« Home « Kết quả tìm kiếm

Về những tồn tại, hạn chế của chế định hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 1999


Tóm tắt Xem thử

- Toản / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học Về những tồn tại, hạn chế của chế định hình phạt bổ sung.
- Tội phạm và hình phạt là những chế định quan trọng nhất trong luật hình sự (LHS), có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau.
- tỷ trọng của HPBS được nhà lập pháp quy định trong Phần các tội phạm của BLHS hiện hành, tác giả nhận thấy, chế định HPBS trong pháp luật hiện hành đã có sự kế thừa và hoàn thiện một bước so với các pháp luật trước, thể hiện ở các mặt:1) Đã có sự đa dạng hoá các loại HPBS với sự hiện diện mới của hình phạt trục xuất.
- 3) Cường độ sử dụng HPBS trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 đã có sự điều chỉnh tương đối hợp lý, nhất là hình phạt tiền.
- Về hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Thứ nhất, Điều 36 BLHS quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng “khi xét thấy (tác giả nhấn mạnh) nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội”.
- Chúng tôi cho rằng về mặt lý luận, quy định như vậy là chưa chuẩn xác, vì nó chỉ phù hợp với những trường hợp điều luật về tội phạm quy định hình phạt này có tính chất tùy nghi áp dụng.
- Chỉ trong những trường hợp như vậy, Tòa án mới có quyền tự do đánh giá nên hay không nên áp dụng hình phạt này đối với bị cáo với sự cân nhắc nhu cầu cần thiết bảo vệ các lợi ích của xã hội.
- Còn đối với các trường hợp điều luật về tội phạm và hình phạt quy định bắt buộc áp dụng thì toà án phải tuyên hình phạt này để hỗ trợ cho HPC mà không cần xem xét có nên hay là không nên áp dụng..
- Đây chính là vấn đề có liên quan đến chế định miễn hình phạt được quy định tại Điều 54 BLHS mà theo chúng tôi cần phải mở rộng việc áp dụng chế định này với cả các HPBS được quy định có tính chất bắt buộc áp dụng, chứ không chỉ áp dụng duy nhất với HPC.
- Thứ hai, theo Điều 36 BLHS, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định có thể được áp dụng kèm theo hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
- Chúng tôi cho rằng, phạm vi áp dụng hình phạt này được quy định như vậy là quá rộng và không phù hợp cả về lý luận và thực tiễn áp dụng.
- Thực chất, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định là loại hình phạt có thể nói là có tính trừng trị nghiêm khắc hơn rất nhiều so với cảnh cáo, phạt tiền.
- Hơn nữa thực tiễn xét xử của các toà án cho thấy HPBS này thường được áp dụng kèm theo hình phạt tù có thời hạn hoặc trường hợp được hưởng án treo.
- Thứ tư, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định về bản chất là HPBS chỉ được áp dụng kèm theo HPC chứ tuyệt đối không phải là kèm theo án treo với tư cách là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, nên việc quy định áp dụng hình phạt này với người được hưởng án treo như quy định tại khoản 3 Điều 60 Bộ luật hiện hành là hoàn toàn không đúng.
- Thế nhưng nhà làm luật lại không quy định loại hình phạt này đối với các tội phạm nêu trên.
- Thứ bảy, đối với một số loại tội phạm, BLHS hiện hành quy định “có thể áp dụng” loại hình phạt này, nhưng theo chúng tôi do tính chất rất nguy hiểm của loại tội phạm đó nên cần quy định áp dụng bắt buộc, ví dụ như đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157) hoặc đối với tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169).
- Thứ tám, tuy có nhiều điều luật về tội phạm và hình phạt đã có quy định loại hình phạt này nhưng chúng tôi cho rằng vẫn cần phải sửa đổi, bổ sung cho hợp lý (theo hướng hạn chế hoặc mở rộng phạm vi của hình phạt) và đảm bảo sự chính xác trong sử dụng ngôn từ, ví dụ: Khoản 3 Điều 169 và khoản 3 Điều 170 quy định cấm đảm nhiệm chức vụ, trong khi những điều luật khác lại quy định cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định.
- Mặt khác chúng tôi thấy Điều luật này cũng chưa đưa ra được một định nghĩa pháp lý đầy đủ về loại hình phạt này.
- Thứ hai, Điều 39 BLHS quy định hình phạt tước một số quyền công dân được áp dụng với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do BLHS quy định.
- Thế nhưng trong Phần các tội phạm BLHS, nhà làm luật chỉ quy định HPBS này đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở chương XI, còn không có quy định hình phạt này cho các tội phạm trong các chương khác Phần các tội phạm BLHS.
- Theo cách quy định này có thể hiểu là đối với những trường hợp phạm tội mà bị phạt tù thì đương nhiên bị áp dụng loại hình phạt này, toà án không được tuỳ nghi áp dụng.
- Thế nhưng Điều 92 BLHS lại quy định “có thể”, tức là tuỳ nghi áp dụng loại hình phạt này đối với người phạm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
- Thứ tư, các HPBS, trong đó có hình phạt tước một số quyền công dân quy định trong cùng Điều 92 áp dụng chung đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia thể hiện rõ xu hướng đơn giản hoá.
- Tuy nhiên, nó lại thiếu tính hợp lý trong cấu trúc của Phần các tội phạm BLHS thể hiện ở chỗ điều luật quy định riêng về hình phạt lại cơ cấu cùng với các quy phạm quy định về tội phạm cụ thể, đồng thời việc HPBS được quy định chung cho cả nhóm tội phạm sẽ rất khó cho việc phân hoá TNHS và cá thể hoá hình phạt và cũng không thuận tiện cho việc áp dụng của các toà án.
- Thứ hai, mặc dù Điều 37 BLHS đã xác định rõ là cấm cư​ trú chỉ đ​ược áp dụng kèm theo hình phạt tù, chứ không đ​ược áp dụng kèm theo các HPC khác.
- Như​ng do BLHS lại quy định trong HTHP lại có hai loại hình phạt tù: Tù có thời hạn và tù chung thân nên có những nhận thức không thống nhất trong nghiên cứu cũng nh​ư trong thực tiễn áp dụng.
- Ngoài ra, với quy định tại đoạn cuối của Điều 37 “Thời hạn cấm cư​ trú là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù” đã thể hiện rõ ý chí của nhà làm luật là cấm cư trú chỉ có thể áp dụng kèm theo hình phạt tù có thời hạn.
- Như vậy, điều luật chưa quy định đầy đủ nội dung của hình phạt cấm cư​ trú.
- Tuy rằng Nghị định 53/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành hình phạt này cũng đã quy định những nghĩa vụ và quyền hạn của người bị kết án.
- Thứ tư, nếu nh​ư đối với các HPBS khác như​ quản chế (Điều 38), tước một số quyền công dân (Điều 39), tịch thu tài sản (Điều 40) hay là phạt tiền bổ sung (khoản 2 Điều 30) nhà làm luật đều quy định cụ thể phạm vi áp dụng các loại hình phạt ấy đối với những loại tội phạm nhất định, thì trái lại đối với hình phạt cấm cư trú, Điều 37 lại không có quy định nh​ư vậy.
- Đây là một trong những hạn chế của luật thực định, nó không chỉ thể hiện sự không cân xứng về mặt hình thức mà còn ảnh h​ưởng đáng kể đến sự thống nhất trong việc áp dụng loại hình phạt này.
- Ngoài ra, cũng cần chú ý là tuyệt đại đa số các điều luật cụ thể quy định hình phạt này th​ường trong sự lựa chọn với hình phạt quản chế (chỉ trừ tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới-Điều 273).
- Vì thế, nếu không xác định rõ ràng nội dung, phạm vi và điều kiện áp dụng hai loại hình phạt này thì e rằng sẽ hạn chế rất nhiều đến hiệu quả trong thực tế áp dụng loại hình phạt này.
- Thứ năm, như phần nghiên cứu hình phạt tước quyền công dân chúng tôi đã trình bày, các HPBS quy định trong cùng một Điều 92 áp dụng chung đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia là thiếu tính hợp lý trong cấu trúc của Phần các tội phạm BLHS.
- Điều luật quy định riêng về hình phạt lại cơ cấu cùng với các quy phạm quy định về tội phạm cụ thể, đồng thời việc HPBS quy định chung cho cả nhóm tội phạm sẽ khó trong việc phân hoá tội phạm, cá thể hoá TNHS và cũng không thuận tiện cho việc áp dụng của Toà án các cấp.
- Mặt khác nghiên cứu Điều 92 cho thấy có sự quy định không chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, dùng dấu phảy giữa hình phạt quản chế và hình phạt cấm cư​ trú, làm cho người ta lầm tưởng là có thể áp dụng đồng thời hai loại hình phạt này với người bị kết án, nhưng trong thực tế và trong lý luận hai loại hình phạt này không thể đồng thời cùng áp dụng kèm theo HPC đối với ng​ười bị kết án.
- Về hình phạt quản chế Thứ nhất, Điều 38 quy định hình phạt quản chế được áp dụng với người bị phạt tù, có nghĩa là nó chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt tù, chứ không áp dụng kèm theo HPC khác như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất và tử hình.
- Cũng như Điều 37 quy định về hình phạt cấm cư trú, cách quy định như vậy là không rõ ràng, dẫn đến sự nhận thức không thống nhất là loại hình phạt này có thể áp dụng kèm theo không chỉ hình phạt tù có thời hạn mà cả hình phạt tù chung thân, nên cần phải xem xét khắc phục.
- Thứ hai, Điều 38 quy định nội dung của hình phạt quản chế: tước, hạn chế quyền và quy định nghĩa vụ phải thực hiện đối với người bị kết án là chưa đầy đủ, mà chủ yếu lại được quy định trong một văn bản pháp quy của Chính phủ (Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001).
- Cách quy định như vậy không tương hợp với nguyên tắc pháp chế về quy định hình phạt-một trong những nguyên tắc chủ đạo của LHS Việt Nam, dễ dẫn đến sự áp dụng không thống nhất, tùy tiện trong thực tiễn xét xử và thi hành hình phạt này.
- Thứ ba, cũng theo quy định tại Điều 38 về phạm vi áp dụng hình phạt quản chế thì hình phạt này chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt tù đối với: Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia.
- Theo Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của BLHS năm 1999 thì: “Chỉ trong trường hợp mà Điều 92 hoặc điều luật quy định về tội phạm và hình phạt của BLHS năm 1999 có quy định HPBS là quản chế, thì mới được áp dụng loại HPBS này”.
- Hướng dẫn này của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là đúng, phù hợp với nguyên tắc pháp chế về áp dụng hình phạt và nó có tính chất bắt buộc phải thi hành đối với các toà án.
- và 2) các trường hợp khác mà điều luật về tội phạm cụ thể đó có quy định hình phạt quản chế.
- Theo tinh thần hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về hình phạt quản chế đã nêu trên thì chỉ khi nào điều luật về tội phạm quy định có thể (hoặc bắt buộc) áp dụng hình phạt quản chế với người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì mới được phép áp dụng hình phạt này.
- Nghiên cứu, phân tích 15 điều luật về tội phạm có quy định hình phạt quản chế thì chỉ có duy nhất khoản 3 Điều 252 về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chư​​a thành niên phạm pháp quy định “người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này (tức là tái phạm nguy hiểm) thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm”.
- Đây là trường hợp phạm tội thuộc khoản 2 của Điều 252 mà khung hình phạt có mức tối thiểu là ba năm, mức tối đa là mười hai năm.
- Còn 14 điều luật về tội phạm có quy định hình phạt quản chế còn lại được coi là phạm tội trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định, tức là với những trường hợp này chỉ cần một người thực hiện một trong những tội mà điều luật về tội phạm đó có quy định quản chế, nếu họ bị kết án phạt tù có thời hạn thì Tòa án có thể lựa chọn hình phạt quản chế để áp dụng kèm theo, không cần họ phải thoả mãn điều kiện tái phạm nguy hiểm.
- Như vậy, nếu theo thứ tự ưu tiên của quy định này thì hình phạt quản chế được áp dụng với người tái phạm nguy hiểm phải đứng ở vị trí thứ hai trước trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
- Tức là theo cách hiểu thông thường thì các điều luật quy định hình phạt quản chế đòi hỏi tình tiết tái phạm nguy hiểm phải là nhiều hơn so với trường hợp khác.
- Đó cũng là vấn đề nhà làm luật cần tính đến để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung chế định hình phạt quản chế.
- Thứ năm, khi nghiên cứu nội dung của hình phạt quản chế, còn thấy có một vấn đề đặt ra là khi áp dụng hình phạt quản chế thì có cần luôn luôn phải áp dụng hình phạt tước quyền công dân không?.
- Có quan điểm cho rằng việc Tòa án áp dụng hình phạt quản chế độc lập và không áp dụng tước quyền công dân đối với bị cáo phạm tội gián điệp là đúng.
- Ngược lại có quan điểm cho rằng trong vụ án trên toà án chỉ áp dụng hình phạt quản chế mà không áp dụng tước quyền công dân theo quy định tại Điều 39 BLHS là không đúng.
- Bởi vì về nội dung hình phạt quản chế, Điều 38 đã quy định: “…trong thời gian quản chế người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”.
- Như vậy, trong trường hợp Tòa án tuyên phạt bị cáo hình phạt quản chế thì đồng thời nhất thiết phải quyết định tước một hoặc một số quyền công dân cụ thể được quy định trong Điều 39 như: Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước.
- Thứ sáu, trong BLHS năm 1999 nhà làm luật đã hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt quản chế so với BLHS năm 1985 như đã nêu trên.
- Đồng thời việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt quản chế cũng còn ở lý do là Nhà nước ta đã loại bỏ quản chế khỏi danh mục các biện pháp cưỡng chế hành chính nghiêm khắc.
- Về trục xuất với tính chất là hình phạt bổ sung Trong lĩnh vực PLHS, trục xuất chỉ mới đ​ược quy định là hình phạt trong Điều 32 BLHS năm 1999.
- Việc quy định hình phạt trục xuất trong BLHS mới làm cho HTHP n​ước ta cân đối, tương xứng và hoàn thiện hơn.
- Điều luật này không quy định cụ thể về điều kiện, phạm vi áp dụng hình phạt trục xuất.
- Thứ hai, Điều 32 chỉ quy định là trục xuất đư​ợc áp dụng với tính chất là HPC hoặc HPBS trong từng tr​ường hợp cụ thể, còn trong Phần các tội phạm của BLHS lại không có điều luật nào về tội phạm có quy định hình phạt này với tính chất là HPC hoặc HPBS.
- Do đó, Tòa án chỉ có thể áp dụng hình phạt trục xuất là HPBS, khi HPC đối với ng​ười bị kết án là hình phạt cảnh cáo và phạt tiền” [7].
- Chúng ta đều biết, việc quy định hình phạt trục xuất trong BLHS năm 1999 là do nhu cầu xã hội cũng nh​ư yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đòi hỏi.
- Nhưng, theo chúng tôi việc không quy định rõ ràng nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng trục xuất với tính chất là HPC hoặc là HPBS, cũng như​ một số vấn đề khác có liên quan đến loại hình phạt này trong BLHS là những hạn chế trong LPHS quy định về loại hình phạt này.
- Chúng tôi cho rằng một HTHP hoàn thiện là hệ thống trong đó có quy định đa dạng các loại hình phạt.
- HTHP hoàn thiện cũng phải là một hệ thống mà trong đó các hình phạt không chỉ được quy định ở Phần chung BLHS mà còn đ​ược quy định trong những điều luật về tội phạm và hình phạt cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS.
- Hình phạt quy định đối với mỗi tội phạm phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao thì hình phạt quy định áp dụng càng nghiêm khắc.
- Chính vì thế, theo chúng tôi nên xây dựng lại chế định hình phạt trục xuất, mà trong đó phải thể hiện rõ định nghĩa pháp lý, nội dung, điều kiện, phạm vi áp dụng cũng như một số vấn đề khác có liên quan.
- Về hình phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung Thứ nhất, Điều 30 BLHS không quy định rõ phạt tiền là HPBS được áp dụng kèm theo những HPC nào nên dẫn đến cách hiểu là nó có thể được áp dụng đối với mọi HPC, bao gồm từ cảnh cáo đến tử hình được quy định trong BLHS năm 1999.
- Trong khi đó thực tiễn xét xử cho thấy, tuyệt đa số các trường hợp hình phạt tiền bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt tù, phạt tù cho hưởng án treo hoặc tù chung thân, tử hình.
- Tuy nhiên loại hình phạt này trong thực tiễn pháp luật và thực tế xét xử không chỉ được quy định áp dụng với các tội phạm trên mà còn chủ yếu được áp dụng đối với các tội có tính chất vụ lợi, các tội dùng tiền làm phương tiện hoạt động.
- Như vậy, hình phạt này cần phải được quy định có tính chất phổ biến không chỉ đối với các tội tham nhũng, ma túy mà còn với các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, môi trường, các tội xâm phạm trật tự công cộng, mà điều này cũng đã thể hiện rất rõ trong Phần các tội phạm của BLHS.
- Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng cần phải quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền với tính chất là HPC phải cao hơn so với mức tối thiẻu của hình phạt tiền bổ sung.
- Đồng thời cũng phải sửa đổi mức phạt tiền được quy định là HPC hoặc HPBS ở điều luật về tội phạm và hình phạt trong Phần các tội phạm BLHS cho tương thích [8].
- Thứ năm, hình phạt tiền bổ sung được quy định tùy nghi áp dụng trong 114 điều luật về tội phạm trong Phần các tội phạm BLHS hiện hành, chiếm 42,54% trên tổng số 268 điều luật về tội phạm và 322 khung chế tài, chiếm 46,07% trên tổng số 699 khung chế tài.
- Như vậy, về tỷ trọng hình phạt tiền bổ sung được quy định như trên là ở mức độ tương đối cao so với các HPBS khác.
- Thứ sáu, trong một số trường hợp khi nhà làm luật quy định phạt tiền là HPBS, mức phạt tiền được quy định có khi bằng hoặc cao hơn mức phạt tiền được quy định trong HPC tại khung hình phạt đối với loại tội ấy.
- Cho nên, nếu hình phạt tiền cùng được quy định trong một điều luật về tội phạm vừa với tính chất là HPC vừa là HPBS thì dứt khoát phải có sự khác biệt.
- Thứ tám, trong BLHS hiện hành, hình phạt tiền bổ sung đều được quy định ở dạng tùy nghi áp dụng, đó cũng là lý do dẫn đến cường độ áp dụng loại hình phạt này trong thực tiễn xét xử còn hạn chế, chưa đáp ứng được mong muốn của nhà lập pháp.
- Đồng thời mức phạt tiền, luật quy định đối với nhiều tội phạm, nhất là với nhóm tội phạm về ma túy còn rất cao so với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của bị cáo, dẫn đến hình phạt này không khả thi khi thi hành [8].
- Thứ chín, khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa của hình phạt tiền bổ sung trong nhiều điều luật về tội phạm trong Phần các tội phạm BLHS được quy định còn quá rộng, độ chênh lệch quá lớn có khi gấp 10 lần, 20 lần, 50 lần, thậm trí còn đến 100 lần.
- Cách quy định như vậy dễ dẫn đến tình trạng nhận thức và áp dụng tuỳ tiện, không có sự thống nhất, không bảo đảm khả năng cá thể hoá hình phạt và tác động có lựa chọn của hình phạt tiền đối với người bị kết án, việc áp dụng hình phạt sẽ không công bằng khi giải quyết những trường hợp phạm tội cụ thể, nhất là dễ phát sinh tiêu cực trong xét xử.
- Thế nhưng theo quy định tại Điều 40 BLHS, loại hình phạt này có thể được áp dụng kèm theo mọi loại HPC, trừ hình phạt cảnh cáo.
- Luật quy định phạm vi áp dụng hình phạt này như vậy là quá rộng và rất không tương hợp với tính chất nghiêm khắc của HPC mà nó được áp dụng kèm theo, mặt khác thực tiễn xét xử đã cho thấy hình phạt này, trong mọi trường hợp, chỉ được các toà án áp dụng bổ sung kèm theo hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.
- Thứ hai, Điều 40 BLHS quy định hình phạt tịch thu tài sản được áp dụng với những người bị kết án về các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không phân biệt là các loại tội phạm này được thực hiện bằng lỗi cố ý hoặc vô ý.
- Thế nhưng kết quả nghiên cứu toàn bộ 38 điều luật về tội phạm và hình phạt trong Phần các tội phạm có quy định HPBS này lại cho thấy không có tội phạm nào trong số này là tội phạm vô ý.
- Như vậy, ở đây đã có sự mâu thuẫn, không thống nhất trong quy định giữa Phần chung và Phần các tội phạm BLHS liên quan đến hình phạt tịch thu tài sản.
- Thứ ba, trong số 38 điều luật về tội phạm và hình phạt có quy định hình phạt tịch thu tài sản, chỉ có Điều 140 BLHS quy định có tính chất bắt buộc áp dụng hình phạt này đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Trong khi đó, nhiều tội phạm cùng loại (như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…) có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhiều so với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng điều luật về tội phạm ấy chỉ quy định tuỳ nghi áp dụng hình phạt này.
- Thứ tư, khoản 5 Điều 250 BLHS quy định: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.
- Theo chúng tôi, cụm từ “hoặc một trong hai hình phạt này” là thừa, không cần thiết.
- mức độ sử dụng HPBS trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 đã có sự điều chỉnh tương đối hợp lý, nhất là hình phạt tiền.
- 3) Không quy định rõ ràng, đầy đủ việc áp dụng các chế định miễn, giảm hình phạt, quyết định hình phạt trong trường khác loại, quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật đối với các loại HPBS.
- Rõ ràng kỹ thuật lập pháp này là lạc hậu, thiếu tính hợp lý trong cấu trúc của Phần các tội phạm BLHS, đồng thời việc HPBS được quy định chung cho cả nhóm tội phạm sẽ rất khó cho việc phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt và cũng không thuận tiện cho việc áp dụng hình phạt của Tòa án các cấp.
- 5) Nhìn chung tỷ trọng của các HPBS được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS vẫn còn thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của loại hình phạt này, đặc biệt là hình phạt tiền.
- Lê Hòa và H​ương Giang, Hình phạt bổ sung quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Toà án, số .
- Vũ thành Long, Bàn về áp dụng hình phạt quản chế và hình phạt tước một số quyền công dân theo quy định của BLHS trong Chuyên đề một số vấn đề rút ra từ thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 1999, Tạp chí Kiểm sát, số .
- Đinh Văn Quế, Tìm hiểu hình phạt và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000