« Home « Kết quả tìm kiếm

VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968 ĐẾN NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM (1968 - 1969)


Tóm tắt Xem thử

- VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968 ĐẾN NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH.
- Ở VIỆT NAM .
- Hơn bốn mươi năm trôi qua, mặc dù còn tồn tại nhiều ý kiến đánh giá khác nhau nhưng sự kiện Tết Mậu Thân 1968 vẫn mãi mãi khắc sâu trong lịch sử dân tộc như một bản trường ca bất tử về một dân tộc anh hùng.
- Tết Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt quyết định, buộc Mỹ xuống thang chiến tranh, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, rút dần quân Mỹ về nước, chịu thất bại hoàn toàn trong “chiến tranh cục bộ”.
- Từ khóa: Tết Mậu Thân, chiến tranh cục bộ, lịch sử.
- 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968.
- Năm 1965, đứng trước nguy cơ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản hoàn toàn, Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược mới - “chiến tranh cục bộ”.
- Mục tiêu chủ yếu của chiến lược chiến lược mới này của Mỹ là đánh bại cách mạng miền Nam Việt Nam trong vòng 25 – 30 tháng (giữa 1965 đến 1967)..
- Sau khi chính thức đưa quân vào Việt Nam, ỷ vào sức mạnh quân sự vượt trội, Mỹ mở liền hai cuộc “phản công chiến lược mùa khô và với mục tiêu chủ yếu là “tìm diệt quân chủ lực”, “bẻ gãy xương sống cộng sản”, nhằm đánh bại cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân ta ở miền Nam, đồng thời dùng không quân và hải quân tăng cường đánh phá miền Bắc hòng ngăn cản sự chi viện từ Bắc vào Nam.
- Ở miền Nam, sau thất bại trong hai mùa khô, Mỹ đã chuyển sang thực hiện chiến lược “hai gọng kìm” nhằm thực hiện phương châm “tìm diệt và bình định”.
- “Đó là sự chuyển hướng từ thế phản công chiến lược sang thế phòng ngự bị động về chiến lược.
- Đó là một bước thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường Nam Bộ”.
- Trong khi đó, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải.
- Tình hình này đã tác động toàn diện đến nước Mỹ..
- Địch đã thất bại một bước rất cơ bản trong cuộc “chiến tranh cục bộ”, hiện chúng đang lúng túng, bị động cả về chiến lược, chiến dịch.
- Tình hình ấy cho phép ta chuyển cuộc chiến tranh sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định”..
- động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích – tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”..
- 2 SƠ LƯỢC VỀ DIỄN BIẾN SỰ KIỆN TẾT MẬU THẬN 1968.
- Các hoạt động nghi binh, đặc biệt chiến dịch Khe Sanh đã làm cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam (MACV) và giới lãnh đạo Washington bị lạc hướng..
- Trước Tết, miền Bắc công bố lịch mới, Tết Nguyên đán Mậu Thân sớm một ngày so với lịch cũ.
- Hôm sau, đêm 30 rạng sáng ngày Tết Mậu Thân), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiếp tục diễn ra ở khắp các tỉnh và thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam.
- Sài Gòn – Gia Định là trọng điểm lớn nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ - nguỵ tại miền Nam Việt Nam.
- Ngay từ phút đầu nổ súng, biệt động ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu quy định: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa, Bộ tư lệnh hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, toà Đại sứ Mỹ.
- 3 NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968 Hơn bốn mươi năm đã trôi qua và với nhiều cuộc hội thảo, các bài báo, bài tham luận đã được công bố, nhưng Tết Mậu Thân vẫn là là một đề tài được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề “Ta thắng hay Mỹ thắng”?.
- Về phía Mỹ, giới quân sự và nhiều nhà lãnh đạo cấp cao vẫn không thừa nhận đã thất bại về quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam:.
- West Moreland trong “Tường trình của một quân nhân” cho rằng “trong tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng và Bắc Việt Nam bị thất bại nặng nề về quân sự trên chiến trường và quân đội Mỹ sắp sửa giành thắng lợi quyết định”..
- Tổng thống Mỹ Johnson trong hồi kí của mình nhận định rằng “Dù so với bất kì tiêu chuẩn nào thì trận tiến công Tết cũng là một thất bại quân sự nặng nề với Bắc Việt Nam và Việt Cộng”.
- Ông tin là “Các nhà viết sử và các nhà phân tích quân sự sẽ coi trận tiến công này và những hậu quả của nó là thất bại thảm khốc nhất của lịch sử trong cuộc chiến Việt Nam”..
- Henry Kissnger trong “Những năm ở nhà trắng” cho biết “Ngày nay, hầu hết chuyên viên về Việt Nam công nhận đó là một thất bại thảm hại.
- Vì vậy khi tổng kết chiến tranh Việt Nam, Bộ Quốc Phòng Mỹ kết luận rằng: “Cuộc tấn công Tết đã làm suy yếu trầm trọng Việt Cộng”..
- Tổng hợp An Giang trích dịch, 1988, cho rằng: “Cái trớ trêu của cuộc tiến công tết Mậu Thân là ở chỗ cộng sản đã thua trên chiến trường nhưng đã thắng về chính trị trên nước Mỹ”..
- Phần đông các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng quân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn trong Tết Mậu Thân.
- Nghị quyết Trung ương 21 đã chỉ rõ: đó là “một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng tạo ra bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris, chấm dứt chiến tranh không điều kiện, chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến tranh”..
- Có những người còn khẳng định: “Tết Mậu Thân 1968 đã không tạo được một bước phát triển đi lên của chiến tranh cách mạng miền Nam, không thay đổi được cục diện chiến trường có lợi cho ta, mà đã làm cho cục diện xấu hơn năm 1968.
- Tết Mậu Thân đã tạo nên một bước lùi tạm thời đi xuống của cục diện chiến trường miền Nam, buộc quân và dân phải đấu tranh gian khổ, bốn năm sau mới dần dần hồi phục được”..
- Có người lại cho rằng chỉ nên đánh giá Tết Mậu Thân ở mức độ “Một trận tập kích lớn thôi, một trận tập kích chiến lược giành được thắng lợi lớn”..
- Như vậy, xung quanh sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đã tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau, có nhiều cách lý giải và đánh giá khác nhau vì lĩnh vực này thuộc phạm trù nhận thức khách quan.
- 4 NHỮNG “SỰ THẬT KHÔNG THỂ THAY ĐỔI” MÀ SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM .
- Thứ nhất, sự kiện Tết Mậu Thân đã tạo nên những chấn động trong lòng nước Mỹ.
- Đến năm 1967, người dân Mỹ chỉ hoài nghi về cuộc chiến ở Việt Nam, và họ vẫn còn hy vọng vào chiến thắng mặc dù những hy vọng đó có từ “sự lừa dối hào nhoáng”.
- Sau Tết Mậu Thân, phong trào phản đối chiến tranh diễn ra trong đông đảo quần chúng nhân dân Mỹ, từ công nhân cho đến trí thức, từ người da đen đến người da trắng..
- nước Mỹ.
- “Lương tâm người Mỹ nổi giận”, như một nhà bình luận chính trị Mỹ nhận xét: “Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không được lòng người nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”..
- Giới cầm quyền Mỹ không thể chịu đựng một tổ chức như SDS tập hợp hàng trăm ngàn sinh viên từ khắp nước Mỹ chống đối lại các chính sách hiếu chiến của Mỹ nên đã phải xây dựng một chiến lược toàn diện để đối phó lại phong trào này..
- Ngay cả trong binh lính Mỹ, tư tưởng “thà chịu bị phạt tù chứ không chịu sang tham chiến tại Việt Nam” lan rộng, ngày càng có nhiều binh lính Mỹ đào ngũ..
- Heinl nhận xét về tình hình binh lính Mỹ ở Việt Nam như sau:.
- Bằng tất cả các chỉ số có thể hình dung được, giờ đây quân đội của chúng ta ở Việt Nam đang ở trong tình trạng gần sụp đổ, với các đơn vị chiến đấu tìm cách trốn tránh hay từ chối chiến đấu, giết chết các sỹ quan, mất tinh thần, một tình trạng rất dễ dẫn đến nổi loạn”..
- Bên cạnh đó, giới truyền thông Mỹ cũng bắt đầu có những hình ảnh xác thực ở chiến trường Việt Nam – nơi mà những phóng viên của họ có thể nhận thức rõ ràng nhất về cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành..
- Nếu trước kia, họ ủng hộ chính sách chiến tranh của chính phủ với những kiểu bình luận dạng “tình hình Nam Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta sẽ thắng”, thì nay, họ lại nói thẳng “chúng ta đã thua”.
- Một, Mỹ tiếp tục tăng quân cho chiến trường miền Nam Việt Nam như yêu cầu của tướng West Moreland.
- tiếp tục ném bom xuống miền Bắc Việt Nam..
- Hai, Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam có thời hạn và đi đến thương lượng với Hà Nội..
- Ngày tổng thống Johnson đọc diễn văn trước công chúng Mỹ - kết thúc một thời kỳ khủng hoảng chính trị sâu sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ: “Các thế hệ tương lai có thể khó hình dung được cơn biến động trong nước mà chiến tranh Việt Nam gây ra… Chính cơ cấu của chính phủ bị tan rã.
- Thứ hai, sự kiện Tết Mậu Thân 1968 buộc tổng thống Johnson chấp nhận “phi Mỹ hóa” và xuống thang chiến tranh.
- Cuối năm 1967 đầu năm 1968, Johnson vẫn tin rằng Mỹ có thể kết thúc chiến tranh và rút quân khỏi Việt Nam bằng một thằng lợi quân sự cuối cùng như tướng Westmoreland đã tuyên bố trước một phiên họp của liên viện Quốc hội Mỹ (tháng Chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và sẽ chiến thắng bằng quân sự”.
- Chính vì vậy mà Johnson đã không chấp nhận những đề nghị của Mc Namara: “ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.
- Tuyên bố Mỹ không tiếp tục gởi quân sang miền Nam Việt Nam và xem xét những cuộc hành quân quân sự của Mỹ nhằm giảm bớt thương vong, giảm bớt sự tàn phá đất nước Việt Nam và chuyển vai trò ngày càng lớn lao cho lực lượng quân sự miền Nam Việt Nam”..
- Điều đó chứng tỏ Johnson rất lạc quan về tình hình chiến sự ở Việt Nam thông qua những báo cáo và những con số thống kê: “Cứ theo các con số thống kê ghi nhận được thì đã có đến 67% dân số ở Nam Việt Nam sống tại các vùng tương đối an ninh.
- Hai tháng sau Tết Mậu Thân, tháng 3 – 1968, đã có sự chuyển hướng về chủ trương trong nội bộ chính quyền tổng thống Johnson:.
- Nhiều cố vấn cao cấp ủng hộ chủ trương leo thang chiến tranh của Johnson trước đây đã ngã sang chủ trương thương lượng để kết thúc chiến tranh và rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam.
- Ngày tại Hạ nghị viện Mỹ, 139 nghị sĩ, trong đó có tới 89 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa và 41 nghị sĩ Đảng Dân chủ của Johnon đã ra nghị quyết yêu cầu Quốc hội Mỹ xét duyệt lại toàn bộ chính sách và chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam..
- Mãi đến khi những đề nghị tăng thêm quân của Bộ tư lệnh quân sự Hoa Kì tại Việt Nam bị báo chí phanh phui làm cho tình hình nước Mỹ càng thêm phức tạp, Johnson mới phải tuyên bố không ủng hộ kế hoạch tăng quân”..
- “Sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân của ta, những chính khách của chính quyền Johnson như được thức tỉnh sau cơn mơ đi tìm chiến thắng ở Việt Nam.
- Và khi bừng tỉnh, họ lại phải đối mặt với một thực tế trái ngược: nhân dân phản đối việc tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh và không thể tăng quân được nữa”..
- Sẵn sàng đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh..
- Mở rộng lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng hòa để họ có thể dần dần chiến đấu lớn hơn và đi đến thay thế vai trò của quân đội Mỹ..
- Như vậy, Johnson đã buộc phải thực hiện một việc mà ông chưa bao giờ nghĩ tới trước đó là sẽ phải chấp nhận thất bại, xuống thang chiến tranh để giải quyết vấn.
- đề Việt Nam.
- “Đó là một quyết định tất yếu bắt buộc Johnson phải chấp nhận trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, mặc dù ông ta vẫn còn muốn leo thang chiến tranh”..
- Thứ ba, sự kiện Tết Mậu Thân 1968 tác động đến việc hoạch định chiến lược mới của Tổng thống Nixon về Việt Nam.
- Ngày Nixon bước vào Nhà trắng làm tổng thống, thừa nhận: “Cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị.
- Sự bất đồng cay đắng đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến tranh như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành”..
- Rõ ràng Tết Mậu Thân 1968 không chỉ làm cho John phải thay đổi chiến lược và vất vả đối phó mà nó lại tác động trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược mới của chính quyền Nixon.
- Chính quyền Nixon phải tiếp tục giải quyết vấn đề rút lui hay tiếp tục leo thang chiến tranh ở Việt Nam.
- Đây quả là “bài toán khó” do Tết Mậu Thân gây ra mà chính quyền Johnson đã bỏ dở..
- Nếu chúng ta leo thang quân sự thì sẽ làm cho xã hội chúng ta chia rẽ trầm trọng thêm và không thể đảm bảo thành công trong một cuộc xung đột nặng tính chất chính trị cũng như quân sự và có thể gây nguy cơ chiến tranh lan rộng..
- Chính quyền Nixon chủ trương điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chính sách chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
- Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ ra đời mang tên “Học thuyết Nixon”.
- Học thuyết này ứng dụng vào Việt Nam, chính quyền Nixon đã đưa ra đáp án cho “bài toán khó” nói trên, đó là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, bao gồm hai đường hướng cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau:.
- Một, “đường hướng nhanh chóng nhất và dứt khoát nhất là thương thuyết giải quyết cuộc chiến tranh cho tất cả các phe lâm chiến”..
- Hai, “cần phải có một đường hướng khác là phải xúc tiến kế hoạch trao trả lại dần dần trách nhiệm phòng thủ cho người Nam Việt Nam và do.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân của quân và dân ta thực tế đã tác động rất lớn đến nước Mỹ, gây nên sự chấn động mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân và chính giới Mỹ.
- Qua sự kiện Tết Mậu Thân, người dân Mỹ thấy rõ sự trái ngược đã và đang diễn ra trên chiến trường Việt Nam khác hẳn với những.
- Phong trào phản đối chiến tranh đang âm ỷ nay bùng lên.
- Áp lực đòi Giôn xơn xét lại chính sách, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngày càng tăng từ phía Quốc hội, trong nội bộ chính quyền và ngay trong Đảng Dân chủ của Giôn- xơn.
- Vì vậy, “sự ra đời của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là một giải pháp đối nội lẫn đối ngoại hoàn hảo của Nixon nhằm đối phó những khó khăn trong nước Mĩ lẫn trên chiến trường Việt Nam do cuộc Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa 1968 tạo ra”..
- Ban chỉ đạo tổng kết cuộc chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học, Nxb.
- Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tập V, Nxb.
- Nguyễn Thị Thúy Bình, Phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Những vấn đề khoa học và thực tiễn, Nxb.
- Trần Độ, “Tết Mậu Thân trận tập kích chiến lược”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2/1988..
- Cao Văn Lượng, “Về cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu Thân 1968”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 – 1993, tr51..
- Cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội .
- Hà Kim Phương, Ảnh hưởng Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đối với chính trường nước Mỹ, Kỷ yếu hội thảo khoa học Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Những vấn đề khoa học và thực tiễn, Nxb.
- Johnson, “Về cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta”, bản dịch của thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, 1972, tr 293..
- Phạm Vĩnh Phúc, Tác động của cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa năm 1968 đối với quá trình chuyển biến chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam năm Kỷ yếu hội thảo khoa học Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Những vấn đề khoa học và thực tiễn, Nxb