« Home « Kết quả tìm kiếm

VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ VỊ THẾ THÀNH THĂNG LONG


Tóm tắt Xem thử

- Đây là một áng văn đầu tiên và rất sớm của nước ta chính thức đánh giá về vị trí đắc địa của thành Đại La - Thăng Long, trong đó toát lên những giá trị về tài nguyên và vị thế của vùng đất Kinh đô ngàn năm tuổi này..
- Những đặc trưng về vị trí địa lý của Thăng Long 1.1.
- Vị trí địa lý.
- Thành Thăng Long như mô tả của các tác giả Trần Quốc Vượng [10] và Nguyễn Vinh Phúc [8] nằm giữa “tứ giác nước” của 4 con sông: Hồng, Thiên Phù, Tô Lịch và Kim Ngưu và như vậy có toạ độ:.
- Nếu coi điện Kính Thiên - Núi Nùng là trung tâm của Thăng Long thì toạ độ của thành có thể được rút gọn là:.
- Như vậy, Thăng Long phân bố thiên về phía bắc của đất nước hồi đó khoảng 21’ VB và thiên về phía đông khoảng 43’ KĐ..
- Vị trí tương quan với các hệ núi.
- Trong bình đồ sơn văn chung đó, nổi lên vấn đề về vị trí của dãy Tam Đảo.
- Như vậy, Thăng Long nằm về phía ĐN của đỉnh Tam Đảo 1591m (có bản đồ ghi 1592m) và ở bên ngoài phần cong lồi của cánh cung Tam Đảo - Đông Triều..
- Ở đây cũng lại xuất hiện vấn đề về vị trí của núi Ba Vì, còn gọi là núi Tản Viên (1296m, có bản đồ ghi 1287m) trong bình đồ sơn văn chung.
- Và, thành Thăng Long nằm ở chính Đông của đỉnh Ba Vì..
- Ở đây có thể phân tích thêm sự khác nhau của hai dãy núi Ba Vì và Tam Đảo, là nơi có vị trí gần với Thăng Long nhất.
- Như vậy, Ba Vì có thể coi là núi - đầu - nguồn.
- còn đường thẳng nối Ba Vì với Thăng Long kéo dài về Đông cắt qua thành phố Hạ Long và đỉnh núi Bài Thơ, nơi có di tích bài thơ khắc trên đá của vua Lê Thánh Tông (1468) và bài thơ của chúa Trịnh Cương .
- Như vậy, tam giác Ba Vì - Tam Đảo - Yên Tử có nhiều liên hệ về mặt hình học với Việt Trì - Cổ Loa - Thăng Long (về mặt phong thuỷ chúng tôi không dám lạm bàn)..
- Cũng có thể xem xét mối tương quan giữa Thăng Long với các dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn, đều trải dài theo phương TB-ĐN.
- hai bên sườn của dãy núi này đã đi hơi chếch về NĐN, mà không cắt qua Thăng Long..
- Như vậy, Thăng Long không có mối tương quan trực tiếp với Hoàng Liên Sơn..
- Thăng Long phân bố về phía ĐB của hệ núi này, tuy nhiên không thể hiện mối tương quan trực tiếp..
- Vị trí tương quan với các hệ thống sông.
- Chúng ta đều biết trong phạm vi Bắc Bộ có hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình.
- Ở thời điểm hiện nay chảy qua phía đông của khu vực Thăng Long cổ có nước của sông Thao (tên sông Hồng từ Việt Trì trở lên), sông Đà và sông Lô.
- Hệ thống sông Hồng - Thái Bình không phải là bất biến, mà đã thay đổi rất nhiều trong các thời kỳ địa chất cũng như trong lịch sử vài ngàn năm trở lại đây, mà phân tích quá trình đó sẽ làm rõ hơn mối tương quan với thành Thăng Long cổ.
- quan trọng nhất từ thương cảng Vân Đồn, vịnh Hạ Long đến Kinh đô Thăng Long.
- Tiếp sang các thế kỷ sau, cùng với sự tách ra tạo Hồ Tây và bồi lấp cửa đầu sông Đuống, dòng chính của hệ thống sông Hồng đã chảy về ĐN như hiện nay và vai trò của cửa Ba Lạt, cửa Đáy ngày càng trở nên quan trọng thay thế cửa Bạch Đằng trong giao thông đường thuỷ từ ngoài biển nối với Thăng Long - Kẻ Chợ và Phố Hiến..
- Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ của Thăng Long với hệ thống sông Hồng - Thái Bình đã thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào sự biến đổi của bản thân hệ thống sông này, từ đó mối quan hệ của kinh đô với các cửa sông cũng thay đổi theo.
- Vị thế thành Thăng Long trong hệ thống sơn văn - thuỷ đạo đồng bằng sông Hồng và lân cận.
- Thăng Long nằm ở vị trí ranh giới và chuyển tiếp của nhiều hệ thống tự nhiên.
- Vị trí ranh giới và chuyển tiếp quy mô toàn cầu:.
- Như phần trên đã nêu, Thăng Long thuộc về 105 0 KĐ và 21 0 VB.
- Thăng Long đã nằm ở ranh giới đó, đồng thời thuộc về kinh tuyến tạo lục địa và có xu thế hướng biển rất lớn (105 0 50.
- Phải chăng vị trí kinh tuyến đó đã tạo cho đất nước này ngay từ đầu đã là một quốc gia nửa bán đảo - nửa quần đảo, một quốc gia hướng biển (với sự tích Con Rồng cháu Tiên, 50 trong số 100 con đã theo cha xuống khai phá miền biển vào đầu thời kỳ Hùng Vương) và chinh phục hải đảo (với câu chuyện về Mai An Tiêm, cũng ở thời Hùng Vương)..
- Đó cũng là một ưu ái của thiên nhiên mà vị trí địa lý của vùng đem lại cho Thủ đô..
- Như vậy, với vị trí phân bố ở ranh giới của các thực thể địa lý quy mô toàn cầu, Thăng Long cũng như vùng Thủ đô nói chung dường như đã chiếm được một đặc thù, một sự đa dạng và một tiềm năng có quy mô lớn mà ta chưa nhận biết được hết..
- Vị trí ranh giới và chuyển tiếp quy mô khu vực.
- Thăng Long nói riêng và vùng Thủ đô nói chung nằm trên một đới khâu kiến tạo lớn của Đông Nam Á - Đới đứt gãy sông Hồng, là ranh giới của hai vi mảng thạch quyển có chế độ địa động lực khác nhau (vi mảng Đông Bắc Bộ - Nam Trung Hoa và vi mảng Đông Dương), là nơi xảy ra quá trình trượt bằng, tách giãn và sụt lún mạnh mẽ, tạo võng kiến tạo dạng địa hào - đó chính là trũng Hà Nội.
- Thăng Long và vùng Thủ đô Hà Nội phân bố ở nơi chuyển tiếp giữa các hoạt động nâng và hạ tuyệt đối Tân Kiến tạo (cự ly nâng khoảng 1000m, và hạ - 4000m), là nơi chuyển tiếp giữa vùng đồi núi bóc mòn và vùng đồng bằng tích tụ.
- Với đặc điểm là phân bố ở ranh giới và chuyển tiếp của nhiều hệ thống tự nhiên, Thăng Long và vùng Thủ đô đã có được nhiều ưu thế về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên, những thuận lợi trong thực hiện vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của mình, nhưng đồng thời cũng kèm theo các hạn chế và khó khăn..
- Vị thế Thăng Long.
- Vị thế và tài nguyên vị thế (của một lãnh thổ) là một khái niệm khá mới mẻ, và hiện chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ được công nhận rộng rãi.
- Vị thế được hiểu là:.
- Chúng tôi quan niệm: “Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cầu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia”.
- Tài nguyên vị thế được đánh giá theo ba tiêu chí là các giá trị về vị thế địa tự nhiên, về vị thế địa kinh tế và về vị thế địa chính trị.
- Dưới đây là một số vấn đề chủ yếu về vị thế và tài nguyên vị thế của thành Thăng Long trong bối cảnh lịch sử của mình..
- Vị thế địa tự nhiên.
- Mặc dù được cấu tạo bởi các trầm tích rất trẻ nguồn gốc sông, hồ, đầm lầy, vũng vịnh và có nơi chứa tầng đất yếu (than bùn), Đại La - Thăng Long vốn là một vùng đất cao ráo nhờ có vị trí phân bố ở gần đỉnh của tam giác châu, và đúng như Chiếu dời đô đã viết, dân cư không khổ về ngập lụt.
- Cắt nghĩa cho hiện tượng lụt lội sau này của vùng Thủ đô có thể dẫn nguyên nhân do con người (xây dựng, đào đắp) và cả nguyên nhân do tự nhiên (nước biển dâng chân tĩnh)..
- Nhờ phân bố ở nơi địa hình bằng phẳng, không quá gần với miền núi và cũng không quá xa với miền biển, nằm trên vĩ tuyến 21 0 B, nên Thăng Long cũng như vùng Thủ đô có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho đời sống và sản xuất, ít chịu các thiên tai (lũ bùn đá, trượt lở, bão kèm nước dâng…) và các điều kiện cực đoan của khí hậu (như sương muối, rét hại, mưa lớn, gió mạnh) như nhiều vùng khác (hình 1).
- Như một hệ quả tất yếu từ vị trí phân bố, Thăng Long và vùng Thủ đô có một tài nguyên đất màu mỡ của tam giác châu và cùng với điều kiện thuận lợi của khí hậu, địa hình và nguồn nước, với sự phong phú của thế giới sinh vật nhiệt đới, lãnh thổ này đã có được một cảnh quan sinh thái tươi đẹp, là nơi “muôn vật rất thịnh mà phồn vinh” đúng như Chiếu dời đô đã viết..
- Vị trí địa lý của vùng Thủ đô tất nhiên cũng còn tạo ra một số khó khăn, đòi hỏi con người phải biết cách vượt qua.
- Với vị trí ranh giới giữa hai vi mảng thạch quyển, Thăng Long và vùng Hà Nội có chế độ động đất vào loại mạnh so với các vùng khác, thuộc cấp 8 (MSK-64), mà có người đã tỏ ý lo ngại cho sự trường tồn của Thăng Long- Hà Nội.
- Vị thế địa chính trị và địa quân sự.
- Thăng Long - trung tâm hành chính thuận lợi nhất cho quản lý lãnh thổ.
- Còn Hoa Lư chỉ là một vùng đất hiểm yếu, chật hẹp, chỉ thuận lợi cho phòng thủ, không thể là một trung tâm hành chính quốc gia.
- Như vậy, chỉ có Thăng Long với vị trí trung tâm đất nước, đất đai bằng phẳng và rộng rãi, là đầu mối các tuyến giao thông thuỷ bộ mới có đủ điều kiện thuận lợi nhất cho việc quản lý đất nước..
- Thăng Long - nơi có nhiều điều kiện thuận lợi trong bảo vệ đất nước.
- Thủ đô ở Cổ Loa là gần với biên giới Bắc Tống, nhưng cái chính là Cổ Loa không có sông lớn bảo vệ ở phía bắc, như kiểu Thăng Long có sông Hồng.
- Có thể Cổ Loa của An Dương Vương bị Triệu Đà chiếm được cũng có một phần do ở vị trí bất lợi đó.
- Như vậy Thăng Long nằm ở vị trí xa nhất có thể để tránh các áp lực quân sự (khi có chiến tranh) từ các đường biên giới với các nước kình địch hồi đó..
- Vậy Thăng Long còn có những lợi thế gì trong vị thế địa quân sự?.
- Trước hết, Thăng Long nằm ở trung tâm đầu mối giao thông của đất nước, mà hồi đó quan trọng nhất là giao thông thuỷ, bởi lẽ các dòng sông chính đều đã hội tụ về Kinh đô này để rồi từ đây chảy lan toả ra khắp đồng bằng, trước khi đổ vào Biển Đông.
- Từ Thăng Long có thể ngược lên các cửa ải vùng Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu theo thung lũng các sông phương TB-ĐN hay cánh cung: Thao, Lô, Cầu, Thương và Đà.
- Thăng Long thông với biển một cách thuận lợi qua nhiều cửa 2 : Bạch Đằng, Thái Bình, Ba Lạt, Đáy, phân bố đều ở ven rìa đồng bằng, với hình kiểu nan quạt và vì vậy Thăng Long không ở gần biển.
- Thăng Long, do ở vị trí trung tâm đất nước, trong chiến tranh vệ quốc đều có thể dựa vào các hậu phương vững chắc, các căn cứ địa an toàn ở nhiều hướng khác nhau, như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, nhất là Thanh Hoá (nhà Trần, Hồ, Lê)..
- Thăng Long ở trung tâm của một đồng bằng màu mỡ, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, là cơ sở hậu cần vững chắc phục vụ chiến tranh..
- Tuy nhiên, vị thế Thăng Long cũng có hạn chế, có nhiều bất lợi khi bị đánh từ phía nam, nơi không có chướng ngại về địa hình che chở.
- Điều này thể hiện khá rõ qua các trận chiến thu hồi Thăng Long của các vua nhà Trần, chiếm Thăng Long của Chế Bồng.
- Nga, qua giai đoạn đánh và vây Đông Quan của Lê Lợi, đặc biệt qua ba lần ra đánh Thăng Long của Nguyễn Huệ.
- Chính Nguyễn Huệ đã từng nói với các tướng ở Tam Điệp, trước khi tiến đánh quân Thanh: “...Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa.
- Vị thế địa kinh tế và địa văn hoá.
- Thăng Long - trung tâm thủ công mỹ nghệ và trung tâm buôn bán sầm uất nhất của đất nước Ngoài việc phát triển nông nghiệp, nét đặc trưng của Thăng Long là nơi quy tụ tất cả các nghề tinh xảo trong cả nước, để lập nên “36 phố phường” ở đất Kẻ Chợ (đã được nhiều tác giả mô tả).
- Theo GS Trần Quốc Vượng, các cửa ô của Thăng Long cơ bản đều là các cửa nước: Bưởi, Cầu Giấy, Đồng Lầm, Đông Mác.
- Từ đó có thể thấy rằng thương nghiệp Thăng Long phát triển chính nhờ nơi đây là đầu mối giao thông thuỷ bộ của cả Bắc Bộ thời đó..
- Thăng Long là nơi trung chuyển hàng hoá của miền biển lên miền núi và ngược lại, với hải sản muối mắm đưa lên và gỗ lạt, đồng kẽm chuyển về.
- Thăng Long ngay từ thời Lý đã có xu thế hướng biển rõ ràng và từ đó mở đầu cho ngoại thương, bằng tuyến đường thuỷ thuận tiện: Thăng Long - cửa Bạch Đằng - thương cảng Vân Đồn 3 .
- Đến các thế kỷ sau, Vân Đồn đã được thay thế bởi Phố Hiến (TK XVII - XVIII), rồi Hải Phòng (TK XIX - XX), nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn là trung tâm..
- Vai trò trung tâm kinh tế của Thăng Long - Hà Nội cho đến ngày hôm nay vẫn còn tiếp tục phát triển và ngày càng mở rộng..
- Thăng Long - nơi thể hiện nền văn minh rực rỡ của Đại Việt, kế tiếp nền văn minh sông Hồng Mặc dù được định đô sau Phong Châu, Cổ Loa, Hoa Lư, nhưng Thăng Long mới là vùng đất phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt, phát triển trên cơ sở kế thừa liên tục của các nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.
- Vậy vị thế Thăng Long đã có đóng góp gì cho tiến trình phát triển nêu trên?.
- Chính vị trí “trung tâm” về mặt tự nhiên và theo đó là cả trung tâm về mặt xã hội, nơi hội tụ nhân tài và tinh hoa văn hoá của cả nước, đã giúp cho Thăng Long tồn tại và phát triển rực rỡ về: kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, võ bị, nội ngoại thương, ngoại giao….
- Chính vị trí địa lý ở đai nhiệt đới gió mùa, giáp Biển Đông, điều kiện khí hậu thuận lợi đã giúp cho cư dân Bắc Bộ sớm sáng tạo nên một nền văn minh lúa nước từ cách đây trên bốn ngàn năm, dọc theo thung lũng và đồng bằng sông Hồng, mà cách đây một ngàn năm đã hội tụ ở Thăng Long..
- Chính ở vị trí “địa lợi” mà Thăng Long từ một ngàn năm nay đã chiến đấu và chiến thắng tất cả các cuộc xâm lăng, dù là của các đế quốc hùng mạnh..
- Việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của nước Đại Việt ở đầu thế kỷ XI.
- Sự kiện này thể hiện nhãn quan chiến lược sâu sắc của vua Lý Thái Tổ về vị thế của thành Đại La - Thăng Long.
- Như vậy, với Chiếu dời đô, có thể coi vua Lý Thái Tổ là người đầu tiên đã sáng tạo và vận dụng thành công những luận điểm cơ bản về tài nguyên vị thế của đất Thăng Long..
- Ngày nay, sau đúng 1000 năm, vị thế Thăng Long đã có những điểm thay đổi, nhất là trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hoá và nhu cầu hướng biển.
- Trong đó phải kể: Hà Nội ngày nay không còn là trung tâm của cả nước về mặt toạ độ địa lý (nhà Nguyễn đã chọn Huế, ở nơi trung đoạn Bắc - Nam, làm Kinh đô từ năm 1802).
- hệ thống giao thông thuỷ xuất phát từ Thăng Long đi các địa phương đã suy tàn.
- quy mô Thủ đô ngày càng mở rộng, vượt ra khỏi phạm vi Thăng Long xưa.
- Hà Nội ngày nay không còn là một trung tâm kinh tế - văn hoá duy nhất của cả nước như Thăng Long xưa, không còn là nơi “tụ nhân” duy nhất v.v..
- Những thay đổi kể trên xét cho cùng đều không phải là những thay đổi về bản chất của vị thế Thăng Long.
- Vẫn còn đó Thăng Long giữa Ba Vì, Tam Đảo, Yên Tử - các dãy núi thiêng.
- vẫn còn đó Thăng Long, nơi “tụ thuỷ” với hệ thống sông Hồng - Thái Bình.
- Thăng Long - Hà Nội vẫn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của Bắc Bộ và có vai trò chủ đạo, lan toả ra toàn miền, cả nước.
- Do vị trí trung tâm của mình, Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối giao thông quan trọng nhất của đất nước về đường bộ, đường sắt và đường hàng không, vẫn là trung tâm của các hành lang kinh tế quốc gia và quốc tế quan trọng nhất, vẫn là trung tâm lớn nhất của cả nước về văn hoá, giáo dục và đào tạo.
- Vượt lên tất cả, Hà Nội vẫn như Thăng Long xưa, là trung tâm chính trị và là trái tim của cả nước.
- Ở đây, chúng tôi hiểu chính khu vực Thăng Long xưa (nằm trong lòng Hà Nội ngày nay) là trung tâm chính trị và là trái tim của cả nước và điều đó là không thể thay đổi với thời gian..
- 2 Các cửa biển không ở vị trí đúng như ngày nay và có thể mang nhiều tên khác..
- 3 Có tác giả cho rằng do định đô ở Thăng Long mà Hà Nội sau này không có cửa ngõ thông ra quốc tế, không có “cửa ngõ phát triển kinh tế”.
- cũng do định đô ở Thăng Long là vùng đất trũng, nên nơi đây chỉ phát triển nông nghiệp sau cả ngàn năm.