« Home « Kết quả tìm kiếm

VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ


Tóm tắt Xem thử

- TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PGS.TS.
- Trong những năm của thập kỷ tám mươi, chín mươi của thế kỷ XX trở lại đây, nhiều người được nghe và hiểu ngày một sâu sắc hơn vấn đề môi trường và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của loài người.Các hiện tượng tự nhiên bất bình thường (núi lửa, lũ lụt, hạn hán, nóng lạnh…) trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI trên thế giới và ở nước ta nói riêng đã và đang là bài học cảnh tỉnh cho nhân loại , mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng và mỗi một con người trong việc ngày càng ý thức rõ hơn về trái đất nhỏ bé và bầu khí quyển…của mình.
- Nhiều người dân thành phố sống thời hiện đại trong những ngôi nhà bê tông đầy đủ tiện nghi sinh hoạt chỉ biết thế giới tự nhiên qua “màn ảnh nhỏ” và xa lạ với môi trường tự nhiên…Thế nhưng từ hàng ngàn, hàng trăm năm nay đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta vẫn lặng lẽ, âm thầm sống hoà đồng với thế giới tự nhiên xung quanh với triết lý riêng của mình.
- Đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta sinh sống chủ yếu ở miền núi một bộ phận sinh sống ở đồng bằng ven biển (như người Chăm, Khơ me, Hoa).
- dù sống ở đâu , đồng bào vẫn tìm ra được một cách thích ứng phù hợp với môi trường sống, dù còn đơn sơ mộc mạc song đó là một giá trị văn hoá cao trong tiến trình phát triển của các tộc người.
- Không một tộc người nào tuyên ngôn : “Chúng tôi đang làm công tác bảo vệ môi trường đây” song qua nếp sống qua lối ứng xử, qua luật tục…đã thể hiện triết lý sống dân gian sâu sắc trong việc bảo vệ môi trường của đồng bào các tộc người thiểu số nước ta..
- Mối quan hệ giữa văn hoá các dân tộc thiểu số với môi trường sống : 1.1.Quan niệm khái quát:.
- Nói văn hoá và môi trường sống của con người là chỉ một cách tiếp cận..
- Nếu ai đó có ý định tách văn hoá ra khỏi môi trường tự nhiên và ngược lại tách môi trường tự nhiên ra khỏi văn hoá của một tộc người, tức là không gắn văn hoá với một không gian và thời gian cụ thể.
- Sự phát triển của các quốc gia trên thế giới hiện nay được đánh giá không chỉ bằng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn bằng các chỉ tiêu liên quan đến văn hoá, đến môi trường.Chính yếu tố văn hoá, yếu tố phát triển hài hoà với môi trường mới tạo nên sự phát triển bền vững cho hiện tại và tương lai .
- Trước khi có các yếu tố của nền văn minh công nghiệp tác động vào đời sống mang tính công xã nông thôn hàng ngàn đời nay của các tộc người thiểu số nước ta, thì chính các cộng đồng đá có nếp sống văn hoá liên quan đến môi trường sống của mình.
- Cái mà ngày nay nhiều người gọi là “tri thức bản địa” của các tộc người thiểu số hiện nay ở nước ta và trên thê giới trong đó hàm chứa một dung lượng thông tin không nhỏ về con người và môi trường tự nhiên.
- Đó là các tri thức về các hiện tượng thiên nhiên, các luật tục quy định nội dung về bảo vệ các yếu tố thuộc về môi trường mà các cư dân ý thức rằng nó rất thiết thực, gắn bó máu thịt với cuộc sống của cộng đồng, gia đình và của bản thân mình..
- Nói mối quan hệ giữa văn hoá của các tộc người thiểu số với môi trường sống là nói tới mối quan hệ biện chứng sâu sắc của văn hoá và môi trường.
- Môi trường tự nhiên là thực tại đối diện với con người, trong đó có một bộ phận thế giới tự nhiên được con người chọn lọc, khai phá, thích ứng để tạo nên hệ sinh thái nhân.
- Sơ đồ trên phản ánh một nguyên tắc chung của quy luật văn hoá của các tộc người thiểu số trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
- Từ những phân tích trên đây chúng ta có quan niệm về mối quan hệ giữa văn hoá các dân tộc thiểu số với môi trường sống như sau.
- Văn hoá của các tộc người thiểu số là hệ quả của sự thích ứng giữa con người và môi trường tự nhiên cụ thể .Văn hoá của các dân tộc thiểu số và môi trường tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau .
- Một sự phát triển bền vững của các dân tộc thiểu số chính là sự giải quyêt tốt mối quan hệ hài hoà giữa văn hoá và môi trường.
- Sự mất cân đối, sự tàn phá môi trường tự nhiên sẽ làm giảm đi các giá trị văn hoá của các dân tộc..
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa văn hoá các dân tộc thiểu số với môi trường sống:.
- Nói đến mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường thực chất là nói đến mói quan hệ giữa CON NGƯỜI và MÔI TRƯỜNG.
- Trong văn hoá của các dân tộc thiểu số nước ta, mối quan hệ đó được biểu hiện rất phong phú và đa dạng thông qua các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng của các tộc người..
- Các giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số = Sự lao động sáng tạo của nhiều thế hệ + tài nguyên thiên nhiên trong một toạ độ cụ thể mà con người đã lựa chọn.
- Mối quan hệ giữa con người hay các các cộng đồng dân tộc với môi trường tự nhiên được biểu qua những kênh cơ bản như.
- Mọi giá trị văn hoá của con người đều bắt nguồn từ môi trường tự nhiên với sự cung cấp tài nguyên, là đối tượng của lao động và sáng tạo..
- Vấn đề chúng tôi muốn nhấn mạnh trong mối quan hệ giữa con người và môi trường chính là quá trình khai thác tự nhiên không ngừng.
- Mọi vấn đề chúng ta trao đổi hiện nay như: bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phá hoại môi trường…đều từ vấn đề khai thác tự nhiên không ngừng của con người mà ra.
- Từ góc nhìn văn hoá liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường chúng tôi thấy nổi lên mấy vấn đề của mối quan hệ giữa văn hoá và bảo vệ môi trường như sau.
- Vấn đề nhận thức của các cộng đồng tộc người về môi trường và mối quan hệ giữa văn hoá và bảo vệ môi trường..
- Các biểu hiện về mối quan hệ giữa văn hoá của các dân tộc thiểu số với môi trường tự nhiên như sau.
- Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của các tộc người đồng thời đó cũng là quá trình nhận thức và thích ứng với môi trường sống với các yếu tố tự nhiên và xã hội.
- Mối quan hệ giữa văn hoá các tộc người thiểu số với môi trường sống là một dạng thực phức tạp và luôn không ngừng biến đổi trong mối tương quan với điều kiện tự nhiên.
- Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự biến đổi trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên ngày một gia tăng về nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hiện tượng gia tăng dân số khách quan của nhân loại…đã làn cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, cán cân dân số và nhu cầu khai thác tài nguyên với nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêng về phía dân số và nhu cầu khai thác.
- Các loại hình văn hóa gắn với môi trường sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta là một khía niệm rộng bao gồm hệ thống các hoạt động sáng tạo của các tộc người trong quá trình lao động tồn tại, thích ứng với môi trường tự nhiên, môi trường sống cụ thể.
- Những thành tựu đó được biểu hiện rất đa dạng và bao gồm các tri thức về tự nhiên, tài nguyên và được các cộng đồng thể hiện trong phong tục tập quán, trong nếp sống,luật tục trong hoạt động kinh tế, trong quan hệ gia đình và xã hội được các thế hệ duy trì trong đời sống của cộng đồng...Trên ý nghĩa đó chúng ta có thể nhận thấy các Loại hình văn hóa gắn với bảo vệ môi trường của đòng bòa các dân tộc thiểu số nước ta về cơ bản đựơc thể hiện qua mấy loại hình sâu đây.
- Loại hình các tri thức dân gian về môi trường và tài nguyên..
- Loại hình về các luật tục quy định các nếp sống của cộng đồng liên quan đến bảo vệ môi trường..
- Vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số với việc bảo vệ môi trường.
- Ngày nay nhiều người dễ nhận thấy tác động của các chương trình kinh tế-xã hội đói với sự suy thoái và ô nhiễm môi trường sống của các tộc người thiểu số và vùng miền núi, song chưa mấy ai chú ý tới sự phát triển, sự tác động của văn hóa đối với môi trường sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
- Sự tác động của văn hóa đói với môi trường sống của các tộc người thiểu sô trên địa bàn miền núi có phần âm thầm và lặng lẽ hơn các chương trình kinh tế-xã hội, song không vì thế mà không thể không coi trọng và có thể xem thường sự tác động âm thầm đó..
- Phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi và khu vực khác hiện nay ở nước ta là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển chung của đất nước hiện nay.
- Khu vực mìên núi và các dân tộc thiểu số là một khu vực đặc thù: chiếm tỷ lệ lớn về đất đai (3/4 diện tích cả nước) song các dân tộc thiểu số lại chiếm tỷ lệ thấp (gần 14% dân số cả nước).
- Đây là khu vực có nhiều giá trị, bản sắc văn hóa độc đáo thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa con người với tự nhiên của các tộc người thiểu số..
- Môi trường tự nhiên là môi sinh của những sáng tạo văn hóa của các tộc người.
- Tuy nhiên sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, các giá trị văn hóa đó của các tộc người thiểu số đã và đang chịu những tác động cả về chính bản thân nó và chính cả môi sinh – môi trường thiên nhiên khắc nghiệt và nên thơ đã sản sinh ra các giá trị văn hóa đó.Từ những quan niệm trên đây chúng ta cần quan tâm và trả lời các đến vấn đề sau.
- Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta hiện nay là gì.
- Những vấn đề và yếu tố nào cần quan tâm trong chiến lược bảo vệ môi trường từ sự nghiệp phát triển văn hóa đó.
- Cái giống và khác nhau giữa phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi với sự phát triển kinh tế-xã hội tác động đến môi trường là chỗ nào?.
- Bảo tồn và Phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi nước ta hiện nay.
- Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là một nội dung quan trọng và không kém phần nan giải trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tuy nhiên số 50 dân tộc còn lại thì cư trú trên địa bàn các tỉnh miền núi, cao nguyên - nơi có địa hình và thực trạng môi trường rất đa dạng và phong phú có nhiều vấn đề.
- Phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta trên tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa XVIII là “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”.
- Dưới nhiều góc nhìn khác nhau chúng ta có thể nêu ra những nhận thức quan điểm trong cách tiếp cận sự vận động và phát triển của văn hóa các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta.
- Trong một số năm vừa qua ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch đã và đang có nhiều phương án trong việc thực hiện các nội dung bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- các giá trị văn hóa vô giá của đồng bào các dân tộc thiểu số sáng tạo ra - đó chính là những “tế bào” tạo nên một diện mạo văn hóa tộc người và diện mạo văn hóa Việt Nam trong cộng đồng văn hóa khu vực Đông Nam Á và thế giới..
- nhà xuất bản âm nhạc, của các đoàn nghệ thuật các tỉnh miền núi… Những hoạt động đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc làm cho các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số và các tỉnh miền núi có môi trường tồn tại và phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước và đời sống văn hóa hiện nay..
- Văn hóa các dân tộc thiểu số trong nhiều năm qua cũng có cơ hội được phục hồi và phát huy trong xu thế phát triển của ngành Du lịch của đất nước.
- Nhiều giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong tập tục, nếp sống, trong các sinh hoạt văn hóa vật thể và phi vật thể được khơi dậy các tiềm năng vốn có và được phát huy vào các hoạt động du lịch của các cơ quan trung ương và địa phương.
- Nói đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta là một vấn đề không giản đơn khi đề cập đến nội dung này.
- Làm gì để các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc không bị mai một.
- Làm gì và làm như thế nào để phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa quốc gia Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tất cả những định hướng nội dung và các giải pháp trên đều liên quan đến yếu tố môi trường sống của chính đồng bào các dân tộc và của chung quốc gia.Các nhận thức và giải pháp phát triển văn hóa theo hướng nào trên địa bàn miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số không phải là những giải pháp lý thuyết thực hiện ở môi trường ngoài trái đất, ngoài quốc gia mà tất cả đều rất cụ thể gắn với các chương trình, dự án quốc gia hay các kế hoạch của địa phương… Do vậy nó gắn liền với các không gian môi trường cụ thể, tác động trực tiếp đến các yếu tố môi trường trên các địa bàn của các địa phương và tương tác đến các yếu tố môi trường của quốc gia..
- Cơ sở khoa học của việc bảo vệ môi trường khi bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số ở miền núi.
- MÔI TRƯỜNG như phân tích ở trên là CÁI NÔI của VĂN HÓA khi có bàn tay của con người tác động vào hay nói cách khác khi có con người sinh sống trong môi trường tự nhiên.
- Văn hóa của các tộc người thiểu số sinh sống ở miền núi trên những địa bàn, khu vực khác nhau, thành phần tộc người khác nhau, bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú…nhưng chúng ta đều nhận thấy trên nhiều phương diện, hình thức khác nhau văn hóa của các dân tộc đều phản ánh mối quan hệ của con người với môi trường qua tri thức dân gian, qua hoạt động kinh tế, qua luật tục, qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể…Chính vì vậy mà trong hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc không thể không tính đến yếu tố bảo vệ môi trường.
- Hay nói cách khác chính môi trường có nhiều yếu tố, cơ sở khoa học trong quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc:.
- Một là, bảo tồn văn hóa dân tộc là giữ gìn nhưng tinh hoa văn hóa truyền thống của các tộc người.
- Cái tinh hoa văn hóa đó không phải là sự sáng tạo mơ hồ của các tộc người, không phải từ trên trời rơi xuống mà do chính sự nhận thức và hoạt động của con người - của một dân tộc cụ thể trong một môi trường thiên nhiên cụ thể sáng tạo ra và chính các giá trị văn hóa đó.
- Tinh hoa văn hóa tộc người phản ánh nhiều đặc trưng của môi trường vào trong bản thân nó.
- sâu xa và thấu hiểu được các giá trị văn hóa cụ thể của một tộc người nếu tách nó ra khỏi môi trường sống của cộng đồng..
- Việc phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đúng nghĩa phải được hiểu là không thể thiếu yếu tố môi trường trong phát triển.
- Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc không phải là đoạn tuyệt với quá khứ để phát triển một cách thiếu cơ sở không có định hướng và làm mất bản sắc văn hóa tộc người được hình thành hàng ngàn, hàng trăm năm.
- Một sự phát triển văn hóa theo đúng nghĩa của nó là một chiến lược phát triển bền vững trong sự hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh..
- Có một vấn đề đặt ra trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện nay thì các yếu tố của nền văn minh công nghiệp và nhu cầu của việc mở mang các khu công nghiệp trên địa bàn miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những thời cơ để phát triển kinh tế nhưng lại là nguy cơ đối với môi trường và văn hóa truyền thống nếu việc xây dựng phát triển các khu công nghiệp thiếu một sự quy hoạch tính tóan hợp lý và có hàm lượng phát triển bền vững cao..
- Như vậy khi bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số ở miền núi không thể không tính đến yếu tố môi trường.
- Môi trường sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nói chung và văn hóa nói riêng là một tiêu chí của sự phát triển..
- Các cơ sở trên đây theo chúng tôi là khá rõ và có căn cứ vững chắc để bảo vệ môi trường trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi.
- Vấn đề bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số với việc bảo vệ môi trường ở miền núi hiện nay ở nước ta là vấn đề trực tiếp đặt ra trong chiến lược phát triển quốc gia.
- Quá trình đó là quá trình tác động một cách sâu sắc và toàn diện tới đời sống KINH TẾ- XÃ HỘI- VĂN HÓA- MÔI TRƯỜNG của đồng bào các dân tộc thiểu só và miên núi.
- bối cảnh đó làm gì để vừa bảo tồn, phát triển văn hóa nhưng vẫn bảo vệ được môi trường vì sự phát triển bền vững lâu dài của khu vực miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số là vấn đề không giản đơn..
- Phải xây dựng được bản đồ, sơ đồ quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội -văn hóa - môi trường của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong chương trình phát triển của quốc gia địa phương.
- Lâu nay chung ta chưa chú trọng đến yếu tố văn hóa, môi trường mà mới chú trong tới yếu tố kinh tê-xã hội trong các chương trình phát triển của quốc gia và địa phương.
- Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành trong việc nhận thức và tuyền truyền mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường cũng như mối quan hệ tất yếu của văn hóa – môi trường với sự phát triển kinh tế-xã hội trong một chiến lược phát triển bền vững của quốc gia và địa phương..
- Phát huy các tri thức truyền thống văn hóa về môi trường và bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc thiểu số vào nhiệm vụ thực hiện Luật bảo vệ môi trường .
- Đây là giải pháp quan trọng cần được đầu tư vì nó phù hợp với tâm lý, tập quán, trình độ dân trí của đồng bào và xem đó là cơ sở ban đầu để đưa các khái niệm khoa học trong Luật môi trường đến với đồng bào..
- Tóm lại , vấn đề bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ở miền núi với việc bảo vệ môi trường là một hoạt động có tầm khoa học, có ý nghĩa kinh tế-xã hội và nhân văn sâu sắc trong chiến lược phát triển bền vững ở nước ta.
- Nhận thức được vấn đề, nội dung bảo vệ môi trường.
- nhận thức được mối quan hệ sâu sắc giữa văn hoá và môi trường trong một chiến lược phát triển lâu dài, trong một trạng thái “động” của sự phát triển không.
- Từ nhận thức, khám phá nét mới của vấn đề để đi đến có sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải qua một “công đoạn” nhận thức và hoạt động nhất định..
- VĂN HOÁ và MÔI TRƯỜNG .
- MÔI TRƯỜNG và VĂN HOÁ là thể hiện sự nhận thức và lao động sáng tạo tài tình của các tộc người trong quá trình hình thành và phát triển của mình.
- Một sự phát triển chân xác và đích thực chính là sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá và môi trường.
- Làm gì và làm như thế nào để vừa bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi hiện nay, vừa nâng cao nhận thức của người dân - đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường là câu hỏi vừa cụ thể vừa khái quát trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia nói tiêng và nhân loại nói chung..
- Trần Bình: Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam.Nxb Phưng Đông – 2006..
- Nguyễn Đình Hòe: Môi trường phát triển bền vững.
- Lê Ngọc Th ắng: Một số vấn đề dân tộc và phát triển.
- Lê Ngọc Thắng: Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ Việt Nam..
- Uỷ ban Dân tộc: Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới.
- Ủy ban Dân tộc: Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội- 2006.