« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề kế thừa và phát huy vai trò của luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường ở các dân tộc thiểu số Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- VẤN ĐỀ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LUẬT TỤC TRONG VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- Vai trò của Luật tục trong đời sống các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Luật tục, với ý nghĩa là tri thức dân gian về quản lý cộng đồng, có vai trò rất lớn trong xã hội, nhất là xã hội tiền giai cấp.
- Luật tục có thể là thành văn hay bất thành văn, có thể được định danh khác nhau, như hương ước của người Việt, tập quán pháp của một số dân tộc Tây Nguyên hay quy ước của một số dân tộc tại miền núi phía Bắc, nhưng đều hàm chứa những quy định liên quan tới nhiều mặt của đời sống cộng đồng và bắt buộc các thành viên phải tuân theo.
- Những quy định ấy, căn bản bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, được mọi người thông qua và cam kết thực hiện.
- Ai làm trái Luật tục sẽ bị xử phạt hoặc bị cộng đồng lên án, tẩy chay..
- Luật tục là một hình thức đặc biệt của văn hoá, đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên những bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc đó.
- Được hình thành, tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, Luật tục đã bao trùm lên mọi mặt của đời sống đồng bào, điều chỉnh mối quan hệ xã hội ở mọi mặt..
- Hệ thống Luật tục có thể được coi là một hình thái luật pháp sơ khai, được đồng bào các dân tộc sáng tạo nên và hoàn chỉnh nó qua nhiều thế hệ.
- Nó xác lập vị trí của mỗi cá nhân trong cộng đồng, hình thành nên mối quan hệ giữa từng thành viên trong cộng đồng với nhau, giữa cá nhân và cộng đồng, góp phần quản lý cộng.
- đồng một cách chặt chẽ, hiệu quả trong quá khứ và vẫn tiếp tục giữ vai trò đáng kể trong đời sống hiện nay.
- Như chúng ta thấy, trong các Luật tục vấn đề quản lý cộng đồng, điều hoà các mối quan hệ xã hội rất được chú trọng và quy định chặt chẽ và là nội dung cơ bản của bất cứ bản Luật tục nào.
- Ví dụ, như Luật tục Êđê có tới 156/236 điều, Luật tục M’nông có 196/ 214 điều điều chỉnh các quan hệ xã hội và phong tục tập quán.
- Theo quan niệm truyền thống, một xã hội khoan hoà, một nền văn hoá tốt đẹp sẽ là gốc rễ của mọi sự phồn vinh .
- Còn người M’nông nói rõ mong muốn của mình trong lời mở đầu Luật tục là làm sao để buôn làng yên vui, người người hoà thuận:.
- bà con buôn làng mới thân ái” (Chương I, về các tội và việc xét xử - Luật tục M’nông) [5].
- Ngoài ra, Luật tục còn quy định rất chặt chẽ, cụ thể về việc xây dựng các mối quan hệ trong xã hội, như:.
- Xây dựng mối quan hệ cộng đồng, làng bản (buôn) dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ, đoàn kết.
- Muốn thế, đòi hỏi mọi người phải tôn trọng các quy ước chung đã được ghi trong Luật tục..
- Xây dựng mối quan hệ giữa thủ lĩnh, người đứng đầu làng và dân làng.
- quan hệ nam nữ, quan hệ gia đình (quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái).
- Luật tục còn có nhiều quy định về việc quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, thể hiện qua việc quy định rất cụ thể về vấn đề sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích là bảo vệ tốt nguồn tài nguyên, thiên nhiên.
- tổ chức sản xuất tốt và phân phối hợp lý các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, khẳng định quyền sở hữu cộng cộng của cộng đồng làng bản về đất canh tác, đất rừng, sông suối vàg các tài nguyên thuộc về lãnh thổ của làng bản mình.
- Trong các Luật tục đều ghi rõ cột mốc làm ranh giới phân chia đất đai giữa bản này với bản khác và các mường, như các quy định trong Luật tục Thái..
- Theo Phan Đăng Nhật, Luật tục là một di sản quý báu, có tác dụng giáo dục những phẩm chất tốt đẹp, Luật tục dạy con người sống ngay thẳng, thật thà, không làm điều gian dối, không tà tâm, quan tâm đến tập thể cộng đồng, phải tuân theo quy.
- Đó chính là bản sắc văn hoá, văn hoá đạo đức của dân tộc thiểu số..
- Luật tục không chỉ là những lời khuyên bảo mà nó còn có cơ chế tổ chức, bồi dưỡng, rèn luyện, động viên, khen thưởng và trừng phạt.
- Do đó, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người cũng như trong việc quản lý xã hội..
- Đặc biệt, trong sự phát triển của nước ta hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng có nhiều biến chuyển kể cả mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực.
- Tệ nạn xã hội và tội phạm ở các vùng này ngày một gia tăng, có nhiều kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại văn hoá truyền thống của đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của họ.
- Trong khi đó, pháp luật và các biện pháp giáo dục của Nhà nước chưa phát huy được tác dụng như chúng ta mong muốn.
- Vì vậy, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho đồng bào ứng dụng Luật tục truyền thống trong việc quản lý cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái sẽ mang lại hiệu quả đáng kể..
- Trong khi đó trong Luật tục của các dân tộc thiểu số chứa đựng một kho tri thức dân gian về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng có sự xác định các quan hệ sở hữu đất đai, rừng núi, nguồn nước rất cụ thể.
- Do vậy, kể cả trong thời đại ngày nay, nếu biết vận dụng tốt Luật tục và biết kết hợp với luật pháp Nhà nước cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước thì Luật tục sẽ được bảo tồn và phát huy được vai trò của nó trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái trong cả nước..
- Với vai trò quan trọng của Luật tục như vậy, trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm chú ý đến vần đề này.
- Điều 14 của Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi nhận việc áp dụng phong tục tập quán trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận.
- nhiều văn bản pháp luật, chính sách ưu tiên cho việc trồng rừng và bảo vệ rừng, sở.
- nhiều cuộc hội thảo trong nước cũng như quốc tế về việc xây dựng lại hương ước, Luật tục cũng như việc kết hợp với pháp luật Nhà nước như thế nào cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội được tổ chức..
- Nhận định về vai trò của Luật tục các dân tộc thiểu số ở nước ta, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc khẳng định: “Nói Luật tục tức là nói đến phong tục tập quán đã hình thành trong nhiều năm, trong nhiều thế hệ và đến nay, dần đã qua bao biến động, nó vẫn đang còn được nhân dân nhiều dân tộc tôn trọng, giữ gìn và tồn tại song song bên cạnh luật pháp.
- Đây là một tình hình, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải có một sự nghiên cứu sâu sắc, phải có sự kết hợp giữa pháp luật của Nhà nước và phong tục tập quán của nhân dân ở các miền” [3, 190].
- Như vậy, Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay, một trong những vấn đề góp phần cho sự đa dạng của pháp luật đó là Luật tục (tập quán pháp) đã được các nhà luật học cũng như các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, các nhà dân tộc học quan tâm, nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế đã được mở ra nhằm tìm ra những định hướng, những quan điểm chung nhất về sự phát triển và tồn tại của Luật tục, về mối quan hệ của Luật tục với luật pháp hiện hành về những giá trị đích thực của nó trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là vai trò của Luật tục trong đời sống các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
- Tìm ra những vấn đề nào cần gạt bỏ, những nội dung nào cần được duy trì, kế thừa, hỗ trợ cho khoa học pháp lý nói chung và việc thực thi pháp luật của Nhà nước hiện hành..
- Kế thừa và phát huy vai trò của Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường ở các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Luật tục là hiện tượng lịch sử về quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số có ý nghĩa rất quan trọng đến vấn đề dân tộc học, xã hội học, luật pháp quốc gia.
- Luật tục được coi là công cụ tự quản trong các làng, bản, cộng đồng dân tộc.
- Trước những yêu cầu bức bách và phát triển của xã hội, về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, từ những yêu cầu thực tế cần được nghiên cứu, đánh giá, chọn lọc về giá trị, vai trò, nội dung của Luật tục, đặt ra các chính sách bảo tồn, kế thừa, duy trì Luật tục là cần thiết.
- Nghị quyết Trung ương V đã ghi rõ là cần khuyến khích việc xây dựng hương ước và khuyến khích áp dụng và kế thừa những tinh hoa, giá trị tốt đẹp của Luật tục .
- Thông qua các hoạt động xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường, nhà nước có thể thừa nhận một số quy định của Luật tục về bảo vệ tài nguyên môi trường như là một công cụ tự quản trong lĩnh vực này.
- Việc thừa nhận này phải theo quan điểm: thừa nhận và phát huy những yếu tố tích cực (thuần phong mỹ tục), khắc phục những yếu tố tiêu cực (hủ tục) trong Luật tục và Nhà nước nên ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh việc tự quản xã hội nói chung và vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường nói riêng..
- Nhà nước cần phải nghiên cứu tìm ra phương thức tác động thích hợp đối với việc tự quản bằng Luật tục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Nhà nước có chính sách hỗ trợ để đồng bào dân tộc thiểu số phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào định canh định cư, kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong xã hội làm chỗ dựa, làm hạt nhân cho hoạt động tự quản.
- Làm thế nào để đồng bào các dân tộc tự nhận thức được các giá trị tốt đẹp của Luật tục cũng như các nội dung lạc hậu, mê tín dị đoan trái pháp luật, xoá bỏ những nội dung Luật tục không phù hợp và tự giác thực hiện pháp luật của Nhà nước..
- Bên cạnh việc tuyên truyền pháp luật, trên cơ sở các quy định của Luật tục về vệc bảo vệ tài nguyên và môi trường, Nhà nước có thể sưu tầm, biên soạn lại theo hướng “gạn đục, khơi trong”, có sự xem, phê duyệt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho áp dụng những nội dung tích cực của Luật tục như một công cụ tự quản..
- Nhà nước nên chú ý, quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các bản, làng, nghiên cứu xây dựng quy ước của buôn, bản, làng mà một phần quan trọng là kế thừa, tiếp thu di sản, tinh hoa của Luật tục trước đây..
- Ngoài vấn đề trên, để kế thừa, duy trì Luật tục trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường Nhà nước còn có thể thừa nhận các quy định của Luật tục (quy phạm phong tục, tập quán) và “đề lên thành luật” những quy định phù hợp với mục đích quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường của Nhà nước..
- Nhà nước cũng cần phải thực hiện phương thức “pháp luật hoá” bằng các quy định mang tính khái quát đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường như như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, ví dụ: như Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy.
- định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán.
- nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật.
- Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.
- hoặc Điều 8 : “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam..
- Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.
- Trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường cũng vậy, có rất nhiều nội dung tích cực của Luật tục đang có hiệu lực ở nhiều dân tộc, nhiều địa phương nhưng chưa được hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường quy định áp dụng tương tự như một số điều của Bộ luật dân sự..
- Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, việc tiếp tục sử dụng Luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường ở cộng đồng các dân tộc miền núi là cần thiết, nhưng phải có chọn lọc và cách thức sử dụng phù hợp.
- Trước hết cần phải xác định phạm vi các qui định của Luật tục có thể tiếp thu, kế thừa, duy trì và phải đáp ứng các yêu cầu: không trái với tinh thần của pháp luật.
- Chỉ nên áp dụng Luật tục trong những trường hợp quy định tương ứng của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường (nếu có) chưa thể hoặc khó xâm nhập vào đời sống thực tế của cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi.
- Sự kết hợp này thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và phát huy hiệu quả cao trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường..
- Thực tế cho thấy rằng hiện nay ở các địa phương, việc kế thừa, duy trì Luật tục về bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái cũng như việc kết hợp giữa Luật tục và luật pháp nhà nước trong lĩnh vực này đã được thực hiện..
- Đó là việc các vùng dân tộc thiểu số miền núi, các vùng nông thôn đã bắt đầu tiến hành soạn thảo quy ước bảo vệ rừng, quy ước nông thôn mới, quy ước buôn, làng, bản mới và đang đưa nó vào hoạt động, thực tiễn đã mang lại hiệu quả tốt..
- Đó là việc trợ giúp pháp lý cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, mà thực chất là phổ biến luật pháp Nhà nước nói chung cũng như các văn bản pháp luật.
- về quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái xuống các địa phương và phát huy tốt yếu tố tích cực của Luật tục trong các lĩnh vực này..
- Đó là việc hình thành tổ hoà giải ở cấp cơ sở, dựa vào Luật tục và luật pháp nhà nước để điều hoà các mối quan hệ xã hội ở nông thôn.
- Trong đó vấn đề sở hữu đất đai, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên là rất quan trọng..
- Đó cũng là chủ trương phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, phát huy vai trò của trưởng thôn trong việc quản lý xã hội cũng như quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, một trong những vấn đề liên quan và gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi..
- Như vậy, quá trình tiếp thu, kế thừa và phát huy giá trị của Luật tục nói chung là một quá trình lâu dài và phức tạp.
- Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần phải xây dựng một cơ chế sử dụng và cải biến Luật tục linh hoạt, có khả năng thích ứng cao trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
- Trên tinh thần đó, việc tiến hành xây dựng Luật Dân tộc là rất cần thiết, trong luật này nên dành một phần để quy định những nguyên tắc chung về sử dụng Luật tục bao gồm việc thừa nhận các quy định không phù hợp và các cách thức, mức độ sử dụng các quy định không phù hợp và từ đó rút ra những nét đặc thù trong đời sống xã hôị và văn hoá của các dân tộc thiểu số miền núi từ Luật tục thể hiện trong Luật Dân tộc thì chắc chắn Bộ luật Dân tộc sẽ sát thực và mang lại hiệu quả trong thực thi và thúc đẩy sự phát triển của các dân tộc ở Việt Nam..
- [1] Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005..
- [5] Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Luật tục M’nông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.