« Home « Kết quả tìm kiếm

VỀ CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU


Tóm tắt Xem thử

- VỀ CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT.
- TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã xác lập được một vị trí hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Nếu trong giai đoạn chiến tranh cách mạng, sáng tác của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết Dấu chân người lính, tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau.
- thì từ sau 1975, quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người đã có sự thay đổi rõ rệt.
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho những thay đổi ấy.
- Từ góc nhìn của thi pháp học, bài viết này tập trung nghiên cứu cách thức nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt tên các nhân vật.
- góp phần khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm..
- Nguyễn Minh Châu là tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX.
- Đặc biệt, bằng khát vọng sáng tạo, lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm sâu sắc của một nghệ sĩ chân chính, ông đã trở thành một trong những người mở đường “tinh anh” cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau 1986.
- Trong nội dung chương trình môn Ngữ Văn bậc THPT áp dụng đại trà từ năm học tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được trích giảng là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (thay truyện ngắn Mảnh trăng cuối.
- Sau ba năm được dạy và học, xem ra đến nay tác phẩm này vẫn còn khá mới mẻ đối với thầy trò ở trường THPT.
- Cho nên, thiết nghĩ rất cần sự góp sức của nhiều người trong việc tiếp cận, khám phá triệt để các bình diện giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật và cảm nhận sâu sắc các tầng bậc hiệu quả thẩm mỹ được tạo ra từ những biện pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong tác phẩm..
- Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác thứ hai, khi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của Nguyễn.
- Minh Châu đã thay đổi về căn bản.
- Tác phẩm bộc lộ cái nhìn thấu hiểu, cận nhân tình, khắc khoải yêu thương và trĩu nặng âu lo đối với thân phận con người giữa cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn thời hậu chiến.
- Đã có một thời, cái thời sử thi và lãng mạn trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt, nhà văn quan tâm trước hết đến phần chói sáng, tươi hồng nên lướt qua hoặc bỏ quên những góc khuất của đời sống tinh thần con người.
- Cốt truyện của Chiếc thuyền ngoài xa xoay quanh bi kịch một gia đình làng chài.
- Qua đó, tác giả giãi bày những suy tư, nghiền ngẫm xót đau, thấm thía về bản chất đời sống và lương tâm, trách nhiệm nghệ sĩ trong thời hòa bình.
- Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh đẹp, bổ sung vào bộ ảnh lịch về cảnh biển buổi sáng có sương.
- Đó là cảnh chiếc thuyền lưới vó đang ẩn hiện ngoài khơi xa, trên đó có một gia đình thật ấm cúng: “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.
- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng ngỡ ngàng vì phải chứng kiến cảnh tượng trái ngược: người chồng rút thắt lưng thẳng tay đánh vợ một cách tàn bạo và đứa con trai vì bảo vệ mẹ nên lao vào đánh trả lại cha mình.
- Chị kể lại những uẩn khúc của đời mình và khẳng định rằng sẽ tiếp tục hi sinh để những đứa con được ăn no.
- Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có tổng cộng 7 nhân vật: Phùng (nghệ sĩ nhiếp ảnh), Đẩu (chánh án tòa án huyện), người đàn ông làng chài (chồng), người đàn bà làng chài (vợ), Phác (con trai), thiếu nữ mặc áo tím (con gái), ông lão làm nghề sơn tràng (ông ngoại).
- Trong số đó, chỉ có 3 nhân vật được đặt tên (Phùng, Đẩu, Phác).
- 4 nhân vật còn lại được gọi bằng đại từ phiếm chỉ, không có tên cụ thể (lão chồng, người thiếu phụ làng chài, đứa con gái, ông lão).
- Với Nguyễn Minh Châu, một nhà văn hết mực nghiêm cẩn và đầy bản lĩnh trong nghề nghiệp, rõ ràng điều đó không phải là ngẫu nhiên hoặc do tùy hứng, tùy tiện mà có.
- Tiếp cận vấn đề từ góc độ thi pháp, chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều khía cạnh sâu sắc trong bút pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc tượng trưng của nhà văn..
- Hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đều mang tính luận đề khá rõ nét.
- Các chi tiết, tình huống, biến cố trong tác phẩm nhằm góp phần làm nổi bật hoặc để minh họa một thông điệp tư tưởng nào đó.
- Nhà văn huy động tối đa mọi phương tiện nghệ thuật để phục vụ cho mục đích sáng tác của mình: từ cách đặt tiêu đề, xác lập tình huống, phương thức trần thuật đến cách đặt tên nhân vật..
- Trong tác phẩm văn xuôi, cách đặt tên nhân vật phần lớn phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả..
- 1- đặt tên một cách tự nhiên, giản dị, như thao tác bình thường khi xây dựng nhân vật (Dậu, Tám Bính, Thị Nở, Tnú, Liên, A Phủ, Mị, Út Tịch, Mẫn.
- 2- đặt tên theo một đặc điểm ngoại hình, góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật (Xuân Tóc Đỏ, Tóc Tém, Mắt Ướt, Râu Xồm, Xe Tăng, Xì Ke.
- 3- đặt tên như một biệt hiệu, gắn với nghề nghiệp và cá tính của nhân vật (Năm Sài Gòn, Chí Phèo, Tuấn Đạo Tì, Hải Đầu Bò, Tư Lưỡi Lam, Bảy Cầu Muối.
- 4- đặt tên theo kiểu ước lệ, tượng trưng, góp phần khắc sâu giá trị tư tưởng của tác phẩm (Hớn Minh, Tử Trực, Hoàng, Độ, Nguyệt, Lãm.
- Ngoài ra, không đặt tên cũng là một thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng khi cần nhấn mạnh ý nghĩa phổ quát, điển hình hoặc tình trạng dật dờ vì bị vùi dập, bị tước đoạt hết quyền làm người, đến méo mó cả nhân hình lẫn nhân tính của nhân vật (như trường hợp nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn của Kim Lân)..
- Ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, chỉ có 3 trong số 7 nhân vật được đặt tên và mỗi cái tên đều mang những nét nghĩa hàm ẩn, biểu trưng hết sức sâu sắc.
- Độc đáo nhất, có lẽ phải kể đến tên của đứa con trai - thằng Phác.
- Dù gia đình làng chài được đề cập đến có “trên dưới chục đứa con”, nhưng trong tác phẩm chỉ xuất hiện hai đứa: đứa con gái - “thiếu nữ mặc áo tím.
- có nhiệm vụ hai lần chèo mủng đưa mẹ đến tòa án huyện và đứa con trai được nhắc tới nhiều hơn, được mẹ yêu thương nhiều hơn dù “từ tính khí cho đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ”.
- Thằng Phác còn là một “đứa con nít, thằng bé”, nghĩa là chưa đủ lớn để thấu hiểu bao uẩn khúc, ngang trái của cuộc đời.
- Dường như Nguyễn Minh Châu lường trước điều đó nên đã kín đáo biện minh, bênh vực bằng việc đặt cho nhân vật một cái tên thật hồn hậu, dễ thương.
- Phác là từ gốc Hán, có thể kết hợp để tạo ra các tính từ chất phác, thuần phác - chỉ cái bản thiện vốn có trong mỗi con người.
- Đặt tên Phác cho thằng bé đánh lại bố, có lẽ nhà văn muốn độc giả quan tâm đầy đủ hơn đến những tình tiết giảm nhẹ khi nhìn nhận vấn đề.
- Đứa con trai ấy vốn không phải là thằng du côn, ngỗ ngược.
- thì hành động có vẻ mất phương hướng của đứa con trai là điều có thể cắt nghĩa được.
- Nhưng cũng đừng vì thế mà vội quy kết rằng Nguyễn Minh Châu đã hoàn toàn đồng tình với hành động có vẻ manh động và bột phát của thằng Phác.
- Trong văn học sau 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới (1986) trở về sau, nhà văn không còn áp đặt hay phán truyền chân lý nữa mà chỉ đóng vai trò phát hiện những nỗi niềm bức xúc, những câu hỏi gay gắt được đặt ra từ thực tế đời sống, rồi cùng độc giả trăn trở, suy tư để tìm ra giải pháp thỏa đáng nhất.
- Xét trong mối quan hệ gia đình, thằng Phác là đứa con có lỗi.
- Bên cạnh đó, có thể xem Phùng và Đẩu là hai nhân vật tư tưởng, gián tiếp bộc lộ những chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của nhà văn Nguyễn Minh Châu về bản chất hiện thực đời sống và vai trò, trách nhiệm của người nghệ sĩ.
- Cần nhớ rằng, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác vào tháng 8/1983, khi mà những tín hiệu và nhu cầu đổi mới đã ngày một rõ nét.
- Không khí cởi mở, dân chủ lúc bấy giờ là điều kiện cần thiết, cho phép người nghệ sĩ thoải mái giãi bày ưu tư và thẳng thắn bộc lộ chính kiến trước những bức xúc của đời sống xã hội.
- Vậy thì trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã gặp lại, gặp được điều gì?.
- Hình như đã có chỗ thật gần nhau trong ý thức nghệ thuật của hai nghệ sĩ thuộc hai thế hệ khác nhau.
- Đó là niềm hạnh phúc tột cùng khi được trở về gắn bó với ngọn nguồn đích thực của nghệ thuật chân chính là Nhân Dân và Cuộc sống.
- Giữa khói lửa đạn bom, tinh thần dũng cảm được thể hiện ở chỗ con người luôn ngạo nghễ, dám coi thường và quên đi mọi gian khổ, hi sinh.
- Nhưng ngược lại, dám đối mặt với sự thật mới là thái độ đúng đắn, thể hiện ý thức trách nhiệm và lương tâm của người nghệ sĩ chân chính trong cuộc sống thời hòa bình.
- Chiếc thuyền trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu không chỉ là không gian sinh tồn cho một gia đình mà còn mang nét nghĩa biểu tượng: là hình ảnh thu nhỏ từ một mảng đời sống xã hội khá điển hình.
- Bằng tinh thần xung kích của người lính và tấm lòng thiết tha yêu thương con người, nhà văn đã vượt thoát khỏi những định kiến, những ràng buộc thâm căn cố đế để thâm nhập vào bản chất đời sống, rồi ngỡ ngàng nhận ra những sự thật hết sức đau lòng.
- Ở cuối truyện, cảm nhận có vẻ kỳ quặc của Phùng khi đứng trước tấm ảnh cũng góp phần khẳng định một nguyên tắc cốt tử của sáng tạo: nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống.
- Hình ảnh người đàn bà vùng biển “cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm” bước ra khỏi tấm ảnh với “những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông…” như một xác tín về ý nghĩa của điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật.
- Rõ ràng, hình tượng nghệ thuật chỉ có sức sống lâu bền khi nó được nhào nặn ra từ những nhọc nhằn, lam lũ, bụi bặm đời thường và niềm xúc cảm chân thành của người nghệ sĩ đối với thân phận con người..
- Nhân vật Đẩu cũng là một hóa thân khác của nhà văn trong quá trình tự vấn lương tâm trước nhu cầu đời sống bức bách.
- Bởi trên thực tế, trong nhiều tình huống nghiệt ngã, con người bị bắt buộc phải biết chấp nhận để tồn tại..
- Đã hơn 20 năm trôi qua, kể từ ngày mất của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
- Là một nhà văn dũng cảm, ông đã không ích kỷ ẩn mình một cách an toàn trong hào quang quá khứ mà chấp nhận dấn thân, chấp nhận viết Lời ai điếu… cho một kiểu sáng tác lỗi thời, cũ mòn để góp phần mở đường sáng tạo nên những giá trị mới có ý nghĩa thiết thực hơn với cuộc sống con người Việt Nam thời hòa bình.
- Bằng ý thức trách nhiệm cao và tài năng nghệ thuật bậc thầy, ông đã phát hiện, khẳng định và ngợi ca.
- Chiếc thuyền ngoài xa là một truyện ngắn đặc sắc, vừa dào dạt thương yêu vừa trĩu nặng ưu tư về thân phận con người, góp phần khẳng định một nhân cách nghệ sĩ lớn và một phong cách văn chương độc đáo.
- Từ 30 năm trước, bằng tiên cảm tiên giác của một nghệ sĩ chân chính, Nguyễn Minh Châu đã lên tiếng cảnh báo: đừng ảo tưởng về một sự giản đơn, yên bình ở thời hậu chiến, cần đặc biệt quan tâm đến thân phận người phụ nữ và trẻ thơ.
- Tiếc thay, tiếng nói nghệ thuật đầy tâm huyết ấy đã chẳng được quan tâm đúng mức để có thể ngăn ngừa kịp thời nên điều tệ hại nhất đã xảy ra trên thực tế: không ít bi kịch gia đình vì nghèo khổ, dốt nát, thiển cận,… đã trở thành thảm kịch..
- Chỉ riêng cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm cũng đã cho thấy cái Tâm ấy sáng lắm và cái Tài ấy đáng ngưỡng phục lắm thay!.
- Hoàng Như Mai (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, HN.