« Home « Kết quả tìm kiếm

VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH LÀNG XÃ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MÃ


Tóm tắt Xem thử

- LÀNG XÃ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MÃ.
- Hà Mạnh Khoa * Ở khu vực Bắc Trung Bộ, trong đồng bằng Thanh Hoá hệ thống sông Mã (gồm sông Mã, sông Lương (sông Chu)) thì sông Mã là sông lớn nhất.
- Vì thế người ta thường gọi đồng bằng Thanh Hoá là đồng bằng sông Mã.
- Trên vùng đất đó, hàng chục vạn năm về trước đã có con người cư trú và chính họ đã khai phá vùng đất còn hoang sơ thành những cánh đồng trù phú, tạo lập nên những tụ điểm dân cư đông đúc, sầm uất.
- Đó là những cộng đồng dân cư đặt nền móng cho sự ra đời và hình thành các làng xã đầu tiên trong lịch sử.
- Sự hình thành của làng xã ở đồng bằng sông Mã trong quá trình phát triển có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chính từ đó đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng về kinh tế, văn hoá.
- trong các làng xã..
- S ự hình thành tự nhiên.
- Vùng đồng bằng sông Mã là một trong những nơi đầu tiên phát hiện ra các dấu vết người nguyên thuỷ - người vượn ở Việt Nam.
- Năm 1960, tại địa điểm núi Đọ (nay thuộc xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), cách thành phố Thanh Hoá 7km.
- Như vậy, vào thời tiền sử đồng bằng sông Mã đã có con người cư trú..
- Nhưng bước đột phá cơ bản nhất là vào hậu kỳ thời đại đá mới cách ngày nay khoảng năm, khi đồng bằng sông Mã đã hình thành tương đối ổn định..
- đã minh chứng các cộng đồng dân cư đã quy tụ không chỉ ở các vùng đất ven sông lớn mà còn lan tới cả vùng ven biển..
- Đặc biệt đến thời kỳ đồ đồng mà đỉnh cao là “văn hoá Đông Sơn”, cư dân vùng đồng bằng sông Mã đã có những bước phát triển vượt bậc, cốt lõi mở đầu cho quá trình hình thành bộ Cửu Chân trong nước Văn Lang của các Vua Hùng.
- Các di tích văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng được phát hiện thường phân bố ven các sông như sông Mã, sông Chu hoặc ven các chi lưu của các sông này.
- Một số di tích khác nằm ở chân núi đá vôi nổi lên giữa đồng bằng.
- Sự phân bố đông đúc của các di tích thuộc văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng đã phần nào phản ánh tính làm chủ đồng bằng của những người Việt cổ ở Thanh Hoá với những làng định cư lâu đời hàng ngàn năm thuộc các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Yên Định….
- Theo số liệu của bảng thống kê dưới đây (chắc chắn là chưa đầy đủ), với 85 các di tích thuộc nền văn hoá Đông Sơn được phát hiện trên đất Thanh Hoá, là một trong những minh chứng khẳng định làng xã của đồng bằng sông Mã đã ra đời và phát triển rất sớm..
- Bảng thống kê các di tích văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hoá.
- 1 Xóm Rú Đông Sơn.
- 2 Đồng Vưng Đông Sơn.
- 3 Đồng Ngầm Đông Sơn.
- 4 Cồn Cấu Đông Sơn.
- 5 Bãi Khuýnh Đông Sơn.
- 6 Bãi Rắt Đông Sơn.
- 7 Đồng Ngang Đông Sơn.
- 8 Bãi Phủ Đông Sơn.
- 9 Cồn Sồng Đông Sơn.
- 55 Mật Sơn T.P Thanh Hoá.
- 56 Cồn Bần T.P Thanh Hoá.
- 57 Đồng Mẩy T.P Thanh Hoá.
- 58 Cồn Ổi T.P Thanh Hoá.
- 59 Đông Sơn (trong làng) T.P Thanh Hoá 60 Đông Sơn (bờ sông Mã) T.P Thanh Hoá.
- 61 Hàm Rồng T.P Thanh Hoá.
- Dấu ấn hình thành các làng xã từ buổi khai sơn, phá thạch còn in đậm trong các ca dao, truyền thuyết dân gian lưu truyền đến tận ngày nay..
- những anh hùng khai sáng mở mang vùng đất..
- Họ là những người gánh núi, đào sông, khai phá ruộng đồng, diệt chim ác, trừ thú dữ…Chính họ đã xây dựng nên “làng” và luôn “hộ hành cho dân làng” và được nhiều làng tôn làm “Thành hoàng” và mỗi người đều gắn với một vùng đất của vùng đồng bằng sông Mã, như: ông Cõng Đá vùng Tĩnh Gia.
- Theo nhiều nhà nghiên cứu, từ “kẻ” là một trong những từ xuất hiện sớm nhất để chỉ sự hình thành những làng cổ, những nơi quy tụ đông dân cư sớm nhất của nước ta.
- “Kẻ” được dùng với tư cách là một đơn vị cư dân sơ khai vào thời các Vua Hùng và gắn liền với một vật thể “tô tem” để trở thành tên gọi chung cho một cộng đồng dân cư trên một địa bàn nhất định mà đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều trong các tên gọi của các làng xã đồng bằng Bắc Bộ và Thanh - Nghệ.
- Trong từ điển Việt - Bồ - La của Alexan dre Rhodes, thì từ “kẻ” 2 có hai nghĩa chính là:.
- Các làng xã ở đồng bằng sông Mã, từ “kẻ” có rất nhiều và luôn gắn với một từ đi kèm theo mà các nhà nghiên cứu cho là gắn với “tô tem” rất thuần Việt và chưa có lời giải thích xuất xứ nào đủ sức thuyết phục:.
- Theo điều tra khảo sát của Lê Kim Lữ trong Kỷ yếu hội thảo Văn hoá làng Thanh Hoá, Sở Văn hoá Thông tin Thanh Hoá 1990 , ở vùng đồng bằng sông Mã còn bảo lưu được khoảng gần 120 làng có tên “kẻ” chiếm 24% trong tổng số 1.792 làng được điều tra.
- Huyện Đông Sơn: kẻ Bôn (nay thuộc xã Đông Thanh).
- Phần lớn các di tích thuộc Văn hoá Đông Sơn mà sau này được phát hiện đều rất gần kề với những vùng đất thuộc các “kẻ” đã nêu như trên.
- Cũng như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, “kẻ” ở vùng đồng bằng sông Mã (Bắc Trung Bộ) là từ chỉ đơn vị cư trú có trước làng, thôn, hương, giáp, xã...Mặc dù đến hiện nay “kẻ” đã biến đổi theo thời gian, bị Hán hoá và sự phát triển của xã hội, nhưng những dấu ấn của.
- “kẻ” qua các tư liệu lịch sử thành văn, nhất là trong tâm thức của nhân dân qua các thơ ca, hò vè, truyện kể dân gian…là một trong những minh chứng sống động về quá trình hình thành và phát triển của làng xã ở vùng đồng bằng sông Mã trong thời kỳ các Vua Hùng..
- Nếu như “kẻ” là một dấu ấn để góp phần xác định tụ điểm đông cư dân quy tụ có tổ chức đầu tiên thì : xá, phường, hương, trang, ấp, làng, xã, thôn...là những tên gọi các đơn vị cơ sở theo tiến trình phát triển của xã hội.
- Đến nay (theo số liệu điều tra năm 1990), số làng ở Thanh Hoá có tên là “kẻ” chiếm tỉ lệ 24%.
- Tuy nhiên trong thực tế các từ dùng chỉ các đơn vị này luôn biến động và thường được thay đổi theo một yêu cầu của cộng đồng làng xã hay của chính quyền Nhà nước cao hơn.
- Nhưng những tên cũ vẫn có một quá trình hình thành và thời gian tồn tại không phải là ngắn...Và đó là một trong những dấu ấn cực kỳ quan trọng để tìm về những làng cổ trong lịch sử..
- Sự hình thành làng xã do nhu cầu phát triển.
- Vùng đồng bằng sông Mã, các làng xã mới được lập ra phần lớn là do nhu cầu ruộng đất để canh tác.
- Mặc dù trong tâm chí của những người trước lúc ra đi đến vùng đất mới luôn trĩu nặng nỗi lòng gắn bó với mảnh đất, họ hàng làng quê mà các thế hệ.
- Nhưng sự phát triển của dân số, khiến cho vùng đất ban đầu trở nên chật hẹp..
- Nó không đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc sống và sinh hoạt tối thiểu của các gia đình trong cộng đồng làng xã mà quan trọng hơn là quỹ đất để sản xuất đảm bảo cuộc sống ngày càng bị thu hẹp.
- Vì vậy một yêu cầu tất yếu xảy ra là phải khai phá vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp.
- Ngoài ra một lý do khác là trong cuộc sống thường nhật, sự nảy sinh mâu thuẫn giữa các dòng họ, trong cùng dòng tộc...và ngay cả trong một gia đình, khiến một số gia đình, một số cá nhân đã rời bỏ mảnh đất từng gắn bó ra đi tìm vùng đất mới để sinh sống.
- Và cũng không hiếm trường hợp các hưu quan, trí sĩ từ ý tưởng ban đầu lập riêng cho mình một khoảng trời riêng rồi đem theo con cháu, đầy tớ phục vụ và dần dần phát triển thành làng xã..
- Làng di dân mà ngày nay các nhà nghiên cứu làng xã Thanh Hoá 4 cho là sớm nhất là vào thế kỷ VIII thuộc huyện Thiệu Hoá ngày nay.
- Các làng này do Khương Công Phụ lập ra.
- Công trình này đã tạo nên những bước phát triển kinh tế - xã hội không nhỏ cho vùng đất đồng bằng sông Mã, trong đó có việc khai khẩn đất đai, lập làng xóm mới".
- Hai ông họ Lê là Lê Văn Bình, Lê Văn Lộc là nghĩa quân của Lê Lợi, sau khi đất nước được giải phóng đã về sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất này và được coi là ông tổ dòng họ Lê.
- Đến những năm đầu thế kỷ XX, vùng đồng bằng Sông Mã vẫn còn những vùng đất hoang vắng, thu hút cư dân các nơi khác đến sinh cơ lập nghiệp và xây dựng những thôn làng mới.
- Đông Sơn là vùng đất được nhiều cư dân nơi khác chọn làm nơi sinh cơ lập nghiệp.
- Làng xã d o các vương hầu quý tộc, quan lại lập.
- Một số làng ở vùng đồng bằng sông Mã đến nay vẫn lưu truyền nguồn gốc của làng là do các vương hầu, quý tộc nhà Trần mộ dân khẩn hoang mà lập nên.
- Dưới triều Lê sơ, Thanh Hoá là đất bản bộ, là đất tổ của vua Lê, số lượng các công thần ở Thanh Hoá rất đông.
- Các quan lại đã tận dụng quyền thế của mình, chiêu tập dân chúng khai phá và dần dần thành lập các trại, ấp mở đầu cho việc thành lập các làng xã về sau.
- Đầu tiên ông chọn vùng đất Cầu Quan (nay thuộc xã Yên Thái, Trường Giang)...sau lại tìm đến vùng Đông Cao.
- đến thời Nguyễn mới phải chịu các nghĩa vụ đối với nhà nước như các làng khác trong vùng..
- Gia phả họ Nguyễn ở Hoằng Lộc cho biết sự hình thành xã Bột Trung (nay thuộc xã Hoằng Tân) như sau: "Trong gia tộc họ Nguyễn có một người con gái được tuyển vào làm phi tần trong cung vua đời Lê Thánh Tông.
- Bà đã mộ dân hai làng Bột Thượng, Bột Thái (nay thuộc xã Hoằng Lộc) và làng Hành Vĩ (nay thuộc xã Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, huyện Hoằng Hoá) xuống khai khẩn vùng đất hoang ven cửa Lạch Hới lập nên làng Bột Trung".
- Hai ông Hà Thiện, Hà Thọ, từ quê Yên Định đến đây thấy vùng đất này bỏ hoang hoá, lau sậy um tùm, bèn xin đưa dân đến khai hoang lập nghiệp, lập nên làng Biển Nộn.
- Làng xã hình thành d o nhà nước thực hiện chính sách khai hoang, lập đồn điền..
- Từ chính sách lập đồn điền của Nhà nước phong kiến Lê sơ, trên đất Thanh Hoá hình thành nhiều đồn điền mới bên cạnh những đồn điền cũ đã có từ trước.
- Vào thời kỳ này các sở đồn điền do Võ Uy và các con cháu ông lập ra ở Thanh Hoá có tới 38 cơ sở và chủ yếu thuộc vùng đồng bằng ở Nông Cống: 14 trang.
- Làng Yên Doãn, xã Đông Yên ngày nay do ba ông Lê Đình Chiêu, Thiều Ngọc Bạch, Nguyễn Hữu Lộ đã chiêu mộ hơn 60 người đến khai phá vùng đất này..
- Năm 1461, vua Lê Thánh Tông cử một số quan phụ trách công việc đồn điền ở Thanh Hoá là: Đồn điền chánh sứ Phan Thế Hợp và các phó sứ là Uông Ngọc Châu, Tô Văn Bảo (còn gọi là Tô Chính Đạo) và Đỗ Nhuận đến lập đồn điền ở vùng Quảng Xương.
- Và từ đó khu vực đồn điền tập trung các tù binh người Chiêm Thành dưới đời vua Lê Thánh tông đến thời Nguyễn đã trở thành các làng: Đồn Điền, Phú Xá, Đa Lộc, Ngọc Giáp.
- Các làng đó nay thuộc xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương và một số làng khác nữa ở vùng này được hình thành bởi chủ trương lập đồn điền của nhà nước đời vua Lê Thánh Tông..
- Trải qua quá trình hình thành các làng xã từ buổi khai thiên lập địa đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng xã cổ truyền ở vùng đồng bằng sông Mã có lịch sử ra đời và phát triển cùng với quê hương, đất nước và có những nét đắc sắc riêng về sản vật, nghề thủ công.
- mà dấu ấn của nó luôn được thời gian lưu giữ đậm nét trong tên gọi các làng xã và ký ức dân gian, tiêu biểu là các vùng thuộc:.
- Trải qua thời gian, theo tiến trình phát triển của xã hội, người dân trong các làng xã đồng bằng sông Mã với bàn tay và khối óc đã khai thác nguyên liệu sẵn có hoặc liên kết để làm ra các sản phẩm và hình thành các nghề thủ công như: dệt, đan lát, làm đồ gỗ, luyện kim, gốm sứ, đồ trang sức, đục đá, chế biến lương thực, thực phẩm....
- mà đến ngày nay những nghề thủ công của các làng xã làm ra sản phẩm đó vẫn “danh bất hư truyền”:.
- Đó là các làng mà khi nhắc đến không thể quên các sản phẩm thủ công mà nơi đó tạo ra:.
- Do vậy làng nghề vùng đồng bằng sông Mã phần lớn có thờ “Ông tổ làng nghề” như:.
- Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nghề thủ công ở trong các làng xã vùng đồng bằng sông Mã đã phát triển rất mạnh mẽ nhưng không có một làng nghề nào chuyên sống bằng nghề thủ công.
- Từ làng có từ thời các vua Hùng đến làng mới lập gần đây, lý do hình thành tựu chung lại là nhu cầu về ruộng đất để sản xuất.
- Sự gia tăng về dân số và các chính sách phát triển nông nghiệp của các nhà nước thời phong kiến….
- lúc bấy giờ, nhiều gia đình sống quần tụ trên một khu vực địa lý nhất định và có mối quan hệ chằng chịt về thân tộc, láng giềng...Và từ các mối quan hệ ấy các dòng họ được hình thành và bắt đầu có sự phân chia đẳng cấp ngày càng rõ nét.
- Những truyền thuyết trong dân gian và những chứng cứ khảo cổ đã khẳng định từ thời tiền sử - sơ sử, làng xã ở vùng đồng bằng sông Mã đã tồn tại và không ngừng phát triển và có bản sắc văn hoá riêng.
- Đó cũng là quá trình hình thành.
- góp phần đánh dấu sự ra đời và phát triển bền vững quốc gia của người Việt cổ trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
- Theo số liệu điều tra thì đến năm 1920, Thanh Hoá có 1.792 làng.
- Còn lại là các làng do từ các đơn vị quân đội nhà nước lập đồn điền, tù binh khai khẩn và các làng thuỷ cơ.
- Sự hình thành và phát triển của làng xã trong quá trình phát triển tuy có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tựu chung lại chính từ những nguyên nhân khác nhau đó mà các làng xã đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển đồng bằng sông Mã trở thành một địa bàn trọng yếu của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc..
- 5 Hà M ạnh Khoa, Sông đào ở Thanh Hoá từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX , NXB KHXH, H 2002, tr 91..
- 11 L ịch sử Thanh Hoá tập III , NXB KHXH, H 2002, tr 107,108..
- 12 Trương Hữu Quýnh: "M ột số nét về tình hình ruộng đất Thanh Hoá thời Lê".
- trong “Thanh hoá Th ời Lê"