« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên đại học


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC.
- TRẦN DƢƠNG Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Hà Tĩnh.
- Tóm tắt: Lý giải về thuật ngữ năng lực thông tin.
- Vai trò của năng lực thông tin với sinh viên đại học trong việc nâng cao chất lƣợng học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ năng mềm, hiểu biết về các lĩnh vực trong cuộc sống..
- Từ khóa: Năng lực thông tin, học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ năng mềm..
- Việc áp dụng hình thức này sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mỗi trƣờng là vấn đề lớn và khó đối với cán bộ quản lý, những ngƣời đang giảng dạy và cả sinh viên.
- Tuy có những bất cập nhƣng việc lấy sinh viên làm trọng tâm để phát huy khả năng tự học của sinh viên theo chƣơng trình đạo theo tín chỉ thì có thể nói rằng việc học theo tín chỉ là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả giúp cho sinh viên phát huy khả năng tự học, tự tích lũy kiến thức của mình thông qua sự hiểu biết về năng lực thông tin (NLTT)..
- NLTT là kỹ năng then chốt, nó cần thiết trong việc nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào.
- Đó là điều kiện tiên quyết cho việc học tập suốt đời và cho phép ngƣời học tham gia một cách chủ động và có phê phán vào nội dung học tập và mở rộng việc nghiên cứu, trở thành ngƣời có khả năng tự định hƣớng, tự kiểm soát tốt hơn quá trình học của mình.
- Khi mà các trƣờng đại học ngày càng có xu hƣớng lồng ghép việc phát triển và đánh giá các kỹ năng này vào việc đào tạo ở bậc đại học, NLTT cung cấp một cổng thông tin cho việc phát triển các kỹ năng khác.
- Ngày nay, NLTT không chỉ là vấn đề riêng của ngành thông tin - thƣ viện, mà nó đã trở thành vấn đề cấp thiết của thế kỷ 21, và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đại học.
- Có thể khái quát rằng: NLTT giúp chúng ta có khả năng tốt hơn để nhận biết nhu cầu thông tin, khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả..
- Khái niệm về năng lực thông tin.
- Thuật ngữ “năng lực thông tin” (Information Literacy) đƣợc các nƣớc phát triển trên thế giới sử dụng nhiều và xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 70 của thế kỷ 20 [5].
- Khái niệm đó cũng đƣợc một số nƣớc phát triển khác sử dụng nhƣ Australian, New Zealand [7].
- Ban đầu, khái niệm NLTT gắn liền với việc giải quyết vấn đề khủng hoảng và bùng nổ thông tin, đƣợc mô tả nhƣ một tập hợp các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
- Hiện nay, khi bàn về khái niệm năng lực thông tin ở mỗi nƣớc, mỗi tổ chức lại đƣa ra những định nghĩa, quan niệm khác nhau:.
- Theo UNESCO: “Năng lực thông tin là sự kết hợp của kiến thức, sự hểu biết, các kỹ năng và thái độ mà mỗi thành viên cần hội tụ đầy đủ trong xã hội thông tin.
- Khi mỗi cá nhân có NLTT thì họ sẽ phát triển khả năng lựa chọn, đánh giá, sử dụng và trình bày thông tin một cách hiệu quả” [9, tr.10]..
- Theo Hiệp hội Thƣ viện đại học và Thƣ viện nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL, 2000):.
- “Năng lực thông tin là một tập hợp các khả năng đòi hỏi cá nhân để nhận ra khi thông tin là cần thiết và có khả năng xác định vị trí, đánh giá và sử dụng có hiệu quả các thông tin cần thiết” [8, tr.3]..
- Theo Hiệp hội Thƣ viện Hoa Kỳ (ALA): “Năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân, cũng nhƣ khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm đƣợc” [6, tr.2]..
- Viện Năng lực thông tin Úc và New Zealand thì cho rằng, một ngƣời có NLTT là ngƣời có khả năng [7, tr.3-4]:.
- Xác định đƣợc phạm vi của thông tin mà mình cần;.
- Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;.
- Phân loại, lƣu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin đƣợc thu thập hay tạo ra;.
- Biến nguồn thông tin đƣợc lựa chọn thành cơ sở tri thức;.
- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả;.
- Nắm bắt đƣợc các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin;.
- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;.
- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội;.
- “Năng lực thông tin” trong tiếng Việt đôi khi còn đƣợc gọi là kỹ năng thông tin, hiểu biết thông tin.
- Gần đây, ở Việt Nam trên các diễn đàn, các tạp chí chuyên ngành đã có một số tác giả nghiên cứu về “Năng lực thông tin”.
- Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các tác giả đều có một điểm chung là xem NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, khả năng định vị, tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin cũng nhƣ thái độ sẵn sàng chia sẻ thông tin với mọi ngƣời..
- Vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên 2.1.
- Nâng cao chất lƣợng học tập.
- chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (1996) đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục đào tạo… bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.
- Theo UNESCO đã khái quát: “Giáo dục là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững, giúp nâng cao khả năng của mọi ngƣời trong việc biến tầm nhìn thành hành động thực tế.
- Một cộng đồng có NLTT không chỉ tìm kiếm thông tin - những kiến thức mới mà còn tạo ra thông tin mới và tham gia vào quá trình đào tạo..
- Để làm đƣợc điều đó giảng viên phải có phƣơng pháp giảng dạy đổi mới, sinh viên sẽ phải tích cực, chủ động hơn trong học tập.
- Sinh viên không chỉ đơn thuần là nghe giảng trên lớp, mà các em cần phải nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu để tích lũy đƣợc kiến thức.
- Cùng với phần lớn thời gian ngồi học trong lớp, sinh viên sẽ phải tự học, tự nghiên cứu ở thƣ viện, tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu.
- Họ biết cách học bởi họ nắm đƣợc phƣơng thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những ngƣời khác có thể học tập đƣợc từ họ.
- Họ là những ngƣời đã đƣợc chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm đƣợc thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động [1].
- Điều đó chứng tỏ rằng NLTT có vai trò đặc biệt đối với việc nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên..
- NLTT gắn liền với khả năng học tập suốt đời của xã hội nói chung và sinh viên nói riêng.
- Ngƣời có NLTT là ngƣời đã đƣợc trang bị những kỹ năng cần thiết để ở bất cứ đâu, trong bất cứ điều kiện nào họ cũng có thể tự mình học tập, nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ, sáng tạo ra những tri thức mới.
- Trong xã hội ngày nay, yêu cầu đối với mỗi ngƣời là phải có khả năng độc lập cao để thích nghi và đáp ứng những đòi hỏi của học tập, lao động và NLTT là nền tảng cho sự phát triển độc lập đó..
- NLTT giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
- Sinh viên không thể chủ động trong học tập nếu các em không có khả năng phát hiện, tìm cách giải quyết các vấn đề học tập, mà việc giải quyết vấn đề cần phải thông qua sử dụng thông tin, tri thức.
- Vì vậy, NLTT sẽ giúp sinh viên đạt đƣợc những thông tin mình cần và biết cách sử dụng thông tin đó một cách hiệu quả, giúp các em chủ động trong học tập để giải quyết các vấn đề liên quan và tạo ra kiến thức mới..
- Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới, khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện tƣợng,.
- Chính vì vậy, NLTT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện cho sinh viên khả năng NCKH và nâng cao chất lƣợng NCKH..
- Tuy nhiên, hiệu quả các công trình NCKH ở nƣớc ta chƣa cao, theo tác giả Nghiêm Xuân Huy là do ba nguyên nhân chính sau: nội dung nghiên cứu đã quá lỗi thời, quá giáo điều, không sát thực tế.
- dữ liệu phục vụ nghiên cứu không toàn diện và cập nhật;.
- phƣơng pháp nghiên cứu thiếu tính khoa học [1].
- Sự bùng nổ thông tin hiện nay khiến cho thế giới thông tin trở nên phức tạp và hỗn loạn.
- Đối với ngƣời nghiên cứu khoa học nói chung và sinh viên khi làm NCKH, các công trình NCKH phải đảm bảo tính mới mẽ, tính thông tin, tính khách quan, tính tin cậy và tính kế thừa.
- Để đảm bảo những đặc trƣng khi thực hiện đề tài sinh viên phải có NLTT.
- NLTT trở thành chìa khóa để sinh viên làm chủ đƣợc kho tàng tri thức của nhân loại..
- Những đặc điểm quan trọng của sinh viên có NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân mình, nghĩa là họ dễ dàng xác định đƣợc vấn đề mình đang thực sự quan tâm cũng nhƣ phân tích, diễn đạt chúng thành các thuật ngữ tìm kiếm thông tin.
- Nói cách khác, họ phải làm chủ đƣợc lĩnh vực mình quan tâm và có khả năng trình bày các nội dung cụ thể.
- Đây đƣợc xem là một lợi thế của sinh viên, vì họ là những ngƣời đƣợc đào tạo bài bản, trải qua các khóa đào tạo về phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.
- Trong NCKH ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng ngƣời nghiên cứu phải có thông tin đầy đủ và khách quan, tạo ra tính mới tránh sự trùng lặp.
- Vì thế, họ cần phải biết cách khai thác và sử dụng thông tin hiệu quả - đó là NLTT..
- Chính điều đó đòi hỏi sinh viên phải tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau ở nhiều lĩnh vực.
- Việc NCKH ngày càng đòi hỏi cao và phức tạp trƣớc khối lƣợng thông tin vô cùng lớn, nhất là sự bùng nổ thông tin trực tuyến.
- Đứng trƣớc sự tiếp cận thông tin nhiều nhƣ vậy, sinh viên nghiên cứu phải chọn lọc thông tin tin cậy, có giá trị và phù hợp với yêu cầu diện đề tài.
- Nếu sinh viên có NLTT sẽ giúp họ biết kỹ năng khai thác, phân tích, đánh giá, tổng hợp, và sử dụng thông tin hiệu quả..
- Khi NCKH một đòi hỏi đối với ngƣời làm nghiên cứu đó là khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Tùy theo những yêu cầu mà vận dụng khả năng này vào làm việc rõ ràng, cùng làm việc song song hay độc lập.
- Nói đến NLTT, ngoài kỹ năng làm việc độc lập, thì làm việc nhóm trong NCKH sinh viên phải có khả năng chia sẻ.
- Phát triển NLTT còn giúp cho sinh viên nâng cao nghiên cứu - đạo đức nghề nghiệp.
- NCKH luôn đòi hỏi cái mới và mang tính kế thừa của những nghiên cứu trƣớc đó.
- Trong NCKH đòi hỏi một lƣợng thông tin lớn giúp cho việc trích dẫn, tham khảo trong đề tài.
- Để tránh tình trạng đạo văn hay cách trích dẫn đảm bảo tính thông tin trong làm khoa học, điều đó sinh viên cần phải có thông tin các nguồn tài liệu trích dẫn đầy đủ.
- Để làm đƣợc điều này, ngƣời nghiên cứu phải có hiểu biết về pháp luật, luật bản quyền, luật sở hữu trí tuệ, đạo đức nghề nghiệp.
- Thực tế chứng tỏ rằng, NLTT giúp cho sinh viên có thái độ nghiêm túc, giúp họ tránh đƣợc những vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức NCKH [1, 2]..
- Nhƣ vậy, để có những sản phẩm, những công trình khoa học chất lƣợng ứng dụng vào thực tiễn đời sống xã hội đòi hỏi sinh viên phải thực hiện quá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao.
- Năng lực thông tin với việc phát triển kỹ năng mềm.
- Kỹ năng mềm là khả năng ứng xử, nhạy bén với công việc và giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất có thể, hạn chế tối đa những rủi ro công việc mà những điều này giảng đƣờng đại học không thể truyền đạt cho sinh viên.
- Khi sinh viên có NLTT họ sẽ phát triển kỹ năng mềm trong mọi hoạt động của mình.
- Kỹ năng mềm giúp sinh viên các khả năng nhƣ: Khả năng thích nghi nhanh, nhún nhƣờng và nhẫn nại, cập nhật thông tin, tự quản thời gian, kỹ năng xử trí xung đột, kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng về máy móc công nghệ, khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập..
- Năng lực thông tin với việc hiểu biết về các lĩnh trong cuộc sống.
- Để hiểu biết về các lĩnh vực nhƣ kinh tế, pháp luật, các vấn đề xã hội xung quanh sử dụng thông tin và truy cập, sử dụng thông tin đúng cách, đúng luật sinh viên cần phải có NLTT..
- NLTT giúp sinh viên hiểu đƣợc quy cách, luật pháp và các vấn đề kinh tế, xã hội xung quanh thông tin và CNTT.
- NLTT giúp sinh viên có ý thức làm theo luật pháp, theo các quy tắc, chính sách của các tổ chức xã hội và quy ƣớc nghề nghiệp, có liên quan đến việc truy cập và sử dụng thông tin, vận dụng tri thức vào cuộc sống..
- NLTT giúp sinh viên biết nhìn nhận việc sử dụng thông tin trong việc truyền bá các sản phẩm hoặc thuyết trình về một vấn đề nhất định..
- NLTT của sinh viên là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố.
- Nó không những trực tiếp quyết định đến chất lƣợng học tập, NCKH của sinh viên trong nhà trƣờng mà còn khả năng hỗ trợ, năng lực tự học, hiểu biết kiến thức ngoài nhà trƣờng.
- NLTT giúp sinh viên hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống, trong xã hội kinh tế tri thức..
- Một trong những giải pháp hết sức cơ bản và cấp thiết là phải xây dựng đƣợc một nền tảng chiến lƣợc phát triển NLTT cho sinh viên không những cho những năm trên giảng đƣờng đại học mà còn cho việc học tập suốt đời.
- Có nhƣ vậy, chúng ta mới hy vọng trong một tƣơng lai không xa chúng ta sẽ cho ra thị trƣờng lao động một lớp ngƣời lao động không những có trình độ chuyên môn cao mà còn có NLTT để có thể đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập suốt đời của một con ngƣời trong xã hội bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay..
- Nghiêm Xuân Huy (2010), “Vai trò của kiến thức thông tin đối với cán bộ nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, 23 (3), tr.
- Trƣơng Đại Lƣợng (2014), “Một số nhân tố ảnh hƣởng tới việc phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên”, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, 46 (2), tr.
- Vũ Thị Nha (lƣợc dịch) (2007), “Lồng ghép kiến thức thông tin vào môn học ở bâc học đại học thông qua mối quan hệ giữa thƣ viện và giảng viện”, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, 11 (3) tr.
- Vũ Thị Nha dịch (2009), “Phát triển chiến lƣợc nhằm nâng cao kiến thức thông tin và triển khai các dịch vụ thƣ viện năng động: Một số gợi ý cho Lào”, Đại hội cán bộ thƣ viện các nƣớc Đông Nam Á lần thứ 14 - Consal XIV, tr.
- Nguyễn Hoàng Sơn (2001), “Tìm hiểu khái niệm kiến thức thông tin góp phần đảm bảo chất lƣợng đào tạo cử nhân chuyên ngành Khoa học Thông tin – Thƣ viện”, Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành Thông tin – Thƣ viện lần thứ nhất, tr..
- Tên cơ quan: Trung tâm Thông tin – Thƣ viện, Trƣờng Đại học Hà Tĩnh ĐT