« Home « Kết quả tìm kiếm

VỀ MỘT CÁCH TIẾP CẬN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN MỚI Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN MỚI Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG.
- Dư Văn Toán, Nguyễn Hải Anh, Vũ Thị Hiền, Nguyễn Văn Tiến và Trần Thế Anh Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Người ta đã ước tính tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của các hệ sinh thái biển trên toàn thế giới mỗi năm chừng 33 ngàn tỷ đô la Mỹ.
- Chỉ tính riêng giá trị của các hệ sinh thái rạn san hô vùng Đông Nam Á ước tính khoảng 112,5 tỷ đô la Mỹ (PEMSEA, 2001).
- Tuy nhiên, hiện nay các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo đã và đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, axit hóa đại dương, trong đó có nguyên nhân do hoạt động giao thông hàng hải, nhất là hàng hải quốc tế.
- Năm 2002, Viện Tài nguyên Quốc tế đã thống kê có tới 80%.
- rạn san hô của Việt Nam đang trong tình trạng bị nguy hiểm, trong đó 50% nguy cấp cao.
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái các hệ sinh thái biển là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường, khai thác hải sản hủy diệt, đô thị hóa, khai.
- hoang bãi triều phục vụ phát triển nông nghiệp, nuôi trồng hải sản, giao thông hàng hải....
- Các quốc gia có biển và các tổ chức quốc tế UN, PEMSEA, COBSEA, IMO, IOC… hiện nay đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm làm giảm thiểu tốc độ suy thoái môi trường và tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.
- Một trong các biện pháp mà IMO áp dụng là xác định các vùng biển nhạy cảm đặc biệt để yêu cầu tăng cường quản lý, bảo vệ, ngăn chặn các sự cố môi trường, sự cố tràn dầu, ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường vùng biển có giá trị cao (Nguyễn Huy Yết, 2008)..
- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN PSSA CỦA IMO.
- Vùng biển nhạy cảm đặc biệt (PSSA – Particularly Sensitive Sea Area) về tài nguyên và môi trường theo tiêu chí của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) là vùng biển có giá trị cao về môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội, khoa học và giáo dục.
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các vùng biển nhạy cảm đặc biệt để thực hiện Công ước MARPOL trong việc bảo vệ các vùng biển này, tránh bị ô nhiễm từ các hoạt động hàng hải và nhấn chìm chất thải ngoài biển.
- Việt Nam là thành viên của IMO và Công ước MARPOL, có bờ biển dài trên 3.260 km với vùng biển rộng hơn 1 triệu km 2 .
- Vùng ven biển, tập trung khoảng 30% dân số cả nước, được xem là vùng kinh tế động lực hướng biển.
- Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm và tài nguyên sinh thái biển không bị suy thoái do các hoạt động kinh tế-xã hội gây ra, trong đó có hoạt động về hàng hải và các sự cố tràn dầu trên biển là một đòi hỏi cấp bách, lâu dài trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020..
- Để có thể đề nghị xem xét một vùng biển là một vùng biển đặc biệt nhạy cảm về môi trường, cần phải xem xét đồng thời 3 yếu tố: (i) tính quan trọng của vùng biển về mặt môi trường tự nhiên.
- (ii) mức độ ô nhiễm môi trường vùng biển do các hoạt động hàng hải, đặc biệt là hàng hải quốc tế.
- Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) lần đầu tiên đã có các hướng dẫn về các khu biển nhạy cảm do hoạt động hàng hải quốc tế bằng Nghị quyết MARPOL năm 1973, sửa đổi vào năm 1978..
- Sau đó, IMO đã có hướng dẫn bằng Nghị quyết A.927 (22) ngày 29 tháng 11 năm 2001 và Nghị quyết số A.982 (24) ngày 1 tháng 12 năm 2005 về bộ tiêu chuẩn bắt buộc, quy trình xét duyệt và bộ tài liệu của hồ sơ trình lên IMO công nhận các vùng đặc biệt nhạy cảm (PSSA) do các hoạt động hàng hải quốc tế gây ra (IMO, 2001.
- Các vùng biển nhạy cảm đặc biệt cần có các tiêu chuẩn sau:.
- Tiêu chuẩn sinh thái: độc nhất hoặc hiếm có.
- tính đại diện về đa dạng sinh học, hay hệ sinh thái, hay quá trình diễn thế sinh lý và sinh thái, cộng đồng và dạng chỗ cư ngụ, các tính chất tự nhiên khác.
- đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái, đa dạng nơi cư ngụ, đa dạng công đồng.
- Tiêu chuẩn kinh tế-xã hội-văn hóa: sự phụ thuộc kinh tế và xã hội (chất lượng môi trường, sản phẩm tài nguyên biển như: đánh bắt cá, nghỉ dưỡng, du lịch.
- cơ sở cho quan trắc tổng hợp về cá thể và môi trường sinh học trong điều kiện chuẩn và gần chuẩn;.
- Đồng thời, phải xác định là các hoạt động hàng hải, đặc biệt là hàng hải quốc tế, có khả năng gây tổn hại tới môi trường của vùng biển này.
- Các thiệt hại về môi trường do hoạt động bình thường của tàu thuyền (như gây tiếng ồn, xả nước thải, nước dằn tầu, v.v.
- hoặc do sự cố (như tràn dầu, tràn hóa chất độc hại) sẽ gây ra những tổn thương lớn về môi trường tự nhiên và kéo theo đó là các tổn thất về kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch..
- Quy trình công nhận vùng nhạy cảm (RSA) và vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) của IMO:.
- Quốc gia có vùng ven biển, hải đảo phải có đơn xin được công nhận PSSA, và các bộ tài liệu liên quan trình lên Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển (MEPC) của IMO..
- Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển (MEPC) của IMO sẽ thành lập Hội đồng xét với thành phần là các quốc gia thành viên, cùng với các chuyên gia quan sát viên từ các tổ chức phi chính phủ như Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) và một số tổ chức khác.
- Hội đồng sẽ xem xét hồ sơ và ra quyết định đồng ý hoặc không công nhận là vùng PSSA của IMO..
- Bản báo cáo khoa học nghiên cứu về vùng PSSA theo bộ tiêu chuẩn do một cơ quan khoa học thực hiện..
- Đơn xin công nhận cùng với 3 phụ lục sau: (i) Bản miêu tả vùng PSSA và các tọa độ kèm theo.
- (ii) Bản đồ ranh giới vùng PSSA.
- Vùng PSSA sẽ được thông báo, phổ biến rộng rãi các hướng dẫn trên các bản tin của IMO, đến các quốc gia thành viên IMO, các quốc gia sở hữu tầu biển, các công đồng hàng hải..
- Quốc gia có vùng PSSA của IMO thể hiện sự công nhận quốc tế về tuân thủ luật pháp hàng hải quốc tế, cũng như sự công nhận chủ quyền lãnh hải, chính vì vậy, nhiều quốc gia có biển muốn thiết lập cho mình các vùng PSSA.
- Đồng thời, đây cũng là công cụ bảo tồn các giá trị tài nguyên biển song song với hệ thống các khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên, công viên đại dương..
- HIỆN TRẠNG CÁC VÙNG PSSA TRÊN THỄ GIỚI.
- Bắt đầu từ năm 1973, IMO đã thừa nhận và công nhận một số vùng biển nhạy cảm và đặc biệt nhạy cảm.
- Đến nay, số vùng biển đặc biệt nhạy cảm đã được IMO thông qua là 12, tính từ năm 1990 đến năm 2007 (theo Hình 1):.
- Vùng biển Florida (Mỹ) (2002).
- Vùng biển quanh đảo Malpelo, Côlômbia (2002).
- Khu Bảo tồn Quốc gia Paracas, Pêru (2003).
- Bản đồ phân bố các vùng PSSA được IMO công nhận từ năm 1990 đến năm 2007 9.
- Công viên Quốc gia Biển Papahanaumokuakea (Hawaii, Mỹ) (2007)..
- Chi tiết sơ đồ một vùng PSSA với ranh giới các vùng cụ thể của Mỹ (Hình 2)..
- Có 7 vùng PSSA thuộc một quốc gia, 5 vùng PSSA của 2 hay nhiều quốc gia.
- Có 6 vùng biển xung quanh hải đảo, 1 eo biển.
- Đặc biệt, có vùng ven bờ rất rộng lớn như vùng biển Tây Âu và ven bờ Ban Tích.
- Hầu như các vùng đó đều bị ảnh hưởng từ các hoạt động hàng hải quốc tế, nguy cơ ô nhiễm dầu cao..
- Bản đồ vùng PSSA (quần đảo Hawaii, Mỹ), được IMO công nhận năm 2007.
- MỘT SỐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐỊNH HƯỚNG VỀ PSSA CHO VIỆT NAM.
- Cho đến nay, ở nước ta hiện chưa có những nghiên cứu để xây dựng luận chứng khoa học, xác định vùng có thể là PSSA và dự thảo hồ sơ trình IMO công nhận các vùng PSSA.
- Vùng Biển Đông và vùng vịnh Bắc Bộ có rất nhiều hoạt động hàng hải, đặc biệt là hàng hải quốc tế..
- Với sự gia tăng phát triển kinh tế khu vực Đông Bắc Á, dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ về dầu mỏ và gia tăng số lượng tầu dầu đi qua Biển Đông và nguy cơ ô nhiễm dầu rất cao.
- Gần đây, đã xảy ra khá nhiều sự cố tràn dầu từ các hoạt động hàng hải quốc tế, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường các vùng ven biển, hải đảo của Việt Nam.
- Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, năm 2007 dầu tràn đã ảnh hưởng đến nhiều vùng biển của Việt Nam từ Hà Tĩnh đến Cà Mau, gây thiệt hại lớn đến kinh tế Việt Nam.
- Nguyên nhân chủ yếu là do dầu tràn từ tuyến hàng hải quốc tế hay các quốc gia khác vùng Biển Đông, dưới tác động của gió mùa hướng Đông, chế độ động lực biển đã mang váng dầu đến ven bờ, hải đảo Việt Nam.
- Tại khu vực vịnh Bắc Bộ, thì vùng ven bờ và hải đảo Quảng Ninh – Hải Phòng cũng thường xuyên bị ảnh hưởng của dầu tràn từ.
- San hô tại vùng biển quần đảo Trường Sa.
- Theo phương pháp xác định PSSA của IMO, chúng tôi có một số đánh giá và thảo luận về định hướng các vùng PSSA của Việt Nam như sau:.
- Các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam có rất nhiều vùng có giá trị đặc biệt về bảo tồn như 15 khu bảo tồn biển dự kiến đến năm 2015: Đảo Trần, Cô Tô – tỉnh Quảng Ninh, Cát Bà, Đảo Bạch Long Vĩ – Hải Phòng, Hòn Mê – tỉnh Thanh Hóa, Cồn Cỏ – tỉnh Quảng Trị, Sơn Trà Hải Vân – tỉnh Thừa Thiên – Huế, Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam, Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi, Hòn Mun – tỉnh Khánh Hòa, Hòn Cau, Phú Quý – tỉnh Bình Thuận, Côn Đảo – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Yết – quần đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa, Phú Quốc – Kiên Giang.
- Ngoài ra, còn có các khu có giá trị phát triển kinh tế cao như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang, Cam Ranh, Văn Phong, Lăng Cô..
- Các khu vực có các hệ sinh thái san hô đặc biệt như vùng biển của quần đảo Trường Sa, Rạn Trào, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Phú Quý, Phú Quốc..
- Các vùng có hệ sinh thái cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn đặc trưng thuộc ven biển các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, TP.
- Sơ đồ định hướng các vùng PSSA (mầu vàng và đỏ) của Việt Nam.
- Vùng ven biển Việt Nam là vùng có nguy cơ rất cao do ảnh hưởng của hoạt động hàng hải, đặc biệt là hàng hải quốc tế.
- Do đó, xác định các vùng PSSA cho Việt Nam là rất cần thiết..
- Công cụ giám sát và truyền tin tự động sự thay đổi của các vùng PSSA là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Chính vì vậy, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam rất mong sự hợp tác và đóng góp của các cơ quan để thiết lập hệ thống công nghệ thông tin và định vị giám sát tài nguyên và môi trường các khu PSSA trên biển..
- Cơ sở tài nguyên và môi trường biển.
- Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa