« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
- với sự đa dạng hóa các giọng trần thuật cùng sự pha trộn táo bạo các loại lời người trần thuật - lời nhân vật và lời gián tiếp tự do.
- Xét đến cùng, những điều đó không đơn thuần là vấn đề kỹ xảo - kỹ thuật: nó liên quan chặt chẽ đến những nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật và quan niệm riêng của mỗi tác giả về thế giới nhân vật của mình.
- Bởi lẽ, “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực.
- Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” (2).
- Xét từ góc độ trần thuật: nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự.
- nơi mỗi dạng thức nhân vật hay xu hướng xây dựng nhân vật đều thể hiện một quan niệm riêng của các tác giả về hiện thực và về bản chất thể loại của tiểu thuyết..
- Nhân vật phức hợp, đa bình diện.
- Trước hết, nếu nhìn từ góc độ loại hình và chức năng biểu đạt, trong các tiểu thuyết đang xét, tính phức hợp biểu hiện ở các kiểu nhân vật (hoặc sự phối kết của hai hay nhiều kiểu nhân vật) sau đây: 1.
- Kiểu nhân vật số phận – tính cách.
- Kiểu nhân vật lập trường tư tưởng hoặc nhân vật tâm lý.
- Kiểu nhân vật ký hiệu - biểu tượng .
- Kiểu nhân vật ‘‘không – nhân vật’’ hay ‘‘phản – nhân vật’’..
- Kiểu nhân vật chủ động truy tìm ý nghĩa của bản thể và tồn tại.
- Kiểu nhân vật lạnh lùng đứng ngoài quan sát đời sống .
- Kiểu nhân vật lạc lõng và bất lực trong quá trình “nhập cuộc”.
- Kiểu nhân vật bị tha hóa và tự biến mất..
- (Tất nhiên, ngay cả cách phân loại này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối và hạn chế, do chúng tôi không thể tiến hành khảo sát mọi cấp độ liên quan đến nhân vật.
- Hầu hết các nhân vật chính trong Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi… (Nguyễn Bình Phương), Chinatown, Paris 11.8… (Thuận), Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) đều trở thành những phức thể tính cách và tâm lý (đôi khi là phức thể của những đối cực khó hoặc không thể dung hòa)..
- Bước đi đầu tiên của các tiểu thuyết thuộc “làn sóng thứ ba” là sự chuyển dịch phạm vi tồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội vào đời sống tâm lý – tâm linh.
- Nhân vật chính trong tiểu thuyết không còn là những con người hành động (hay “hành động” không còn là bình diện chủ yếu của nhân vật).
- Nhân cách tiềm thức / vô thức được hình tượng hóa thành các nhân vật phân thân.
- Trong những nhân vật loại này, ý thức không phải lúc nào cũng ở vị trí chủ đạo.
- Với mỗi một quan hệ khác nhau với một đối tượng khác nhau, nhân vật lại bộc lộ một “con người” khác, một bình diện khác trong nhân cách của mình.
- Trong rất nhiều tiểu thuyết đương đại, những giấc mơ, những cơn mộng mị, mê sảng…trở thành một “chiếc cầu nối” lạ lùng đưa ta vào cõi hoang vu nhất, sâu kín nhất của tâm hồn nhân vật.
- Nếu có, chúng thường chỉ được trình bày như như sự trao đổi giữa con người với thế giới siêu nhiên, từ đó dẫn đến những điềm báo, những lời tiên tri.” Ngược lại, trong các tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Đi tìm nhân vật…, giấc mộng là biểu hiện của những gì bí mật, riêng tư nhất của mỗi cá nhân.
- Lúc này, “nhịp mạnh” của tự sự lại là những khúc “độc thoại” tan tác, rã rời của nhân vật: “Bị dắt đi, dắt đi, dắt đi… Cây sợ run bằn bật.
- Trong Đi tìm nhân vật, dư âm của sex là một tiếng vọng thần bí mang đậm giá trị tinh thần: nỗi khốn cùng thể chất của nhân vật “tôi” đã khiến anh ta chiếm đoạt và huỷ hoại cả “thiên sứ” (cô gái điên – con bồ câu trắng) do Thượng đế phái đến.
- Viết về phần bản năng, vô thức, về những ẩn ức tình dục của con người trong thế giới hiện đại, các tác giả tiểu thuyết không quan niệm đó là một phương thức “lạ hóa” hay “câu khách” đơn thuần: “…những nhân vật của tôi, gọi là méo mó, thì đó là cái méo mó tự thân.
- Có người bảo tôi xây dựng nhân vật đặt trong trạng thái quá khứ mịt mờ, hiện tại lổn nhổn và tương lai vô định, nhưng tôi không nghĩ thế.
- Các nhân vật của tôi sống bản năng, nhưng tiềm tàng một niềm tin đứng dậy”.
- Với nhân vật của Murakami, “tình dục” giống như một chiếc chìa khóa dẫn vào tâm linh.
- Cũng như với các nhân vật của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh…, sex là một phương hướng để giải tỏa nỗi cô đơn mà các nhân vật của Murakami thường có..
- Ở cấp độ này, chúng ta có thể xét đến ba trường hợp chính: 1/ Kiểu nhân vật “chủ thể của lịch sử” (chủ động truy tìm ý nghĩa của bản thể và tồn tại.
- 2/ Kiểu nhân vật “chứng nhân của lịch sử” (lạnh lùng quan sát đời sống từ bên ngoài): đây là kiểu nhân vật nhận thức được diện mạo, bản chất của các sự kiện nhưng đồng thời lại giữ một thái độ “gián cách”, khách quan và tách biệt với chúng.
- 3/ Kiểu nhân vật “nạn nhân của lịch sử” (lạc lõng và tha hóa trong quá trình “nhập cuộc.
- đây là kiểu nhân vật bị đẩy vào tiến trình sự kiện một cách bị động không thể cưỡng lại .
- mặt khác có thể khiến anh ta tha hóa, trở thành một mẫu hình nhân vật không giống trước hoặc bị “văng” ra khỏi trung tâm của tự sự (4).
- Trong một số tác phẩm, chúng ta bắt gặp kiểu nhân vật (1) hiện diện với tư cách “kép”: vừa là chủ thể của dòng sự kiện, vừa là chủ thể của việc kể chuyện.
- Nhân vật Khẩn trong Ngồi là một ví dụ điển hình.
- Với tư cách là một nhân vật chính, Khẩn tham gia trọn vẹn vào thế giới hiện thực đầy những tuế toái, bon chen của đám công chức thành thị .
- Khẩn hầu như “nắm” được, thấu hiểu được (dù đôi khi chỉ bằng linh cảm) các nhân vật khác và do đó anh cũng hiểu được những gì họ làm (như Hùng, Nhung, Minh.
- Chính ý chí nhận thức lại mãnh liệt ấy khiến cho Khẩn không bị lẫn, bị “đứng cùng hàng” với những nhân vật “vô minh” và “tầm thường” khác của câu chuyện .
- trở thành nhân vật mang dáng dấp “chủ thể của lịch sử”.
- Tương tự, “tôi” trong Đi tìm nhân vật cũng không ngại ngần lao vào dòng chảy bề bộn của cuộc nhân sinh, để đi tìm lại những điểm tựa tinh thần cao quí trong cuộc đời (kí ức, nhân cách, cái tôi, tình yêu thương.
- Bên cạnh đó, kiểu nhân vật (2) cũng xuất hiện với mật độ khá lớn và thường xuyên (“tôi” trong Thiên thần sám hối, Liên trong Paris 11 tháng 8.
- Nhân vật “tôi” trong Thiên thần sám hối là một bào thai còn nằm trong bụng mẹ, đang lắng nghe mọi âm thanh và những câu chuyện bi hài ngoài cuộc sống.
- Toàn bộ “công việc” của nhân vật này chỉ là lắng nghe và tường thuật lại một cách tỉ mỉ những câu chuyện đó, với tư cách một “nhân chứng đặc biệt”.
- Cuối cùng, kiểu nhân vật (3.
- những “nạn nhân của lịch sử”, là kiểu nhân vật được chú ý nhiều hơn cả (“tôi” trong Tấm ván phóng dao, Hoàn trong Người đi vắng.
- Đây là những nhân vật hoàn toàn bị đặt vào thế bị động khi đối mặt với dòng sự kiện.
- chính xác hơn, nhân vật bị các sự kiện “dồn vào góc”, truy đuổi, thậm chí làm thay đổi toàn bộ số phận và tâm hồn.
- nhân vật ngày một rời xa điểm xuất phát ban đầu của một tâm hồn nhạy cảm, phong phú, thông minh và tràn đầy mơ ước.
- Ngay cả “Khẩn” trong Ngồi dù phần lớn thuộc về kiểu nhân vật (1) song cũng có khá nhiều thời điểm tách ra khỏi câu chuyện để đứng ngoài quan sát nó (2).
- Nhân vật “tôi” trong Đi tìm nhân vật có xuất phát điểm vừa là một nạn nhân, vừa là chứng nhân của “trò chơi số phận” nghiệt ngã .
- hoặc đang là nhân vật chính của lớp truyện này bỗng trở thành nhân vật phụ của lớp truyện kia cũng là hiện tượng thường thấy.
- Để nhận thức rõ điều này, chúng tôi đứng từ góc độ “Người kể chuyện” (NKC) và “Điểm nhìn” (ĐN), để đề cập một cách bao quát đến các dạng thức khác nhau của nhân vật ở cấp độ tự sự..
- Trong các tiểu thuyết xuất hiện đầu thế kỷ XXI, chúng ta có thể nhận thấy sự phân hoá mạnh mẽ, sâu sắc vai trò của NKC trên từng tác phẩm, dẫn đến sự đa diện của thế giới nhân vật được phản chiếu: Văn bản bị phân rã và chia cắt bởi nhiều điểm nhìn, nhiều NKC (narrator) và nhiều NMTĐ (focalizer) khác nhau, ở nhiều cấp độ khác nhau (5).
- Lúc này, “nhân vật không còn là nhân vật”, nghĩa là không còn chỉ đóng vai trò là “quân cờ” trên bàn cờ truyện kể và thụ động dưới bàn tay điều khiển của “thượng đế tác giả”.
- Với ngôi trần thuật thứ nhất (N1), trường hợp đáng lưu ý là “một tác phẩm được kể bởi điểm nhìn của nhiều nhân vật (xưng tôi)” trong đó lại chia thành hai trường hợp nhỏ hơn: nhiều nhân vật cùng kể trên một lớp văn bản (Cơ hội của Chúa.
- nhiều nhân vật cùng kể trên nhiều lớp văn bản (Chinatown, Đi tìm nhân vật, Khải huyền muộn.
- Ví như trong Chinatown: nhân vật “tôi” của lớp văn bản thứ nhất (tạm đặt là T1) là một phụ nữ Việt lưu vong tại Pháp, đang sống cùng cậu con trai nhỏ và những hồi ức bất tận về quá khứ.
- còn nhân vật “tôi” của lớp văn bản thứ hai (tạm đặt T2.
- Với ngôi trần thuật thứ ba (N3), tính phức hợp thể hiện ở sự phối kết của dạng “NKC hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật.
- Sự liên tục hoán đổi vị trí và vai trò của các nhân vật trong tự sự càng làm dày thêm, phong phú thêm hình tượng con người trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
- Trong tiểu thuyết Khải huyền muộn, khi các nhân vật chính lần lượt trở thành nhân vật song trùng, họ đã kể về chính họ như là một đối tượng mô tả đặc biệt trong một “cuốn tiểu thuyết”, nghĩa là tiểu-thuyết-hóa chính mình…” (6.
- hay: “sự tồn tại của I’m yellow trong Chinatown khiến cho vai trò của các nhân vật chịu một sự thay đổi lớn.
- Từ nhân vật chính của Chinatown, người đàn bà tha hương trở thành nhân vật phụ trong I’m yellow.
- Từ chủ thể sáng tạo, cô bị nhân vật của mình tra vấn.
- Với những xáo trộn đáng kể trong vai trò nhân vật với tư cách một nhân tố tự sự, các tiểu thuyết cách tân đầu thế kỷ XXI phần nào thể hiện nỗ lực “vượt qua truyền thống” bằng cách đổi thay một trong những phương diện cơ bản của tự sự truyền thống.
- Thứ hai, tính đa âm của văn bản cũng được nâng lên do sự gia tăng những cuộc “đối thoại” giữa các nhân vật, giữa nhân vật và tác giả…ở nhiều mức độ khác nhau.
- Nhân vật mang tính ký hiệu - biểu tượng và “phản nhân vật”.
- Nhân vật ký hiệu – biểu tượng:.
- Trong lịch sử văn chương hiện đại thế giới, nhà văn Kafka đã được biết đến như người đã sáng tạo ra kiểu nhân vật mang tính ký hiệu – biểu tượng nổi tiếng như: K.
- Có thể nói những cách tân về kiểu dạng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của những khai phá do nhà văn vĩ đại của thế kỷ XX ấy đặt ra..
- Nhìn chung, đây là kiểu nhân vật hầu như bị “làm dẹt”, bị “tẩy trắng” mọi đường viền lịch sử (về mặt tiểu sử hay tâm lý - tính cách) chỉ còn là một cái tên, một thứ ký hiệu – biểu tượng: nhân vật “bào thai” trong Thiên thần sám hối, “hắn” trong Chinatown.
- Nhân vật.
- là hình ảnh xuyên suốt câu chuyện, thông qua những đoạn “nhắc tới” bất ngờ của nhân vật chính.
- xuất hiện chỉ qua những giấc mơ bất thường của nhân vật chính (“Khẩn”).
- là biểu tượng cho mối tình đầu, cho ký ức đẹp đẽ và trong trẻo của nhân vật chính.
- đồng thời cũng là biểu tượng cho “phần tốt đẹp, thánh thiện” mà nhân vật chính luôn khao khát hướng tới giữa cuộc mưu sinh xô bồ, khắc nghiệt.
- Đi tìm nhân vật.
- xuất hiện trong một “khúc đời” ngắn ngủi của nhân vật chính (“tôi.
- được coi như một “thiên sứ” của cuộc đời nhân vật chính do Thượng đế phái đến (để cứu rỗi “tôi” khỏi những bất hạnh trớ trêu của số phận).
- có lúc xuất hiện qua tiềm thức của nhân vật chính.
- Nếu đối chiếu với những quan niệm truyền thống về nhân vật, ở một góc độ nào đó, có thể gọi đây là kiểu nhân vật “phản – nhân vật”.
- Nhân vật “biến mất” hay “không – nhân vật”:.
- Mặc dù đã “mất tích”, nhưng cái bóng của nhân vật vẫn đổ dài xuống câu chuyện, vẫn ám ảnh những người ở lại và tạo ra vô số câu hỏi cho người đọc..
- Trong Chinatown, nhân vật Thụy đã bước ra khỏi cuộc đời nhân vật chính (“tôi”) từ một khúc đoạn xa vời trong quá khứ, song cái tên Thụy lại in dấu vào từng trang truyện, thấm đẫm những giấc mơ của “tôi”.
- Toàn bộ câu chuyện được trần thuật thông qua điểm nhìn từ ngôi thứ hai (“em”) gợi lên cuộc đối thoại bất tận của nhân vật chính (Huyền) với người tình đầu tiên đã ra đi của mình (Tuấn).
- Cái cuốn hút anh là một ý tưởng về sự xuất hiện của những nhân vật.
- Trong những trang cuối cùng, nhân vật chính của tiểu thuyết sẽ lại trở về trong một trạng thái nửa như mặc khải, nửa như buông xuôi, trong cái tư thế “thoạt kỳ thủy” của nó và từng nét một, từng chữ một tan biến” (10)..
- Nhận xét về nhân vật trong T mất tích, Cao Việt Dũng viết: “T mất tích thả nhân vật (hay đúng hơn là không-nhân vật) vào một thế giới vững chắc hơn, dù bệ đỡ của nó là một sự vắng mặt.
- Rõ ràng, việc xuất hiện các nhân vật “biến mất”, “vắng mặt” trong các tiểu thuyết hoàn toàn không phải là một hiện tượng có tính ngẫu nhiên.
- Với khát vọng thay đổi vị thế, bản chất cũng như mô hình nhân vật truyền thống, các tác giả muốn tạo ra một lối “giải – nhân vật” mà thực chất là xây dựng nên một kiểu nhân vật mới cho tác phẩm của mình.
- Một cuộc sống, một tiến trình tự sự đầy ắp sự kiện…đôi khi cũng chính là nguyên nhân đẩy các nhân vật ra “rìa” hay lùi sâu vào “hậu trường” văn bản..
- Sự thay đổi trong quan niệm về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật – tất yếu vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của những đổi thay trong cấu trúc tự sự.
- Cuộc “cách mạng về nhân vật” bao giờ cũng là cuộc cách mạng tác động trực tiếp nhất đến cảm quan và tiếp nhận của độc giả nói chung.
- đã quyết liệt thay đổi cái nhìn cũng như cách quan niệm mang tính truyền thống của độc giả về phạm trù “nhân vật” trong các tác phẩm của họ.
- Trong một truyện kể còn có thể có nhiều người mang nhiều tiêu điểm tức là điểm nhìn được di động từ nhân vật này tới nhân vật khác nhưng vẫn là NKC hàm ẩn.