« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ BẢO TỒN VƯỜN CÒ NGỌC NHỊ, BA VÌ, HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Ở đồng bằng sông Hồng có thể kể đến các vườn chim như Vườn cò Ngọc Nhị (Hà Nội), Vườn chim Núi Đấu (Hải Phòng), Vườn chim Hải Lựu (Vĩnh Phúc), Đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương), Vườn cò Đông Xuyên (Bắc Ninh), v.v....
- Cùng với đó là những hạn chế trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên động vật hoang dã của các ban ngành liên quan và của chính quyền địa phương, nhiều vườn cò hiện nay đang gặp khó khăn để tồn tại và phát triển, đặc biệt là các vườn cò do cá nhân sở hữu và quản lý.
- Vườn cò Ngọc Nhị là một ví dụ..
- VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ BẢO TỒN VƯỜN CÒ NGỌC NHỊ, BA VÌ, HÀ NỘI.
- Nghiên cứu này được thực hiện tại Vườn cò Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội với mục đích tìm hiểu vai trò của cộng đồng trong việc quản lý và phát triển vườn cò, từ đó đưa ra những đề xuất góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý và bảo tồn các vườn chim nói riêng và đa dạng sinh học nói chung..
- Trong nghiên cứu này, ngoài phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu còn sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) như quan sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm để tìm hiểu về các khía cạnh môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội và công tác quản lý vườn cò.
- Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích vai trò của cộng đồng trong quản lý và phát triển vườn cò..
- Phỏng vấn sâu được tiến hành với một số lãnh đạo và cán bộ của xã Cẩm Lĩnh và các trưởng thôn Ngọc Nhị, Đông Phượng và Bằng Tạ - những thôn liền kề và có các hoạt động sản xuất nông nghiệp liên quan trực tiếp đến vườn cò - để tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, cũng như quan điểm của chính quyền địa phương về cách thức quản lý vườn cò hiện nay.
- Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với cụ Phùng Đoài Tích, người có nhiều kinh nghiệm nhất trong thôn để tìm hiểu về quá trình phát triển vườn cò, và với chủ vườn cò để tìm hiểu các hoạt động bảo vệ và phát triển vườn cò, những khó khăn mà chủ vườn đang phải đối mặt..
- Các cuộc thảo luận nhóm tập trung tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân và những mâu thuẫn trong cộng đồng liên quan đến quản lý và phát triển vườn cò..
- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN CÒ NGỌC NHỊ Vị trí địa lý và sự hình thành vườn cò.
- Vườn cò Ngọc Nhị thuộc thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Trước kia, vườn cò là một vùng đất nửa đồi, nửa gò rộng 3,5 ha gọi là đồi Đưng hay đồi Chồn.
- Năm 1992, ông Phùng Đoài Học đã mua lại diện tích đất của hai hộ còn lại trên đồi và gây dựng vườn cò bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đồi.
- Đến nay, vườn cò có diện tích là 10 ha được chủ vườn gọi là Vườn cò Ngọc Nhị..
- Nằm trong vùng châu thổ sống Hồng nên khu vực Vườn cò Ngọc Nhị có khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Theo chủ vườn cò và một số người xung quanh thì vi khi hậu của vườn vò có một số khác biệt so với các đồi cây xung quanh.
- Khác biệt đó là Vườn cò Ngọc Nhị có nhiệt độ trong các tháng mùa hè thấp hơn so với xung quanh (mát mẻ hơn) và thường đón luồng gió Đông Nam hơn là những nơi khác..
- Vườn cò là một quả đồi thấp độc lập, xung quanh được bao bọc bởi những thửa ruộng có xu thế thấp dần.
- Đất trong khu vực vườn cò là đất Feralite nâu vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét.
- Những đặc điểm trên đây của đất Vườn cò Ngọc Nhị khác hẳn so với đồi Rận (cách Vườn cò Ngọc Nhị khoảng 200 m về phía Đông Bắc vườn cò).
- Về nước mặt, khu vực có dòng sông Đà chảy ở phía Bắc, sau hợp thành sông Hồng cách vườn cò không xa.
- Đặc điểm hệ sinh thái Vườn cò Ngọc Nhị Hệ thực vật.
- Quây xung quanh vườn cò là các loại tre, nứa, trúc, vầu, mai.
- Theo kết quả nghiên cứu của Cao Kim Dung (2008) thì Vườn cò Ngọc Nhị có tổng số 83 loài chim, thuộc 32 họ và 11 bộ.
- Điều này cho thấy Vườn cò Ngọc Nhị không chỉ có giá trị về mặt cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái, mà còn có cả giá trị về mặt bảo tồn đa dạng sinh học..
- Thành phần các loài chim tại khu vực Vườn cò Ngọc Nhị.
- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC VƯỜN CÒ Một số đặc điểm về kinh tế.
- Vườn cò nằm ở vị trí tương đối biệt lập, không gần khu dân cư và được bao xung quanh bằng các ruộng lúa..
- Trong quá trình mở rộng vườn cò từ năm 2002 đến 2007, chủ vườn cò đã được 86 hộ dân của hai thôn Ngọc Nhị và Đông Phượng nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 20.076 m 2 là đất trồng lúa một hoặc hai vụ và đất màu.
- Chủ vườn cò đã chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất này, trồng keo, tre và đào ao thả cá.
- Việc tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất của chủ vườn cò đã gây ra mâu thuẫn trong quản lý và sẽ được phân tích ở phần sau..
- Vườn cò ngày càng thu hút được nhiều du khách.
- Do vậy, vườn cò đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 30 người, và giúp chăn nuôi của xã phát triển.
- Do vậy, du lịch vườn cò đã góp phần phát triển kinh tế của địa phương..
- Người dân cũng cho rằng họ thấy cuộc sống thanh bình hơn khi địa phương có vườn cò với số lượng cò lớn và được nhiều du khách đến tham quan.
- Một số thanh niên địa phương rất mong muốn được đào tạo, nâng cao kiến thức về các loài chim để có thể tham gia phát triển và bảo vệ vườn cò tại địa phương..
- HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN CÒ Vườn cò hiện nay do chính chủ vườn cò là.
- Vườn cò được ngăn cách với các ruộng lúa xung quanh bằng- các bức tường xây bằng gạch.
- Theo thông tin do chủ vườn cò cung cấp thì số lượng cò tăng lên hàng năm..
- Vườn cò cũng đã tiếp nhiều đoàn nghiên cứu trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.
- Điều này, cũng đã được chủ vườn cò khẳng định.
- Như vậy, ngoài việc phát triển đàn cò, chủ vườn cò cũng khai thác cò để phát triển kinh tế.
- Cũng theo chủ vườn cò thì đối tượng khai thác là loài cò bợ vì loài này sinh sản nhiều, số lượng cò con trong một lứa nhiều và số lứa sinh sản trong một năm cũng cao.
- Hiện nay, việc quản lý và phát triển vườn cò do tư nhân là ông Học quản lý, hoàn toàn không có sự tham gia của chính quyền xã, huyện.
- Chính quyền địa phương chỉ quản lý về sử dụng đất, an ninh, và công việc kinh doanh nhà hàng trong vườn cò..
- Một góc Vườn cò Ngọc Nhị.
- Nhà hàng trong Vườn cò Ngọc Nhị Hình 2.
- Một cá thể trong đàn cò mới xuất hiện tại Vườn cò Ngọc Nhị bị thương đang được nuôi trong vườn.
- VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN CÒ Lợi ích của vườn cò đối với cộng đồng địa phương.
- Ngoài các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị giáo dục môi trường, sự phát triển của vườn cò đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho địa phương..
- Vườn cò là một điểm thu hút khách du lịch tham quan đến với địa phương, qua đó giúp người dân giao lưu, mở rộng quan hệ và học hỏi từ bên ngoài.
- Vườn cò cũng góp phần làm cho người dân tự hào về quê hương của mình..
- Vườn cò trở thành điểm du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho bản thân chủ vườn cò mà còn cho một số hộ làm dịch vụ liên quan..
- Phát triển chăn nuôi lợn, gà, phục vụ du lịch vườn cò..
- Cùng với những lợi ích mà vườn cò mang lại cho địa phương, cộng đồng gặp không ít khó khăn do vườn cò gây ra như sau:.
- Việc mở rộng diện tích vườn cò đã gây khó khăn đối với việc đi lại cho một số hộ trong sản xuất nông nghiệp.
- Tuy chủ vườn cò đã làm đường vành đai, tạo điều kiện đi lại cho người dân nhưng đường đi còn nhỏ, gập ghềnh, không được tu bổ thường xuyên nên việc đi lại vẫn khó khăn..
- Vào mùa đông (tháng 11-12 âm lịch) khi mực nước tại các ao, hồ trong khu vực bị cạn, nơi kiếm ăn của cò bị thu hẹp thì những ruộng lúa xung quanh vườn cò bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Mùi hôi từ vườn cò đã ảnh hưởng đến những người sản xuất tại các khu vực liền kề vườn cò..
- Vai trò của cộng đồng trong quản lý và duy trì đàn cò Duy trì và bảo vệ sinh cảnh của vườn cò.
- Nhưng hiện nay, vườn cò đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp diện tích và thay đổi sinh cảnh.
- Nguyên nhân cơ bản là vấn đề chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất của chủ vườn cò và mâu thuẫn giữa chủ vườn cò và những người chuyển nhượng đất..
- Trong trường hợp Vườn cò Ngọc Nhị, có 86 hộ dân đã chuyển nhượng đất cho chủ vườn thuê đất nông nghiệp.
- Từ đất trồng lúa và rau màu, chủ vườn cò đã trồng tre, đào ao nuôi cá, tạo sinh cảnh để phát triển vườn cò.
- Cũng theo Luật Đất đai, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của chủ vườn cò không.
- Bên cạnh đó, một trong những thách thức lớn nhất đối với Vườn cò Ngọc Nhị là việc chia lại quyền sử dụng đất vào năm 2013 ở địa phương.
- Theo luật sử dụng đất thì chủ vườn cò sẽ trả lại đất cho các hộ dân (hoặc chính quyền địa phương sẽ thu hồi đất và phân chia lại đất cho người dân).
- Chủ vườn cò sẽ phải đền bù rất lớn và phần lớn diện tích đất của vườn cò sẽ bị xé nhỏ, trả lại cho các hộ quản lý và thực hiện các hoạt động sản xuất theo kế hoạch riêng của mình.
- Lúc này sinh cảnh vườn cò sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều..
- Trong trường hợp này, để duy trì được vườn cò, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chủ đất để có thể quản lý và phát triển vườn cò..
- l Thứ ba, chính quyền giao đất cho chủ vườn cò để tiếp tục phát triển.
- Trường hợp này thuận lợi cho chủ vườn cò nhưng chính quyền có thể bị người dân phản đối và phải có kế hoạch giải quyết triệt để tránh gây mâu thuẫn trong cộng đồng..
- Trong trường hợp này, diện tích vườn cò có thể không thay đổi, nhưng cơ chế và phương thức quản lý sẽ thay đổi..
- Hơn nữa, ngoài chủ vườn cò hiện nay, chính quyền địa phương có đủ năng lực và kinh nghiệm để duy trì và phát triển đàn cò hay không vẫn là câu hỏi cần phải được cân nhắc, xem xét..
- Cho dù kịch bản nào xảy ra, thì cũng chỉ có sự tham gia của cộng đồng người dân mới giải quyết được các mâu thuẫn và cũng chỉ khi có được sự đồng thuận của cộng đồng thì sinh cảnh của vườn cò mới có thể giữ nguyên..
- Hiện vẫn chưa biết được đàn cò vạc của Vườn cò Ngọc Nhị kiếm ăn ở những nơi nào trong vùng nhưng chắc chắn là không chỉ giới hạn trong phạm vi xã.
- “chim đậu” thì ít nhất môi trường xung quanh vườn cò phải trong lành, không có tác động tiêu cực của con người.
- Nuôi cá vừa phát triển kinh tế hộ vừa tạo môi trường kiếm ăn và sinh cảnh hỗ trợ vườn cò..
- Trong trường hợp này, phải có sự thương lượng giữa chủ vườn cò và người trồng lúa bị thiệt hại, có thể phải đề xuất cơ chế đền bù.
- Hiện tượng săn bắn thường xảy ra vào buổi chiều tà, khi đàn cò sau khi kiếm ăn bay trở về vườn cò và cũng là lúc đàn vạc bay khỏi vườn để đi kiếm ăn.
- Những khó khăn mà vườn cò, vạc gây ra đối với những người dân canh tác gần vườn cò như mùi hôi, cò dẫm đạp làm hỏng lúa, v.v.
- Do vậy, rất cần sự thông cảm, chia sẻ và hợp tác giữa chủ vườn cò và các hộ dân này..
- Một vấn đề không kém quan trọng để duy trì và phát triển vườn cò là hoạt động kinh doanh của chủ vườn cò.
- Kinh doanh nhà hàng trong vườn cò là một cách tạo kinh phí để đầu tư phát triển vườn cò..
- Tuy nhiên, kinh doanh cả các món ăn được chế biến từ cò đã thu hút nhiều hơn du khách đến vườn co,ø nhưng đồng thời cũng gây những phản ứng của cộng đồng địa phương đối với chủ vườn và hoài nghi công tác bảo vệ và phát triển vườn cò.
- Nếu chủ vườn cò có kế hoạch thay đổi cách thức quảng bá các món ăn chế biến từ cò bằng những sản phẩm thủ công mang ý nghĩa bảo vệ cò và các loài động vật hoang dã thì ý nghĩa bảo vệ và phát triển đàn cò sẽ tăng lên rất nhiều và công tác bảo vệ đàn cò chắc chắn sẽ được người dân và chính quyền địa phương ủng hộ hơn nữa.
- Hoặc tốt nhất, không kinh doanh ăn uống tại vườn cò..
- Vườn cò Ngọc Nhị đang có rất nhiều cơ hội để phát triển.
- Thứ nhất, sự say mê, nhiệt tình của chủ vườn cò.
- Thứ hai, người dân địa phương ủng hộ phát triển vườn cò.
- Thứ tư, vị trí của vườn cò gần Hà Nội, giao thông thuận lợi, vườn lại nằm trong khu vực có nhiều điểm tham quan, du lịch nổi tiếng như Ao Vua, suối Hai, chùa Mía, v.v....
- Tuy nhiên, để duy trì và phát triển tốt vườn cò không thể thiếu sự tham gia quản lý của cộng đồng, đặc biệt là vai trò điều phối của chính quyền địa phương.
- Trước mắt, để giải quyết được những thách thức về duy trì sinh cảnh của vườn cò, vấn đề sử dụng đất phải được giải quyết thỏa đáng, vừa tuân thủ luật pháp, vừa đảm bảo được quyền lợi của chủ vườn cò và lợi ích của các hộ dân cũng như của cộng đồng địa phương.
- Về lâu dài, vườn cò phải được chính cộng đồng địa phương tham gia quản lý, trong đó có vai trò chủ đạo của chủ vườn cò hiện nay..
- Chủ vườn cò cũng cần phải được nâng cao nhận thức để giảm bớt các hoạt động mang lại lợi ích kinh tế trước mắt làm giảm bớt ý nghĩa bảo tồn..
- Chính quyền địa phương phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để giải quyết ổn thỏa các mâu thuẫn trong sử dụng đất tại vườn cò..
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời phải chú ý đến việc chia sẻ lợi ích của chủ vườn cò với cộng đồng..
- Hiện trạng khu hệ chim Vườn cò Ngọc Nhị - Biện pháp bảo tồn phát triển du lịch sinh thái bền vững..
- Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước khu vực Vườn cò Ngọc Nhị, huyện Ba Vì, TP Hà Nội