« Home « Kết quả tìm kiếm

ƯỚC TÍNH LƯỢNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- ƯỚC TÍNH LƯỢNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Lượng rơm rạ sau thu hoạch và các biện pháp sử dụng rơm rạ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được khảo sát thông qua phỏng vấn kết hợp thu mẫu trên đồng ruộng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cần Thơ..
- Kết quả khảo sát cho thấy có 6 hình thức quản lý và xử lý lượng rơm rạ được người dân lựa chọn phổ biến là đốt rơm, vùi rơm, trồng nấm, chăn nuôi, bán và cho người khác.
- Ở vụ Đông Xuân, đốt rơm là hình thức được sử dụng phổ biến nhất (98,2.
- Ở vụ Hè Thu, tỷ lệ đốt rơm giảm xuống còn 89,7%, vùi rơm chiếm 6,7%.
- Vụ Thu Đông có tỷ lệ đốt rơm thấp nhất (54,1.
- tỷ lệ vùi rơm tại ruộng khá cao (26,1.
- các hình thức khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Kết quả ước tính lượng rơm rạ phát sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2011 vào khoảng 26,2 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 20,9 triệu tấn/năm là người dân đốt.
- Kết quả điều tra còn ghi nhận đa số nông dân đều có khuynh hướng giữ nguyên tập quán đốt rơm trong các năm tiếp theo..
- Ở Châu Á, lượng rơm rạ thải bỏ khoảng 667 triệu tấn/năm (Yoswathana et al., 2010).
- Ở một số khu vực, phần lớn rơm rạ được loại bỏ khỏi đồng ruộng bằng cách cày vùi, đốt hoặc được sử dụng để ủ phân (He et al., 2008.
- Đốt rơm rạ trên đồng ruộng gây ô nhiễm lớn và chỉ tái cung cấp một phần các chất dinh dưỡng vô cơ cho đất, nhưng cũng có thể thúc đẩy rửa trôi các chất dinh dưỡng quan trọng từ đất hoặc làm “chai đất”.
- Cày vùi rơm rạ trực tiếp vào đất sẽ gây hiện tượng bất động dinh dưỡng trong đất hoặc trong quá trình phân hủy sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa (Nguyễn Thành Hối, 2008).
- Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy rơm rạ có thể phối trộn với các vật liệu khác để sản xuất khí sinh học (Chandra et al., 2012.
- Nguyễn Văn Thu, 2010), đây là một triển vọng lớn để giải quyết các vấn đề về xử lý phế phẩm trong nông nghiệp đồng thời tái sử dụng năng lượng từ rơm rạ một cách hiệu quả nhất.
- Vì thế, việc tìm hiểu các phương thức sử dụng nguồn chất hữu cơ từ rơm rạ và ước tính lượng rơm rạ dư thừa trên đồng ruộng sau thu hoạch là điều rất cần thiết để cung cấp thông tin lượng rơm rạ dư thừa có thể tái sử dụng trên đồng ruộng.
- 2.3 Xác định tỷ lệ rơm rạ: sản lượng lúa Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát tiến hành chọn năm ruộng canh tác giống lúa phổ biến nhất trong vùng.
- 2.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 2.4.1 Tỷ lệ rơm rạ:lúa.
- Tỷ lệ rơm rạ: lúa được tính theo công thức:.
- R: Tỷ lệ rơm rạ : lúa.
- Wr: trọng lượng khô của rơm rạ (kg).
- Wh: trọng lượng lúa (ẩm độ 14%) (kg) 2.4.2 Lượng rơm rạ phát sinh sau thu hoạch Lượng rơm rạ phát sinh của mỗi vụ được tính theo công thức sau:.
- Lượng rơm rạ phát sinh = Sản lượng lúa * Tỷ lệ rơm rạ : lúa (2).
- 2.4.3 Ước lượng rơm rạ đốt ngoài đồng Sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng được ước tính theo công thức (Gadde et al., 2009):.
- Qst: sản lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng (tấn);.
- R: tỷ lệ rơm rạ so với sản lượng lúa;.
- k: tỷ lệ rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng so với tổng sản lượng rơm rạ..
- 2.4.4 Lượng khí thải phát thải từ việc đốt rơm rạ được ước tính theo công thức:.
- do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng (tấn);.
- EFi: hệ số phát thải khí thải i từ việc đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng (g/kg) (căn cứ trên kết quả nghiên cứu của Gadde et al.
- Fco: tỷ lệ chuyển đổi thành khí thải khi đốt rơm rạ.
- 3.1 Các hình thức sử dụng rơm rạ phổ biến ở ĐBSCL.
- đốt rơm trên đồng, vùi trong đất, trồng nấm, bán, chăn nuôi và cho rơm.
- Trong đó, có 98,23% số hộ khảo sát là đốt rơm rạ sau thu hoạch, 0,99% là trồng nấm, 0,73% hộ bán rơm và 0,06% hộ là cho rơm.
- Kết quả khảo sát cho thấy đốt rơm là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất ở vụ Đông Xuân..
- Bảng 1: Các hình thức sử dụng rơm rạ phổ biến qua các mùa vụ năm 2012 Hình thức.
- sử dụng.
- (ha) Tỷ lệ.
- Đốt rơm vẫn là biện pháp xử lý phổ biến nhất của nông hộ ở vụ Hè Thu.
- Tuy nhiên, tỷ lệ đốt rơm đã giảm đi so với vụ Đông Xuân, giảm từ 98,2% xuống còn 89,7% (Bảng 1)..
- Ở vụ Thu Đông, đốt rơm vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng đã giảm nhiều so với Đông Xuân và Hè Thu, tỷ lệ đốt rơm giảm chỉ còn 54,1%, các biện pháp khác ngoài đốt rơm đều tăng tỷ lệ.
- Tỷ lệ vùi rơm tăng cao hơn so với vụ Hè Thu đạt 26,1%,.
- Trong ba vụ lúa, người dân đốt rơm ở vụ Đông Xuân nhiều nhất.
- Vụ Hè Thu và Thu Đông do thời tiết không được thuận lợi như vụ Đông Xuân thường có mưa nhiều nên tỷ lệ các hộ đốt rơm giảm, các hộ nông dân thường đốt rơm khi trời nắng và cày vùi rơm rạ khi trời mưa.
- Theo tập quán canh tác, người dân đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị sản xuất vụ tiếp theo, đồng thời lượng tro sau khi đốt được làm phân để bón cho ruộng..
- Kết quả điều tra còn cho thấy đa số nông dân (hơn 95%) có khuynh hướng giữ nguyên tập quán đốt rơm trong các năm tiếp theo..
- Bảng 2: Tỷ lệ hộ dân sử dụng hình thức đốt rơm trên đồng ruộng sau thu hoạch.
- Phần trăm số hộ đốt rơm.
- Kết quả khảo sát ở các khu vực nghiên cứu về tỷ lệ nông hộ lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng sau khi thu hoạch được trình bày ở Bảng 2.
- Đa số các nông hộ đều chọn phương pháp đốt rơm ở vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu.
- Ở huyện Giồng Riềng, tỷ lệ hộ đốt rơm thấp hơn so với các huyện khác do đặc thù địa hình nơi đây trũng thấp bên cạnh chọn phương pháp đốt rơm họ còn chọn phương pháp vùi rơm vào đất..
- 3.2 Khuynh hướng sử dụng rơm rạ của người dân ở ĐBSCL.
- Khuynh hướng sử dụng rơm rạ trên đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều vào số vụ canh tác lúa trong năm, yếu tố thời tiết cũng như điều kiện canh tác của từng nông hộ.
- Ở các địa phương khảo sát, đốt rơm vẫn là biện pháp mà người dân sử dụng phổ biến nhất (Bảng 1), trong 4 tỉnh thành khảo sát có 3 tỉnh gồm An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp có.
- khuynh hướng đốt rơm là nhiều nhất, Kiên Giang là địa phương có lượng rơm rạ được sử dụng đa dạng nhất..
- Bảng 3: Khuynh hướng sử dụng rơm rạ trong những năm tiếp theo.
- Hình thức sử dụng.
- Bên cạnh hình thức đốt rơm trực tiếp trên đồng ruộng thì vùi rơm vẫn là hình thức khá phổ biến ở ĐBSCL do đặc điểm về điều kiện khí hậu.
- Vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi nhất cho việc sản xuất lúa trong năm, đồng thời khi thu hoạch thường có nắng nóng nên thuận lợi cho việc đốt rơm ngoài đồng.
- Ở vụ Hè Thu và vụ Thu Đông do mưa nhiều nên việc đốt rơm không thuận lợi như vụ Đông Xuân, các hộ nông dân thường chọn vùi rơm trực tiếp trên đồng ruộng.
- Các hình thức sử dụng rơm rạ khác thì ít được phổ biến hơn, phụ thuộc vào điều kiện canh tác của từng nông hộ..
- Kết quả khảo sát cho thấy hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng ruộng cho các năm tiếp theo (Bảng 3).
- Kết quả thống kê cho thấy, 374/400 hộ (vụ Đông Xuân), 356/400 hộ (vụ Hè Thu) và 182/400 hộ (vụ Thu Đông) đốt rơm trên đồng ruộng sau thu hoạch.
- Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của người dân về ảnh hưởng của đốt rơm đến môi trường còn hạn chế.
- Đốt rơm trên các diện tích rộng lớn của vùng ĐBSCL sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường đất, không khí, ảnh hưởng sức khỏe con người và góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu (IPCC, 2007.
- Vì vậy, xác định được khuynh hướng sử dụng rơm trong các mùa vụ tiếp theo của người dân là rất quan trọng để có những kiến nghị, biện pháp hạn chế việc đốt rơm của người dân, đồng.
- 3.3 Ước tính lượng rơm rạ phát sinh sau thu hoạch.
- 3.3.1 Tỷ lệ rơm rạ: lúa.
- Tỷ lệ rơm rạ: lúa được tính theo công thức (1) tại các địa điểm khảo sát dao động trong khoảng trong đó thấp nhất là ở Thới Lai vụ Đông Xuân tỷ lệ 0,92±0,10 và cao nhất là ở Tháp Mười vụ Thu Đông với tỷ lệ Bảng 4)..
- Tỷ lệ rơm rạ: lúa có liên quan mật thiết với giống lúa và năng suất lúa ở mỗi mùa vụ.
- Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4 cho thấy tỷ lệ rơm rạ ở vụ Đông Xuân thường thấp hơn so với vụ Thu Đông.
- Tháp Mười và Châu Thành là hai địa phương có tỷ lệ rơm rạ: lúa cao ở hai mùa vụ, trong khi đó Giồng Riềng và Châu Thành thì có tỷ lệ thấp hơn (Bảng 4)..
- Bảng 4: Tỷ lệ rơm rạ: lúa vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân.
- 3.3.2 Ước tính lượng rơm rạ sau thu hoạch phát sinh ở các tỉnh ĐBSCL.
- Tỷ lệ rơm rạ: lúa trung bình.
- Bảng 5: Sản lượng lúa và ước tính lượng rơm rạ phát sinh.
- rơm rạ Sản lượng.
- rơm rạ Sản lượng lúa * Lượng rơm rạ.
- 3.4 Ước tính phát thải khí nhà kính khi đốt rơm.
- Kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 1 cho thấy đa số các hộ đều chọn phương pháp đốt rơm ở vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu.
- riêng vụ Thu Đông thì tỷ lệ hộ đốt đồng ít hơn.
- Ở huyện Giồng Riềng tỷ lệ hộ đốt rơm thấp hơn so với các huyện khác do đặc thù địa hình trũng thấp bên cạnh chọn phương pháp đốt rơm người dân còn chọn phương pháp vùi rơm vào đất..
- Lượng rơm đốt ngoài đồng (Bảng 6) được ước tính dựa theo tỷ lệ đốt rơm và lượng rơm phát sinh ở từng vùng theo công thức (3).
- Tỷ lệ trung bình được sử dụng để ước tính cho quy mô toàn ĐBSCL.
- Lượng khí thải nhà kính từ việc đốt rơm được tính theo công thức (4) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng rơm đốt.
- Trong số các địa phương khảo sát thì An Giang có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất, thường tập trung vào vụ Đông Xuân, thời điểm mà có lượng rơm phát sinh nhiều và tỷ lệ hộ đốt rơm cao (2.092,54 nghìn tấn khí CO 2.
- Trong thành phần khí nhà kính phát sinh từ việc đốt rơm thì khí CO 2.
- chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm trên 97% tổng lượng khí sinh ra.
- Lượng khí CO và NO X thì chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khí phát sinh (Bảng 7)..
- Trong đó lượng khí CO 2 phát thải từ đốt rơm của ĐBSCL chiếm khoảng gần một phần ba lượng khí CO 2 phát thải từ hoạt động nông nghiệp của cả nước..
- Bảng 7: Lượng phát thải khí nhà kính sau khi đốt rơm của các tỉnh và ĐBSCL.
- Đốt rơm trực tiếp trên đồng ruộng là biện pháp xử lý rơm phổ biến nhất hiện nay, trong đó mùa vụ có tỷ lệ đốt rơm cao nhất là Đông Xuân, tiếp đến là Hè Thu và Thu Đông.
- Tỷ lệ người dân vùi rơm trên ruộng và trồng nấm cao nhất ở vụ Thu Đông lần lượt chiếm 26,1% và 8,14%.
- trong khi các biện pháp xử lý rơm rạ khác như chăn nuôi, bán hoặc cho là chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Đa số nông dân đều có khuynh hướng giữ nguyên tập quán đốt rơm trong các năm tiếp theo..
- Lượng rơm rạ phát sinh ở ĐBSCL hằng năm là rất lớn trong khi lượng rơm rạ này hầu hết đều bị.
- Nghiên cứu các biện pháp tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch như sử dụng để sản xuất khí sinh học nhằm hạn chế việc đốt rơm gây lãng phí nguồn tài nguyên sinh khối và ô nhiễm môi trường..
- Đánh giá tác động kinh tế - môi trường của tập quán đốt rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ảnh hưởng sự chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đến sinh trưởng của lúa (Oryza sativa L.) ở Đồng bằng sông Cửu Long