« Home « Kết quả tìm kiếm

VĂN HOÁ VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Việt Nam là một nước Đông Nam Á, nóng ẩm, mưa nhiều, có nghề truyền thống lâu đời nhất là nghề nông trồng lúa nước VĂN HOÁ VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM TS.
- Khoa Tâm lý học, ĐHKHXH&NV Việt Nam là một nước Đông Nam Á, nóng ẩm, mưa nhiều, có nghề truyền thống lâu đời là nghề nông trồng lúa nước.
- Đất nước Việt Nam mang trong mình các đặc trưng của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp, văn hoá mang đậm tính cộng đồng, khác với các nước công nghiệp phát triển châu Âu và Mỹ là những đất nước thiên về văn hoá cá nhân.
- Nếu thành viên của những nền văn hoá cá nhân dựa vào các cảm xúc của bản thân để xem mình có thoả mãn với cuộc sống của mình hay không, thì thành viên của những nền văn hoá cộng đồng lại dựa trên các thông tin bên ngoài, ví dụ như: cuộc sống của họ có phù hợp với những chuẩn mực văn hoá xã hội hay không, mọi người đánh giá cuộc sống của họ thế nào… Những giá trị cơ bản của văn hoá cộng đồng thường gắn liền với sự “nghe lời”, với “trách nhiệm”, với “phong tục tập quán” và với những “hành vi đúng đắn” (Stephanhencô T.G., 2003).
- Có thể nói trong các nước có nền văn hoá cộng đồng thì Việt Nam là một trong những nước văn hoá gốc nông nghiệp tiêu biểu nhất (Trần Ngọc Thêm, 1999).
- Việt Nam cũng như rất nhiều nước khác trên thế giới đang ngày càng có cơ hội thâm nhập sâu hơn lẫn nhau.
- Để không đánh mất mình, người Việt Nam cần ý thức và phát huy các yếu tố thuộc bản sắc truyền thồng của văn hoá dân tộc.
- Để phát triển, người Việt Nam cần dung hợp được những yếu tố tốt đẹp và thích hợp từ các nền văn hoá khác.
- Muốn làm được điều đó phải có những con người Việt Nam thấm đậm bản sắc văn hoá dân tộc, yêu nước, đồng thời có hiểu biết về các nền văn hoá khác trên thế giới.
- Làm sao để có những con người như thế? Bằng cách nào một đứa trẻ có thể trở thành một người có văn hoá, mang bản sắc văn hoá dân tộc?.
- Chúng ta hãy xem xét cơ chế tiếp cận, lĩnh hội nền văn hoá dân tộc của trẻ em từ góc độ tâm lý học, đồng thời tìm hiểu một số điểm khác biệt trong giáo dục trẻ em Việt Nam và trẻ em các nước.
- Qua đó có thể thấy rõ hơn những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Trong bất kỳ xã hội nào tuổi thơ, tuổi học sinh luôn là thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của con người.
- Đó là giai đoạn lứa tuổi chịu sự tác động của môi trường văn hoá xã hội nhiều hơn bất kỳ giai đoạn lứa tuổi nào khác..
- Mỗi chúng ta từ nhỏ được sống và phát triển trong một nền văn hoá xã hội, để đến khi lớn lên chúng ta đã mang trong mình những nét văn hoá của dân tộc mình (những tri thức về phong tục, tập quán, những giá trị được xã hội coi trọng, các nguyên tắc ứng xử) và chúng ta sử dụng chúng thường xuyên đến nỗi chúng trở thành những gì vô cùng gần gũi và tự nhiên - gần như hiển nhiên đối với mỗi người.
- Tại sao vậy, cơ chế tiếp cận và lĩnh hội văn hoá ở mỗi người diễn ra như thế nào? Tại sao các nét văn hoá của các dân tộc mang tính cộng đồng rất khó mất đi và cứ truyền từ đời này qua đời khác? Các nhà tâm lý có quan điểm khác nhau về vấn đề này.
- Bornstein, 1989, và nhiều tác giả khác nhấn mạnh vai trò của văn hoá trong việc điều khiển hành vi của các bậc cha mẹ và qua cha mẹ tác động đến trẻ em.
- Nói cách khác: môi trường văn hoá xã hội xung quanh người mẹ đã thông qua người mẹ tác động đến những đứa con.
- Một số nhà nghiên cứu khác như Shand, Kosawa và Ellis, 1998, lại nhấn mạnh vai trò khởi đầu của các yếu tố sinh học, họ cho rằng: đầu tiên những đặc điểm sinh học đã ảnh hưởng đến khí chất của trẻ, khí chất của trẻ có thể tác động ảnh hưởng đến hành vi của cha mẹ và từ đó làm xuất hiện những khác biệt văn hoá:.
- GIEN ( (Khí chất) CON TRẺ ( (Hành vi) NGƯỜI MẸ ( VĂN HÓA Những nghiên cứu xuyên văn hoá đã cho những kết quả chứng minh tính đúng đắn của cả hai quan điểm.
- Có thể nói quan điểm thứ nhất diễn ra phổ biến hơn ở những nền văn hoá cộng đồng, quan điểm thứ hai nổi trội hơn ở những nền văn hoá cá nhân.
- Những nghiên cứu về “phong cách ứng xử của cha mẹ” đã góp phần khẳng định cơ chế thứ nhất.
- Đó là quan điểm về sự tác động qua lại giữa cha mẹ và con cái trong việc cùng tạo ra những nét văn hoá (những biểu hiện văn hoá) mới.
- Nói cách khác, đứa trẻ vừa lĩnh hội vừa tạo ra văn hoá.
- Đó là kết quả của quá trình tích cực chuyển hóa, tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm văn hoá xã hội và tạo ra những nét mới cho chính nền văn hoá đó.
- Những gì cha mẹ, xã hội truyền cho đứa trẻ tạo cơ sở làm nảy sinh ở chúng những quan điểm mới.
- Những quan điểm, hình mẫu mới được trẻ thể hiện và cố gắng tìm cho chúng chỗ đứng trong xã hội thông qua quá trình tương tác tích cực giữa cha mẹ - con cái, giữa cá nhân – xã hội, đó không phải đơn thuần chỉ là kết quả của sự tri giác, ghi nhớ những gì cha mẹ, xã hội truyền cho trẻ.
- Văn hoá với nghĩa rộng của nó bao trùm nhiều mặt của cuộc sống đến nỗi thời gian của cả cuộc đời không đủ cho mỗi người để có thể lĩnh hội các giá trị văn hoá của dân tộc mình.
- Quá trình tiếp cận và lĩnh hội văn hoá dân tộc là quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều trải nghiệm thực tế.
- Nhưng mọi người xung quanh, các tổ chức, các thiết chế xã hội luôn bên cạnh để giúp đỡ, đôi khi là để bắt buộc chúng ta phải đứng dậy đi tiếp, đi đúng đường.
- Không thể phân tích hết được ảnh hưởng của những nhân tố chứa đựng các giá trị văn hoá đối với mỗi người.
- Trong phạm vi bài báo này chúng tôi xin được phân tích so sánh một số nét trong giáo dục gia đình và nhà trường ở Việt Nam - đất nước mang đậm nét văn hoá cộng đồng và ở một số nước có nền văn hoá cá nhân..
- Ở nước nào thì cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất trong việc giáo dục trẻ nhỏ trong gia đình.
- Ở nhiều nước châu Âu cha mẹ rất chú trọng việc rèn cho con ngủ riêng một phòng từ khi trẻ còn rất nhỏ, họ cho rằng như thế sẽ phát triển tính độc lập ở trẻ em.
- Ở Việt Nam, cha mẹ hầu như không quan tâm đến điều đó.
- Nếu đứa con thứ 2 ra đời thì đứa đầu có thể sang ngủ với thành viên nào đó của gia đình (bà, bố.
- Có thể giải thích điều này vì diện tích nhà ở Việt Nam quá thiếu, các gia đình không có phòng riêng, giường riêng cho trẻ.
- Việc những đứa con ngủ cùng cha mẹ đã trở thành một nét văn hoá, các bà mẹ Việt Nam có xu hướng rất gắn bó với con cái, và những đứa con cũng vậy.
- Điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em Việt Nam, và lý giải phần nào tình cảm mẹ con đặc biệt sâu sắc ở người Việt Nam ngay cả khi những đứa con đã trưởng thành..
- Tuy vậy, điều kiện kinh tế có thể ảnh hưởng rất lớn đến phong cách ứng xử của cha mẹ Việt Nam.
- Những bà mẹ nghèo, mặc dù rất thương con, vẫn có thể phải để những đứa con bé ở nhà để đi làm xa kiếm tiền.
- Ở những nơi điều kiện kinh tế, y tế, môi trường, xã hội không đủ đảm bảo cho sự sống bình thường của trẻ, cha mẹ luôn phải tập trung sức lực của mình vào việc đảm bảo những nhu cầu cơ thể tối thiểu cho trẻ.
- Trẻ em ở những gia đình này không có điều kiện phát triển về trí tuệ và tình cảm.
- Chúng khó có thể trở thành những công dân tốt, những ông bố bà mẹ tốt sau này..
- Cha mẹ và gia đình là trung tâm chuyển giao văn hoá quan trọng, nhưng không phải là duy nhất, đặc biệt là khi đứa trẻ bắt đầu đi học.
- Trẻ em đi học dành phần lớn thời gian của mình ở trường, xa bố mẹ.
- Quá trình xã hội hóa, bắt đầu từ cha mẹ, được tiếp tục giữa các nhóm bạn, trong các tình huống trò chơi và học tập.
- Trường học đưa đến cho các em những giá trị văn hoá dân tộc và tri thức nhân loại thông qua sách vở, thầy cô.
- Trường học đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển trí tuệ, mà quan trọng hơn là đối với sự phát triển văn hoá xã hội, sự phát triển tình cảm của học sinh.
- Nội dung của chương trình giáo dục phổ thông và những qui định nhà trường luôn thể hiện những ưu tiên văn hoá xã hội và quan niệm trẻ cần phải học cái gì, phải trở thành người thế nào ở xã hội đó.
- Khi xã hội đã đưa những nội dung cần học vào chương trình, những qui định về ý thức tổ chức kỷ luật vào nhà trường thì chúng sẽ trở thành tiêu chí để đánh giá: Thế nào là con ngoan, trò giỏi.
- Chính những yêu cầu nghiêm ngặt của gia đình, nhà trường, xã hội gần như giống nhau đối với tất cả trẻ em trong suốt mười hai năm học phổ thông - không tính đến những khác biệt cá nhân – đã giảm tối đa những khả năng chuyên biệt có thể có ở trẻ em Việt Nam, đào tạo nên hàng triệu học sinh có tri thức na ná như nhau.
- Nhìn nhận chương trình học phổ thông, chúng ta có thể thấy thời gian học ở trường của học sinh Việt Nam rất nhiều, nhưng đa số các môn học là những môn khoa học lý thuyết khô khan.
- Có quá ít môn học chứa đựng nhứng tri thức đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
- Chúng ta tự hỏi tại sao những thanh niên 18 - 20 tuổi lại thiếu văn hoá đến thế.
- Một người không hiểu rõ và không thấm đượm bản sắc văn hoá dân tộc mình thì cũng khó mà hiểu và đánh giá được văn hoá dân tộc khác..
- Như vậy, các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo ở Việt Nam có xu hướng coi tất cả các trẻ em là như nhau, không nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng.
- Giáo viên và cha mẹ ở các nền văn hoá cá nhân thì luôn có xu hướng tìm kiếm những khác biệt ở các trẻ em khác nhau và luôn sẵn sàng tìm ra những nguyên nhân để có những cách tiếp cận riêng đối với trẻ em hay học sinh của mình.
- Chính sự khác nhau này là nguồn gốc và là kết quả của những khác biệt đặc trưng của nền văn hoá cộng đồng và văn hoá cá nhân.
- Trong khi người Việt Nam và nhiều nước văn hoá cộng đồng khác lại cho rằng sự cần cù lao động quan trọng hơn rất nhiều so với khả năng bẩm sinh.
- Tương ứng với các quan niệm trên, cha mẹ người Mỹ có thể hài lòng với những kết quả học tập rất khiêm tốn của con.
- Nếu như xuất hiện vấn đề trong việc học hành của con thì cha mẹ người Mỹ trước tiên sẽ tìm nguyên nhân ở các khả năng bẩm sinh của trẻ, nguyên nhân là ở chỗ chúng không thể kham nổi chương trình học tập.
- Còn cha mẹ người Việt Nam thì tìm nguyên nhân trước tiên ở việc đứa trẻ chưa chăm chỉ học hành, lười nhác.
- Điều này giải thích tại sao cha mẹ Việt Nam bắt con học bằng mọi giá.
- Việc học thêm tràn lan là kết quả của quan niệm cho rằng học sinh học càng nhiều càng giỏi.
- Trong nhiều trường hợp nó có thể gây ra những căng thẳng tâm lý nghiêm trọng ở trẻ em..
- Khi cha mẹ cho rằng khả năng của mỗi đứa trẻ là giới hạn thì họ bắt đầu đưa ra điều kiện đối với hệ thống giáo dục.
- Kết quả là hệ thống giáo dục của Mỹ bắt đầu bắt đầu tìm kiếm những khác biệt giữa các trẻ em khác nhau, thành lập những lớp và nhóm học sinh chuyên biệt về từng lĩnh vực để có thể cá nhân hoá đến mức tối đa quá trình học tập..
- Những khác biệt văn hoá còn thể hiện ở quan niệm của cha mẹ về vai trò của mình đối với thành tích học tập của trẻ ở trường học.
- Đa số các bà mẹ Việt Nam cho rằng: muốn con học giỏi, bản thân cha mẹ cũng phải hy sinh những lợi ích, sở thích riêng của mình để dành thời gian và sự quan tâm cho con.
- rằng: sự quan tâm chăm sóc và công sức của cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con cái.
- Trẻ em Việt Nam chịu khá nhiều áp lực từ phía cha mẹ và đồng thời cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ từ phía họ.
- Ở Mỹ, cha mẹ không đặt nhiều ý nghĩa lắm vào thành tích học tập của con ở trường.
- Họ muốn rằng nhà trường không nên bắt học sinh học quá nhiều và đừng làm gì để chúng có thể đánh mất lòng tin vào bản thân.
- Phong cách giáo dục dạy học và quan hệ thầy trò ở mỗi nền văn hoá cũng mang những nét văn hoá riêng.
- Ở Việt Nam, quá trình dạy học ở trường học thường là quá trình một chiều: Thầy giáo nói, học sinh nghe.
- Giáo viên Việt Nam lại hay chú ý vào những câu trả lời sai, thường chỉ trích nhiều hơn là khích lệ.
- Họ có thể phân tích hàng giờ lỗi lầm của em học sinh nào đó trước cả lớp, em nào mắc lỗi thì nghe để sửa, em nào không mắc lỗi thì cũng ngồi nghe để rút kinh nghiệm (Trong gia đình sự việc cũng diễn ra tương tự: khi đứa con mắc lỗi, cha mẹ tập trung chỉ trích mà quên hết những việc làm đúng khác của con).
- Tre em tìm hiểu, lĩnh hội văn hoá dân tộc mình với sự tham gia của toàn xã hội, trong đó gia đình và nhà trường là những sứ giả có sứ mạng quan trọng đối với quá trình xã hội hoá của trẻ.
- Dần dần, trẻ em trở thành những người trưởng thành mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đến lượt mình họ lại góp phần truyền lại những tri thức văn hoá cho thế hệ sau..
- Sự khác nhau trong giáo dục gia đình và nhà trường ở mỗi quốc gia không chỉ thể hiện mà còn nhấn mạnh thêm những khác biệt trong hệ thống giá trị văn hoá, niềm tin, các quan hệ và các chuẩn mực hành vi ở mỗi dân tộc.
- Chúng là những thông tin văn hoá quan trọng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm và nguồn gốc bản sắc văn hoá dân tộc để không đánh mất mình trong quá trình hội nhập.
- Đồng thời hiểu được đặc điểm và nguồn gốc văn hoá dân tộc bạn để có thể tích hợp được những yếu tố tốt đẹp, phù hợp từ các nền văn hoá khác.
- Muốn làm được điều đó phải giáo dục được những người Việt Nam yêu nước, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và có tri thức về các nền văn hoá khác trên thế giới..
- Cơ sở văn hoá Việt Nam.
- Văn hoá và tính cách người Mỹ.
- Giao lưu văn hoá quốc tế