« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của ngôn ngữ và thể loại trong tiếp nhận văn học


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết luận giải về một số ảnh hưởng của tư duy triết học đến quá trình tiếp nhận văn bản văn học của người đọc dưới góc độ ngôn ngữ và thể loại.
- Trong đó, đặc điểm ngôn ngữ chi phối nghĩa của văn bản và mở ra khả năng tiếp nhận đa dạng cho người đọc.
- Vai trò của ngôn ngữ và thể loại trong tiếp nhận văn học.
- Mỗi hệ hình tư duy triết học để lại dấu ấn trong hệ hình tư duy lý luận văn học.
- Điều này chi phối mạnh mẽ đến các xu hướng lý thuyết văn học..
- Phương pháp thực chứng chủ yếu soi sáng vấn đề mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm.
- Tác giả như là bờ bến quan trọng để hiểu được tác phẩm.
- văn bản như thế chẳng qua là đi tìm nghĩa chủ ý của tác giả nhưng vô lý ở chỗ nghĩa chủ ý này thật ra là do người đọc nghĩ ra.
- Hệ hình tư duy hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của người đọc, phát hiện ra sự khác biệt giữa văn bản và tác phẩm văn học, nhờ đó vai trò của người đọc được nhìn nhận đúng mức.
- Đồng thời, tư duy lý luận hậu hiện đại cũng cho thấy sự độc đáo, tinh tế của một tác phẩm văn học.
- Văn bản văn học thực chất là một bộ khung chưa hoàn thiện, cần được bổ sung và lấp đầy.
- Để văn bản trở thành tác phẩm.
- văn học thì văn bản văn học đó cần phải được đọc..
- Đọc là sự cụ thể hóa văn bản, người đọc mỗi giai đoạn sẽ đưa ra những ý nghĩa khác nhau của tác phẩm.
- Cho nên, tác phẩm văn học là vật hai lần có ý thức: ý thức của tác giả và ý thức của người đọc..
- Một trong những vấn đề quan trọng của tư duy lý luận văn học hiện đại và hậu hiện đại là phương thức tồn tại của tác phẩm thông qua người đọc..
- Quá trình này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tác giả - tác phẩm - người đọc.
- văn bản, biến văn bản thành tác phẩm là vai trò của người đọc..
- 2.1 Tính chất ký hiệu – tính đa nghĩa và hình tượng của tác phẩm.
- Văn bản văn học là hệ thống ký hiệu của ngôn ngữ có đặc trưng riêng trong sự tạo nghĩa..
- Đó không phải là sự hiểu sai, hiểu nhằm về đối tượng từ phía người đọc..
- Sự đa nghĩa của văn bản tạo nên tính không chính xác của các tình huống khi người đọc tiếp xúc với văn bản.
- Nhìn chung, việc nắm bắt, lý giải tình huống chính là việc người đọc mở ra những bí mật ẩn chứa trong thông điệp thẩm mỹ mà tình huống chứa đựng..
- Đứng ở góc độ mỹ học tiếp nhận, tình huống ở đây trước hết là yếu tố có trong tác phẩm tự sự tạo sự lý thú cho người đọc.
- Chẳng hạn, khi đọc Chiếc lá cuối cùng của O’ Henri, trước tình huống về sự bi quan của một cô gái trẻ, người đọc sẽ dự định những kết cục khác nhau.
- Hình ảnh chiếc lá thường xuân vẫn bám lấy thân dây sau mưa gió bão bùng không chỉ gây ngạc nhiên cho Giônxi mà còn cho cả người đọc.
- Hay tình cảnh của Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu cũng gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ về những ngang trái trong số kiếp con người để từ đó có sự điều chỉnh nhất định trong lối sống của bản thân..
- Ngoài ra, tác phẩm văn học còn có những tình huống nảy sinh trong sự lý giải của người đọc sau khi tác phẩm đã khép lại.
- Đi vào thế giới hình tượng ấy, người đọc có những cách lý giải riêng nhờ vào khả năng phản ứng với đối tượng.
- Chính những hình tượng được tạo nên bằng những ký hiệu đã mang đến cho văn bản văn học vô vàn ý nghĩa trong sự giải mã của độc giả..
- 2.2 Tính chất mở của văn bản - khả năng nắm bắt thông điệp của người đọc nhờ ngôn ngữ.
- Gadamer đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng trong lý thuyết tiếp nhận, trong đó vấn đề “có thể hiểu được những tác phẩm mà về mặt lịch sử và văn hóa là xa lạ đối với người đọc.
- Những người đọc thuộc các nhóm xã hội - lịch sử và các thời đại khác nhau có những kinh nghiệm gì trong việc tiếp nhận văn bản?” (Trương Đăng Dung, 2002)..
- Trước hết, tính chất mở của tác phẩm văn học biểu hiện ở sự đối thoại giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Mỗi giai đoạn khác nhau thì sự hiểu của người đọc về nghĩa văn bản khác nhau.
- Nhờ đó, văn bản văn học sản sinh ý nghĩa mới hoặc là ý nghĩa của tác phẩm được công nhận, được khôi phục.
- Người đọc hiện đại không chỉ nghe những lời than thở về thân phận lẻ mọn, cô đơn trong thơ Hồ Xuân Hương mà còn thấy được vẻ đẹp trong hoài niệm phồn thực của thơ bà.
- Những sáng tác đã ra đời hàng thế kỷ nhưng người đọc hôm nay vẫn tìm thấy những điều lý thú, mới mẻ.
- Không những vậy, nhờ ngôn ngữ, tác phẩm văn học và người đọc có mối quan hệ vượt qua không gian.
- Điều này cho thấy mối liên hệ giữa văn bản văn học với các ngành khoa học khác như lịch sử học, văn hóa học, dân tộc học, nghệ thuật học, tôn giáo học… Khi người đọc càng có sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực thì quá trình cụ thể hóa văn bản càng dễ dàng và sâu sắc hơn.
- Chẳng hạn, khi người đọc có sự hiểu biết về triết học Phật giáo, về văn hóa trong tôn giáo của người Việt Nam và người Nhật Bản thì khi đọc thơ thiền của các thiền sư Việt Nam cũng như các thiền sư Nhật Bản đều thấy họ có quan niệm sống nhập thế, cứu thế, yên vui với cuộc sống hiện tại:.
- Cho nên, quá trình đọc hình thành nên mối quan hệ giữa người đọc có thực và người đọc tiềm ẩn.
- cứu đã chỉ ra rằng, đời sống của tác phẩm văn học có khi độc lập với chủ ý của người sáng tác..
- Wolfgang Iser là người có công trong việc bổ sung khái niệm “người đọc tiềm ẩn”..
- Cho nên, khi cụ thể hóa tác phẩm, người đọc trước hết phải hiểu đúng văn bản rồi mới thâm nhập vào chiều sâu để phát hiện thêm những ý nghĩa mới ngoài dự định của tác giả..
- Bởi vì, văn bản quy định hành trình đọc của người đọc.
- Đồng thời, thông qua hệ thống tác phẩm, người đọc có thể được gợi mở, được định hướng trong khi đọc.
- Khi nói về cảm thức cô đơn trong thơ Xuân Diệu người đọc sẽ nghĩ ngay đến nỗi cô đơn thời gian bởi ông vốn ham sống, vội sống vì biết rằng.
- rồi đến Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài xa… người đọc phải thấy sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, không thể dùng khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của thời kỳ trước 1975 để lý giải cho những tác phẩm đi vào hiện thực cuộc sống sau 1975 xù xì, thô ráp..
- Như vậy, tính chất mở đã giúp cho văn bản văn học tạo nghĩa không ngừng trong những thời gian và không gian khác nhau..
- 2.3 Sự thỏa thuận giữa văn bản với người đọc thông qua ngôn ngữ.
- Văn bản văn học được tạo ra khi nhà văn có nhu cầu biểu hiện.
- Khi tiếp xúc với văn bản, người đọc có ý thức tách mình ra khỏi thực tại để thâm nhập vào cái thế giới có thể được tác giả tạo nên.
- Trong khi đọc, người đọc luôn tạo ra sự liên kết của riêng mình với văn bản.
- Thế Lữ dù đã nhiều lần thả hồn vào cõi thiên thai nhưng người đọc vẫn nhớ đến ông qua hình ảnh con hổ mơ về rừng xanh để hướng đến một cuộc đời tự do đích thực… Cho dù tất cả những điều đó chỉ là thế giới hình tượng mà tác giả tạo nên nhưng khi đọc, người đọc vẫn thấy được một phần hiện thực đang hiện diện..
- Người đọc đã thực sự vui, buồn cùng những vui buồn của nhân vật.
- ngưỡng vọng cái lý tưởng, sự thanh cao… Người đọc xem mình như một nhân vật đang trực tiếp chứng kiến những sự việc xảy ra.
- Ngoài ra, “Mối quan hệ có chủ ý giữa nhà văn và tình huống câu chuyện là cái mà người giải thích không thể bỏ qua, bởi vì nó cũng quyết định những quy tắc trò chơi tiếp tục của thế giới văn bản, làm cho cái thế giới đó có sự chấp nhận được đối với người đọc” (Trương Đăng Dung, 2002)..
- Đó là biểu hiện của sự bắt được nhịp tâm hồn hay sự đồng điệu của người đọc dành cho nỗi niềm tác giả gửi gắm trong tác phẩm..
- Theo nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung, tiếp nhận là quá trình “ấn tượng hay tác động” của văn bản văn học đối với người đọc.
- Quá trình này xảy ra trong ý thức người tiếp nhận khi tiếp xúc với hiện thực của tác phẩm từ đó hình thành giá trị thẩm mỹ..
- Đặc điểm thể loại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sáng tác và tiếp nhận tác phẩm văn chương.
- Do đó, khi tiếp cận tác phẩm người đọc phải dựa trên những quy ước về thể loại để đảm bảo sự khách quan, đúng đắn trong quá trình đánh giá, cảm thụ.
- Hư cấu là một loại hình văn học tiêu biểu, có bề dày lịch sử và thành tựu.
- Xuất phát từ yêu cầu tố chất thẩm mỹ của loại hình văn học hư cấu và phi hư cấu, người đọc phải xác định một phương pháp đọc phù hợp..
- Khi tiếp nhận loại hình văn học hư cấu, người đọc phải chấp nhận logic nội tại của tác phẩm được tác giả tạo nên.
- Người đọc sẽ không thấy vô lý khi cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám chết đi rồi có thể sống lại nhiều lần hay nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ khi trầm mình tự vẫn có thể gặp Linh Phi - phu nhân của Nam Hải Long Vương để được trở về giải nỗi oan tình.
- “điều không thể” này phù hợp với tác phẩm văn.
- Người đọc hiểu rõ đặc điểm này và lý giải tác phẩm theo nguyên tắc riêng của sự hư cấu.
- Ngược lại, người đọc đòi hỏi sự chính xác khi tiếp cận văn chương phi hư cấu.
- Hay trong truyện ký Người mẹ cầm súng, tác giả Nguyễn Thi đã giới thiệu rõ ràng, chính xác về nhân vật: “tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có một người đàn bà đã sáu con tên là Nguyễn Thị Út” mà nếu cần, người đọc có thể tìm gặp nhân vật ở ngay địa chỉ này.
- Những điều này người đọc có thể thấy đã được ghi nhận trong lịch sử.
- Những nhân vật ấy phải có địa chỉ rõ ràng và sự kiện phải có thời gian, không gian chính xác mà người đọc có thể kiểm chứng được..
- Thứ hai, văn học hư cấu có sự tiếp tục không ngừng của các tình huống ở độc giả sau khi đọc hết văn bản còn văn học phi hư cấu thì điều này rất hạn chế.
- Điều này như đã nói ở trên, ở văn chương hư cấu, khi câu chữ đã kết thúc không có nghĩa là câu chuyện đã xong xuôi, người đọc có thể viết thêm, viết tiếp do sự không dừng lại của tình huống câu chuyện.
- Cho nên trong quá trình lý giải, người đọc không được suy diễn hoặc liên tưởng gì về ý đồ của văn bản..
- Khi tiếp xúc với văn chương hư cấu, người đọc có cảm giác như đã bắt gặp những con người, những sự việc tương tự như thế ở đâu đó trong cuộc sống nhưng không thể xác định được chính xác.
- Chí Phèo trong tác phẩm là mô hình về.
- Như vậy, tố chất thẩm mỹ có ý nghĩa quan trọng trong bước đầu người đọc tiếp xúc với văn bản, giúp người đọc có định hướng đúng đắn, tránh sự “lệch pha” trong khi đối diện với thế giới nghệ thuật của tác phẩm..
- Cấu trúc này sẽ quy định cho người đọc quá trình tìm hiểu và giải mã thế giới nghệ thuật của tác phẩm..
- Người đọc phải dựa vào điều này để nắm bắt thế giới trong tác phẩm.
- Kịch tập trung vào những xung đột kịch tính… Đặc biệt, khi đánh giá tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm trữ tình, người đọc không thể lấy thế giới khách quan áp vào thế giới hình tượng trong tác phẩm để mong tìm sự trùng khít để rồi bị chi phối bởi những yếu tố ngoài văn học, bởi vấn.
- đề trong tác phẩm bị thế giới nội tâm của tác giải quy định..
- Thứ hai, mỗi loại hình văn học có phương thức phản ánh riêng phù hợp với đặc trưng thể loại.
- Do đó, trong quá trình “cụ thể hóa” văn bản, người đọc phải đi vào đúng trọng tâm của phương thức phản ánh.
- Dù rằng trong bài thơ Quê hương, Giang Nam đã kể một câu chuyện từ thuở còn thơ cho đến ngày lớn lên, đi kháng chiến nhưng khi giải mã tác phẩm người đọc không thể nào dựa vào chi tiết nghệ thuật hay cốt truyện bởi những yếu tố này chẳng có gì đặc sắc.
- Nhìn chung, nhờ vào đặc trưng thể loại, người đọc có thể xác định được các yếu tố văn học và ngoài văn học để có nhận thức, đánh giá đúng đắn, chính xác nội dung phản ánh trong tác phẩm..
- Phải trải qua một quá trình dài, vấn đề mối quan hệ giữa văn bản và người đọc mới được xác lập và vai trò của người đọc trong việc tạo ý nghĩa cho tác phẩm mới được chú trọng.
- Điều này là do sự chi phối mạnh mẽ của tư duy triết học đến tư duy lý luận văn học..
- Tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng thông qua mối quan hệ với độc giả dựa trên những.
- đặc điểm riêng biệt của văn học.
- Những đặc điểm này đã giúp người đọc có nhận thức đúng đắn khi tiếp cận với văn bản đồng thời cũng chi phối quá trình đọc và đánh giá tác phẩm.
- Tuy nhiên, văn bản văn học cũng chịu sự tác động trở lại từ phía người đọc.
- Văn bản khi được tạo ra đã có nghĩa nhất định nhưng ý nghĩa và giá trị phải nhờ có người đọc mới hình thành.
- Không thể phủ nhận mỗi văn bản khi ra đời đã có một ý nghĩa và giá trị tự thân nhưng năng lực thẩm mỹ của người đọc và chuẩn thẩm mỹ của cộng đồng sẽ là cho giá trị ấy của tác phẩm được phát huy hay mai một.
- Lúc này, phẩm chất của người đọc sẽ quy định ngược lại người phát ngôn..
- Việc xác định chính xác tác phẩm sẽ như thế nào trong mối quan hệ với người đọc sẽ rất khó khăn.
- Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học.
- Tạp chí Nghiên cứu Văn học.
- NXB Văn học