại 6 vị trí quan trắc nước mặt của xã C giai đoạn 2010-2014.
- Bản đồ vị trí các điểm quan trắc nước mặt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- a xã Cự Khê giai.
- a xã Cự Khê.
- thể hiện chất lượng môi trường nước mặt đang bị suy thoái ảnh hưởng tới đời sống các loài thủy sinh vật trong môi trường nước mặt..
- Diễn biến hàm lượng BOD 5 trong nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn năm được thể hiện ở Hình 9..
- Hình 9: Diễn biến hàm lượng BOD 5 tại 6 vị trí quan trắc nước mặt xã Cự Khê giai đoạn .
- Nguyên nhân là do gần đây tại khu vực thôn Cầu đang thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách gia tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm, với số lượng (con) gia súc, gia cầm giai đoạn đều tăng từ 0,5 – 1,5 lần so với năm trước [8], dẫn đến gia tăng lượng nước thải và mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nước thải và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt..
- Diễn biến hàm lượng COD trong nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn năm được thể hiện ở Hình 10..
- Diễn biến hàm lượng COD tại 6 vị trí quan trắc nước mặt xã Cự Khê giai đoạn .
- Nguyên nhân do cả 3 vị trí này nằm ở các thôn (Cự Đà, Khúc Thủy và Thượng) chưa được quy hoạch cũng như chưa xây dựng đủ đường cống dẫn nước thải chung cho các hộ dân nên tình trạng xả trực tiếp nước thải từ hộ gia đình ra dòng nước mặt vẫn diễn ra thường xuyên.
- tại một số vị trí quan trắc nước mặt của xã Cự Khê giai đoạn năm cũng vượt quá TCCP, đặc biệt tại các điểm M2 và M4..
- Nhìn chung, môi trường nước mặt của xã Cự Khê chỉ xảy ra tình trạng ô nhiễm cục bộ tại một số thôn điển hình có dòng sông Nhuệ, kênh Khê Tang chảy qua và mương đoạn chảy qua thôn Cầu.
- Ngoài ra, xét một cách tổng thể, chất lượng nước mặt trong các thủy vực của xã Cự Khê cũng đang có xu hướng ngày càng xấu đi do cả 2 nguồn ô nhiễm gây ra, thứ nhất là từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của các hộ dân sống trong xã, công tác quản lý môi trường và xử lý rác thải, nước thải thuộc địa phận của xã chưa được thực hiện tốt và thứ hai là do nguồn tài nguyên nước mặt của xã chủ yếu thuộc dạng liên xã hoặc liên huyện, liên tỉnh trong quá trình vận chuyển dòng chảy đã mang những chất ô nhiễm từ nơi khác đến xã Cự Khê.
- Chất lượng môi trường nước mặt bị ô nhiễm sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới tới sức khỏe cộng đồng, hoạt động sản xuất kinh tế và các hệ sinh thái, cảnh quan trong khu vực xã Cự Khê..
- Theo kết quả phiếu điều tra về ý kiến đánh giá của người dân đối với chất lượng môi trường nước mặt xã Cự Khê thì có 62,7% ý kiến người dân cho rằng môi trường nước mặt trong khu vực mình đang sinh sống bị ô nhiễm, trong đó chủ yếu là ý kiến của người dân sống ở các thôn Cự Đà, Khúc Thủy và thôn Thượng, hơn nữa ở 3 thôn này tập trung chủ yếu nhiều gia đình làm nghề truyền thống (nghề miến, tương) và các nghề khác như làm nhựa, cơ khí, làm hương.
- nước mặt bị ô nhiễm, đặc biệt là dòng sông Nhu sản xuất nông nghiệp như là tr.
- T từ ô nhiễm nguồn nước mặt th mặt bị ô nhiễm phục vụ cho sả.
- m môi trường nước mặt tới sức khỏe của người dân.
- m môi trường nước mặt cũng ảnh hưởng tới hệ thần kinh c m giác khó chịu và ức chế cho hệ thần kinh của ngườ.
- Nguyên m nguồn nước mặt ũng bị ảnh hưởng c tiếp nguồn nước m sẽ tích lũy trong i gây ra các bệnh chủ.
- ời dân sống trong ổng hợp từ phiếu ồn nước mặt bị ô c biệt từ dòng sông a Bác Tuấn (trưởng c đây, trung bình Bệnh về gan.
- Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Theo kết quả phỏng vấn người dân cho thấy khoảng 70% ý kiến người dân cho rằng ô nhiễm môi trường nước mặt đã ảnh hưởng tới kinh tế hộ gia đình..
- Ngoài ra ở một số thôn có các hộ dân chăn nuôi cá, gia cầm khi chất lượng nước mặt không đảm bảo và bị ô nhiễm đã gây ra các loại bệnh cho vật nuôi, cá trở nên kém phát triển, gây giảm năng suất, chất lượng cá và thiệt hại kinh tế cho người dân..
- Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt tới hệ sinh thái và cảnh quan môi trường Khi môi trường nước mặt bị ô nhiễm sẽ làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh vật có trong các thủy vực, thay đổi cảnh quan môi trường.
- Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ghi nhận có trên 80% ý kiến người dân cho rằng ô nhiễm môi trường nước mặt ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cảnh quan môi trường và còn lại 15,33% là không có ý kiến gì.
- Trong 15,33% người dân không có ý kiến gì, chủ yếu là người dân sống trong các khu vực thôn Hạ và thôn Cầu có môi trường nước mặt chưa bị ô nhiễm hoặc bị ô nhiễm ở mức rất nhẹ..
- nhóm nghiên cứu quan sát được khi đi thực địa tại xã, môi trường nước mặt ở các khu vực khác trong xã không bị ô nhiễm hoặc ít bị ô nhiễm có hệ sinh thái đa dạng và phong phú hơn, đặc biệt là ở thôn Hạ và thôn Cầu..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn xã Cự Khê đã ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh hộ gia đình và hệ sinh thái thủy sinh vật có trong các thủy vực, làm thay đổi cảnh quan môi trường.
- Do vậy, xã Cự Khê cần thúc đẩy việc hợp tác với các cấp chính quyền trong quản lý nguồn nước mặt, đặc biệt đối với các cấp chính quyền có chung lưu vực dòng chảy với xã, để từ đó cùng thống nhất và đưa ra những giải pháp quản lý nguồn nước mặt một cách hiệu quả nhằm hạn chế các tác động nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân cũng như sự phát triển kinh tế của xã..
- Đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác tuyên truyền giáo dục về môi trường trong toàn xã nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước mặt nói riêng..
- Các giải pháp đáp ứng để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt của xã Cự Khê a) Đáp ứng Động lực.
- Lồng ghép giữa quy hoạch đô thị và các công trình phụ trợ với quy hoạch bảo vệ môi trường nước mặt trong địa bàn xã..
- Phổ biến nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đối với trồng trọt tư vấn cho người dân cách chọn giống và thời vụ chăm sóc cho cây trồng, tránh tình trạng sử dụng hóa chất BVTV bừa bãi, đối với chăn nuôi phổ biến cách chăm sóc gia súc, gia cầm, thủy sản và tư vấn cách xử lý các chất thải từ quá trình chăn nuôi một cách hợp lý để không gây ô nhiễm cho môi trường nước mặt..
- Xã cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo cho các hộ dân để thay đổi nhận thức và nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt ở các khu vực đang bị ô nhiễm.
- Đặc thù của các nguồn nước mặt chính của xã là các con sông, kênh liên xã, liên huyện, liên tỉnh, do đó cần sự hợp tác về quản lý nguồn nước mặt giữa các khu vực có chung dòng chảy nước mặt và sự giám sát nghiêm ngặt hơn nữa đối với những cơ sở có tải lượng nước thải lớn đổ vào dòng chảy nước mặt như bệnh viện, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,….
- Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014.
- Động lực chính ảnh hưởng đến môi trường nước mặt xã Cự Khê là sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người dân..
- Ngoài ra, chất lượng môi trường nước mặt suy giảm cũng làm giảm tính đa dạng sinh học các sinh vật thủy sinh sống trong môi trường nước mặt..
- Các đáp ứng mà xã Cự Khê đã thực hiện nhằm cải thiện môi trường nước mặt như nạo vét kênh mương, thành lập tổ thu gom rác trên các dòng sông hoặc kênh mương vào những mùa mưa đảm bảo quá trình lưu thông dòng chảy tại các thôn trong xã, đã lập quy hoạch bãi chứa rác thải sinh hoạt và quy hoạch làng nghề trên địa bàn mỗi thôn.
- Tuy nhiên, các đáp ứng là vẫn chưa đủ hiệu quả, do đó nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị bổ sung trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước mặt trên địa bàn của xã..
- [1] Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2012 – Chương 4: Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt và Chương 5: Quản lý môi trường nước mặt..
- [6] QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước mặt.