« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam


Tóm tắt Xem thử

- ỨNG PHÓ CỦA NÔNG DÂN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠ, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ,.
- Chƣơng 2: XÃ LAM HẠ TRƢỚC QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA.
- Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠ.
- Chính sách quy hoạch và phát triển đô thị.
- Tận dụng không gian đô thị mới.
- Đô thị hóa đã và đang là một xu hướng tất yếu của sự phát triển của toàn cầu và khu vực.
- Đô thị hóa diễn ra tất yếu sẽ dẫn đến một diện tích lớn đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ việc xây dựng các khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, v.v.
- độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở Việt Nam.
- Xã Lam Hạ là một địa phương có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, đã và đang đứng trước quá trình đô thị hóa.
- Xuất phát từ lý do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp..
- Người nông dân xã Lam Hạ vốn có cuộc sống và hoạt động sinh kế truyền thống như thế nào trước khi quá trình đô thị hóa diễn ra?..
- Quá trình đô thị hóa ở Lam Hạ đã và đang diễn ra ra sao? Những khó khăn, thách thức gì đã và đang đặt ra cho người nông dân?..
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng phó của nông dân quá trình đô thị hóa..
- Phương pháp xã hội học: Tôi sử dụng bảng hỏi các câu hỏi đóng/mở, phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu về các cách thức ứng phó của người nông dân đối với quá trình đô thị hóa..
- Chương 1: Tổng quan về tài liệu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Xã Lam Hạ trước quá trình đô thị hóa.
- Chương 3: Tác động của quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ.
- Tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào ứng phó của nông dân đối với vấn đề sinh kế dưới tác động của đô thị hóa là nhóm các nghiên cứu nhân học áp dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững.
- “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội” (2014).
- Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đi đến kết luận rằng đô thị hóa chẳng những làm thay đổi chiến lược mưu sinh của người nông dân mà nó còn làm biến đổi không gian sống từ nông thôn nông nghiệp sang đô thị phi nông nghiệp..
- Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sử dụng đất nông nghiệp, việc làm, và quan hệ cộng đồng ở ven đô Hà Nội.
- Đặc biệt, nghiên cứu đã phân tích những tác động của đô thị hóa đến sinh kế của nông dân ven đô và việc người dân ở đây sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế như thế nào để tránh nguy cơ rủi ro bị rơi vào nghèo khổ.
- Thực tế cho thấy quyền đất đai có một vị trí quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế thay thế của người nông dân dưới tác động của quá trình đô thị hóa.
- Trong một nỗ lực nhằm đi tìm tính năng động của người dân trong chuyển đổi sinh kế, hay là cách mà người nông dân sử dụng để ứng phó với việc đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần, tác giả Phan Thị Mai Hương nghiên cứu: “Chiến lược sống qua những dự định nghề nghiệp của cư dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”.
- Nghiên cứu sinh kế của người nông dân dưới góc độ kinh tế học trong: “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi” (2007), tác giả Lê Du Phong đã khảo cứu kỹ lưỡng tác động của đô thị hóa đến vấn đề công ăn việc làm của người dân thông qua những con số thống kê về diện tích thu hồi đất nông nghiệp và việc làm sau thu hồi.
- Một số công trình nghiên cứu tập trung chuyên sâu về chuyển đổi sinh kế của người nông dân khác có thể kể đến như: “Việc làm của nông dân thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa (Khảo sát từ năm 1997 đến 2010)” của TS.
- Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân Mễ Trì..
- Xét một cách riêng biệt, các công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đô thị hóa hay nông thôn, nông dân Việt Nam đều rất phong phú, đa dạng.
- Người nông dân đã làm gì để thích ứng với các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa là một vấn đề cần tiếp tục được quan tâm..
- Có thể nói, đô thị hóa ở Việt Nam phần lớn diễn ra do sự tác động của yếu tố bên ngoài, do Nhà nước thu hồi đất đai để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng.
- Người nông dân phải đối mặt với khó khăn trong việc chuyển đổi sinh kế cũng như đòi hỏi một sự thích ứng lớn dưới tác động của đô thị hóa.
- Thứ nhất là khái niệm ''Đô thị hóa.
- Đô thị hóa còn là một quá trình biến đổi văn hóa và ứng xử.
- Với một nền kinh tế chủ yếu là từ nông nghiệp như Việt Nam đô thị chủ yếu được đi lên từ nông thôn có sự tác động của Nhà nước.
- Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật.
- Đặc điểm của đô thị hóa theo chiều rộng là quá trình đô thị hóa diễn ra tại các khu vực trước đây không phải là đô thị.
- Một số vấn đề có tính quy luật thường này sinh trong quá trình đô thị hóa bao gồm:.
- Dân số, lao động và việc làm đối với nông dân: Quá trình đô thị hóa theo chiều rộng xảy ra tình trạng dôi dư về lao động nông nghiệp.
- Đô thị hóa bắt đầu từ chính sách thu hồi đất đai của Nhà nước để phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp hoặc các công trình công cộng.
- Như khẳng định của tác giả Phan Thị Mai Hương thì: “đô thị hóa thực chất là quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp” [25, tr.
- Ven đô là nơi chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, các hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ dần bị thu hẹp lại và mất đi do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và đất ở.
- trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị..
- Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, tầng lớp nông dân ngày một bị phân hóa sâu sắc.
- Một nghiên cứu thực hiện vào những năm 90 tại một xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã cho thấy sự phân hóa trong nông dân dưới tác động của đô thị hóa và kinh tế thị trường..
- “Dưới tác động của đô thị hóa, chỉ có những người nông dân cao tuổi hoặc là những hộ nông dân nghèo tiếp tục trồng lúa và các cây lương thực khác.
- Sự phân hóa ngày càng mạnh mẽ ở người nông dân có liên quan trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa..
- Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠ 3.1.
- Việc mở rộng địa giới hành chính là một trong những bước đi đầu tiên thúc đẩy quá trình đô thị hóa của thành phố Phủ Lý.
- Có thể nói đây là những dấu mốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Phủ Lý, được coi là khởi đầu của thời kỳ đẩy mạnh đô thị hóa ở Phủ Lý nói chung, trong đó có xã Lam Hạ nói riêng.
- Khi mà thành phố Phủ Lý được xác định trở thành đô thị loại II của tỉnh vào năm 2015, xã Lam Hạ được quy hoạch để trở thành khu trung tâm hành chính mới của tỉnh.
- Chủ trương đô thị hóa xã Lam Hạ được thể hiện trong Quy hoạch chung của thành phố Phủ Lý theo quyết định số 891/QĐ-UB ngày 13 tháng 8 năm 2003 của UBND tỉnh Hà Nam.
- Trên cơ sở định hướng phát triển đó, ngày 23 tháng 7 năm 2013, xã Lam Hạ được nâng cấp thành phường Lam Hạ thuộc thuộc thành phố Phủ Lý, tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư, đẩy mạnh đô thị hóa..
- Tiền đề của quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ được biểu hiện trước hết ở việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích công cộng.
- Lam Hạ.
- X.Lam Hạ.
- 6 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị sinh thái và dịch vụ thương mại.
- Như tác giả Phan Thị Mai Hương đã nhận định thì: “sự chuyển đổi chức năng sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất đô thị trong quá trình đô thị hóa đã biến nhiều người nông dân bỗng trở thành triệu phú mà không phải do chuyển đổi nghề nghiệp hay phát triển sản xuất kinh doanh, sản xuất” [29, tr.36]..
- 2 Đất nông nghiệp .
- Một trong những công trình giao thông đầu tiên được xây dựng dưới tác động của chính sách đô thị hóa của nhà nước là cầu Châu Giang bắc qua sông Châu Giang, nối khu vực nội thành thành phố Phủ Lý với xã Lam Hạ tại thôn Đình Tràng và Hòa Lạc.
- Đặc biệt, cầu Châu Giang giúp cho việc hòa nhập lối sống đô thị ở khu vực vùng ven như xã Lam Hạ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn..
- Tuy vậy, hiện nay đô thị hóa ở xã Lam Hạ mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ mặt của một đô thị mới mới chỉ đang được hình thành phần cứng.
- Về bản chất, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở xã Lam Hạ là hệ quả của chính sách đẩy mạnh đô thị hóa của Nhà nước, chứ không phải do những thay đổi mạnh mẽ trong nội tại cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa không chỉ có ngành nông nghiệp mà còn có ở các ngành nghề nuôi trồng thủy sản và thủ công nghiệp.
- Đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến cơ cấu nhân khẩu của cộng đồng dân cư xã Lam Hạ.
- Nhiều người dân, hộ gia đình từ các nơi khác đến mua đất tại các khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Đường Ấm, khu đô thị xã Lam Hạ.
- Trong quá trình đô thị hóa, đó là sự thay đổi, lên ngôi của không gian cư trú.
- Rõ ràng là khi quá trình đô thị hóa xảy ra, xã Lam Hạ đã chứng kiến một sự chuyển biến từ một cộng đồng nông thôn với đặc tính: “đơn giản và thuần nhất về mặt xã hội, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp” [40, tr.68].
- Đô thị hóa cũng là cơ hội để người dân tiếp xúc với nhiều loại hình dịch vụ và giải trí hiện đại.
- Về đời sống vật chất: Sự xâm nhập của quá trình đô thị hóa vào địa bàn xã Lam Hạ ít nhiều đã làm cho đời sống vật chất của người dân có nhiều đổi khác theo hướng tích cực hơn.
- Đây cũng chính là một biểu hiện của rõ nét của lối sống đô thị hóa.
- Việc xã Lam Hạ được nâng cấp thành phường Lam Hạ vào năm 2013 là một trong những dấu mốc quan trọng nhằm đẩy mạnh đô thị hóa ở địa phương này..
- Cũng bởi quá trình đô thị hóa là nguyên nhân làm nảy sinh: “sự gia tăng nguồn vốn tài chính của các hộ gia đình nông dân.
- Do đô thị hóa ở xã Lam Hạ thực chất là xây dựng cơ sở hạ tầng của đô thị chứ không phải xây dựng các khu công nghiệp nên việc giải quyết việc làm ngay tại địa phương gặp khó khăn.
- diện tích đất nông nghiệp.
- Cũng giống như trường hợp làng Gia Minh trong nghiên cứu: “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Sửu, người nông dân xã Lam Hạ giờ đây dễ dàng mượn được đất nông nghiệp còn lại của các hộ gia đình khác trong làng mà không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào..
- Nhóm hộ thứ hai cần được phân tích là các hộ gia đình chuyển đổi sang các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp nhằm thích ứng với thực trạng bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị.
- Quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi giá trị của đất đai - một nguồn vốn tự nhiên quan trọng trong sinh kế của người nông dân.
- Qua đợt sốt đất những năm 2008-2010 và với việc quy hoạch xã Lam Hạ thành đô thị hành chính trong thời gian tới đây, có cơ sở để người dân tin rằng đất đai sẽ là một nguồn tài sản lớn của người nông dân.
- Đô thị hóa là một quá trình phát triển đã và đang diễn ra ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương.
- Trong bối cảnh đó, xã Lam Hạ là một trong những địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh chủ yếu bởi chính sách phát triển của Nhà nước và do tác động từ bên ngoài.
- Trước khi đô thị hóa diễn ra, tuyệt đại đa số người dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp kết hợp với làm nghề thủ công, một số làng giáp chợ Phủ Lý phát triển nghề buôn bán nhỏ lẻ.
- Xã Lam Hạ được quy hoạch thành một đô thị hành chính, chứ không phải là khu công nghiệp, dịch vụ nên việc giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân sau thu hồi càng trở nên khó khăn.
- Việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa đồng thời đem lại cho người nông dân một khoản đền bù không hề nhỏ so với thu nhập hàng năm của họ.
- Đứng trước quá trình quá trình đô thị hóa, người nông dân xã Lam Hạ vừa có chiến lược ứng phó với những thách thức, vừa tận dụng thời cơ nhỏ nhoi để thích ứng với quá trình này.
- Đô thị hóa đã đem đến cho người dân địa phương hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và lượng dân đến sinh sống ngày càng nhiều.
- Tóm lại, dưới tác động của đô thị hóa, người nông dân xã Lam Hạ đang cố gắng chuyển mình để kịp thích nghi với những biến đổi do đô thị hóa tạo ra.
- Trần Văn Bính (cb) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, H.: Chính trị quốc gia..
- Nguyễn Văn Chính (1997), Biến đổi kinh tế - xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn – đô thị ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Tp.
- Đỗ Thị Lệ Hằng (2008), Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân cùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, H..
- Lê Văn Năm (2007), Nông dân ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hóa, Nxb.
- Nguyễn Hữu Minh (2005), Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học, (số 1.
- Bùi Thị Kim Phương (2010), Từ làng đến phố: Đô thị hóa và quá trình chuyển đổi lối sống ở một làng ven đô Hà Nội, H.: ĐHKHXH &.
- Nguyễn Văn Sửu (2014), Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội, H.
- Bùi Văn Tuân (2011), Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Mễ Trì huyện Từ Liêm Hà Nội, H.:.
- Tôn Nữ Quỳnh Trân (cb) (1999), Văn hóa làng xã trước thách thức của đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.
- Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Tác động của đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội, H..
- Nguyễn Tiến Vững (2005), Gia đình trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, H..
- Hình 13: Khu đô thị xã Lam Hạ nhìn từ đường Lê Công Thanh (Ảnh tác giả, năm 2015).
- Hình 14: Một góc khu đô thị Lam Hạ.
- Hình 15: Một căn biệt thự nằm trong khu đô thị Lam Hạ (Ảnh tác giả, năm 2015).
- Hình 17: Kiến trúc nhà ở tôn giáo nằm trong khu đô thị mới xã Lam Hạ (Ảnh tác giả, năm 2015)