« Home « Kết quả tìm kiếm

VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA VIỆC ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Báo cáo tham dự Hội thảo về chính sách đối với giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tổ chức tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Báo cáo tham dự Hội thảo "Chính sách đối với giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế" do Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức VẤN ĐỀ CHUẨN HÓA VIỆC ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM.
- Cell phone Tóm tắt báo cáo Trong việc chuẩn hóa công tác đánh giá giảng viên, nhiều vấn đề cần được xem xét và thống nhất, trong đó có các vấn đề: đánh giá giảng viên để làm gì, đánh giá những gì ở người giảng viên, ai có quyền hạn và trách nhiệm đánh giá giảng viên, ai được tham gia đánh giá giảng viên, ai xây dựng tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá giảng viên phải được chuẩn hóa như thế nào, hồ sơ đánh giá giảng viên phải có những gì.
- Báo cáo này chia sẻ ý kiến về những vấn đề trên đồng thời đề cập tới tác động của việc chuẩn hóa đánh giá giảng viên đối với công tác tổ chức và quản lý giảng viên và đối với chính giảng viên..
- Trong vấn đề đảm bảo chất lượng trường đại học, chất lượng giảng viên là một yếu tố.
- Chúng ta đang nghĩ đến việc phải xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá giảng viên.
- Tuy nhiên, trước khi nói đến việc xây dựng chuẩn đánh giá nhiều vấn đề cần được xem xét và đi tới thống nhất, trong đó có các vấn đề: đánh giá giảng viên để làm gì, đánh giá những gì ở người giảng viên, ai có quyền hạn và trách nhiệm đánh giá giảng viên, ai được tham gia đánh giá giảng viên, ai xây dựng tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá giảng viên phải được chuẩn hóa như thế nào, hồ sơ đánh giá giảng viên phải có những gì.
- Báo cáo này chia sẻ ý kiến của chúng tôi về những vấn đề trên đồng thời đề cập tới tác động của việc chuẩn hóa đánh giá giảng viên đối với công tác tổ chức và quản lý giảng viên và đối với chính giảng viên.
- Những nội dung cần chuẩn hóa trong việc đánh giá giảng viên.
- Thứ nhất, chuẩn hóa mục đích đánh giá.
- Cho đến nay việc đánh giá giảng viên ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành vào cuối năm học nhằm bình xét thành tích của giảng viên với các danh hiệu thi đua như "lao động tiên tiến", "chiến sĩ thi đua".
- Ở nhiều nước, người ta đánh giá giảng viên vì nhiều mục đích khác nhau ((Robert Aylett and Kenneth Gregory (1996, tr.3):.
- Ra quyết định liên quan tới giảng viên trong các vấn đề: a) lương, b) thăng chức, và c) biên chế.
- Giúp giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy;.
- Thực hiện trách nhiệm giải trình trong nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài..
- Việc đánh giá giáo viên ở Việt Nam thuộc loại mục đích thứ nhất, nhưng cách đánh giá của Việt Nam khác với cách đánh giá ở các nước.
- Chúng ta xem xét các danh hiệu thi đua mà giáo viên đạt được để quyết định việc tăng lương, thăng chức, đưa giảng viên vào biên chế.
- Khi chuẩn hóa giảng viên, chúng ta cần chú ý tới các mục đích thứ hai và thứ ba, đặc biệt là mục đích thứ hai: giúp giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Theo Phạm Thị Minh Hạnh (2007, tr.7), người ta coi việc trao đổi ý kiến giữa người đánh giá và giảng viên sau khi dự giờ của giảng viên là bước quan trọng nhất trong việc đánh giá giảng viên.
- Ở Hoa Kỳ, nhiều trường đại học đòi hỏi giảng viên phải tham khảo ý kiến của chủ niệm bộ môn và hiệu trưởng để xây dựng một kế hoạch khắc phục những nhược điểm đã thấy và một khung thời gian để thực hiện kế hoạch.
- Kế hoạch cung cấp phương tiện giúp giảng viên đáp ứng các mong muốn của sinh viên một cách hệ thống trong một khoảng thời gian.
- Mỗi kế hoạch bao gồm: a) xác định nhược điểm, b) các mục tiêu khắc phục nhược điểm, c) các hoạt động thực hiện kế hoạch, d) thời gian đáp ứng mong muốn của sinh viên, e) quy trình đánh giá sự tiến bộ hàng năm và g) nguồn kinh phí (nếu có yêu cầu).
- Mục đích đánh giá gắn với kiểu đánh giá.
- Có hai kiểu đánh giá: đánh giá tỏng kết dùng để đánh giá thành tích và đánh giá quá trình để đánh giá quá trình phát triển.
- Đánh giá quá trình cung cấp những thông tin phản hồi giúp giảng viên cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Thứ hai, chuẩn hóa lĩnh vực đánh giá.
- Như đã nói ở trên, ở Việt Nam việc đánh giá giảng viên được thực hiện chủ yếu vào cuối năm học thông qua việc đánh giá thành tích và sự phục vụ trong ba lĩnh vực: a) nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống, b) ý thức tổ chức, kỷ luật, và c) chuyên môn nghiệp vụ được giao.
- Việc kiểm điểm và đánh giá thường chung chung: đa số đạt danh hiệu "lao động tiên tiến", một vài người được xét là "chiến sĩ thi đua".
- Theo tôi, chúng ta cần chuẩn hóa đánh giá giảng viên ở ba lĩnh vực thuộc nhiệm vụ của họ và đồng thời cũng là chức năng của bất kỳ một trường đại học nào: a) giảng dạy, b) nghiên cứu, và c) phục vụ..
- Thứ ba, chuẩn hóa tiêu chí đánh giá.
- Để việc đánh giá có hiệu quả chúng ta cần chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá việc giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ.
- Thứ tư, chuẩn hóa người đánh giá.
- Ở Việt Nam, người có vai trò trong việc đánh giá giảng viên là các đồng nghiệp trong bộ môn.
- Những nhận xét của đồng nghiệp về thành tích của một giảng viên trong buổi họp kiểm điểm cuối năm học được coi là nhận xét đánh giá.
- Tôi cho rằng người đánh giá phải là những nhà quản lý các cấp (chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm khoa và lãnh đạo nhà trường) bởi vì họ là những người có trách nhiệm và quyền hạn trong việc ra quyết định về việc tăng lương, thăng chức hoặc xét vào biên chế của giảng viên..
- Thứ năm, chuẩn hóa người tham gia đánh giá Hoạt động giảng dạy của giảng viên cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đối với người tốt nghiệp một ngành đào tạo.
- Vì thế, việc đánh giá công tác giảng dạy không thể bỏ qua sự tham gia của sinh viên.
- Ở Việt Nam, việc thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy của giảng viên cho đến nay vẫn chưa được chính thức đưa vào quy trình đánh giá giảng viên.
- Người ta cho rằng việc sinh viên tham gia đánh giá giảng viên sẽ xúc phạm giảng viên.
- Ở nhiều nước thì việc sinh viên đánh giá giảng viên là một thủ tục quen thuộc.
- Người ta phát cho sinh viên phiếu đánh giá giảng viên.
- Sinh viên có thể được thông báo rằng việc đánh giá của họ có lợi cho giảng viên trong công tác giảng dạy, là một kênh quan trọng trong quyết định của nhà trường đối với vấn đề lương, thăng chức và biên chế của giảng viên.
- Sinh viên có thể được đề nghị đánh máy phiếu đánh giá để giảng viên không nhạn ra nét chữ của họ (Central Oregon Community College's Website, 2006)..
- Việc tham gia của các đồng nghiệp hay những người đồng cấp phải là một yêu cầu trong việc đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ của giảng viên.
- Là đồng nghiệp, họ biết rõ những điểm mạnh và những nhược điểm của giảng viên trong bộ môn.
- Vì thế, việc họ tham gia đánh giá giúp thu được các kết quả đánh giá chính xác.
- Một trong những hoạt động đánh giá của đồng nghiệp là dự giờ và xem xét các tài liệu giảng dạy.
- Trong một số trường đại học Hoa Kỳ, người ta thành lập đoàn đánh giá ngoài với những đánh giá viên đồng cấp được lựa chọn thông qua việc tham vấn giảng viên, người đánh giá được chỉ định và người có tiềm năng được chọn làm đánh giá viên (Central Oregon Community College's Website, 2008).
- Để giúp các nhà đánh giá các cấp trong trường, có trường thành lập các ủy ban đánh giá giảng viên ở cấp bộ môn, khoa và trường.
- Chẳng hạn, West Virginia University thành lập "Tổ tư vấn về việc thăng cấp và xét vào biên chế cho giảng viên".
- Theo quy chế đánh giá giảng viên của trường đại học này, tổ tư vấn phải có ít nhất năm thành viên được ban chấp hành Hội đồng giảng viên của trường (University Faculty Senate Executive Committee) lựa chọn (West Virginia University's Website .
- Các trường đại học ở Hoa Kỳ cũng còn huy động các nhà đánh giá từ ngoài trường để thực hiện việc đánh giá đồng cấp từ bên ngoài.
- Người ta sử dụng việc đánh giá ngoài trong việc ra quyết định về việc thăng cấp, biên chế của giảng viên.
- Đây là thủ tục bắt buộc trong việc thăng cấp một giảng viên lên vị trí một giáo sư (Kansas State University's Website).
- Thứ sáu, chuẩn hóa quy trình đánh giá.
- Việc đánh giá phải được thực hiện theo một quy trình được xác định rõ ràng.
- Chẳng hạn, chúng ta có thể tham khảo quy trình đánh giá của West Virginia University ở cấp bộ môn như sau:.
- Ủy ban đánh giá giảng viên của bộ môn chuẩn bị một văn bản đánh giá mỗi giảng viên cùng với kiến nghị rõ ràng đồng ý hay không đồng ý tiếp tục sử dụng, cho giảng viên vào biên chế và/hoặc thăng cấp.
- Chủ nhiệm bộ môn xem xét ý kiến đánh giá và khuyến nghị của ủy ban đối với mỗi giảng viên và tự mình viết ý kiến đánh giá cùng những kiến nghị rõ ràng về mỗi giảng viên.
- Giảng viên trong bộ môn sẽ được chủ nhiệm bộ môn thông báo bằng văn bản về ý kiến đánh giá và kiến nghị của cả ủy ban bộ môn lẫn chủ nhiệm bộ môn..
- Nếu giảng viên nhận được ý kiến đồng ý đề nghị thăng chức hoặc đưa vào biên chế từ ủy ban bộ môn hoặc chủ nhiệm bộ môn thì hồ sơ được chuyển lên cấp khoa xem xét.
- Một giảng viên có thể bác bỏ các ý kiến đánh giá của bộ môn ở cấp trên tiếp theo.
- Kháng nghị phải gửi tới chủ nhiệm khoa trong vòng 5 ngày sau khi nhận được thông báo đánh giá của bộ môn....
- Những nội dung tương tự cũng được ghi trong quy chế đánh giá giảng viên ở cấp khoa và cấp trường..
- Thứ bảy, chuẩn hóa hồ sơ đánh giá.
- Việc đánh giá phải dựa trên các minh chứng định lượng lẫn định tính.
- Minh chứng đầu tiên cần xem xét phải có trong hồ sơ giảng viên.
- Trong hồ sơ, cùng với nhiều tài liệu khác phải có tất cả các thông tin liên quan tới chất lượng thành tích của giảng viên trong tất cả các lĩnh vực.
- Thông tin này cần nói tới các ý kiến đánh giá công tác giảng dạy, những buổi thuyết trình về chuyên môn, các tài liệu đã được công bố, các trường hợp xin kinh phí của các quỹ tài trợ và kết quả, nghiên cứu đang được tiến hành và các công trình đang chuẩn bị xuất bản, kinh phí tài trợ khác và việc phục vụ nhà trường.
- Ý kiến của sinh viên về giảng viên được đánh giá phải có trong hồ sơ.
- Các ý kiến nhận xét của giảng viên đồng nghiệp về giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ của giảng viên thiết yếu phải có.
- Và bản tự kiểm điểm của giảng viên cũng cần có trong tập hồ sơ này..
- Tác động của việc chuẩn hóa tới công tác tổ chức và quản lý giảng viên.
- Khi việc đánh giá giảng viên được chuẩn hóa, việc chuẩn hóa sẽ tác động tới công tác tổ chức..
- Thứ nhất, trong công tác tổ chức cán bộ người ta phải giao việc đánh giá giảng viên cho các nhà quản lý các cấp như chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm khoa, các nhà lãnh đạo cấp trường..
- Thứ hai, phải có các ủy ban tư vấn giúp Hội đồng đánh giá giảng viên ở các cấp..
- Tác động tới công tác quản lý giảng viên.
- Việc chuẩn hóa đánh giá giảng viên cũng có thể dẫn tới những thay đổi trong công tác quản lý giảng viên.
- Việc quản lý giảng viên sẽ trở nên toàn diện hơn.
- Khi việc đánh giá giáo viên được chuẩn hóa, nhà trường cần phải và có thể quản lý việc giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ của giảng viên.
- Trong mỗi nội dung trên, người ta có thể có thông tin về công việc của giảng viên không chỉ về mặt định lượng mà còn về mặt định tính, tức là chất lượng công việc.
- Việc quản lý toàn diện các hoạt động của giảng viên sẽ có thể nâng cao trách nhiệm giải trình của nhà trường.
- Các giảng viên và các nhà quản lý các cấp có thể minh bạch trong các báo cáo đối với các cá nhân, tổ chức có lợi ích liên quan.
- Việc chuẩn hóa công tác đánh giá giảng viên cũng làm cho công việc của đoàn đánh giá ngoài dễ dàng và chính xác hơn khi trường đại học tham gia kiểm định chất lượng.
- Tác động tới chính giảng viên.
- Khi việc đánh giá giảng viên được chuẩn hóa, đương nhiên giảng viên sẽ phải tận tâm thực hiện đầy đủ ba nhiệm vụ của mình là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ.
- Sẽ không còn tình trạng giảng viên dành toàn bộ thời gian của mình cho việc giảng dạy.
- Điều đó rất hấp dẫn giảng viên và bây giờ họ không có thời gian để cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học.
- Vì nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ bắt buộc và được đánh giá qua những hoạt động và sản phẩm thực tế, giảng viên sẽ tích cực tham gia các hội nghị, viết các báo cáo, bài báo khoa học cho các tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, đăng ký thực hiện các dự án khoa học, viết các chuyên khảo v.v.
- Người ta chịu áp lực phải xuất bản các sản phẩm khoa học vì mỗi năm họ phải tự đánh giá và bị đánh giá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Ngoài hai nhiệm vụ nói trên, giảng viên còn bị đánh giá trong việc phục vụ bộ môn, khoa, nhà trường và xã hội.
- Do vậy sẽ không còn tình trạng ngày làm việc của giảng viên chỉ giới hạn trong việc đến lớp dạy theo thời khoa biểu mà không tham gia hoạt động gì khác của bộ môn, khoa và nhà trường.
- Với lối đánh giá của ta hiện nay, khi kiểm điểm cuối năm học người ta khó nhận xét về việc người khác tham gia vào các công việc của nhà trường.
- Nhiều giảng viên ít quan tâm đến các vấn đề của nhà trường hơn việc "đánh ngoài".
- Khi giảng viên biết rằng việc đánh giá giảng viên đòi hỏi có sự tham gia của sinh viên, họ sẽ có ý thức tuân thủ quy chế của nhà trường, quan tâm và đáp ứng những mong muốn chính đáng của sinh viên..
- Thông qua việc đánh giá hàng năm theo những quy định được chuẩn hóa, giảng viên sẽ biết chỗ mạnh của mình, thỏa mãn với những quyết định của nhà trường trong việc nâng lương, thăng chức, biên chế của họ.
- Trong trường hợp này họ sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế của mình để lần đánh giá sau các nhược điểm sẽ không còn nữa..
- Để việc đánh giá giảng viên thực sự hiệu quả đối với giảng viên, bộ môn, khoa và nhà trường, mỗi trường đại học cần xây dựng những quy định chi tiết, phù hợp trong công việc này.
- Trong văn bản đó nhất thiết phải xác định rõ mục đích đánh giá, lĩnh vực đánh giá, tiêu chí đánh giá, người có chức trách đánh giá, người tham gia đánh giá, quy trình đánh giá và hồ sơ đánh giá.
- Một khi việc đánh giá giảng viên được chuẩn hóa, chất lượng các hoạt động của giảng viên sẽ được nâng cao.
- Hệ thống đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên trung học phổ thông ở Cộng hòa Pháp và những kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam