« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng tây bắc trong sự phát triển bền vững


Tóm tắt Xem thử

- Vài nét về các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
- Tây Bắc là một vùng lãnh thổ văn hóa độc đáo và nổi tiếng từ lâu đời ở Việt Nam.
- Vùng Tây Bắc ở đây bao gồm địa bàn các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình và một phần tả ngạn sông Thao thuộc tỉnh Yên Bái..
- Với địa bàn như vậy, vị trí của Tây Bắc ở vào khoảng 15 0 5 đến 22 0 5 Vĩ Bắc, khoảng 102 0 2 đến 104 0 7 Kinh Đông.
- Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Tây Bắc giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phía Đông giáp vùng Việt Bắc và phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa..
- Có thể nói, Tây Bắc là một vùng trung tâm nối liền với các nước Trung Hoa ở phía Bắc, nước Lào rồi Thái Lan và Cămpuchia ở phía Tây và Tây Nam.
- Tuy Tây Bắc là một vùng miền núi, nhưng có thể thông thương đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa, thậm chí cả tộc người với các quốc gia trên.
- Vì vậy, văn hóa truyền thống vùng Tây Bắc Việt Nam có mối quan hệ thân thiết với nhiều dân tộc anh em ở các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Nam Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á lục địa như Lào, Thái Lan, Myanmar....
- Các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc có mặt đủ cả 4 ngữ hệ của vùng Đông Nam Á.
- Người Hmông có 473.514 người và người Dao có 213.054 người đều sinh sống ở tất cả các tỉnh vùng Tây Bắc..
- Bên cạnh các dân tộc trên, vùng Tây Bắc còn có 5.627 người Hoa (tập trung đông nhất ở Lai Châu).
- có đủ mặt cả 6 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, đông nhất là người Hà Nhì (ở Lào Cai và Lai Châu) và các dân tộc La Hủ, Phù Lá, Lô Lô và Si La, Cống..
- Đặc biệt, ở Tây Bắc còn là trung tâm của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme, tiêu biểu là người Khơ mú, người Xinh Mun, người Mường và người Mảng....
- cũng đã có mặt và sinh sống ở vùng Tây Bắc.
- Tính đến nay, ở vùng Tây Bắc có tới 47 dân tộc thiểu số/27 dân tộc sinh sống ở Tây Bắc từ lâu đời.
- Như vậy, tuy vùng Tây Bắc chiếm 11% diện tích cả nước, nhưng đã hội tụ được gần 50 dân tộc thiểu số trên tổng số 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Đây là một đặc thù của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Trên cơ sở đặc điểm này, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc cũng khá phong phú và đa dạng.
- Nhưng, nhìn chung, văn hóa truyền thống vùng Tây Bắc lại khá thống nhất..
- Sự thống nhất đó được xoay quanh trục văn hóa Thái, tạo nên một vùng văn hóa đặc trưng của riêng vùng Tây Bắc.
- Tuy ở Tây Bắc có tới 47 dân tộc anh em, nhưng hầu như ai đã đến Tây Bắc, dù sớm hay muốn họ đều có thể dùng tiếng Thái bên cạnh tiếng Việt (Kinh) để giao tiếp với nhau..
- Vì vậy, nói đến văn hóa truyền thống vùng Tây Bắc, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận sự nổi trội của văn hóa vùng là nền văn hóa Thái.
- Điều đó cũng khá phổ biến ở các vùng văn hóa khác như vùng Đông Bắc là văn hóa Tày, Nùng.
- Tây Nguyên là văn hóa Êđê, Gia Rai, Ba Na.
- Nam Bộ là văn hóa Khơme....
- Một số đặc điểm nền kinh tế thị trường ở vùng Tây Bắc 2.1.
- Văn hóa truyền thống trong nền kinh tế thị trường.
- Trên cơ sở những đặc điểm các văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc như trên, khi bước vào CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG, văn hóa các dân tộc Tây Bắc có những đặc thù riêng của mình.
- Nói khác đi, NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG đã tác động, ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Bắc như thế nào, mức độ của sự tác động, ảnh hưởng đó đến đâu và như thế nào? Đây là một vấn đề chưa thể có câu trả lời chính xác, đúng đắn được.
- Hơn nữa, với quãng thời gian hạn hẹp mới có, những tác động, ảnh hưởng đó chưa đủ bề dày thời gian thử thách, trải nghiệm so với chiều dài tồn tại hàng năm văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi đây..
- Khi đặt vấn đề xem xét, nhất là trong việc mang tính chất tổng kết thì quỹ thời gian ngắn ngủi này tuy đã có những biến động nhất định, nhưng chưa đủ độ tin cậy cho một vấn đề lớn, lâu dài, đầy phức tạp như văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc..
- Trong thực tế, từ ngày cả nước bước vào nền kinh tế thị trường, cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, trải nghiệm, nhiều dân tộc, kể cả dân tộc đa số cũng còn khá bỡ ngỡ, lúng túng huống hồ nhiều dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc xa xôi, hẻo lánh như vậy..
- Chỉ riêng câu hỏi: Nền kinh tế thị trường là gì? Có lẽ nhiều dân tộc, kể cả nhiều người có học vấn cao đã chắc gì có thể trả lời rõ ràng, chính xác được, huống hồ nhiều người dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc vốn hàng nghìn đời nay vẫn quen với nền kinh tế tự cấp tự túc, đóng kín của địa phương mình.
- còn chưa kể một loạt các nhân tố khác cũng không kém phần quan trọng là trình độ dân trí, văn hóa trong kinh tế thị trường....
- Đó là NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG đối với các dân tộc vùng Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung.
- Một khi, đến những khái niệm cơ bản nhất của vấn đề vẫn còn đang tiếp cận, thậm chí đang còn phải tranh luận thì làm sao có thể trình bày rõ ràng được những tác động, ảnh hưởng của nền kinh tế đó vào văn hóa truyền thống được.
- Xin nhớ một điều rằng, đã là văn hóa truyền thống dù ở mức độ nào, trình độ nào, của bất cứ dân tộc nào thì bản thân nền văn hóa đó cũng đã từng được thử thách, trải nghiệm (có thể lâu dài hay ngắn ngày).
- Hơn nữa, đã là văn hóa truyền thống thì những tác động bên ngoài, nhiều khi mang tính chất chủ quan đã dễ gì tác động, ảnh hưởng và chi phối được nó một cách dễ dàng..
- Những thách thức của văn hóa truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Tây Bắc.
- Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đã đặt ra những thách thức vô cùng lớn lao cho các nền văn hóa, trước hết là đối với các nền văn hóa truyền thống.
- Đối với văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc cũng không nằm ngoài sự chi phối này..
- Những thách đố đó tác động đến tất cả các lĩnh vực văn hóa truyền thống của tộc người, từ văn hóa vật thể như ăn, ở, mặc, đi lại.
- cho tới những hoạt động của văn hóa phi vật thể như quan niệm về vũ trụ quan, nhân sinh quan, tôn giáo tín ngưỡng, kho tàng văn học, nghệ thuật cũng như kho tàng tri thức dân gian....
- Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi sẽ không trình bày tất cả các đặc điểm của những lĩnh vực văn hóa truyền thống ở Tây Bắc mà chỉ lọc ra những tác động, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tới văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc để làm minh họa..
- Đối với các hoạt động của văn hóa vật thể.
- Văn hóa ẩm thực, một trong những lĩnh vực đậm đà bản sắc dân tộc trong truyền thống.
- Nhiều dân tộc ở Tây Bắc thích ăn xôi nếp.
- nửng” đã trở thành một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa ẩm thực truyền thống Thái..
- Sự đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường đòi phải có loại nếp lý tưởng trên đây trong truyền thống Thái.
- Theo tôi nghĩ, không cần nói gì những vấn đề to lớn mà muốn phát triển cơ chế thị trường tốt, đáp ứng được nhu cầu của cơ chế này thì chỉ riêng MÓN XÔI NẾP THÁI truyền thống như trên mới đạt được tiêu chuẩn khắt khe của Văn hóa ẩm thực truyền thống Thái nói riêng, các dân tộc ở Tây Bắc nói chung..
- Lấy văn hóa ẨM THỰC Thái để nói văn hóa truyền thống trong cơ chế thị trường hiện nay, chúng tôi muốn qua đó nêu bật một vấn đề cốt lõi của cơ chế thị trường.
- Điều đó sẽ càng hữu ích hơn khi Việt Nam ta nói chung, Tây Bắc nói riêng hòa nhập vào khối thị trường rộng lớn của thế giới mà ta gọi là WTO.
- Từ thực tế này có thể soi sáng cho các lĩnh vực văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Bắc và ở nước ta để làm cho vị trí của VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG xứng tầm mới của cơ chế thị trường.
- Cho nên, khi xem xét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG chính là SỰ CHỌN LỌC đồng thời là sự thách đố gay gắt giữa các yếu tố văn hóa truyền thống trong nền kinh tế thị trường.
- Văn hóa truyền thống thì nhiều, nhưng những yếu tố nào phù hợp với nền kinh tế thị trường là cả một vấn đề phải bỏ nhiều công sức để quan tâm giải quyết..
- Ví dụ, trên đây chỉ mới nêu một yếu tố trong văn hóa ẩm thực Thái mà đã nảy sinh nhiều vấn đề khá khó khăn phức tạp.
- Muốn có giống NẾP truyền thống phục vụ cho đặc sản văn hóa ẩm thực Thái thì sẽ liên quan đến rất nhiều vấn đề khác.
- Để có nguồn nước tưới và chất đất lý tưởng trồng được nếp ngon như truyền thống thì vấn đề bảo vệ rừng và cả bảo vệ khí hậu trong vùng ra sao? Xay giã, chế biến ra sao và cả khi đem gạo đổ vào loại chõ nào, củi lửa nhiều ít thế nào để có loại xôi ngon trở thành đặc sản truyền thống là cả một vấn đề đòi hỏi chủ nhân của nền văn hóa ấy, của thứ xôi ấy nhiều công sức..
- Văn hóa trang phục: Bên cạnh văn hóa ẩm thực Thái hay các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, ở Tây Bắc còn nhiều lĩnh vực văn hóa truyền thống khác được nền.
- kinh tế thị trường tác động.
- Trong đó, văn hóa mặc hay nói văn vẻ hơn là vấn đề trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc sẽ như thế nào?.
- Cho đến hôm nay, bộ trang phục truyền thống này đã bị nền kinh tế thị trường tác động có lẽ còn mạnh hơn, nhanh hơn và quyết liệt hơn lĩnh vực văn hóa ẩm thực.
- Hầu như mọi người dân ở đây đều không chút băn khoăn về sự suy giảm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống của tộc người mình..
- Mấy năm trước đây là văn hóa truyền thống Thái vẫn còn đậm đà bản sắc dân tộc..
- Do cơ chế thị trường, nhiều nét độc đáo của văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Bắc đã buộc phải tiếp thu, chọn lọc từ những nền văn hóa khác.
- Điều đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa các dân tộc Tây Bắc, đồng thời làm cho nền văn hóa truyền thống thêm nhiều yếu tố văn hóa mới, khác lạ.
- nhưng để phát triển trong nền kinh tế mới, văn hóa các dân tộc không thể không tiếp thu những yếu tố mới, thậm chí rất khác lạ so với những nét truyền thống..
- Nếu mầu sắc truyền thống của hoa văn Thái bản Lác ít dùng màu nóng, sặc sỡ mà gam mầu trầm như nâu nhạt (tiếng Thái gọi là màu “nảy” hay các mầu hồng, tím thì cũng là hồng nhạt hay tím nhạt.
- Nhìn vào tấm thổ cẩm Thái bản Lác truyền thống khiến người ta nhận ra ngay sự trầm tĩnh của các mảng mầu, gam màu nhẹ nhàng đó..
- Nhưng, có điều rõ ràng là, vì thế mà văn hóa truyền thống đã bị mai một, thậm chí bị lấn át hoặc mất đi những nét đặc trưng của mình..
- Cũng như thế, nhiều sản phẩm khác, lĩnh vực khác, nhất là trong các hoạt động văn hóa tinh thần (phi vật thể) sự pha trộn hoặc mất đi của chúng ngày càng rõ ràng, khó nhận ra các yếu tố truyền thống..
- Văn hóa ứng xử truyền thống.
- Năm 2005, Đại học Quốc gia Hà Nội có giao cho tôi tiếp và dẫn 15 giáo sư trường Đại học Quốc gia Úc lên thăm huyện Mai Châu (Hòa Bình) để tìm hiểu, khám phá văn hóa Thái.
- Ngoài những nét văn hóa chung, các giáo sư Úc có mong muốn được trực tiếp giao lưu với dân nơi đây để “mục sở thị” tính hiếu khách của người thái nơi này mà ở tận nước Úc xa xôi họ đã từng được nghe nói tới.
- Điều khiến họ cảm phục không ngờ trong thế kỷ 21 này, ở đâu đó trên trái đất vẫn có những cư dân giữ được những nét văn hóa giao tiếp truyền thống tuyệt vời như vậy..
- Lấy sự kiện trên làm ví dụ về NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, chúng tôi cũng muốn khẳng định lại một điều rằng: tuy nền kinh tế thị trường đã mang đến nhiều sự biến đổi về văn hóa, nhưng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống vẫn còn được giữ lại.
- Nếu biết khai thác, vận dụng nhiều nét truyền thống vẫn phát huy những giá trị rất tốt đẹp.
- Điều đó cũng khẳng định lại một lần nữa rằng: không phải nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi tất cả mà nhiều yếu tố văn hóa truyền thống vẫn được phát huy, phát triển..
- Để minh họa thêm nhận định đó, chúng tôi muốn nêu thêm một ví dụ khác về văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Bắc trong nền kinh tế thị trường.
- Vấn đề chúng tôi muốn nói ở đây là vấn đề văn hóa truyền thống.
- Tuy về mặt kinh tế nơi này gần như đã đổi đời, nhưng nếp sống truyền thống vẫn được duy trì và.
- Trong đó, mọi phong tục truyền thống vẫn được gia đình này giữ gìn, phát huy, nhất là trong cư xử, giao tiếp giữa các thế hệ trong nhà.
- Chứng kiến tận nơi cảnh đầm ấm này, tôi cảm phục những nét văn hóa nơi đây vẫn được giữ gìn, phát huy.
- Như vậy, thực ra do kinh tế thị trường có thể nơi này, nơi kia có những thay đổi đáng buồn nhưng tại đây tôi lại thấy khá lạc quan, tin rằng văn hóa truyền thống của các dân tộc Hmông, dân tộc Nùng, dân tộc Tày.
- Cũng như thế, nhiều dân tộc khác trên vùng Tây Bắc vẫn giữ gìn, phát huy những sinh hoạt cộng đồng rất đặc sắc.
- Trong đó, tiêu biểu là các lễ hội mang tính chất cộng đồng còn được duy trì, phát huy, tuy trong nền kinh tế thị trường khiến một số lễ hội có những thay đổi so với truyền thống.
- Thêm vào đó là một số hoạt động văn hóa theo kiểu mới của cơ chế thị trường, các trò chơi ăn tiền, may rủi....
- Những giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số Tây Bắc.
- Người Kháng trên Tây Bắc không thể bỏ được lễ xên lảu nó với nghi lễ mừng mùa măng mọc.
- “Ca sai sa típ” của người Xinh Mun (Yên Châu - Sơn La) đều mừng mùa măng mọc cùng với hoa ban nở khắp núi rừng Tây Bắc.
- Tuy lễ hội Xên bản, Xên Mường của người Thái ngày nay không còn vì nhiều lý do, nhưng trong các bản Thái Tây Bắc hàng năm vẫn duy trì nhiều lễ hội cộng đồng như tục chơi Hang Thẳm Lé (Văn Chấn - Yên Bái), tục ném còn vòng, thi bắn nỏ, ném “yến”, chơi “mác lẹ” hay người Thái Yên Châu (Sơn La) còn mở hội cầu mưa dưới chân núi Khau Cản, tế Chom Nong (ao trên đỉnh núi) ở xã Chiềng Đông....
- Như vậy, cho đến nay văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần vẫn là những sinh hoạt được giữ gìn, phát huy.
- mường xa xôi, hẻo lánh, nhưng các sinh hoạt văn hóa truyền thống vẫn được duy trì..
- Theo tôi nghĩ, nền kinh tế thị trường đã có những tác động tích cực vào các hoạt động văn hóa truyền thống.
- Trong đó, các yếu tố văn hóa tinh thần là được bảo tồn, giữ gìn và phát huy nhiều hơn..
- Tuy, trong quá trình này, nền kinh tế thị trường ít nhiều có những chi phối, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động văn hóa truyền thống, nhất là đối với các lĩnh vực văn hóa vật thể (quần áo, nhà cửa.
- Thực ra, nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi giúp cho nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát triển.
- Có thể đến một lúc nào đó, những tiêu cực này sẽ bị loại khỏi xã hội và đời sống các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
- Bởi vì, CÁI NỀN TẢNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã trải qua nhiều thử thách của hàng 1000 năm lịch sử, cho đến hôm nay họ vẫn đứng vững, các yếu tố văn hóa truyền thống của họ vẫn vững vàng.
- Chúng ta tin tưởng và hy vọng rằng VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc sẽ tồn tại mãi mãi cho dù nền kinh tế thị trường phát triển đến đâu.