« Home « Kết quả tìm kiếm

Van de phuong phap trong dich thuat anh viet


Tóm tắt Xem thử

- VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TRONG DỊCH THUẬT ANH VIỆT Lê Hùng Tiến.
- Theo các nhà nghiên cứu dịch thuật (như Newmark, Nida, House) dịch thông báo (communicative) là cách dịch nhằm tạo ra cho người đọc bản dịch tiếp nhận một cách dễ dàng nhất tương tự như người đọc ngôn ngữ gốc.
- Dịch ngữ nghĩa hướng tới việc xây dựng bản dịch sao cho trung thành với bản gốc về nội dung ngữ nghĩa, kể cả các nét nghĩa thuộc nền văn hoá ngôn ngữ gốc.
- Nhìn từ góc độ quan hệ của bản dịch với ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch thì hai đường hướng dịch ngữ nghĩa và thông báo khác biệt đáng kể.
- Dịch ngữ nghĩa vốn chủ trương trung thành với văn bản gốc gần gũi hơn với ngôn ngữ gốc về các đặc điểm cơ bản như từ vựng - ngữ pháp, phong cách, hình thức tổ chức văn bản và các nét nghĩa văn hoá.
- Dịch thông báo vốn chủ trương đạt tới sự dễ hiểu cho người tiếp nhận bản dịch và hiệu quả giao tiếp nên gần gũi hơn với ngôn ngữ dịch về các đặc điểm nói trên.
- Newmark (1988) đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai đường hướng dịch ngữ nghĩa và thông báo như sau (xem bảng trang 2): Tuy nhiên Newmark cũng lưu ý rằng cách thức hay phương pháp dịch cũng còn tuỳ thuộc vào kiểu loại văn bản.
- Thường đối với văn bản thuộc loại biểu cảm dịch ngữ nghĩa hay được dùng, văn bản thông báo hoặc kêu gọi thuyết phục thường hay được dịch bằng phương pháp thông báo.
- Dịch thông báo - Bản dịch được viết bằng trình độ ngôn ngữ của tác giả bản gốc.
- Bản dịch được viết bằng trình độ ngôn ngữ của người đọc.
- Các phương pháp dịch chính Trên giải tiệm tiến đường hướng dịch và phương pháp dịch mà một bên là dịch ngữ nghĩa và bên kia là dịch thông báo (hay ý nghĩa và hình thức văn bản), các nhà lý luận dịch đã đề xuất nhiều phương pháp dịch khác nhau.
- Larson (1984) phân loại phương pháp dịch trên dải tiệm tiến mà một cực là hình thức văn bản và cực kia là ý nghĩa văn bản:.
- Tương tự như vậy, Newmark (1988) đã đề xuất 8 phương pháp dịch được chia thành hai nhóm chính là dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo.
- Dưới đây ta sẽ xem xét các phương pháp thuộc hệ thống mà Newmark đã đề xuất với thực tiễn dịch thuận Anh - Việt.
- Newmark (1988) đã đề nghị một hệ thống phương pháp dịch thông thường và sắp xếp chúng theo sơ đồ hình chữ V như sau:.
- Ngôn ngữ gốc.
- Ngôn ngữ dịch Dịch đối từ Dịch nguyên văn Dịch trung thành Dịch ngữ nghĩa.
- Sơ đồ hình chữ V với hai vế trái và phải biểu hiện mối quan hệ với ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch của các phương pháp.
- Gần nhất với ngôn ngữ gốc là phương pháp dịch chữ đối chữ, càng xuống dưới các phương pháp thuộc nhánh trái (dịch ngữ nghĩa) càng xa rời ngôn ngữ gốc và khoảng cách tới ngôn ngữ dịch vì thế cũng gần lại.
- Cũng như vậy sát với ngôn ngữ dịch nhất là phương pháp phỏng dịch (adaptation) và càng xuống dưới các phương pháp thuộc nhóm dịch thông báo càng rời xa ngôn ngữ dịch và gần hơn với ngôn ngữ gốc.
- Hai phương pháp ở đáy chữ V đồng thời cũng là đại diện cho hai đường hướng chính là dịch ngữ nghĩa và dịch thông báo có những điểm trùng nhau như đã phân tích ở phần I, vị trí của mỗi phương pháp trên sơ đồ hình chữ V chỉ khoảng cách của chúng với ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch, đồng thời cũng phản ảnh đặc điểm của sản phẩm dịch được tạo bởi phương pháp tương ứng: bản dịch mang nhiều đặc điểm của ngôn ngữ gốc hơn hay của ngôn ngữ dịch hơn cũng như nó gần gũi hay xa lạ với người đọc hơn.
- Newmark đã trình bày ngắn gọn các đặc điểm và ứng dụng của từng phương pháp dịch như sau: 1- Phương pháp dịch từ đối từ (Word - for word translation): Là cách dịch trực tiếp từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch ở đơn vị từ, trật tự từ của ngôn ngữ gốc được giữ nguyên, từ được dịch bằng nghĩa thông thường nhất của chúng trong từ điển, tách rời văn cảnh.
- Bản dịch rất gần gũi với bản gốc về hình thức mang nhiều đặc điểm của ngôn ngữ gốc và dĩ nhiên xa lạ với ngôn ngữ dịch, thậm chí khó hiểu với người đọc ở ngôn ngữ dịch.
- Các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ gốc được chuyển dịch sang các cấu trúc gần nhất ở ngôn ngữ dịch.
- người dịch cố gắng tái tạo ý nghĩa văn cảnh một cách chính xác trong các ràng buộc và hạn chế của cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ dịch.
- Bản dịch vẫn được tái tạo chủ yếu bằng hình thức của văn bản gốc từ cấu trúc ngữ pháp tới cấu trúc văn bản và chứa đựng nhiều cách diễn đạt xa lạ, bất bình thường với ngôn ngữ dịch.
- 4- Dịch ngữ nghĩa (Semantic translation): Bản dịch đã khá xa rời những ràng buộc của ngôn ngữ gốc và do đó gần gũi rất nhiều với ngôn ngữ dịch so với các cách dịch khác thuộc nhóm ngữ nghĩa.
- Nó đã được viết có tính tới người đọc thuộc ngôn ngữ dịch do vậy bản dịch linh hoạt hơn, ít cứng nhắc vì lệ thuộc vào các quy tắc của ngôn ngữ gốc hơn các cách dịch nói trên.
- 5- Dịch thông báo (communicative translation): Là phương pháp dịch đứng đầu nhóm phương pháp thuộc đường hướng “dịch thông báo”.
- Phương pháp này có nhiều đặc điểm trùng với phương pháp ngữ nghĩa ở mức độ gần gũi với ngôn gữ gốc và ngôn ngữ dịch.
- Tuy nhiên đỉem khác biệt cơ bản của phương pháp này so với các phương pháp thuộc nhóm ngữ nghĩa là nó hướng trọng tâm vào người đọc đối tượng ở ngôn ngữ dịch và mọi nỗ lực của người dịch nhằm tạo ra sự dễ hiểu cho người đọc bản dịch, tức là đảm bảo “giao tiếp” của quá trình dịch thuật thành công.
- Đặc điểm chính của phương pháp dịch thông báo là.
- 6- Dịch đặc ngữ (idiomatic translation): Là phương pháp dịch nhằm tái tạo thông điệp của bản gốc với nhiều sáng tạo ở ngôn ngữ dịch.
- Sản phẩm của phương pháp này là bản dịch rất sinh động, tự nhiên và gần gũi với ngôn ngữ dịch và thân thiện với người đọc.
- 7- Dịch tự do (Free translation): Là cách dịch trong đó người dịch thoát ra khỏi các ràng buộc của hình thức bản gốc và ngôn ngữ gốc để diễn đạt lại thông điệp một cách thoải mái nhất ở ngôn ngữ dịch.
- Bản dịch thường dài hơn bản gốc vì người dịch thường phải diễn giải các ý nghĩa của bản gốc bằng ngôn ngữ dịch.
- 8- Phỏng dịch (Adaptation): Là cách dịch tự do nhất trong 8 phương pháp trong đó người dịch chỉ giữ lại chủ điểm, kịch bản và nhân vật ở bản gốc khi tái tạo bản dịch, văn hoá của ngôn ngữ gốc cũng được chuyển đổi hoàn toàn sang văn hoá của ngôn ngữ dịch.
- Nói cách khác đây là hình thức viết lại bản gốc ở ngôn ngữ dịch, chủ yếu được dùng cho việc dịch thơ, bài hát và kịch.
- Phương pháp dịch trong thực tế dịch thuật Anh - Việt Một số nhà lý luận dịch cho rằng sự phân chia phương pháp và thủ thuật dịch chỉ nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu và có ít nghĩa trong thực tế dịch thuật.
- Thậm chí cách phân chia phương pháp quá chi ly phức tạp như Newmark trên đây là không thực tế, không phản ánh đúng thực tế dịch thuật giữa hai ngôn ngữ và công việc của người dịch.
- Nhưng một số người vẫn ủng hộ chủ trương nghiên cứu tìm ra các phương pháp và thủ thuật dịch phù hợp với thực tế dịch thuật như Newmark đã làm.
- Chủ trương này có cơ sở thực tiễn là quá trình dịch là quá trình lao động kỹ thuật kết hợp với sáng tạo của con người với chất liệu ngôn ngữ.
- Do vậy như bất cứ quá trình lao động nào nó đòi hỏi phải có phương pháp và cách thức tiến hành cụ thể.
- Do đó phương pháp và kỹ thuật dịch là một thực tiễn rất cần nghiên cứu rõ ràng để phục vụ cho việc dịch thuật hiệu quả hơn và quan trọng hơn nữa là để đào tạo người dịch chuyên nghiệp.
- Một điều khá lạ lùng là rất hiếm các công trình nghiên cứu về dịch thuật đề cập một cách nghiêm túc việc nghiên cứu phương pháp dịch như một hệ thống.
- Các sách, bài viết về phương pháp và thủ thuật dịch vốn ít và gần như không đáng kể trong khối tài liệu đồ sộ về lý thuyết dịch.
- Hệ thống các phương pháp mà Newmark đề xuất nếu xét về mặt lý luận thì còn rất sơ sài, giản đơn và dựa chủ yếu vào thực tế dịch thuật giữa một số ngôn ngữ châu Âu phổ biến là Anh- Pháp và Đức.
- Khi áp dụng hệ phương pháp này vào thực tế dịch thuật Anh - Việt chúng có nhiều bất cập.
- Thứ nhất là trong thực tế dịch thuật, các dịch giả chuyên nghiệp ít khi quan tâm đến phương pháp và kỹ thuật cụ thể nào đó.
- Sự phân chia thành 8 phương pháp nhỏ khác nhau của Newmark là hoàn toàn mang tính lý thuyết và chỉ nhằm mục đích thuận tiện để nghiên cứu.
- Thứ hai là khi xem xét thực tế dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt khó có thể phân tích được các phương pháp cụ thể như Newmark đã chỉ ra.
- Điều này có thể có nguyên nhân từ sự khác biệt đặc thù về văn hoá và ngôn ngữ Anh và Việt nhưng cũng có thể do hệ thống phương pháp của Newmark chưa phải là hệ thống tiêu biểu cho thực tế dịch thuật nói chung.
- Theo chúng tôi nguyên nhân thứ hai có liên quan trực tiếp tới vấn đề lý luận về phương pháp dịch cần bàn ở đây.
- Khi xem xét các tài liệu viết về phương pháp và thủ thuật dịch, không thấy tác giả nào đề cập một cách quá chi tiết và kỹ lưỡng như Newmark đã làm.
- Tuy nhiên khi bàn về từng phương pháp thì Newmark lại không phân tích kỹ và thuyết phục về chúng, do vậy hệ thống 8 phương pháp ông đề xuất thực chất mới chỉ là các ý tưởng sơ lược cần được kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực tế dịch thuật và cần được tổng kết ở từng ngôn ngữ chứ không chỉ dựa vào các ngôn ngữ châu Âu vốn rất gần nhau về văn hoá cũng như hệ thống ngôn ngữ.
- Lý luận và thực tiễn dịch thuật đều cho thấy dịch là một nỗ lực diễn ra trên dải tiệm tiến mà một cực là văn bản, ngôn ngữ và văn hoá nguồn và cực kia là văn bản, ngôn ngữ và văn hoá dịch.
- Và đây là một quá trình hết sức linh hoạt gồm nhiều nhân tố chi phối từ văn hoá tới các ràng buộc của hình thức ngôn ngữ ở hai văn bản gốc và dịch.
- Theo ý kiến chúng tôi, một hệ phương pháp vừa đảm bảo thuận tiện cho nghiên cứu lý thuyết vừa có tính ứng dụng cao trong thực tế dịch thuật cần thiết tập hợp được cách thức dịch chuyển linh hoạt trên của người dịch thành các mốc đánh dấu sự khác biệt trên dải tiệm tiến nói trên.
- Hệ phương pháp này cần được kiểm chứng trong thực tiễn dịch thuật qua các nghiên cứu ứng dụng về dịch thuật giữa hai ngôn ngữ cụ thể và không nhất thiết phải như nhau ở giữa các ngôn ngữ khác nhau.
- Như vậy phương pháp dịch nên được phân thành hai nhóm chính (hoặc chia đường hướng chính) là “ngữ nghĩa” và “thông báo” (hoặc “nguyên văn”, và “tự do”) trong đó có các phương pháp (hoặc thủ thuật) cụ thể được hiện thực hoá các mốc trên dải tiên tiến này.
- Chúng tôi thiên về cách gọi của các nhà lý thuyết tiền bối là “nguyên văn” và “tự do” hơn vì hai tên gọi là phản ánh chính xác nội dung của hai đường hướng dịch chính vốn là tâm điểm của bất cứ sự bàn luận hay nghiên cứu nào về phương pháp và thủ thuật dịch từ cổ xưa tới ngày nay.
- Trong thực tế dịch thuật người dịch luôn dịch chuyển một cách hết sức linh hoạt giữa hai thái cực này: hoặc thiên về cách dịch nguyên văn, trung thành với ngôn ngữ gốc hoặc vì một khó khăn ràng buộc về văn hoá hay ngôn ngữ nào đó hay chỉ đơn giản là quan niệm về dịch thuật, thiên về ngôn ngữ dịch hơn.
- Tên gọi "ngữ nghĩa" và “thông báo” là không rõ ràng về mặt ngôn ngữ học vì "ngữ nghĩa" cũng là một hình thức “thông báo” và “thông báo” lại là một cách biểu hiệu ngữ nghĩa.
- Giữa hai cực của dải tiên tiến là các 'mốc' đánh dấu các phương pháp (hoặc có thể gọi một cách giản đơn hơn là cách thức, thủ thuật dịch) khác nhau.
- Hệ thống phương pháp và thủ thuật dịch theo cách hiểu này có thể là như sau: Từ đối từ.
- Sơ đồ tuyến tính phản ánh rõ khoảng cách giữa sản phẩm dịch với ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch của từng phương pháp.
- Hai nhóm này có sự trùng hợp chút ít ở phương pháp ngữ nghĩa và thông báo.
- Trong từng nhóm chỉ nên phân chia thành 3 phương pháp chính yếu vì thực sự chúng có sự khu biệt rõ rệt.
- Trong cách phân chia của Newmark rất khó phân biệt giữa hai phương pháp dịch nguyên văn (literal) và dịch trung thành (faithful) ở nhóm ngữ nghĩa.
- Ở nhóm thông báo việc tách riêng cách dịch đặc ngữ (idiomatic) với dịch tự do là không thoả đáng vì thực ra dịch đặc ngữ chỉ là một biến thể của dịch tự do khi người dịch thoát hẳn ra khỏi cách diễn đạt bình thường của văn bản gốc để tự do tìm cách diễn đạt đặc ngữ ở ngôn ngữ dịch, suy cho cùng thì cũng bởi người dịch tự do hành động ở mức cao mà thôi.
- Đặc điểm của hai nhóm phương pháp dịch theo cách nhìn nhận cũng ít nhiều khác hệ phương pháp của Newmark.
- Thứ nhất là cách phân chia này lấy cơ sở rõ rệt hơn là mức độ bám sát hay thoát ly của bản dịch với ngôn ngữ gốc và sự tiệm cận của nó với ngôn ngữ dịch (thể hiện ở cách bố trí trên sơ đồ tuyến tích với hai chiều mũi tên về hai cực).
- Hai nhóm phương pháp trên dải tiệm tiến cũng thể hiện rõ tính chất đựac điểm của chúng: nhóm “nguyên văn” mà đỉnh cao là cách dịch “từ đối từ” chủ trương theo đuổi cách chuyển dịch tái tạo “chất liệu” và “hình thức” (substance and form) của văn bản gốc trong đó trọng tâm chú ý của người dịch là ngữ pháp - từ vựng và cấu trúc tổ chức văn bản gốc.
- Nhóm “tự do” với sự thoát ly cực đoan nhất là “phỏng dịch” chủ trương theo đuổi việc tái tạo thông điệp của văn bản gốc trong đó trọng tâm chú ý của người dịch là chức năng của các đơn vị ngôn ngữ trong ngôn cảnh và hiệu quả giao tiếp của văn bản lên người đọc.
- Nhóm này phục vụ mục đích giao tiếp của dịch thuật giữa hai ngôn ngữ rất rõ rệt qua việc hướng hẳn về người đọc bản dịch.
- Các mặt lợi hại, điểm mạnh điểm yếu của mỗi nhóm và từng phương pháp cũng tương tự như đã được phân tích ở phần trên khi bàn về hệ phương pháp của Newmark.
- Tuy vậy cũng cần tổng kết lại các đặc điểm cơ bản của các phương pháp này cho sát hơn với thực tế dịch thuật Anh - Việt như sau: 1- Dịch từ đối từ (word for word translation.
- Thường được sử dụng vào mục đích dịch đặc biệt: dịch văn bản luật pháp (hợp đồng, điều khoản, hiệp định) hoặc ví dụ trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ khi người đọc cần biết càng chính xác càng tốt nguyên văn cách diễn đạt ở văn bản gốc.
- Ví dụ trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ: Reconstruction Táithiết Non- nuclear Phi hạt nhân Việc thanh toán số tiền tổng cộng trên sẽ được thức hiện như sau: (Noun marker – pay – number – money – total – addition – above – future tense marker – passive voice maker – exercise – like – following:) Payment for the above grand total price shall be effected as follows.
- Trật tự từ ở bản gốc được tôn trọng nhưng có sự thay đổi cần thiết cho phù hợp ngôn ngữ dịch.
- Cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là cú pháp được chuyển dịch sang các cấu trúc cú pháp tương tự ở ngôn ngữ dịch.
- Các yếu tố văn hoá ngôn ngữ gốc được chuyển dịch trực tiếp, nguyên xi sang bản dịch (như so sánh, ẩn dụ, tu từ v.v.
- Đôi khi phương pháp này được sử dụng với mục đích đặc điệt như để giữ gìn cách diễn đạt nguyên văn ở bản gốc, tạo văn phong ngoại lai vv.
- Cấu trúc ngữ pháp và tổ chức văn bản có thể được thay đổi so với bản gốc để diễn đạt lại các nghĩa và nét nghĩa tinh tế cho phù hợp với ngôn ngữ dịch.
- Nhưng về hình thức bản dịch vẫn gần gũi với ngôn ngữ gốc hơn với ngôn ngữ dịch.
- Bản gốc được tái hiện ở ngôn ngữ dịch với càng đầy đủ, càng tốt các loại ý nghĩa và cách diễn đạt chúng với trình độ sử dụng ngôn ngữ ngang bằng trình độ tác giả bản gốc, chấp nhận sự sáng tạo của người dịch khi diễn đạt lại.
- Cấu trúc ngữ pháp, tổ chức văn bản được chuyển dịch một cách không hạn chế, tuỳ thuộc vào mức độ cần diễn đạt cho dễ hiểu ở ngôn ngữ dịch.
- Các yếu tố văn hoá ngôn ngữ gốc được thay thế bằng các yếu tố văn hoá tương đương ở ngôn ngữ dịch.
- Bản dịch gần gũi với ngôn ngữ dịch về cả nội dung và hình thức diễn đạt, dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc ngôn ngữ dịch.
- Thường được dùng để dịch các văn bản thuộc thể loại thông tin (informative) và kêu gọi (vocative) hoặc để xử lý các trường hợp bất khả dịch (untranslatability) khi sự khác biệt về hình thức diễn đạt giữa hai ngôn ngữ là quá lớn hoặc không có tương đương.
- Sự chơi chữ (điệp âm /s/) làm nên tính độc đáo cho khẩu hiệu quảng cáo là trường hợp bất khả dịch, phương pháp dịch thông báo được sử dụng để diễn đạt ý chính.
- Một số trường hợp cách diễn đạt đặc ngữ ở nguyên tác không có tương đương ở ngôn ngữ dịch đã được dịch theo phương pháp thông báo (diễn đạt lại ý bằng cách nói bình thường, dễ hiểu.
- (The General Retires-Lockhart dịch) 5- Dịch tự do - Đơn vị dịch: câu và đoạn - Cấu trúc ngữ pháp, tổ chức văn bản được thay thế bởi các đơn vị tương đương ở ngôn ngữ dịch nhằm diễn đạt lại một cách tự nhiên nhất nội dung thông điệp của bản gốc.
- Bản dịch rất gần gũi với ngôn ngữ dịch về nội dung và hình thức diễn đạt, có chứa cả yếu tố về văn hoá và ngôn ngữ vốn không có trong bản gốc, được viết với trình độ ngôn ngữ bằng hoặc cao hơn nguyên tác.
- Good food, good life Cho bé yêu ngày càng lớn giỏi (Sữa Nestle) Toyota moving forward Toyota tiến tới tương lai (Xe hơi Toyota) Dịch thơ: Nội dung ngữ nghĩa đôi khi không hoàn toàn tương đương vì ưu tiên dịch thuật ở đây là tái tạo vần điệu và thi pháp ở ngôn ngữ dịch.
- Bản dịch hòan toàn được viết lại bằng ngôn ngữ dịch dựa trên chủ đề, cốt truyện và nhân vật của bản gốc.
- Tuy nhiên cũng phải nói rằng phương pháp và thủ thuật dịch là vấn đề còn rất ít được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
- Một hệ thống phương pháp là kết quả của việc nghiên cứu đối chiếu rất nhiều bản gốc và bản dịch thuộc các thể loại và văn phong khác nhau cùng với ý kiến của các nhà dịch thuật dựa trên kinh nghiệm của họ sẽ là đề tài nghiên cứu bổ ích về vấn đề này trong tương lai.
- Ý nghĩa văn bản.
- Hình thức văn bản