« Home « Kết quả tìm kiếm

vấn đề đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN KỸ THUẬT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Thạc sĩ Nguyễn Hồng Tâm Trưởng phòng đào tạo Trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long Là một người làm công tác quản lý kiêm giảng dạy nhiều năm tại trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, chúng tôi rất mong muốn có sự thống nhất trong toàn quốc về chuẩn đào tạo giáo viên.
- Vì lẽ đó tôi chọn chủ đề về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật để tham gia với hội thảo, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.
- Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về cơ quan đang công tác : Trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long là một trong những trường trung ương đóng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nằm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
- Mục tiêu chủ yếu của nhà trường là đào tạo Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, sinh viên tốt nghiệp trở thành giáo viên kỹ thuật có trình độ lý thuyết cao đẳng, tay nghề bậc 4/7.
- Bên cạnh đó, nhà trường còn đào tạo Cao đẳng kỹ thuật, số sinh viên này tốt nghiệp không phải là giáo viên.
- Ngoài ra, trường còn có nhiệm vụ bồi dưỡng Sư phạm kỹ thuật bậc 1, bậc 2 cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các trường, các cơ sở đào tạo nghề chưa qua các lớp sư phạm..
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp thành giáo viên kỹ thuật và số học viên các lớp Sư phạm bậc 1, bậc 2 của trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long * Chương trình khung đào tạo sư phạm và bồi dưỡng sư phạm trong các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật * Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trong thời gian qua * Những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
- I - SỐ LƯỢNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP THÀNH GIÁO VIÊN KỸ THUẬT VÀ SỐ HỌC VIÊN CÁC LỚP SƯ PHẠM BẬC 1, BẬC 2 CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG Trước tiên chúng tôi xin nêu lên những số liệu về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của trường trong bốn năm gần đây, từ 2001 đến 2004.
- Hiện nay nhà trường có hai dạng đào tạo giáo viên.
- Đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ cao đẳng : Thời gian đào tạo là 3,5 năm (trong đó thời gian đào tạo nghề là 3 năm, thời gian đào tạo sư phạm 15 tuần).
- Các ngành nghề đào tạo Cao đẳng của trường như sau : Kỹ thuật điện.
- Kỹ thuật công nghiệp.
- Kỹ thuật điện-điện tử.
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp thành giáo viên kỹ thuật như sau : (không kể số tốt nghiệp Cao đẳng kỹ thuật) TT.
- Kỹ thuật điện.
- Kỹ thuật điện - điện tử.
- Bồi dưỡng Sư phạm kỹ thuật cho giáo viên : Có hai mức độ bồi dưỡng là Sư phạm kỹ thuật bậc 1 và Sư phạm kỹ thuật bậc 2.
- Thời gian bồi dưỡng : đối với bậc 1 là 151 tiết (22 ngày).
- Đối tượng là giáo viên của các trường, cơ sở đào tạo nghề và giáo viên dạy kỹ thuật ở các trường phổ thông được cơ quan cử đi học, không phải thi tuyển.
- 92 GV trường Cao đẳng.
- Đối với số lượng đào tạo giáo viên chính qui (3,5 năm) là rất ít so với số lượng giáo viên được bồi dưỡng sư phạm bậc 1, bậc 2.
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp thành giáo viên ở các ngành nghề không đều nhau, nhiều nhất là ngành Tin học (hiện nay ngành Tin học đang thu hút thí sinh dự thi).
- Trung bình trong bốn năm qua trường chúng tôi đã đào tạo được 191 giáo viên hàng năm..
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp thành giáo viên trong các năm qua có chiều hướng giảm, không tăng..
- Đối tượng tham gia các lớp sư phạm bậc 1, bậc 2 là từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều nhất vẫn là từ các trường Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật.
- Các trung tâm, cơ sở dạy nghề của Nhà nước cũng như tư nhân tham gia các lớp bồi dưỡng sư phạm chiếm số lượng tương đối lớn.
- Trung bình trong những năm qua trường chúng tôi đã bồi dưỡng được 407 giáo viên hàng năm (trong đó có 97 giáo viên đạt trình độ sư phạm bậc 2).
- Như vậy việc đào tạo giáo viên dạy nghề theo con đường này đạt được số lượng nhiều hơn so với giáo viên đào tạo chính qui.
- Ở đây chúng tôi chưa đề cập đến chất lượng đào tạo..
- Từ thực tế của trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, chúng tôi nghĩ rằng các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật khác cũng có những số liệu gần tương tự như trường chúng tôi.
- Hiện nay việc đào tạo giáo viên kỹ thuật từ các trường Đại học sư phạm kỹ thuật (cả nước có 2 trường), các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật (cả nước có 3 trường) và một số trường có khoa Sư phạm kỹ thuật (cả nước có khoảng 8 trường).
- Như vậy số lượng trường đào tạo giáo viên kỹ thuật là rất ít, hơn nữa số lượng ngành nghề của các trường này cũng hạn chế.
- Từ đó dẫn đến số lượng sinh viên tốt nghiệp thànhø giáo viên hàng năm là ít, ngành nghề lại không đều khắp.
- Điều này không thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng giáo viên cho tất cả các trường, các cơ sở đào tạo nghề trong toàn quốc.
- Đó là chưa kể đến vấn đề có nhiều sinh viên ra trường không tham gia giảng dạy mà làm công việc khác.
- II - CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO SƯ PHẠM VÀ BỒI DƯỠNG SƯ PHẠM TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT.
- Chương trình đào tạo sư phạm chính qui trong các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật.
- Ở đây chỉ đề cập đến nội dung đào tạo sư phạm, gồm các môn học như sau : (không đề cập đến nội dung đào tạo chuyên môn) TT.
- Phương tiện kỹ thuật dạy học.
- Thực tập sư phạm.
- Chương trình bồi dưỡng sư phạm trong các lớp Sư phạm bậc 1, bậc 2, gồm các môn học như sau.
- Tâm lý học sư phạm.
- Chuyên đề khoa học sư phạm.
- Về thời gian đào tạo sư phạm đối với các lớp chính qui dài hơn thời gian bồi dưỡng các lớp sư phạm bậc 1, bậc 2.
- Cụ thể, thời gian đào tạo các lớp chính qui là 15 tuần, còn các lớp sư phạm là 9 tuần (bậc 1 : 4 tuần, bậc 2 : 5 tuần).
- Về nội dung chương trình đào tạo sư phạm chính qui và bồi dưỡng sư phạm có những điểm giống và khác nhau như sau : TT.
- Sư phạm chính qui.
- Sư phạm bậc 1 + 2 1.
- Khác nhau : chương trình đào tạo sư phạm chính qui có phần thực tập giảng dạy là 6 tuần.
- Còn chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 1 và bậc 2 không có phần thực tập giảng dạy , mà lại học thêm môn học khác..
- III - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRONG THỜI GIAN QUA.
- Vấn đề đào tạo giáo viên.
- Việc đào tạo giáo viên chính qui của trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long cũng như các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật khác hiện nay thật sự chưa đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Công việc thực tập sư phạm với thời gian là 6 tuần, sinh viên chỉ được dự giờ, tập giảng với nhau, giảng cho lớp giả định, không có lớp thật, nhiều lắm là đưọc giảng một tiết lý thuyết và một bài thực hành trên lớp thật của trường đang học.
- Cũng có sinh viên không được giảng một tiết nào trên lớp thật.
- Vì đối với các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật việc thực tập sư phạm là rất khó tìm được nơi cho sinh viên thực tập.
- Không có đầy đủ các trường đào tạo nghề bên cạnh.
- Do vậy trong khoảng thời gian thực tập sư phạm 6 tuần đó, chúng tôi chỉ bố trí sinh viên thực tập tại trường.
- Trong khi đó đối với các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm thì việc thực tập sư phạm thật là thuận lợi.
- Nhờ vậy sinh viên được tham gia thực giảng trên các lớp thật rất nhiều tiết, có giáo viên theo dõi giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập..
- Bên cạnh đó, số luợng giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm là ít, trong khi đó số sinh viên thực tập lại nhiều.
- Cụ thể như trường chúng tôi, khi hướng dẫn thực tập giảng dạy phần lý thuyết trong 3 tuần chỉ có 5 giáo viên thuộc khoa sư phạm hướng dẫn cho 6 hoặc 7 lớp, mỗi lớp trung bình có 40 sinh viên.
- Như vậy có những lớp 50 sinh viên nhưng cũng chỉ bố trí được một giáo viên hướng dẫn, theo dõi chấm điểm.
- Vì vậy số lần sinh viên được tập giảng là quá ít.
- Khi hướng dẫn thực tập giảng dạy phần thực hành, chúng tôi bố trí giáo viên của các khoa chuyên môn phụ trách, mỗi giáo viên hướng dẫn khoảng 10 sinh viên, nhưng trong thực tế mỗi sinh viên cũng chỉ được giảng dạy một bài thực hành trong thời gian 3 tuần còn lại.
- Vì thực tế trong trường không đủ lớp thật cho sinh viên thực tập..
- Vấn đề bồi dưỡng sư phạm cho giáo viên dạy nghề.
- Đặc điểm bổi bật của đội ngũ giáo viên dạy nghề là rất đa dạng với nhiều cấp độ khác nhau : Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật, Nghệ nhân.
- Do vậy họ phải tham gia các lớp sư phạm bậc 1, bậc 2 nhằm để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Thực tế thời gian qua các trường Sư phạm kỹ thuật đã tham gia bồi dưỡng sư phạm cho trên 10.000 giáo viên (số liệu này do Ban Giáo viên - TCDN tổng kết), riêng trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long từ năm 1995 đến 2004 đã bồi dưỡng được 2330 giáo viên.
- Với kết quả đó chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề..
- Số giáo viên hợp đồng ít được cơ quan cử tham gia các lớp bồi dưỡng sư phạm (Nhà nước chưa có chủ trương giáo viên phải tham gia các lớp bồi dưỡng sư phạm mới được giảng dạy).
- Nhiều giáo viên chỉ tham gia lớp Sư phạm bậc 1 mà không tham gia lớp bậc 2 (trong số 1629 giáo viên được bồi dưỡng đã nêu trên có 1241 bậc 1 mà chỉ có 388 bậc 2).
- Các lớp bồi dưỡng sư phạm thường được tổ chức tại cơ sở, ít tập trung về trường đào tạo, do đó người giáo viên vừa học lại vừa phải giảng dạy hoặc làm công việc khác, tham gia học tập không đều.
- Một số giáo viên cũng chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc học tập, bồi dưỡng sư phạm mà chỉ cần có chứng chỉ là đủ..
- Cũng có những trường hợp vì lý do nào đó mà giáo viên rút ngắn thời gian bồi dưỡng, giảm bớt nội dung so với chương trình quy định.
- Bên cạnh đó không có thời gian thực hành các kỹ năng giảng dạy..
- Nội dung bồi dưỡng chưa được bổ sung, hoàn thiện, chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện nay và xu hướng phát triển của khoa học sư phạm.
- Chương trình khung bồi dưỡng sư phạm với chương trình đào tạo sư phạm chính qui còn những điểm khác nhau.
- IV - NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
- Từ những phân tích trên chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
- Các trường Đại học sư phạm kỹ thuật và Cao đẳng sư phạm kỹ thuật có chức năng đào tạo giáo viên kỹ thuật, tiếp tục duy trì công việc đào tạo giáo viên, tuy nhiên phải tăng cường nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Đồng thời đưa nội dung đào tạo sư phạm về cuối khóa.
- Mục đích là để tiếp nhận thêm nguồn sinh viên từ các trường khác.
- Khi thực hiện phần hướng dẫn thực tập giảng dạy phải chia lớp ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 10 đến 15 sinh viên, giáo viên phải theo sát lớp và tạo điều kiện để sinh viên thực giảng được nhiều tiết hơn, chẳng hạn định mức là ít nhất phải có 6 tiết giảng lý thuyết và 3 bài thực hành.
- Nguồn giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm có thể sử dụng ở nhiều phòng, khoa khác trong trường..
- Các trường Đại học kỹ thuật và Cao đẳng kỹ thuật không có chức năng đào tạo giáo viên, thì được quyền giới thiệu sinh viên vừa tốt nghiệp của trường mình có học lực khá, giỏi, mong muốn trở thành giáo viên được đến các trường Đại học sư phạm kỹ thuật và Cao đẳng sư phạm kỹ thuật để học tiếp trở thành giáo viên (số này sẽ học chung với số sinh viên của trường đào tạo)..
- Tiếp tục duy trì hình thức bồi dưỡng sư phạm gồm hai mức độ bậc 1 và bậc 2 cho các đối tượng khác như trước đây, tất nhiên phải thay đổi nội dung và thời gian đào tạo..
- Về đối tượng tham gia học các lớp bồi dưỡng : Giáo viên của các trường, các cơ sở đào tạo nghề, có thời gian công tác từ hai năm trở lên và phải có bằng nghề 3/7 trở lên (đối với lớp bậc 1), phải có bằng Trung học chuyên nghiệp trở lên và có chứng chỉ sư phạm kỹ thuật bậc 1 (đối với lớp bậc 2)..
- Tất cả giáo viên của các trường, các cơ sở đào tạo nghề đều phải tham gia các lớp bồi dưỡng sư phạm (nếu chưa có chứng chỉ sư phạm kỹ thuật) mới được tham gia giảng dạy.
- Đối với giáo viên các trường phải có chứng chỉ sư phạm bậc 2, còn đối với giáo viên các trung tâm, cơ sở dạy nghề ít nhất phải có chứng chỉ sư phạm bậc 1..
- Chương trình khung đào tạo sư phạm chính qui trong các trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật và bồi dưỡng sư phạm phải có nội dung tương đương nhau.
- Sư phạm bậc 1.
- Sư phạm bậc 2.
- Tâm lý học sư phạm và nghề nghiệp.
- Thực tập sư phạm 1.
- Thực tập sư phạm 2.
- Thời gian học lớp bồi dưỡng sư phạm bậc 1 là 7 tuần, lớp bậc 2 là 8 tuần.
- Nếu thực hiện được những giải pháp trên thì theo chúng tôi nguồn đào tạo giáo viên sẽ dồi dào hơn về mặt số lượng và chất lượng..
- Chúng tôi hy vọng Bộ Giáo dục & đào tạo sẽ sớm có những chủ trương, chính sách về lĩnh vực giáo dục, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên kỹ thuật và bồi dưỡng sư phạm cho giáo viên dạy nghề, sớm ban hành chuẩn về đào tạo giáo viên để giáo viên thật sự là người vừa có trình độ chuyên môn giỏi vừa có trình độ sư phạm cao.