« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG


Tóm tắt Xem thử

- QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động..
- Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động..
- Vì thế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định thành lập nên nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, trong đó công đoàn là một tổ chức có mối quan hệ gần gũi và có những hoạt động thiết thực, có hiệu quả để bảo vệ người lao động..
- Nhằm giúp đọc giả hiểu rõ hơn về công đoàn, trong giới hạn của phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bày về tổ chức và hoạt động của công đoàn, mà trọng tâm là về vai trò của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động..
- Theo Điều 10 Hiến pháp 1992: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác.
- giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
- Như vậy, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội, là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- 2.2 Tính chất của Công đoàn.
- Khác với Nhà nước, Công đoàn là hình thức tổ chức mang tính chất liên hiệp công nhân, lao động theo nghề nghiệp dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
- Khác với Đảng, công đoàn là hình thức tổ chức quần chúng của công nhân và người lao động và chính đặc điểm này mà từ khi ra đời tổ chức công đoàn đã có đặc trưng là tổ chức quần chúng..
- 2.3 Chức năng của Công đoàn.
- Các chức năng của công đoàn bao gồm.
- Chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân và người lao động;.
- Chức năng đại diện cho người lao động tham gia quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước..
- 3.1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam.
- 3.2 Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và công đoàn ngành trung ương.
- Công đoàn cấp trên cơ sở.
- Công đoàn Tổng Công ty.
- Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- công đoàn một số Sở ở địa phương.
- công đoàn khu công nghiệp tập trung.
- 4 VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
- 4.1 Vai trò của Công đoàn trong ký kết thoả ước lao động tập thể.
- Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động (Điều 44 Bộ luật Lao động)..
- Theo quy định thì công đoàn là một trong hai chủ thể tham gia xây dựng thoả ước lao động tập thể.
- Nội dung thoả ước lao động tập thể bao gồm những cam kết về việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
- Nhà nước khuyến khích các bên ký kết thoả ước lao động tập thể với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động..
- Thoả ước lao động tập thể là công cụ pháp lý mà công đoàn sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động.
- Thông qua những nội dung quy định trong thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp có cơ sở tôn trọng quyền lợi của nhau, có tác dụng khuyến khích và phát huy tính dân chủ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng pháp lý bảo vệ người lao động..
- 4.2 Vai trò của Công đoàn trong bảo đảm tiền lương và thu nhập của người lao động.
- Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, hoặc do hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng lao động..
- Điều mà người lao động quan tâm trên hết khi tham gia vào quan hệ lao động không gì khác hơn là tiền lương và thu nhập.
- Điều 55 Bộ luật lao động quy định:.
- tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc và mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định..
- Để đảm bảo cho công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò này, Điều 57 Bộ luật lao động quy định "khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở".
- Như vậy, công đoàn cơ sở cần chủ động nghiên cứu đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức lao động để góp ý kiến với Ban Giám đốc lựa chọn hình thức trả lương hợp lý..
- 4.3 Vai trò của Công đoàn trong tham gia giải quyết việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Việc làm, đời sống, chế độ chính sách đối với người lao động là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tổ chức công đoàn.
- Khoản 2 Điều 2 Luật công đoàn quy định: Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan.
- gia giám sát việc tuyển dụng lao động, kiểm tra việc xây dựng những tiêu chuẩn tuyển dụng, số lượng và chất lượng lao động cần tuyển dụng để đáp ứng yêu cầu công việc, kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động..
- Để tránh việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động một cách tuỳ tiện, khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao động quy định nếu người sử dụng lao động thấy cần cho nhiều người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ thì phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc sau khi đã trao đổi nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
- Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết.
- Trong những trường hợp người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì trước khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở..
- Người sử dụng lao động được quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong trường hợp cần thiết theo luật định.
- Tuy nhiên, trước khi quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Điều này khẳng định tổ chức công đoàn cơ sở là tổ chức của người lao động, đại diện cho tập thể lao động và thiết thực bảo vệ quyền lợi của người lao động..
- 4.4 Vai trò của Công đoàn trong kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động Với sự đông đảo của lực lượng công nhân lao động, yêu cầu thống nhất trong sản xuất và đảm bảo một trật tự lao động chung nên người sử dụng lao động cần lập nên quy chế kỷ luật chung cho toàn doanh nghiệp, đó là kỷ luật lao động.
- Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.
- doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản..
- Kỷ luật lao động thể hiện trong bảng nội quy của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành.
- Tuy nhiên, người lao động lại là đối tượng chủ yếu phải thực hiện bản nội quy ấy.
- Công đoàn với tư cách là đại diện tập thể người lao động có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng dự thảo nội quy lao động.
- Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp (khoản 2 Điều 82 Bộ luật lao động)..
- Việc xử lý kỷ luật lao động mặc dù thuộc thẩm quyền của người sử dụng lao động song do việc xử lý kỷ luật lao động là một việc hệ trọng có liên quan đến danh dự, việc làm của người lao động.
- Đồng thời để bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động và nâng cao hiệu quả giáo dục người vi phạm, pháp luật lao động quy định khi xem xét kỷ luật bắt buộc phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp và cũng yêu cầu người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động trước khi tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động..
- Để bảo vệ cho cán bộ công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp, pháp luật quy định trong trường hợp người sử dụng lao động sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có thoả thuận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- nếu sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có thoả thuận với tổ chức công đoàn cấp trên..
- 4.5 Vai trò của Công đoàn trong bảo đảm an toàn lao động – vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội.
- Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn là nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về cải thiện điều kiện lao động..
- Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động.
- Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, công đoàn có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện nay các biện pháp bảo đảm an toàn lao động..
- Về bảo hiểm xã hội, dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là một chế định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình quân do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc khi chết..
- Bảo hiểm xã hội có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người lao động.
- Chính vì vậy, công đoàn cơ sở với tư cách là đại diện cho người lao động được pháp luật trao quyền: trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và các chính sách khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động (Điều 9 Luật công đoàn)..
- 4.6 Vai trò của Công đoàn trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
- Tranh chấp lao động và đình công là phản ứng cao nhất của người lao động đối với người sử dụng lao động khi những quyền và lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm..
- Theo khoản 4 Điều 158 Bộ luật lao động thì trong quá trình tranh chấp lao động phải có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện người sử dụng lao động..
- Đây là một quyền mang tính nguyên tắc, là yếu tố bắt buộc thể hiện vai trò của công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động..
- Đình công là đấu tranh có tổ chức của tập thể lao động trong doanh nghiệp hay một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách cùng nhau nghỉ việc nhằm yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong quan hệ lao động..
- Tập thể người lao động chỉ được tiến hành đình công khi tranh chấp lao động giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động đã được giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động mà họ vẫn không thoả mãn.
- 5 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
- Công đoàn cơ sở tổ chức nhiều loại hình văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, hội thi, hội thảo đa dạng, phong phú và hấp dẫn, được đông đảo người lao động hưởng ứng..
- Phong trào thi đua lao động sản xuất, các hoạt động xã hội được người lao động tích cực hưởng ứng, làm tăng thêm vị thế của tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội..
- Công tác tuyên truyền giáo dục của Công đoàn đối với người lao động chưa mang lại hiệu quả cao, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- hình thức và nội dung tuyên truyền chưa thật sự phù hợp với điều kiện làm việc của người lao động.
- việc nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của người lao động từng lúc, từng nơi chưa kịp thời..
- 5.2 Những kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Trong những năm tới, lực lượng lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng nhanh.
- Tuy vậy, hoạt động công đoàn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại vì mối quan hệ lao động sẽ có những diễn biến phức tạp hơn.
- Muốn thực hiện tốt điều này, ngoài việc tự vận động của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, cần phải có sự hỗ trợ, đồng tình từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, công đoàn cấp trên và nhất là sự hỗ trợ của người sử dụng lao động..
- xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động người lao động vào tổ chức công đoàn.
- Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cần phải cải tiến và nâng cao chất lượng công tác đăng ký thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của các doanh nghiệp..
- Thứ tư, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và Liên đoàn lao động các cấp thường xuyên tổ chức các đợt học tập, kiểm tra và chứng nhận trình độ hiểu biết về pháp luật lao động đối với chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp, Chủ tịch công đoàn cơ sở, người phụ trách tổ chức của doanh nghiệp.
- đồng thời yêu cầu người sử dụng lao động cam kết tạo điều kiện cho người lao động được học tập luật lao động..
- Thứ mười một, quá trình tổ chức đình công như hiện nay theo người viết là có quá nhiều công đoạn, cụ thể trước khi đình công Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải lấy ý kiến của tập thể lao động, trao bảng yêu cầu cho người sử dụng lao động, gửi bảng thông báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh, và liên đoàn lao động tỉnh, rồi sau đó mới có thể đình công.
- Như vậy, thủ tục đình công phải qua nhiều khâu rườm rà làm cho người lao động thiếu tin tưởng vào kết quả của cuộc đình công, trong khi quyền lợi của họ đang bị vi phạm.
- Vì vậy, cần xem xét và sửa đổi các quy định của Bộ luật lao động về đình công theo hướng đơn giản và khả thi hơn cho phù hợp với thực tiễn.
- Thứ mười hai, hằng năm nên tổ chức các cuộc gặp gỡ định kỳ giữa Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với các Chủ tịch các công đoàn cơ sở để cán bộ công đoàn cơ sở có điều kiện trình bày những vướng mắc, những khó khăn trong thực tiễn công tác công đoàn ở cơ sở..
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội, quan tâm, chăm lo và là chổ dựa của người lao động.
- Công đoàn là tổ chức phát huy tính dân chủ của người lao động..
- đồng thời tổ chức vận động người lao động tham gia học văn hóa, tay nghề và năng lực..
- Hoạt động của công đoàn phải đảm bảo đem lại lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp..
- Tăng cường xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Bộ luật lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002)..
- Luật Công đoàn năm 1990..
- Thông tri số 02/2004/TTR-TLĐ ngày 22-3-2004 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.