« Home « Kết quả tìm kiếm

VỀ VIỆC DẠY CHỮ NHO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.


Tóm tắt Xem thử

- VỀ VIỆC DẠY CHỮ NHO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VỀ VIỆC DẠY CHỮ NHO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG..
- Kỳ 1/6: Chữ nho ở trường Pháp – Việt Cách đây hai năm, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã đề nghị ngành giáo dục nên dạy chữ nho cho học trò phổ thông (Chữ nho với nền văn hoá Việt nam, Văn nghệ, số 16.
- Đề nghị của ông xuất phát từ sự nhìn nhận về những đóng góp của chữ nho cho sự phát triển của tiếng Việt và nền văn hoá Việt hôm qua, hôm nay và ngày mai.
- Tình trạng người Việt không thông tiếng Việt hoặc không hiểu được quá khứ (đơn giản như, không đọc được tên một ngôi đền chẳng hạn), thường bị xem là do không được học chữ nho ở trường phổ thông.
- Nhưng nên dạy chữ nho như thế nào cho con em?.
- Tôi suy nghĩ về câu hỏi này theo hai hướng: một là, sự thành công của thế hệ giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn có phải do việc dạy chữ nho ở học đường hay không và hai là, chữ nho có thể có vai trò gì đối với đời sống văn hoá của chúng ta hôm nay..
- Khi tìm hiểu việc dạy văn trong nhà trường đó, nơi giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn được đào tạo, tôi đã rất chú ý đến việc dạy cổ học và chữ nho.
- Vào thời kỳ đầu, văn bản nguồn để thi Việt ngữ có thể là một trích đoạn bằng chữ nho đích thực, nhưng dần dần, do việc học chữ nho mai một, văn bản nguồn là quốc ngữ (văn nôm đã được chuyển tự sang quốc ngữ, thơ ca dân gian được ghi bằng quốc ngữ hay một sáng tác quốc ngữ đích thực).
- Những tư liệu mà chúng tôi vừa nêu trên đây có thể cho phép chúng ta khẳng định rằng, sự thành đạt của lớp trí thức Tây học, trong đó có thế hệ của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, không do vốn chữ nho được học ở trường phổ thông, vì chương trình cổ học và chữ nho của nhà trường đó rất sơ sài.
- Tuy nhiên, muốn dạy nền cổ học Phương Đông thì phải dạy chữ nho vì chữ nho chính là nền tảng của kho tàng tri thức đó, cả với tư cách là bộ ghi, cả với tư cách là một cách nhìn thế giới, một qui tắc tư duy.
- Cho nên, chữ nho hiện diện trong chương trình buổi đầu của trường Pháp – Việt.
- Nhưng trên thực tế, việc dạy chữ nho bấy giờ lại không xuất phát từ những toan tính khoa học.
- Mà với các gia đình hiếu học hồi đầu thế kỷ XX, thì không phải quốc ngữ mà chữ nho mới đáng trọng.
- Chữ nho ra đời trong bói toán và gắn chặt với đời sống tín ngưỡng của người Việt cho đến tận hôm nay.
- Cho nên, nếu trường nào không dạy chữ nho thì rất vắng học trò.
- Có lẽ vì thế mà việc dạy chữ nho được chú ý hơn, chứ không phải do một tính toán khoa học nghiêm túc.
- Vì vậy, tôi mới nói rằng, việc dạy chữ nho ở trường học mà giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn thụ giáo, đã khởi đầu gần như là một chiêu lừa bịp của nhà trường thực dân.
- Do nhà trường này không đặt ra yêu cầu dạy chữ nho lâu dài, nên không mở trường đào tạo giáo viên Hán-Nôm.
- Cho đến trước Cách mạng tháng Tám, chữ nho đã gần như bị bỏ như trên kia chúng tôi đã nói.
- Tóm lại, theo suy nghĩ của tôi, chữ nho và tri thức cổ đúng là cần cho chúng ta nhưng để trang bị những hiểu biết đó cho học trò hôm nay, chúng ta không thể tham khảo chương trình của trường Pháp – Việt.
- Muốn dạy chữ nho cho con em, chúng ta phải suy nghĩ theo một hướng khác..
- Kỳ 2/6: Nhìn lại bốn lý do dẫn tới việc đề xuất dạy chữ Nho.
- Muốn dạy chữ Nho cho học trò phổ thông hôm nay thì phải xác định được lý do và trên cơ sở đó, tìm ra cách thức giảng dạy.
- Chữ Nho làm nên hơn một nghìn năm lịch sử thành văn của chúng ta.
- Đó là một lý do để dạy chữ Nho cho học trò phổ thông.
- Học chữ Nho là để bảo tồn và thừa kế di sản..
- Bàn về việc dạy chữ Nho cho học trò phổ thông là bàn về việc thừa kế di sản.
- Chữ Nho đối với thời mở cửa của chúng ta không còn đáng ruồng rẫy như thời Đông Kinh Nghĩa Thục nữa.
- Như vậy, hai thời đại khác nhau đã có thể gợi ý cho chúng ta hai cách ứng xử khác nhau với chữ Nho..
- Chúng ta cũng không thể lấy nhiệm vụ bảo tồn di sản để hoạch định việc dạy chữ Nho cho học trò phổ thông còn vì bảo tồn di sản là một lĩnh vực chuyên môn, do những người có chuyên môn đảm nhiệm.
- Những người biết chữ Nho ngày một ít đi, không mời ngay họ đến giảng đường, công việc mai sau sẽ khó.
- Nền kinh tế hùng mạnh của “năm con rồng” khiến ta phải nhìn lại việc cha anh đã từ bỏ chữ Nho.
- Dạy chữ Nho là để lưu giữ truyền thống.
- Theo lý do đã được trình bày như vậy, dạy chữ Nho đi kèm với việc dạy những giá trị truyền thống cần phát huy..
- Ba là, để làm được như “năm con rồng”, chúng ta phải phục nguyên chữ Nho đến mức ai cũng đọc được văn bản cổ, hoặc chí ít thì cũng đọc được tên chùa chiền, hoành phi, câu đối, theo đề nghị của một vài người.
- Dĩ nhiên,với đa số những người đã phát biểu ý kiến, đề nghị việc dạy chữ Nho là nhằm mục đích sử dụng tốt hơn Quốc ngữ, chứ không phải là phục nguyên một chữ viết.
- Chúng ta nên dạy chữ Nho để học trò nghĩ, nói và viết tiếng Việt hiện đại cho thành thục.
- Nhất là một khi vốn từ vựng có gốc chữ Nho được “chuyên chở” bằng ký hiệu thị giác còn ở quốc ngữ là thanh âm.
- Không biết dạng thức viết của chữ Nho thường không hiểu được đúng nghĩa từ trong Quốc ngữ.
- Theo lý do đã được trình bày như vậy, dạy chữ Nho là dạy dạng thức hình nét của vốn từ hiện đại có gốc từ chữ Nho..
- Vậy thì, không thể chỉ căn cứ vào gốc từ trong chữ nho, gốc cấu trúc chữ nho để làm chuẩn mực cho tiếng Việt hiện đại.
- Dĩ nhiên, có những trường hợp mà nếu biết nghĩa gốc trong chữ Nho thì hiểu tiếng Việt hiện đại dễ hơn.
- Chúng tôi nói rằng, việc biết chữ Nho chỉ giúp chúng ta dùng các từ này dễ dàng hơn chứ đó cũng không phải là bắt buộc.
- Chứng cớ là rất nhiều người không học lấy một chữ Nho mà viết tiếng Việt hiện đại rất chuẩn mực.
- Tóm lại, không phải vì chữ Nho chiếm đến 70% vốn từ vựng trong tiếng Việt hiện đại của ta mà ta cứ phải bắt con em học chữ Nho thì họ mới giỏi tiếng mẹ đẻ..
- Chúng ta cũng có thể căn cứ vào sự ra đời của tiếng Việt hiện đại mà bàn về việc dạy chữ Nho cho con em.
- Trong bước trưởng thành vượt bậc của nó, chữ Nho là một nguồn sáng tạo từ mới.
- Với lý do như vậy, dạy chữ Nho là tiếp tục phát triển Việt ngữ..
- Vốn từ công cụ này được tạo từ vốn chữ nho và trong trường hợp vốn chữ nho không đủ thì lấy từ tiếng Pháp.
- Do đó, có thể nói rằng, vốn chữ Nho vẫn còn hữu dụng trong công cuộc xây dựng văn hoá của chúng ta hôm nay..
- Nhưng không thể căn cứ vào lý do trên đây mà đưa chương trình dạy chữ Nho vào nhà trường phổ thông, nhất là không thể chỉ căn cứ vào lớp từ công cụ trong khoa học tự nhiên.
- Hai là, để sử dụng các từ công cụ có gốc từ chữ Nho như đại số, lượng giác, hình học, thì việc biết dạng thức viết của chúng lại không cần thiết.
- Như vậy, nhìn lại bốn lý do đã được viện dẫn để đề xuất việc dạy chữ Nho cho học trò phổ thông, chúng tôi chưa thấy lý do nào chỉ rõ công việc này là cấp bách.
- Thực tế là, chữ Nho và nền văn hoá mà nó chuyên chở vừa có mặt hữu ích cho công cuộc xây dựng văn hoá hiện nay nhưng cũng vừa có thể có mặt cản trở việc chúng ta suy nghĩ về cuộc sống hôm nay.
- Đây là lý do vì sao chúng tôi muốn xét vốn từ có gốc chữ Nho trên nền tảng xem tiếng Việt như một công cụ tư duy trong xã hội hiện đại.
- Do đó, chúng ta cũng phải cho họ biết rằng, vốn từ có gốc chữ Nho là sản phẩm của một nền văn hoá nhất định, mang theo nó một cách nhìn thế giới và một qui tắc tư duy nhất định, mà không phải hễ chúng ta không còn biết dạng thức nguồn (dạng thức viết) của nó thì chúng ta không còn bị nó chi phối.
- Dưới góc độ này, việc dạy chữ Nho, hoặc dạy cách nhìn thế giới đi kèm với chữ Nho cho học trò phổ thông có thể phải được đặt ra.
- Kỳ 3/6: Cách nhìn nhận và diễn giảng về tồn tại của chữ Nho.
- Nếu chữ vuông bản thân nó không là gì cả, ngoài tư cách là sứ giả nối ta với nền văn hoá cổ, như có nhà nghiên cứu đã phát biểu, thì việc bỏ chữ Nho không có gì khiến ta còn phải suy nghĩ, vì chúng ta đã có “sứ giả” mới là Quốc ngữ rồi.
- Nhưng đó lại là một nhận định không chính xác về chữ Nho nói riêng và văn tự nói chung.
- Chữ Nho nêu ra một qui tắc tư duy, một cách nhìn thế giới đặc trưng, một kho tàng tri thức của riêng nó..
- hai là, các từ có gốc chữ Nho tồn tại trong tiếng Việt hiện nay với tư cách là các ký hiệu âm-nghĩa, người Việt hôm nay không cần biết dạng thức viết của chúng, vẫn dùng được chúng với một quyển từ điển Quốc ngữ trong tay.
- Cho nên, quan điểm cho rằng, chữ Nho không là gì cả có thể bắt nguồn từ những quan sát về hình thức của Quốc ngữ.
- Thực ra, chữ Nho chi phối cả tiếng nói lẫn tư duy và Quốc ngữ cũng vậy, tuy với mỗi loại hình chữ viết, sự chi phối ấy lại diễn ra một khác..
- Nếu Quốc ngữ đã không thể vô can với tiếng nói và tư duy thì chữ Nho cũng thế.
- Không phải ngẫu nhiên mà chữ Nho tạo ra, về cơ bản, những tri thức về thiên mệnh và thói sùng bái kinh nghiệm vì hai thứ này gắn bó với nhau (kinh nghiệm sản xuất cũng là kết quả quan sát những biến đổi được xem là do trời khiến chứ không phải là do thực nghiệm).
- Do nguyên tắc diễn tả cái trừu tượng bằng hình-tượng thể hiện trong chữ Nho mà người Việt nhắn nhủ nhau:.
- Lối ví ngầm này chỉ ra một cách trực quan cái cách thức trong đó, các sự vật tồn tại, giống như nguyên tắc biểu đạt bằng hình-tượng của chữ Nho.
- Những điều chúng tôi vừa trình bày trên đây cho phép kết luận rằng, chữ Nho là hiện thân, chứ không phải chỉ là sứ giả của nền văn hoá cổ.
- Thực tế đó làm chúng ta phải nản lòng khi muốn trả lời câu hỏi dạy chữ Nho như thế nào.
- Dạy để học trò đọc được chữ, hiểu được văn hoá cổ, thì người Trung Quốc cũng không dám nghĩ đến, dù họ chế ra chữ Nho và chưa hề bỏ nó bao giờ.
- Chọn vài trăm chữ để dạy (bạch thoại với tư cách là một ngoại ngữ đòi hỏi vốn chữ tối thiểu là khoảng bốn, năm trăm chữ) thì lấy tiêu chí gì để chọn vì mục đích cụ thể của việc dạy chữ Nho rất khó xác định.
- Không thể chỉ vì việc đọc hoành phi, câu đối mà ta bắt học trò học chữ Nho.
- Tuy nhiên, khó mà dứt khoát nói không với việc dạy chữ Nho vì những người đề xuất yêu cầu dạy chữ Nho đều là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ.
- Kỳ 4/6: Khó khăn trong việc sử dụng thuật ngữ, lối nói và từ ngữ có gốc chữ Nho.
- Chúng tôi chỉ bàn về một lầm lẫn chết người trong việc đánh đồng khái niệm hình-tượng trong chữ Nho với khái niệm hình ảnh của Phương Tây (do alphabet tạo ra) mà chúng ta hiện nay vẫn gộp chung làm một do chỉ có một lối viết là hình tượng.
- Trong số báo trước chúng tôi đã dẫn ra thú chơi cây cảnh và hòn non bộ để chúng ta hình dung khái niệm hình-tượng trong nền văn hoá chữ Nho..
- Mặt khác, “trầu hôi” trong chữ Nho phải là một thực từ, nên phải liên hệ với một sự vật có gốc gác thật (giống như Kiều, Hoạn Thư, Lục Vân Tiên.
- Kỳ 5: Khó khăn trong việc sử dụng thuật ngữ, lối nói và từ có gốc chữ Nho (tiếp theo).
- Ta chuyển sang lối nói có gốc chữ Nho.
- Nó xuất phát từ chân lý của nền văn hoá chữ Nho: danh là do thiên mệnh, không được trời đoái thương thì dù có tài đi thi cũng trượt.
- Bây giờ chúng ta nói đến việc sử dụng các từ có gốc chữ Nho.
- Từ các ví dụ trên đây, chúng tôi cho rằng, chữ Nho và nền văn hoá chữ Nho không chỉ có lợi mà còn có thể cản trở chúng ta suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại.
- Nhưng không nên vì thế mà nghĩ rằng, nếu chúng ta cứ dạy chữ Nho cho học trò phổ thông thì chúng ta sẽ giúp các em hoá giải được những chướng ngại đó.
- Những lỗi tư duy mà chúng tôi đã dẫn ra thì những người biết chữ Nho, thậm chí là rất giỏi chữ Nho đã mắc.
- Chính kinh nghiệm bản thân đã khiến tôi thường nghĩ rằng, không nên dạy chữ Nho, vì tôi không phải là người thông thạo chữ Nho nhưng, như những người có sở học giống tôi, tôi có thể dùng được tiếng Việt để nghĩ, nói, viết và dịch thuật ở mức nhất định.
- Sau những gì đã trình bày, chúng tôi nghĩ rằng, chúng ta không thể quay lưng lại với chữ Nho và nền văn hoá chữ Nho, bởi lẽ, nền văn hoá đó vẫn và sẽ còn chi phối tư duy của chúng ta và con cháu chúng ta.
- Ngay bàn thờ tổ tiên của chúng ta đã có dạng thức của một chữ Nho: bàn thờ có một giá đỡ, giống như một ô vuông qui ước cho mỗi chữ Nho.
- Người Nhật đã nhập cảng chữ Nho, do đó, nhập cảng toàn bộ vốn từ đi kèm với chữ Nho và bị chính cách nhìn thế giới đó chi phối.
- Nhưng họ vẫn cố giữ chữ Nho vì họ không dám đảo lộn những gì họ đang có.
- Tuy nhiên, dạy lại chữ Nho cho con em như các ông đồ đã dạy thì lại không làm cho học trò hiểu được chữ Nho và nền văn hoá chữ Nho với con mắt của người hiện tại.
- Một người học chữ Nho theo lối cũ có rất nhiều nguy cơ trở lại với cái đầu của một ông đồ.
- Vì những lý do như trên, chúng tôi nghĩ rằng, thay vì dạy chữ Nho theo kiểu các ông đồ, chúng ta nên dạy cho học trò phổ thông tri thức tối thiểu về chữ Nho và nền văn hoá chữ Nho với chúng ta hôm nay.
- Cách nhìn thế giới của chữ Nho.
- Từ ngữ có gốc chữ Nho trong Quốc ngữ.
- Học chữ Nho thì phải vừa uyên, vừa bác.
- Về cấu tạo của chữ Nho thì Đào Duy Anh đã mô tả.
- Nhưng chúng ta chưa làm được gì nhiều trong việc nghiên cứu vai trò của chữ Nho đối với Việt ngữ, đối với tư duy và đối với văn chương.
- Cho nên, nhu cầu cải tiến Quốc ngữ để mô tả hiện trạng tiếng Việt (các loại từ, các từ ghép), sử dụng chữ viết như là một biện pháp khu biệt và sáng tạo từ mới, không được đặt ra, nói gì đến việc nhìn nhận vai trò của chữ Nho.
- Nhưng dù thành tựu nghiên cứu của chúng ta còn hạn chế, chúng ta vẫn phải dạy cho học trò phổ thông những hiểu biết mà chúng ta có về chữ Nho và nền văn hoá chữ Nho