« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề văn hóa học đường từ góc nhìn phản biện xã hội của báo chí


Tóm tắt Xem thử

- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
- TỪ GÓC NHÌN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số .
- 2 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG VÀPHẢN BIỆN XÃ HỘI.
- 1.1.Khái niệm về văn hóa học đường và phản biện xã hộiError! Bookmark not defined..
- 1.2.Mối quan hệ truyền thông giữa báo chí và văn hóa học đường.
- 1.3.Vai trò của báo chí trong hoạt động phản biện xã hội về vấn đề văn hóa học đường.
- CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG TRÊN BÁO CHÍ.
- Chủ thể của hoạt động phản biện xã hội trên báo chíError! Bookmark not defined..
- Số lượng tin, bài phản biện xã hội.
- Nội dung và hình thức phản biện xã hội trên báo chíError! Bookmark not defined..
- Ngôn ngữ báo chí được sử dụng trong hoạt động phản biện.
- Một số thành công và hạn chế từ phản biện xã hộiError! Bookmark not defined..
- CHƢƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ.
- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách nhằm nâng cao tính phản biện trên báo chí.
- Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”..
- Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.
- Văn hóa học đường là văn hóa trong môi trường giáo dục và đào tạo..
- Đó chính là hành vi, thái độ, ứng xử của giữa các thành viên trong nhà trường với nhau, giữa nhà trường và ngoài xã hội.
- Mọi vấn đề liên quan đến đào tạo, cả trước, trong và sau quá trình đào tạo đều liên quan đến vấn đề văn hóa học đường.
- Lễ ở đây chính là văn hóa, đạo đức một cốt lõi của văn hóa học đường.
- Do đó, văn hóa học đường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo..
- Chính vì thế, thông tin về văn hóa học đường luôn luôn được xã hội quan tâm.
- Báo chí là một loại hình thông tin mang tính chính trị – xã.
- hội với vai trò, chức năng của mình đặc biệt là chức năng phản biện xã hội mà trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI ( tháng 01 năm 2011).
- Đó là “ Chú trọng nâng cao tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước.
- Trong thời gian qua, những thông tin về văn hóa học đường luôn được các tòa soạn báo quan tâm.
- Trong số các thông tin về văn hóa học đường thì những thông tin mang tính phản biện xã hội giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội góp phần to lớn trong việc phát triển hình thành lối sống văn hóa và có tác động thay đổi nhận thức, thái độ của các thành viên trong ngành giáo dục.
- Tuy nhiên, những thông tin mang tính phản biện xã hội cũng còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập..
- Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, khảo sát thông tin về văn hóa học đường từ góc nhìn phản biện của báo chí là một vấn đề hết sức cần thiết.
- Chính vì vậy, người viết đã lựa chọn đề tài “ Vấn đề văn hóa học đường từ góc nhìn phản biện của báo chí ” làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn nghiên cứu thực trạng phản biện xã hội của báo chí về vấn đề văn hoá học đường trên cơ sở khảo sát 3 báo: báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, báo điện tử Vnexpress, báo điện tử Giáo dục Việt Nam từ tháng 9/1013 đến tháng 6/2015 .
- Qua đó, chỉ ra những thành công và hạn chế của hoạt động này, đóng góp những ý kiến, giải pháp bước đầu của mình đối với hoạt động phản biện của báo chí về vấn đề văn hóa học đường.
- Theo nghiên cứu của người viết, nghiên cứu về phản biện xã hội nói chung, và phản biện xã hội trên báo chí nói riêng trong những năm gần đây nhận được quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, cho đến các nhà khoa học, và giới tri thức.
- Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn có cuốn sách “ Phản biện xã hội – những câu hỏi đặt ra từ cuộc sống” (Nxb Đà Nẵng, 2006).
- Cuốn sách đã tập hợp nhưng tác phẩm báo chí bám sát “ hơi thở” cuộc sống, đi sâu vào phân tích và phản ánh sinh động các vấn đề sự kiện trong cuộc sống xã hội một cách sắc sảo, ấn tượng, nhân văn, đề cập một cách hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến phản biện, phản biện xã hội, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí….
- trong việc thực hiện giám sát, phản biện xã hội.
- Cuốn sách đã khu biệt và làm rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đặc điểm tính chất, vị tri của phản biện xã hội cũng như điều kiện hình thành và phát huy tích cực phản biện xã hôi trong đời sống.
- Đồng thời, thể hiện ưu thế của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát, quản lý và phản biện xã hội mà trong đó chính là nội hàm của phản biện xã hội, của báo chí nói chung.bàn đến nhiều vấn đề đặt ra cho xã hội hiện đại và hầu hết các bài viết đều mang tính phản biện sâu sắc..
- Cuốn sách đã bước đầu giải thích các khái niệm phản biện, phản biện xã hội, vai trò của phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam..
- Cuốn sách “ Phản biện xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trường” của tác giả Nguyễn Hữu Hòe ( Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2009) trình bày nhiều vấn đề khá sâu về phản biện xã hội và vị trí của nó trong xã hội.
- Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách chủ yếu bàn về vấn đề phản biện xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trường..
- Một số bài báo đề cập đến phản biện xã hội như: Phản biện xã hội ( Tạp chí cộng sản) của tác giả Trần Đăng Tuấn.
- “Vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí lý luận chính trị) của tác giả Đỗ Văn Quân;.
- “Báo chí và phản biện xã hội” (Tạp chí Người làm báo) của tác giả Nguyễn Quang A.
- “Phản biện xã hội” (Tạp chí Tia sáng)của GS Tương Lai hay.
- “Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính” của GS Tương Lai đăng trên Tuần Việt Namngày 21/06/2014.
- Trong bài báo “Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính” tác giả Tương Lai đã khẳng định:.
- Không có phản biện sẽ không có phát triển, về vai trò, trách nhiệm của các nhà báo chân chính, không chỉ chuyển tải ý chí lãnh đạo từ trên xuống mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
- Đợt lấy ý kiến nhân dân tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003 (sửa đổi) vừa qua là minh chứng rõ nét nhất..và rất nhiều bài báo khác đã đề cập đến phản biện xã hội..
- Đặc biệt, bài viết “Phản biện xã hội vì lợi ích quốc gia” (Thời báo Ngân hàng) của tác giả Trần Bá Dung – Hội Nhà báo Việt Nam đã nêu bật được tầm quan trọng của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội cũng như tầm quan trọng đối với quốc gia và dân tộc..
- Thời gian gần đây bài viết “ Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Thu Hương ( Tạp chí cộng sản), bài viết đã thể hiện quan điểm của tác giả khi nêu bật được chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí, cơ chế và nguyên tắc giám sát, phản biện xã hội của báo chí.
- Đặc biệt, bài viết đã nêu bật được giải pháp để báo chí thực hiện tốt chức năng phản biện, giám sát xã hội..
- Cùng với đó là một số khóa luận, luận văn, luận án liên quan đến đề tài như: Khóa luận “Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí qua loạt bài “đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi trẻ năm 2006”, khóa luận tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên ngành báo chí học, của Phan Văn Kiền K49, Khoa Báo chí và truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
- Trong khóa luận tác giả đã nói về tính phản biện xã hội thông qua loại hình báo in.
- “Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam” (khảo sát qua 2 báo Tuổi trẻ và Thanh niên từ năm .
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí năm 2011 của Huỳnh Thị Xuân Hạnh với đề tài “Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI” nghiên cứu những vấn đề chung về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo chí trong đó có báo chí thành phố Hồ Chí Minh.
- khảo sát hoạt động phản biện xã hội của 4 tờ báo: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật, Người Lao Động.
- nghiên cứu xu hướng tổ chức, phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh..
- Một số luận văn liên quan đến phản biện xã hôi như: Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam của tác giả Hoàng Thủy Chung (Đại học Khoa hoc xã hội và Nhân văn, 2010).
- Phản biện xã hội của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay của Trần Quý Thân (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)..
- Luận văn “Báo chí với vai trò phản biện xã hội” của Bùi Thanh Tùng ( Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2012) và luận văn “ Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trên báo An ninh thủ đô” của tác giả Phạm Thu Hương (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2013).
- Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây vấn đề phản biện xã hội đã được đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau.
- Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến vấn đề văn hóa học đường từ góc nhìn phản biện của báo chí.
- Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những công trình của các nhà nghiên cứu trước đây, người viết đã lựa chọn đề tài “Vấn đề văn hóa học đường từ góc nhìn phản biện xã hội của báo chí”.
- Với đề tài này, tác giả mong muốn mang đến một cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động phản biện xã hội của báo chí về vấn đề văn hóa học đường cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn, qua đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học thiết thực trong hoạt động nghiệp vụ báo chí.
- Đồng thời nêu lên những giải pháp cụ thể để hoạt động phản biện xã hội của báo chí đáp ứng yêu cầu trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra..
- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề văn hóa học đường từ góc nhìn phản biện của báo chí.
- Làm rõ thực trạng thông tin mang tính phản biện của báo chí về vấn đề văn hóa học đường (Khảo sát báoTuổi trẻ, báo điện tử Vnexpress, báo điện tử Giáo dục Việt Nam).
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của báo chí về văn hóa học đường..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề về văn hóa học đường từ góc nhìn phản biện xã hội của báo chí..
- Luận văn thực hiện khảo sát các bài báo phản biện xã hội viết về văn hóa học đường trên báo điện tử Vnexpress (Vnexpress.net), báo điện tử Giáo dục Việt Nam(Giaoduc.net.vn), báo Tuổi Trẻ..
- Phương pháp thống kê- phân loại: Dùng để thống kê con số, tài liệu (số lượt tin, bài đóng góp ý kiến, phản biện đối với các vấn đề về văn hóa học đường.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu: Dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả khảo sát về hoạt động phản biện xã hội của báo chí đối với những vấn đề nóng về văn hóa học đường.Từ đó, đưa ra những luận cứ, luận điểm khái quát cho luận văn..
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết, lý luận về phản biện xã hội của báo chí và về văn hóa học đường..
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tìm hiểu thực trạng hoạt động PBXH về vấn đề văn hóa học đường trên báo chí để tìm ra ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và kiến nghị các giải pháp….
- Nguyễn Quang A (2008), Báo chí và phản biện xã hội, Tạp chí người làm báo, tr22-23..
- Nguyễn Quang A (2008), Phản biện xã hội, Lao động cuối tuần, số 28..
- Hà Minh Đức ( chủ biên) (2001), Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội..
- Hội thảo khoa học, Xây dựng văn hóa học đường - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, Hà Nội..
- Trần Thị Hoa, Phản biện Xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in.
- Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam từ Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Phạm Thành Hưng ( 2007), Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Đặng Thị Thu Hương (2013), Về vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam, Tạp chí cộng sản..
- “Tham vấn và phản biện” trên báo in, Luận văn Thạc Sĩ, Hà Nội, 2013 22.
- Mai Thị Thúy Hường, Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản.
- biện xã hội, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2012.
- Đinh Văn Hường ( 2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Phan văn Kiền (2012), Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nổi bật, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội..
- Mai Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội – Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1, tr3- 8..
- Mai Quỳnh Nam (2000), Về đặc điểm và tính chất giao tiếp đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 2, tr8-10..
- Mai Quỳnh Nam (2000), Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr12-15..
- Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Dương Xuân Sơn (2003), Các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang ( 2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
- Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội – Những câu hỏi đặt ra từ cuộc sống, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng..
- Trần Đăng Tuấn (2006), Phản biện xã hội những vấn đề chung, Tạp chí Cộng sản, số 17..
- Nguyễn Quý Thanh (2008), Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb ĐH QGHN, Hà Nội..
- Hoàng Vinh, (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Nxb Văn hóa Thông tin.