« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA RỪNG CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI TỈNH LÀO CAI


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA RỪNG CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI TỈNH LÀO CAI.
- Trong những năm qua, xu hướng nhận thức về vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều thay đổi.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái rừng ở Việt Nam, trong đó, việc người dân chưa được trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và là chủ sở hữu đích thực của rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
- Ở nhiều địa phương, chính quyền và các cơ quan chuyên môn chưa có được một giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- phát huy và lồng nghép một cách có chọn lọc với những thể chế và luật pháp của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng..
- những điểm mạnh, điểm yếu của các mô hình rừng cộng đồng.
- đề xuất các giải pháp phát huy và lồng ghép những kiến thức bản địa, những luật tục truyền thống mà người dân sử dụng với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn..
- Nguồn số liệu được thu thập thông qua phương pháp nghiên cứu phỏng vấn mở đối với các già làng, trưởng bản, cán bộ quản lý và những người dân có uy tín trong cộng đồng.
- Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là địa bàn sinh sống của 556.900 người dân đến từ 27 dân tộc khác nhau, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 70% dân số toàn tỉnh (UBND tỉnh Lào Cai, 2006).
- Cuộc sống của người dân (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số) chủ yếu phụ thuộc vào các sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Cho đến nay, người dân đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của cộng đồng.
- Diện tích rừng còn lại được các cá nhân, hộ gia đình và một số mô hình rừng cộng đồng quản lý..
- loại hình rừng này đều lôi kéo được sự tham gia của toàn thể người dân trong thôn bản và hiệu quả công tác bảo vệ rừng của các loại hình này là khá hiệu quả..
- Kết quả cho thấy, người dân ở các thôn bản cũng không nhớ rõ những khu rừng thiêng, rừng “nào lồng” này có từ bao giờ..
- Việc tổ chức bảo vệ rừng và cúng rừng là xuất phát từ những niềm tin, tín ngưỡng của người dân vào rừng, thần rừng.
- “Lồng” là một đấng anh linh có thể giúp cho người dân tai qua nạn khỏi, mùa màng tươi tốt, súc vật không bị bệnh.
- Cộng đồng người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát thì tin rằng trong rừng có “miên” nghĩa là “ma”, và cũng giống như người Mông ở Si Ma Cai, người dân ở Dền Sáng tin rằng “miên”.
- có thể giúp người dân có được một mùa màng tươi tốt, tai qua nạn khỏi….
- Xuất phát từ những niềm tin, tín ngưỡng như trên, hàng năm, cộng đồng người Mông ở Si Ma Cai tổ chức lễ hội “nào lồng”, nghĩa là “ăn rồng”, và người Dao ở Bát Xát tổ chức “chẩu miên chang kiền”, nghĩa là “cúng ma bảo vệ rừng” để tỏ lòng biết ơn đến các vị thần rừng và cầu mong cho tai qua nạn khỏi và làm ăn gặp nhiều may mắn cho các hộ gia đình trong thôn bản..
- Tring khi tìm hiểu phương thức tổ chức, quản lý và bảo vệ rừng truyền thống, chúng tôi nhận thấy, do các loại hình rừng cộng đồng này được phát triển từ những niềm tin, tín ngưỡng của người dân và nó được truyền lại từ đời này qua đời khác, nên rừng được quản lý một cách rất nghiêm ngặt, dựa trên những thể chế, những luật tục truyền thống của cộng đồng..
- Những quy định về bảo vệ rừng như trên hiện nay đã được cộng đồng ở xã Dền Sáng chấp nhận không chỉ được áp dụng đối với rừng “kiền miên”, mà còn được áp dụng đối với tất cả các khu rừng cộng đồng khác.
- Đây là những tiến bộ đáng mừng vì với những quy định chặt chẽ về bảo vệ rừng, cùng với sự lồng ghép của niềm tin, tín ngưỡng của người dân vào rừng, thần rừng, nên những khu rừng cộng đồng của Dền Sáng hiện được bảo vệ đạt hiệu quả cao..
- Lễ hội “nào lồng” của cộng đồng người Mông ở Si Ma Cai cũng có những điểm tương tự với lễ “chẩu miên chang kiền” của người Dao ở Dền Sáng..
- Khu rừng này được người dân quản lý, bảo vệ rất nghiêm ngặt.
- Hàng năm, cứ đến ngày 3 tháng 3 âm lịch, người dân trong thôn lại tổ chức “chẩu miên chang kiền” để cúng thần rừng.
- Ông cũng là người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm, giải thích lời hay, lẽ phải cho người dân và con cháu.
- Ngày nay thì các hộ gia đình đóng góp tiền và người quản lý, bảo vệ rừng được dân bầu từ năm trước sẽ có trách nhiệm tổ chức nấu nướng cho toàn bộ thôn bản ăn..
- Sau khi thầy cúng làm lễ “chẩu miên chang kiền”, người dân ăn uống và họp thảo luận những quy chế, quy định của cộng đồng về các hoạt động trong thôn bản, đặc biệt là quy chế bảo vệ rừng.
- Theo những quy chế này thì những ngày bình thường trong năm người dân không được vào trong rừng để lấy củi, lấy măng.
- Tuy nhiên, thôn bản sẽ mở cửa rừng từ 2-3 ngày để người dân có thể khai thác cây vầu để làm nhà, rào vườn và tìm kiếm măng.
- Ngày mở cửa rừng cụ thể sẽ do trưởng thôn và người bảo vệ rừng quyết định và thông báo trước đến với mọi người dân..
- Cũng tại ngày hôm đó, người dân cũng sẽ thảo luận và bầu ra từ 2-3 người bảo vệ rừng gọi là “cun kền” trong năm tới.
- Những người này có trách nhiệm theo dõi, bảo vệ rừng và thường thì họ phải lên rừng hàng tuần để kiểm tra.
- Những người dân không tuân thủ quy định bảo vệ rừng sẽ bị phạt, thông thường mức phạt là 10.000 đồng cho mỗi cái măng, hoặc một cây vầu.
- Đó là ngày mà người dân toàn bộ thôn bản họp lại với nhau và cùng nhau đưa ra những cam kết về những quy định ràng buộc trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.
- Tuy nhiên, việc sắp xếp, chuẩn bị sẽ do người bảo vệ rừng (lồng thơz) được dân bản bầu lên từ năm trước đứng ra lo liệu, tổ chức..
- Tất cả những việc này đều do người dân quyết định.
- Trong cuộc họp, “lồng thơz” và người dân cũng phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong ngày cúng..
- Theo ông Tráng A Pao ở xã Cán Cấu, nội dung bài cúng tập trung chủ yếu là nhờ “lồng” phù hộ cho người dân thôn bản làm ăn được mùa, không bị bệnh tật cho người và dịch bệnh cho gia súc.
- Cũng như đối với người Dao ở Bát Xát, ngoài việc cầu khấn cho một vụ làm ăn bội thu và gặp nhiều may mắn, trong lễ “nào lồng” người dân ở Si Ma Cai cũng thảo luận về những quy định liên quan đến cuộc sống của người dân thôn bản, ví dụ như quy ước phạt trâu ăn ngô, lúa, phá hoại sản xuất, mùa màng, chặt phá rừng.
- Những kế hoạch hoạt động chính của thôn trong năm tới cũng được người dân đưa ra thảo luận, thống nhất.
- Người dân bầu ra “lồng thơz” mới để chịu trách nhiệm tổ chức và huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
- Vì vậy, hoạt động cúng thần linh và bảo vệ rừng tại các khu rừng cộng đồng này được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
- Các quy chế về quản lý, bảo vệ rừng được người dân trong cộng đồng tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
- Chính vì vậy, các khu rừng này thường được bảo vệ và phát triển tốt.
- Ngoài ra, việc tổ chức các lễ cúng này cũng giúp cho mối quan hệ của người dân trong thôn bản thêm gắn bó.
- Ở Bát Xát từ 1996 đến năm 2000, thực hiện chủ trương của Nhà nước về quy định nếp sống văn hóa mới, các hoạt động trên bị coi là mê tín dị đoan nên người dân không tổ chức cúng rừng, và hậu quả sau đó là rừng bị chặt phá nhiều.
- Rừng thôn bản.
- Theo như ông Đặng Văn Quang, thôn bản Lọt, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng thì “người dân bảo vệ rừng là để có cây tre, cây gỗ làm nhà và để có nước sinh hoạt và cấy lúa”..
- Nhưng khi rừng mỡ chưa được trồng thì xảy ra xung đột biên giới, người dân trong thôn phải sơ tán xuống tận Yên Bái.
- Kết thúc xung đột, người dân bản Lọt quay trở lại làng bản của mình thì rừng đã bị trơ trụi.
- Trước tình cảnh đó, người dân trong thôn đã tổ chức cuộc họp và quyết định khoanh nuôi, bảo vệ để cho rừng tái sinh..
- Cho đến nay, toàn thôn đã có 274 ha rừng được khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển tốt..
- Hình thức tổ chức quản lý và bảo vệ rừng thôn bản là do tổ bảo vệ rừng được dân bầu ra.
- Tổ bảo vệ rừng của thôn bản Lọt gồm 14 thành viên, có tổ trưởng, tổ phó phụ trách và có quy chế hoạt động rõ ràng.
- Các thành viên tổ bảo vệ rừng có thể thay đổi hàng năm.
- Còn ở thôn Tả Van Mông, xã Tả Van, huyện Sa Pa, tổ bảo vệ gồm 5 thành viên.
- Hoạt động của tổ không mang tính chuyên nghiệp, mà chủ yếu là giải quyết các sự vụ khi người dân vi phạm quy định của thôn bản về bảo vệ rừng.
- Thông thường, các thành viên trong tổ bảo vệ rừng được bầu lại theo từng năm..
- Ở thôn bản Lọt trong thời gian đầu khi tổ bảo vệ rừng mới được thành lập, mỗi hộ gia đình đóng góp 20 kg thóc, còn ở Tả Van là 10 kg thóc/năm để làm quỹ cho hoạt động của tổ bảo vệ.
- Các thành viên trong tổ vẫn xác định rằng trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của họ là chính.
- Sự hưởng lợi của họ từ những đóng góp của người dân chỉ là phụ.
- là rừng của họ và nó phục vụ cho những nhu cầu trực tiếp của gia đình và cộng đồng, nên các hộ gia đình cũng tình nguyện góp thóc để hỗ trợ nhóm bảo vệ.
- Từ năm 1994, Dự án 327 và sau đó là Dự án 661 đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng.
- Với diện tích rừng được khoanh nuôi tương đối lớn, nên lượng tài chính hàng năm hỗ trợ cũng đủ trang trải cho các hoạt động của tổ bảo vệ và người dân không còn phải góp thóc nữa.
- Tuy nhiên, cũng từ đây những người bảo vệ rừng bắt đầu có khái niệm về “tiền công” trong các hoạt động bảo vệ rừng của mình.
- Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ rừng của họ cũng có những thay đổi.
- Thay vì việc bảo vệ rừng cho cộng đồng, cho những nhu cầu dân sinh trước đây, nay các thành viên bảo vệ rừng nghĩ rằng việc bảo vệ rừng là việc họ được thuê làm và bảo vệ rừng là bảo vệ cho Nhà nước.
- Vì thế, khi tham gia vào tổ bảo vệ họ phải được hưởng tiền công.
- Ông Lý Văn Hùng, một thành viên của tổ bảo vệ rừng trước đây nay đã nghỉ cho biết lý do anh không làm ở tổ bảo vệ rừng nữa là vì “mình nghỉ để nhường quyền được hưởng lợi từ bảo vệ rừng lại cho người khác”.
- Rõ ràng, quan niệm về bảo vệ rừng đã có những đổi khác..
- Các quy định cụ thể về bảo vệ rừng sẽ do người dân thảo luận trong buổi lễ “lềnh phang”.
- Tổ trưởng sẽ thay mặt toàn tổ báo cáo lại với bà con tình hình quản lý bảo vệ rừng năm vừa qua, đồng thời nêu lên sự cần thiết của việc quản lý, bảo vệ rừng với cuộc sống của cộng đồng, từ đó, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của mọi người dân trong quản lý, bảo vệ rừng.
- Người dân cũng thảo luận hình thức xử phạt đối với những ai vi phạm quy chế bảo vệ rừng của thôn, ví dụ: nếu các hộ gia đình vào rừng lấy củi mà chưa được phép của tổ bảo vệ thì sẽ bị phạt 35.000 đồng/bó củi khô và 25.000 đồng/bó củi tươi.
- Đó cũng là cách để nhắc nhở mọi người dân về ý thức bảo vệ rừng và tuân thủ quy chế của thôn bản đã đề ra.
- Những vi phạm về quản lý bảo vệ rừng đều do tổ bảo vệ rừng xử lý, chỉ những trường hợp người vi phạm không chịu chấp hành thì mới nhờ đến sự can thiệp của trưởng thôn hoặc UBND xã..
- Hiệu quả bảo vệ rừng thôn bản và những khó khăn gặp phải.
- Cho đến nay, hầu hết các khu rừng được người dân quản lý, bảo vệ theo hình thức này đều có hiệu quả và được quản lý một cách rất chặt chẽ.
- Trong những năm gần đây, ở Tả Van có một biện pháp bảo vệ rừng khá độc đáo là những người trước đây hay chặt phá rừng lại được bầu vào tổ bảo vệ rừng và từ đó họ lại trở thành người bảo vệ rừng..
- Ngoài ra, việc bảo vệ rừng thôn bản cũng góp phần làm tăng tính cộng đồng của người dân trong thôn bản.
- Theo như ông Dơ thì thông qua lễ hội “lềng phang”, người dân hiểu nhau hơn và có trách nhiệm hơn trong quản lý và bảo vệ rừng.
- Vì thế, các quy định về quản lý, bảo vệ rừng đều được người dân tuân thủ, kể cả những trường hợp vi phạm các quy định của cộng đồng thì họ cũng chấp nhận nộp phạt theo quy chế mà không có sự chống đối..
- Hiệu quả được thể hiện gián tiếp như người dân có đủ củi đun, tre, gỗ để làm nhà và nước để sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất lúa.
- Ở thôn bản.
- Lọt trước đây, người dân chỉ sản xuất lúa 1 vụ, nhưng nay đã có thể chủ động làm lúa 2 vụ do có đủ nước tưới tiêu..
- Tuy vậy, ở thôn bản Lọt, vấn đề bảo vệ rừng hiện đang gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân là vì kể từ năm 2004, Dự án 661 đã dừng việc đầu tư khoán bảo vệ rừng.
- Các thành viên tổ bảo vệ rừng không còn được hưởng chế độ tiền công như trước đây nữa.
- Mặc dù tổ bảo vệ rừng vẫn còn, nhưng hoạt động dần bị buông lỏng, làm hiệu quả không cao.
- Thành viên trong tổ bảo vệ không có quyền xử phạt đối với người vi phạm, chức năng này vẫn thuộc nhiệm vụ của kiểm lâm và UBND xã.
- Theo ông Đặng Văn Quang, Trưởng thôn bản Lọt, muốn bảo vệ được rừng Nhà nước, cần tiếp tục hỗ trợ tiền bảo vệ rừng trong vài năm tới.
- Ngoài ra, cần phải có những chế tài cho phép tổ bảo vệ rừng thi hành những biện pháp phạt đối với những vi phạm nhỏ để răn đe, giáo dục người dân và để có ít nhiều tiền quỹ cho hoạt động của tổ.
- Còn đối với anh Lý Văn Hùng thì thôn bản Lọt cần quay lại với phương án bảo vệ rừng trước đây mà thôn đã làm, đó là rừng cần được giao cho thôn và người dân đóng góp một ít thóc gạo cho tổ bảo vệ thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao trước đây người dân thôn bản Lọt (và bây giờ là Tả Van Mông) có thể tổ chức quản lý bảo vệ rừng tốt, nhưng kể từ khi có những đầu tư, hỗ trợ cho quản lý, bảo vệ rừng thì rừng được bảo vệ tốt hơn, nhưng sau khi những hỗ trợ này chấm dứt thì rừng lại bắt đầu bị tàn phá? Phải chăng những chương trình đầu tư này đã làm cho khái niệm về sở hữu rừng cộng đồng chuyển thành sở hữu Nhà nước và chính vì thế khi Nhà nước không có chính sách tiếp tục đầu tư thì trách nhiệm của người dân đối với rừng cũng suy giảm đi rất nhiều.
- Nếu đúng như vậy thì giải pháp phải đưa ra ở đây là gì? Phải chăng việc giao lại rừng cho cộng đồng, tuyên truyền rõ cho người dân về rừng là của cộng đồng là một việc làm cấp thiết để quản lý, bảo vệ tốt rừng ở những địa phương này..
- Nghiên cứu về rừng cộng đồng đã được tiến hành trên địa bàn 10 xã thuộc 4 huyện miền núi của tỉnh Lào Cai cho thấy cả bốn hình thức quản lý rừng cộng đồng đều có mặt ở Lào Cai, trong đó hai loại hình rừng cộng đồng là rừng truyền thống và rừng thôn bản được nghiên cứu sâu, đều thể hiện rõ hiệu quả về quản lý và bảo vệ rừng.
- Loại hình rừng truyền thống đóng một vai trò quan trọng cả về ý nghĩa về mặt tâm linh lẫn ý nghĩa về mặt cộng đồng nên được quản lý, bảo vệ một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt.
- Các quy định về quản lý, bảo vệ rừng được cộng đồng người dân cùng thảo luận, xây dựng.
- Các quy định, thiết chế được lồng ghép với những quy định về mặt tâm linh và văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, nên được người dân trong cộng đồng ủng hộ và tuân thủ một cách khá tuyệt đối..
- Loại hình rừng cộng đồng này được người dân tự nguyện đóng góp và thành lập tổ bảo vệ rừng.
- bảo vệ tốt hơn, nhưng khi sự hỗ trợ chấm dứt thì việc quản lý rừng lại gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người dân về sở hữu rừng thay đổi từ sở hữu cộng đồng sang sở hữu Nhà nước.