« Home « Kết quả tìm kiếm

?VĂN HỌC DÂN GIAN NHƯ MỘT QUÁ TRÌNH? - MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN HỨA HẸN NHIỀU THAY ĐỔI TRONG NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN HỨA HẸN NHIỀU THAY ĐỔI TRONG NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN Ở VIỆT NAM.
- 1 Nghiên cứu sinh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn học dân gian, văn bản, bối cảnh, hướng tiếp cận văn bản, văn học dân gian như một quá trình.
- Nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam trước nay cũng đã có rất nhiều phương pháp tiếp cận và đã tạo nên những thành tựu nhất định.
- Tuy nhiên, nhìn đại thể, các công trình nghiên cứu vẫn dựa trên tư liệu đã in thành văn bản, lấy văn bản làm đối tượng chính để khảo sát.
- Dù hướng nghiên cứu văn bản cũng có chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản để hỗ trợ nhưng cách tiếp cận đó đã bộc lộ một số nhược điểm bên cạnh những đóng góp cho nền văn học nước nhà.
- Để bổ sung và mở rộng phương pháp nghiên cứu, định hướng xem văn học dân gian như là một quá trình trở thành một hướng đi hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi..
- Việc nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam đến đầu thế kỉ XXI đã có những bước phát triển rõ rệt so với một thế kỉ trước.
- Trong các định hướng nghiên cứu tồn tại suốt thời gian qua, việc nghiên cứu văn học dân gian theo tư liệu bằng phương pháp ngữ văn kết hợp với hướng nghiên cứu theo nhân học văn hoá đã có nhiều đóng góp cho những thành tựu vừa nêu.
- Chẳng hạn, bên cạnh những định hướng nghiên cứu theo một khung lý thuyết (như type và motif đối với truyện dân gian) thì vẫn có những phương pháp tiếp cận theo hệ thống, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp tiếp cận tổng thể đối với nhiều thể loại văn học dân gian.
- Với hướng tiếp cận bối cảnh, con đường phát triển của văn học dân gian sẽ có những kiến giải tương đối khác với những gì đã có..
- 2.1 Nghiên cứu truyện dân gian theo hướng folklore tư liệu - những điều nhìn lại.
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học sẽ quyết định đối tượng nghiên cứu, nếu có phương pháp và cách thức tiếp cận mới đối tượng trong.
- nghiên cứu sẽ góp phần tạo nên cái mới, tính mới trong khoa học.
- Hướng tiếp cận văn học dân gian ở Việt Nam và thế giới trước thế kỉ XXI vốn đã khá đa dạng và đa chiều.
- Trong bức tranh nhiều đường nét đó, suốt gần hai thế kỉ trước, nghiên cứu văn học dân gian qua văn bản được xem là một trong những sắc màu chủ đạo.
- Trong đó, truyện dân gian là một trong những loại được nghiên cứu từ văn bản với số lượng nhiều nhất..
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu văn học dân gian theo hướng folklore tư liệu mà cụ thể là nghiên cứu truyện dân gian từ văn bản có một số vấn đề cần nhìn lại.
- 2.1.1 Văn bản truyện dân gian – những gì sót lại của những thực thể ngôn ngữ.
- Việc quan niệm về folklore là gì có tác động quan trọng đến phương pháp và cách thức nghiên cứu các thể loại folklore.
- Mức độ sâu sắc của các khuynh hướng nghiên cứu truyện dân gian trước đây phụ thuộc rất nhiều vào việc xem xét và hiểu về nguồn cội của truyện dân gian.
- Với tiền đề folklore là những tạo tác văn hoá, các nhà nghiên cứu đã tập trung đi tìm hiểu mức độ ứng dụng và ảnh hưởng của nó trong đời sống bằng cách khám phá sự lan truyền của cốt truyện hay các motif.
- âm thanh) thể hiện nội dung của một tác phẩm là nhiệm vụ chính của những người nghiên cứu.
- Và sau khi có văn bản, các nhà nghiên cứu thế hệ sau sẽ căn cứ trên văn bản để tìm những giá trị..
- Đầu thế kỉ XX, truyện kể dân gian được nghiên cứu theo hai hướng: Thứ nhất, các nhà folklore học vận dụng hướng tiếp cận lịch sử và tiếp cận xuyên văn hoá (góc nhìn lịch đại) để tìm hiểu chủ đề, công thức.
- Thứ hai, các nhà nhân học thì nghiên cứu với cái nhìn đồng đại, xem tác phẩm ở thời hiện tại, không để ý đến quá trình phát triển của một thể loại nào đó mà quan tâm mối quan hệ giữa chức năng của nó với cấu trúc xã hội.
- George (1969) cho rằng: “Việc nghiên cứu truyện kể đã đem lại những cứ liệu đối chiếu so sánh thú vị và đã cung cấp những chứng cứ thực chứng cho nhiều giả thuyết làm việc về bản chất của xã hội và ảnh hưởng đến tính quy định xã hội đối với cá nhân và các nhóm.
- Nhưng bởi vì nó tồn tại trước hết như một phương tiện để đạt được mục đích đã được đặt sẵn, nghiên cứu về truyện kể ít có đóng góp cho tri thức nhân loại trong thế kỉ XX”..
- Nhận định trên vừa phản ánh một thực tế về hiệu quả của các hướng nghiên cứu văn học dân gian nói chung và truyện dân gian nói riêng trong thời gian qua vừa gợi ý về việc cần phải có một cách tiếp cận mới, một cách tiếp cận không chỉ dựa trên những thành tựu đã có, mà phải có những cách suy nghĩ khác về folklore.
- 2.1.2 Văn bản truyện dân gian – “nghiên cứu theo type và motif trên toàn thế giới”.
- Trong bài viết "Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif - những khả thủ và bất cập", Trần Thị An (2008), sau khi mô tả những công việc của các nhà nghiên cứu folklore theo trường phái Lịch sử - Địa lí Phần Lan đã thực hiện trong thế kỉ XX, đã có những đánh giá những thành tựu của các nhà khoa học và những công trình đi theo hướng nghiên cứu này.
- Và Trần Thị An còn kết luận rằng: Hướng nghiên cứu văn bản qua type và motif không chỉ dừng lại ở một trường phái, một khu vực (Châu Âu hay Hoa Kỳ) mà "việc vận dụng lí thuyết này để nghiên cứu truyện dân gian được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới suốt nửa cuối thế kỉ XX".
- Tuy là việc nghiên cứu theo type và motif đã phổ biến trên toàn thế giới và hiện nay vẫn còn tiếp tục mở rộng với các mối quan hệ khác, chẳng hạn như với các quan niệm thể loại có tính tộc người, nhưng sự bất cập của nó đôi lúc đã chứng minh tình trạng không ăn khớp với thực tiễn của đời sống folklore đang diễn ra.
- “Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam” là một điển hình.
- Một nhà thơ cho rằng các nhà nghiên cứu folklore đã lấy tác phẩm văn học viết (đã xuất bản) của mình để “dân gian hoá” thành một type truyện, còn bên kia thì bảo vệ thành quả nghiên cứu của mình bằng việc chứng minh type truyện ấy lấy từ một công trình sưu tầm văn học dân gian đã in trước đó 8 năm và khẳng định đó là một trong những quy luật phổ biến trong văn hoá dân gian (tác phẩm văn học viết được dân gian hoá).
- 2.1.3 Văn bản truyện dân gian – kết quả ghi lại một hành động ngôn từ.
- Vì xem văn học dân gian là một thực thể ngôn ngữ còn sót lại nên các nhà nghiên cứu đã vô hình trung nhìn tác phẩm với góc độ tĩnh, là cái “đã rồi”.
- trên văn bản.
- Theo Chu Xuân Diên trong bài “Văn hoá dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành” thì nhà nghiên cứu folklore người Nga V.Propp quan niệm: folklore thực thụ hình thành từ nguồn gốc gần với ngôn ngữ.
- Do đó nếu như các nhà nghiên cứu lịch sử văn học muốn nghiên cứu sự ra đời của tác phẩm thì tìm tác giả của tác phẩm ấy.
- Còn các nhà nghiên cứu folklore thì phải “dựa vào khối lượng lớn các tài liệu so sánh mà xác định các điều kiện tạo nên chủ đề tác phẩm” (Chu Xuân Diên, 2001).
- Vì xem folklore chỉ là sáng tác ngôn từ có tính thẩm mĩ, “là một loại hình nghệ thuật riêng” nên việc nghiên cứu đã tập trung vào cách tiếp cận ngữ văn với văn bản văn học dân gian, xem xét ngôn từ của folklore như ngôn từ của văn học viết, xem xét giá trị thẩm mĩ trong văn bản tác phẩm văn học dân gian đã song hành với bản chất thẩm mĩ của văn học viết.
- Thế nên, việc văn bản hoá tư liệu văn học dân gian đã bộc lộ nhiều yếu tố chủ quan thậm chí là sai lạc bản chất folklore..
- Hồ Quốc Hùng, trong bài viết "mấy vấn đề nghiên cứu văn học dân gian qua văn bản".
- (Hồ Quốc Hùng, 2011) đã phân tích thực trạng việc văn bản hoá tác phẩm văn học dân gian ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đó là: nghiên cứu cấu trúc theo hướng tinh hoa văn hoá đòi hỏi văn bản thường có giá trị nghệ thuật nên người ta dễ “phóng tác” và người ghi chép không chú ý đến khung cảnh hiện tồn của tác phẩm trong cuộc sống nên chỉ ghi phần ngôn từ theo lời văn của bản thân..
- Nhìn chung, hướng tiếp cận văn học dân gian mà tiêu biểu là truyện dân gian qua góc nhìn tư liệu đã có những thành tựu nhất định nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm.
- Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học dân gian trên văn bản và đời sống thực tế có một sự chênh lệch nhất định.
- Do đó, có vẻ như, hướng nghiên cứu những câu chuyện đang tồn tại đó qua tư liệu đã tỏ ra bất lực trước nhiều yếu tố bộn bề đầy sức sống của thực tiễn bao quanh những văn bản chỉ có con chữ gọn ghẽ, im lìm..
- Các lí thuyết nghiên cứu hiện nay phần lớn chỉ tập trung vào một khoảnh khắc được ghi lại của dòng chảy đó (như các bảng tra cứu dựa trên các văn bản, nghiên cứu văn bản có tham chiếu đến các tư liệu văn hoá) “dường như đang lùi vào hậu trường và đóng một vai trò thứ yếu” (Trần Thị An, 2008).
- Nhiều công trình, nhiều luận án vẫn tiếp tục mở rộng và đào sâu theo hướng type và motif, nhưng chắc chắn rằng, folklore còn đòi hỏi ở những nhà nghiên cứu nhiều hơn thế nữa.
- 2.2 Hướng nghiên cứu văn học dân gian như một quá trình - những điều nghĩ tiếp..
- Từ những năm 1960, việc nghiên cứu folklore ở Hoa Kỳ bắt đầu có những sự thay đổi hướng tiếp cận, trong đó vấn đề định nghĩa lại bản chất của folklore được quan tâm.
- Alan Dundes, sau khi phân tích về thực trạng nghiên cứu folklore, đã đề xuất 3 cấp phân tích khi định nghĩa bất cứ thể loại folklore nào: kết cấu (texture): phần ngôn ngữ, gồm cả cấu trúc trừu tượng chi phối, thường không thể dịch;.
- văn bản (text): là một dị bản hoặc là một lần kể duy nhất, có thể dịch và bối cảnh (context): là hoàn cảnh riêng mà trong đó một mục (tác phẩm) được sử dụng thực sự (Alan Dundes, 1964).
- bối cảnh..
- Do đó khi nghiên cứu folklore ta đừng quên một khái niệm cơ bản là sự “phê phán phòng ngừa của cộng đồng”.
- Nếu nghiên cứu văn học dân gian mà bỏ qua bản chất này sẽ làm cho công việc có nguy cơ chệch hướng..
- Một trong những ngành khoa học góp phần làm rõ yếu tố quá trình trong nghiên cứu folklore là lý thuyết tiếp cận tâm lí học hành vi trong folklore..
- Do đó, khi vận dụng vào nghiên cứu folklore, việc tham dự và quan sát trực tiếp một buổi kể chuyện và ghi lại những phản ứng của người kể và người nghe sẽ giúp cho người nghiên cứu hiểu được những biến đổi tâm lí, những ý nghĩa của những hành động phản ứng từ phía người kể lẫn khán giả..
- Trong quan điểm của mình khi viết về nền folklore Hoa Kỳ, Trần Thị An nhận định: Trong khi Thompson chỉ quan tâm đến tư liệu folklore tồn tại ở các văn bản có giá trị văn học và chúng là sản phẩm của quá khứ thì các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, folklore vẫn tồn tại trong đời sống hôm nay, là biểu hiện của lĩnh vực rộng lớn của hành vi và văn hoá loài người.
- Đó là cơ sở cho sự ra đời phương pháp nghiên cứu folklore từ góc độ diễn xướng (context), một phương pháp nghiên cứu thịnh hành ở Hoa kì vào nửa cuối thế kỉ XX và đang được cả thế giới ứng dụng ngày nay (Trần Thị An, 2006)..
- “Cần phải xác định lại rằng văn bản văn học dân gian là sự chuyển thể từ diễn ngôn sang văn bản.
- Với hướng suy nghĩ văn học dân gian là một quá trình, việc nghiên cứu truyện dân gian tuy vẫn dựa trên những thành tựu của ngôn ngữ và nhân học văn hoá nhưng đã có những góc nhìn khác và định hướng khác.
- Văn bản của một tác phẩm văn học dân gian không phải là cái đích cuối cùng, không phải là sản phẩm đã hoàn thành mà nó chỉ là một phần trong một cơ cấu gồm nhiều yếu tố.
- Do đó, tác phẩm văn học dân gian là phần hiển ngôn hoá của một hành động ngôn từ..
- Khi xét một tác phẩm văn học dân gian ở góc độ ngôn từ trong hoạt động thì phải lưu ý đến tính chất diễn xướng nghệ thuật của ngôn từ đó..
- Do vậy, nghiên cứu văn học dân gian không chỉ dừng lại ở văn bản mà còn đặt nó vào môi trường diễn xướng..
- 2.3 Một cách hiểu về “bối cảnh” trong nghiên cứu truyện dân gian.
- Những nhà nghiên cứu loại tự sự dân gian trước đây đã ngấm ngầm nhận ra rằng truyện dân gian có thể được định hướng bởi cái mà bây giờ chúng ta gọi là bối cảnh khi mà các học giả ấy đã xem truyện kể như là sự biểu hiện hay hiện thân của xã hội, văn hoá, và đặc tính dân tộc.
- Dù việc nghiên cứu “bối cảnh” được chú ý ở những năm đầu của thế kỉ XXI.
- Ông đã tìm ra cách nghiên cứu folklore thông qua công trình của William Bascom.
- Những quan niệm về bối cảnh và tầm quan trọng của nó trong việc hiểu văn bản đòi hỏi cần có một cấp độ mới của việc phân tích và chuyển hướng chú ý của các nhà nghiên cứu folklore từ chức năng sang ý nghĩa, từ giải thích sang thông diễn..
- Hiểu rõ bối cảnh hơn sẽ cho phép người nghiên cứu hiểu vì sao có sự khác nhau trong số nhiều câu chuyện cùng loại..
- Tóm lại, hướng nghiên cứu bối cảnh dựa trên nền tảng thành quả của tâm lí học hành vi, ngôn ngữ học xã hội và nhân học văn hoá.
- Qua những phân tích nêu trên, việc nghiên cứu bối cảnh tập trung vào các khía cạnh: sự diễn xướng, người kể, người nghe, thông điệp và cái môi trường, không khí xung quanh những yếu tố đó..
- là những vấn đề mà hướng nghiên cứu theo bối cảnh sẽ đi tìm câu trả lời.
- Cũng có thể, đáp án cho những câu hỏi đó không hề giống với những gì mà chúng ta đã biết qua việc nghiên cứu văn bản..
- 2.3.2 Các khía cạnh cần lưu ý khi nghiên cứu truyện dân gian theo bối cảnh.
- Việc tìm hiểu quan niệm cách hiểu của chính người dân về tác phẩm cũng là một nội dung quan trọng mà người nghiên cứu cần thực hiện..
- Để thâm nhập vào môi trường diễn xướng của một tiết mục folklore, người nghiên cứu phải nắm vững và kết hợp các phương pháp ghi chép và điền dã của nhân học văn hoá.
- Quá trình tham dự, sự hoà nhập, những trải nghiệm của người nghiên cứu vào những bối cảnh diễn ra hoạt động folklore sẽ là yếu tố cần thiết để chuyển tải những đặc điểm và giá trị của tác phẩm văn học dân gian trong bối cảnh thành một văn bản với đặc điểm của một quá trình..
- Hướng nghiên cứu truyện dân gian qua văn bản đã có một bề dày lịch sử và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là với lối tiếp cận thi pháp, tiếp cận liên ngành.
- Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã ghi dấu ấn nghề nghiệp của mình bằng những công trình văn học dân gian xuất sắc trên nền tảng văn bản.
- Tuy vậy, văn bản Văn học dân gian đôi khi lại tỏ ra bất lực trước nhiều yếu tố bộn bề đầy sức sống của thực tiễn bao quanh.
- Chỉ dựa vào tư liệu đã có, việc nghiên cứu văn học dân gian đôi khi sẽ gây ra những tranh cãi về mặt nguồn gốc hoặc chuyện đúng sai của văn bản trong chức năng của nó với đời sống.
- 3) Định hướng nghiên cứu này không phải là sự.
- “thanh toán” hay loại bỏ những thành tựu đã có mà nó là một xu hướng nghiên cứu dựa trên nền tảng tổng hợp thành quả của nhiều ngành khoa học lân cận (tâm lí học hành vi, ngôn ngữ học xã hội và nhân học văn hoá.
- Nghiên cứu văn học dân gian Hoa Kỳ - Một số quan sát bước đầu..
- Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 1)..
- Nghiên cứu Văn học dân gian từ góc độ Type và Motif – những khả thủ và bất cập.
- Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số7), tr.88-104..
- In trong Folklore thế giới: Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Folklore thế giới: Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Folklore với tính cách là một hình thức sáng tạo đặc biệt, trong Folklore thế giới: Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Văn hóa dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại.
- Folklore thế giới: Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb KHXH..
- Nghiên cứu văn học dân gian và vấn đề văn bản.
- Nghiên cứu văn học (số 7), tr.38-45..
- Tục ngữ trong văn học: Một trường hợp của nghiên cứu Folklore trong bối cảnh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.